BÀI MỞ ĐẦU
SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI - VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT
KHI THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
I. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI.
Kính hiển vi là dụng cụ quang học có độ chính xác cao và dễ hỏng, vì
vậy cần được sử dụng và bảo quản cẩn thận.
1. Cách sử dụng.
Khi sử dụng phải nắm vững cấu tạo và phương pháp sử dụng kính .
Trước khi quan sát cần nắm vững các bộ phận có thể điều chỉnh ánh
sáng của kính :
Gương lõm: để tập trung ánh sáng vào tụ quang. Khi ánh sáng yếu nên
dùng gương lõm, còn khi ánh sáng đều dùng gương phẳng. Gương có thể xoay
theo mọi hướng để chủ động lấy ánh sáng vào tụ quang.
Tụ quang: có thể thay đổi vị trí cao thấp nhờ một ốc ở duới bàn kính để
thay đổi độ tập trung ánh sáng vào vật.
Chắn sáng: có thể mở to hoặc nhỏ cũng để điều chỉnh lượng ánh sáng qua vật.
73 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Thực tập động vật không xương sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA HĨA
THỰC TẬP ĐỘNG VẬT KHƠNG XƯƠNG SỐNG
NGƠ THỊ LAN
TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2002
BÀI MỞ ĐẦU
SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI - VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT
KHI THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
I. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI.
Kính hiển vi là dụng cụ quang học có độ chính xác cao và dễ hỏng, vì
vậy cần được sử dụng và bảo quản cẩn thận.
1. Cách sử dụng.
Khi sử dụng phải nắm vững cấu tạo và phương pháp sử dụng kính .
Trước khi quan sát cần nắm vững các bộ phận có thể điều chỉnh ánh
sáng của kính :
Gương lõm: để tập trung ánh sáng vào tụ quang. Khi ánh sáng yếu nên
dùng gương lõm, còn khi ánh sáng đều dùng gương phẳng. Gương có thể xoay
theo mọi hướng để chủ động lấy ánh sáng vào tụ quang.
Tụ quang: có thể thay đổi vị trí cao thấp nhờ một ốc ở duới bàn kính để
thay đổi độ tập trung ánh sáng vào vật.
Chắn sáng: có thể mở to hoặc nhỏ cũng để điều chỉnh lượng ánh sáng
qua vật.
− Khi quan sát người ta thường chỉ vặn lên theo chiều vật kính xa dần
vật quan sát, cho đến khi thấy vật. Như vậy trước khi quan sát trong kính, phải
để vật kính ở vị trí thấp nhất bằng cách đặt mắt ngang với mặt phẳng bàn kính
để kiểm tra.
− Khi di chuyển kính phải dùng hai tay: một tay cầm giữa thân kính,
một tay đỡ phần thân kính.
− Khi quan sát tiêu bản với mẫu vật sống, không nghiêng bàn kính vì sẽ
làm tiêu bản nghiêng theo, nước chảy trôi mẫu sinh vật và dễ làm hư kính.
2. Cách bảo quản.
Sau khi dùng kính cần bảo quản một cách chu đáo. Trong điều kiện khí
hậu nóng ẩm như ở nước ta các bộ phận quang học rất dễ bị mốc nên cần bảo
quản kính nơi khô ráo. Sử dụng kính xong phải lau chùi sạch sẽ (dùng vải sạch
và mềm), dùng áo đậy lên kính, để nơi khô ráo hoặc để trong hộp kín hay trong
tủ kính có chất hút ẩm ( silicagen, vôi bột)
Khi kính bị mốc nên đưa đến thợ chuyên môn để lau chùi.
II. PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN ĐỂ QUAN SÁT MẪU VẬT SỐNG.
Với tiêu bản sống ta có thể quan sát chi tiết về cấu tạo và hoạt động các
cơ quan tử của những sinh vật có kích thước hiển vi ở trạng thái tự nhiên.
1. Dụng cụ cần thiết khi làm tiêu bản sống.
- Lame - Lamen
- Ống hút - Giấy thấm
- Bông gòn - Vải lau mềm
2. Phương pháp.
− Dùng vải mềm lau sạch lame, lamen và để nơi bằng phẳng.
− Dùng ống hút hút nước trong môi trường có sinh vật cần quan sát, nhỏ
lên giữa lame một giọt, đậy lamen lên giọt nước .
− Cách đậy: ngón tay trái và ngón tay trỏ cầm 2 cạnh lamen, kê nghiêng
1 cạnh xuống cạnh giọt nước, dùng kim mũi mác kê vào cạnh đối diện; tay hạ
từ từ lamen; tay kia rút từ từ økim mũi mác cho đến khi lamen gần sát lame ta
mới buông tay ra (chú ý thao tác đậy cẩn thận, từ tốn nếu không sẽ có nhiều
bọt khí trong tiêu bản )
− Nếu chất lỏng ít không đủ choán gần hết diện tích lamen, nhỏ tiếp
một giọt chất lỏng nữa vào cạnh lamen; ngược lại, chất lỏng nhiều tràn ra ngoài
ta dùng giấy thấm đưa vào cạnh lamen thấm bớt đi.
2.1 Nếu mẫu quan sát phong phú mà không thấy vật sinh vật cần quan sát
có thể có các nguyên nhân sau:
- Phần tập trung đối tượng quan sát chưa được đặt đúng giữa thị trường
của kính. Trường hợp này cần lấy tay di chuyển nhẹ lame để tìm nơi tập
chung nhiều đối tượng nhất
- Do ánh sáng vào quá nhiều nên không thấy sinh vật. Trường hợp này
cần giảm bớt ánh sáng bằng cách khép bớt ánh sáng lại
2.2. Sau khi đã quan sát được mẫu ở bội giác bé, cần chuyển sang bội giác
lớn để quan sát chi tiết hơn. Nếu ở bội giác bé đã thấy rõ mà chuyển
sang bội giác lớn lại không thấy, có thể do các nguyên nhân sau:
- Trước khi chuyển sang bội giác lớn chưa để sinh vật vào chính giữa thị
trường kính ở bội giác bé, nên với độ phóng đại lớn hơn mẫu vật đã nằm
ra ngoài thị trường quan sát. Trường hợp này cần trở lại bội giác bé và
đưa sinh vật vào đúng giữa thị trường của kính.
- Có thể do vật kính ở bội giác lớn bị bẩn hoặc bị mốc, trường hợp này
cần dùng một dung môi hữu cơ, hoặc benzen, thấm vào khăn mềm lau
vật kính trước khi sử dụng tiếp.
3. Nhiều loài động vật nguyên sinh có khả năng di chuyển nhanh nên khó quan
sát, người ta có thể hạn chế bớt sự hoạt động của chúng bằng nhiều cách
như:
3.1 Dùng giấy thấm đưa vào cạnh lamen để hút bớt nước hạn chế môi
trường hoạt động của sinh vật (không được hút quá khô làm sinh vật
chết quá nhanh )
3.2 Dùng bông gòn tưa ra từng sợi nhỏ thật mỏng đặt vào giọt chất lỏng
trên lame rồi mới đậy lamen lại. Các sợi bông gòn sẽ tạo thành các ô
nhỏ giữ sinh vật lạ.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI PHẪU ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG.
1. Dụng cụ.
+ Bộ đồ mổ gồm:
− Dao mổ
− Kéo mổ (kéo nhỏ kéo lớn )
− Kẹp, dùng để giữ hoặc nâng các chi tiết khi mổ
− Kim nhọn có cán dài, dùng để tháo gỡ, tách các cơ quan
+ Khay mổ:
− Cao khoảng 8cm – 10cm
− Rộng khoảng 25cm – 30cm
− Dài khoảng 35cm- 40cm
− Đáy khay có lót 1 tấm cao su
+ Kim ghim
+ Một số hóa chất cần thiết (tùy theo từng bài thực hành )
2. Phương pháp giải phẫu Động vật không xương sống.
Thông thường khi giải phẫu Động vật không xương sống, người ta giải
phẫu ở mặt lưng. Khi tiến hành giải phẫu một đối tượng sinh vật cần theo trình
tự nhất định (xem phần hướng dẫn cụ thể trong từng bài) và phải tuân theo
một số quy định :
2.1. Đổ nước vào khay mổ. Nước đổ vào khay phải ngập trên mẫu vật
khoảng 1cm.
2.2. Quá trình mổ mẫu vật và tháo gỡ các nội quan phải tiến hành trong
khay mổ có nước. Không dùng tay để tháo gỡ các nội quan (trong một
số trường hợp có thể phải cầm mẫu vật lên tay để cắt những đường cơ
bản, xong lại ghim lên khay mổ để tiếp tục những việc còn lại )
2.3. Nước trong khay mổ phải luôn sạch và trong để thấy rõ các cơ quan bên
trong (nếu nước bẩn phải thay nước sạch)
2.4. Trong lúc mổ, tháo gỡ các cơ quan đến đâu dùng kim ghim vào bàn mổ
đến đó.
Chú ý:
− Kim không được ghim trúng vào các cơ quan
− Kim ghim tạo góc 450 so với mặt khay mổ
− Các kim ghim cách nhau 1cm – 1,5 cm. Tránh ghim dày che khuất nội
quan
2.5. Sau cùng sắp xếp các chi tiết của mẫu vật lên khay mổ đảm bảo tính
khoa học và thẩm mỹ.
2.6. Sau khi giải phẫu xong, tất cả các dụng cụ cần được lau chùi cẩn thận
và để đúng nơi quy định
IV. BÀI TƯỜNG TRÌNH.
Sau khi giải phẫu và quan sát xong, sinh viên phải làm bài tường trình,
vẽ và ghi chú lại các chi tiết của mẫu vật trên bàn mổ.
1. Vẽ hình trên giấy không dòng kẻ, dùng viết chì đen, mềm, nhọn.
2. Hình vẽ có kích thước vừa phải, tỷ lệ các chi tiết phải phản ánh đúng thực
tế như ở mẫu vật.
3. Nét vẽ phải rõ ràng, nét đơn dứt khoát, chính xác. Không vẽ màu, bôi đen
đánh bóng. Trường hợp cần thiết dùng các chấm nhỏ để mô tả các chi tiết
cần phân biệt.
4. Tất cả các chi tiết trên hình vẽ phải ghi chú đầy đủ theo yêu cầu của bài
thực hành. Dùng các mũi tên để chỉ dẫn những chi tiết đã ghi chú. Các mũi
tên kẻ ngang, không chồng chéo lên nhau.
5. Chữ viết dưới hình vẽ chỉ các tiêu đề lớn ( ví dụ: CẤU TẠO HỆ TIÊU HÓA)
phải viết chữ in hoa. Các ghi chú trong hình viết chữ in thường.
BÀI 1: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH ( PROTOZOA)
AMÍP TRẦN: AMœBA PROTEUS
TRÙNG ROI: EUGLENA VIRIDIS
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Quan sát hình dạng, cấu tạo và hoạt động của AMœBA PROTEUS (A.
Proteus) và của EUGLENA VIRIDIS ( E. viridis ) dưới kính hiển vi.
2. Quan sát một số loài trùng chân giả và trùng roi khác thường cùng gặp trên
tiêu bản.
II. DỤNG CỤ.
− Kính hiển vi
− Ống hút
− Lame, lamen giấy thấm hoặc bông gòn
− Hóa chất: Iod, NaCL 3%
− Bình nuôi cấy mẫu vật
III. NỘI DUNG TIẾN HÀNH.
A.AMÍP TRẦN: A. PROTEUS.
VỊ TRÍ PHÂN LOẠI:
Ngành: PROTOZOA.
Lớp: SARCODINA
Bộ: AMœBINA
Họ: AMœBIDAE
Loài: AMœBA PROTEUS
1. Chuẩn bị mẫu.
1.1.Thu mẫu trong môi trường tự nhiên:
A. Proteus sống trong các thủy vực nước ngọt giầu chất hữu cơ như vũng
tù, ao, hồ, cống rãnh Chúng có 2 tập tính kiếm mồi: Hoặc bò bằng
chân giả trên váng bùn non áp đáy ăn vi khuẩn, tảo đơn bào, hoặc hình
thành nhiều chân giả nổi lên mặt nước ăn các vi khuẩn và tảo trên mặt
nước. Ta có thể thu mẫu Amíp ở môi trường thiên nhiên bằng nhiều
cách:
- Thu váng bùn non áp đáy vũng nước tù, ruộng nước có chân rạ mục.
Ruộng rau muống nước, ao bèo cái, bèo nhật bản ngập từ 5 – 10cm
nước (với mực nước này sẽ nhìn thấy rõ váng bùn non áp đáy). Dùng
ống thủy tinh úp ngược miệng ống xuống, lấy ngón tay bịt miệng ống
lại, đưa ống thủy tinh xuống sát đáy, sau đó xoay ống và giữ nguyên vị
trí cho nước tràn vào đầy ống mới nhấc lên, đổ vào lọ thủy tinh khác.
Tiếp tục lấy 2, 3 ống như thế đổ vào 1 cái lọï. Để yên lọ một thời gian
Amíp sẽ lắng xuống đáy.
- Có thể dùng lưới thủy sinh nhỏ vớt sát mặt đáy của thủy vực kể trên.
Nên khuấy nhẹ tầng nước mặt đáy để Amíp nổi lên trên sẽ vớt được nhiều hơn.
1.2. Cách gây nuôi.
Lấy nước môi trường trên cho vào lọ gây nuôi trùng (lọ có miệng rộng),
cắt từng đoạn rơm khô đã rửa sạch cho vào lọ. Có thể thêm vào một ít cỏ tươi
cắt khúc, đậy tấm vải mùng lên miệng lọ. Để lọ gây nuôi ở nơi có nhiệt độ ấm
(250 – 300), sau 3-5 ngày trong môi trường nuôi sẽ giàu mẫu nhất.
Ta có thể nhân nuôi tiếp tục: Lấy một lọ thủy tinh khác cắt rơm, cỏ từng
đoạn ngắn bỏ vào lọ và cấy một ít nước từ lọ nuôi Amíp cũ vào. Đậy miếng vải
mùng và để trong môi trường có độ ấm như trên.
2. Làm tiêu bản sống.
Giống như cách làm tiêu bản sống trong bài mở đầu. Khi làm tiêu bản
Amíp có những điểm cần chú ý sau:
- Dùng ống hút lấy giọt nước ở gần sát đáy lọ.
- Khi đậy lamen xong cần để tiêu bản yên tĩnh một thời gian ngắn cho
Amíp trở lại hoạt động bình thường.
- Cơ thể Amíp gần như trong suốt khó nhìn, khi quan sát nhớ khép bớt
chắn sáng và điều chỉnh kính để dễ thấy.
3. Quan sát cấu tạo và hoạt động của A. proteus dưới kính hiển vi (xem Hình 1)
Cơ thể A. proteus là một khối nguyên sinh chất trần, không màu (màu
sắc còn tùy thuộc vào các chất chứa bên trong).
Hình dạng cơ thể A. proteus không cố định, luôn thay đổi, hoặc co tròn
hoặc bò trên nền đáy bằng vài ba chân giả tù, hoặc nổi trên mặt nước với 7-8
chân giả xòe ra.
Kích thước cơ thể: 200-500μ.
Tốc độ bò: 0,5- 2μ/giây
− Cấu tạo:
A.proteus có chân giả hình thùy. Chân giả có thể hình thành bất kỳ nơi
nào trên bề mặt cơ thể. Một chân giả tràn tới lúc nhanh, lúc chậm, lúc ngừng
hẳn, lúc đột ngột chuyển hướng hoặc thu nhỏ lại, phát chân giả mới theo
hướng khác. Chức năng của chân giả là vận chuyển và bắt mồi.
Khối nguyên sinh chất chia làm 2 phần:
− Ngoại chất (Ecdoplasma):
Là một lớp mỏng, quánh đặc, đồng nhất ít hạt nên màu sáng hơn. Phần
giáp ranh 2 miền ngoại chất – nội chất thấy rõ chuyển hóa thuận nghịch giữa
trạng thái lỏng (plasmasol) của nội chất với trạng thái quánh (plasmagel) của
ngoại chất. Các hạt nội chất tràn đến đầu chân giả thì chìm xuống, ngoại chất
chuyển về sau để rồi lại quay lên nhập vào dòng nội chất theo từng đợt.
− Nội chất (Entoplasma):
Lỏng hơn chứa nhiều hạt nên có màu sẫm hơn so với ngoại chất. Trong
nội chất có chứa nhiều cơ quan tử.
− Không bào co bóp:
Dạng tròn, trong suốt, tích tụ nước thừa, lớn lên trong từng thời kì nhất
định, chuyển vận đến bề mặt cơ thể co rút để thải nước thừa ra ngoài môi
trường. Sau đó tiếp tục tích lũy nước thừa, lớn dần lên và một chu kì mới lại
tiếp tục
Muốn quan sát hoạt động của không bào co bóp, nhỏ một giọt NaCl 3%
vào mép lamen, dùng giấy thấm hút cho nước muối tràn qua mẫu. Khi đó tốc
độ co rút của không bào co bóp sẽ chậm lại. Chức năng của không bào co bóp là
bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu.
− Không bào tiêu hóa:
Cũng có dạng hình tròn, được hình thành trong quá trình tiêu hóa:Chân
giả bắt mồi đưa vào lòng nguyên sinh chất, tại đó hình thành ngay một không
bào tiêu hóa kiểu thực bào (phagocytosis), hay ẩm bào (pinocytosis). Không bào
tiết men, tiêu hóa thức ăn (tiêu hóa nội bào). Những chất không tiêu hóa được
thải ra ở bất kì nơi nào trên cơ thể.
− Nhân:
Hình cầu thường nằm ở giữa cơ thể. Khi A. proteus đang hoạt động khó
nhìn thấy nhân và thường bị dòng nguyên sinh chất che khuất. Trên các tiêu
bản nhuộm đơn hay nhuộm kép có thể thấy rõ nhiễm sắc thể và hạch nhân.
4. Những dạng Amíp khác thường gặp (xem hình 2 và hình 3)
4.1.Amœba. radiosa.
Thuộc lớp Sarcodina, bộ Ambina, họ Amœbidae.
Kích thước khoảng 100μ, có 5-8 chân giả hình tia; thường gặp chúng bò
lan chầm chậm trên các nhánh tảo.
4.2. Amœba gorgonia:
Thuộc lớp Sarcodina; bộ Amœbina; họ Amœbidae.
Kích thước khoảng 40-100μ; khi đứng yên gần như có hình cầu, khi vận
chuyển chân dài hẳn về một phía.
4.3. Amíp có vỏ Arcella vulgaris:
Thuộc lớp Sarcodina; bộ Testacea; họ Arcellidae.
Sống trong thủy vực nước ngọt, nơi có nhiều cây cỏ thối rữa. Nhìn trong
giọt nước thường gặp Arcella vulgaris ở tư thế nằm úp. Vỏ nhìn từ trên xuống có
hình đồng tiền (còn gọi là trùng đồng tiền). Vỏ là chất hữu cơ do ngoại chất tiết
ra có thấm thêm các sắc tố màu vàng sẫm hay nâu. Đường kính vỏ 50-150μ.
4.4. Amíp có vỏ Difflugia sp:
Thuộc lớp Sarcodina; bộ Testacea; họ Difflugiidae.
Sống ở nước ngọt, có nhiều trong ao hồ. Có vỏ cấu tạo bằng chất kitinoit
do ngoại chất tiết ra có kết các hạt cát, có vai trò bảo vệ; có kích thước 60-500μ.
Vỏ có hình quả lê hay dạng hũ đáy nhọn. Chân giả hình sợi phân nhánh nhiều
thò ra ngoài.
Hình 2. Một số dạng Amíp thường gặp
Difflugia lebels Pernad Difflugia oblonga Ehr
Difflugia acuminata Ehr Euglypha laevis Ehr
Euglypha tuberculata Centropyxis aculeata (Her) Stein
Hình 3. Một số Sarcodina có vỏ
B. TRÙNG ROI EUGLENA VIRIDIS.
VỊ TRÍ PHÂN LOẠI:
Ngành: PROTOZOA
Lớpï: PLAGELLTA
Lớp phụ: PHYTOMASTIGINA
Bộ: EUGLENOIDEA
Họ: EUGLENOIDAE
Giống: EUGLENA
Loài: EUGLENA VIRIDIS
1. Chuẩn bị mẫu.
1.1.Thu mẫu trong môi trường tự nhiên.
- Euglena viridis thường sống trong môi trường nước ngọt giầu chất hữu
cơ: ao, hồ, ruộng rau muống nơi nước hơi màu xanh lá cây (vì cơ thể Euglena
viridis có chất diệp lục), có khi chúng kết hợp thành váng màu xanh nổi lên
mặt nước.
- Khi trời không nắng có thể thu trùng roi bằng lưới sinh vật nổi. Dồn
nước ở ống đáy vợt vào lọ và định hình bằng formalin 3%.
1.2. Cách gây nuôi:
Để chủ động có mẫu cho thực hành, người ta thường gây nuôi trùng roi
trong phòng thí nghiệm bằng cách sau: Lấy nước ao, hồ, ruộng nơi có trùng
roi E. viridis sống, cho vào bình thủy tinh miệng rộng cắt từng đoạn cỏ tươi,
rơm rạ khô cho thêm vào lọ, đậy miếng vải mùng lên miệng, để yên tĩnh ở nơi
có ánh sáng mặt trời nhằm để giúp Euglena viridis tiến hành dinh dưỡng tự
dưỡng bình thường (tuy nhiên, không nên để nơi ánh sáng quá gắt trùng sẽ
chết). Sau thời gian 3-5 ngày ta thấy trong bình nuôi cấy sẽ có nhiều Euglena
viridis.
2. Làm tiêu bản sống.
1.1 Cách làm tiêu bản giống như phần hướng dẫn trong bài mở đầu. Làm
xong đưa tiêu bản lên kính để quan sát.
Trước tiên đưa tiêu bản quan sát dưới bội giác nhỏ (10x10) để quan sát
hình dạng, cách vận chuyển của trùng roi E.viridis. Sau đó chọn trùng roi lớn
và rõ đưa vào giữa thị trường kính để quan sát cấu tạo chi tiết dưới bội giác lớn
hơn (10x40)
Muốn thấy được roi nên khép bớt chắn sáng và “nhấp nháy” ốc vi cấp
của kính hiển vi.
2.2. Để quan sát rõ hình dạng của roi, người ta nhỏ vào cạnh lamen 1 giọt iod
loãng, rồi quan sát. Khị bị nhiễm độc iod E.viridis sẽ chết, roi duỗi thẳng,
phồng lên và có màu sẫm.
2.3. Để quan sát chuyển vận của roi ta có thể làm chậm vận động roi bằng
cách nhỏ vào giọt mẫu 1 giọt keo gelatin 3% hay keo dán arabic 5‰, đậy
lamen lại và đưa lên kính để quan sát. Khi đó ta sẽ thấy đầu roi xoáy 10-
40 vòng/giây, kéo khối thân đi theo. Tốc độ bơi khoảng 150-250μ/giây
3. Quan sát cấu tạo và hoạt động của E.viridis dưới kính hiển vi (Hình 4)
Trong cùng tiêu bản có thể gặp nhiều loại trùng khác nhau, trước tiên ta
tập trung quan sát E. viridis với những đặc điểm sau:
− Vận chuyển:
Tương đối chậm so với các loài trùng cỏ. Trong nước chúng di chuyển
theo hình sin hoặc xoắn ốc.
− Hình dạng ngoài:
E.viridis thân có hình thoi, nửa đầu hơi thuôn nhỏ, nửa sau phình lớn
hơn và thuôn nhọn. Hình dạng có thể co dãn chút ít sau đó lại trở lại hình dạng
ban đầu.
Kích thước dài khoảng 50-60μ; rộng khoảng 14-18μ.
− Cấu tạo:
Roi: Nằèm ở đầu trước cơ thể. Roi được tạo thành do nguyên sinh chất
quánh lại. Roi bắt đầu từ thể gốc nằm trong nguyên sinh chất
Roi là cơ quan vận chuyển và bắt mồi; Roi xoáy vào môi trường nước làm
con vật xoay mình theo trục dọc và di chuyển về phía trước.
Bên ngoài cơ thể được bao bọc 1 lớp màng phim mỏng đàn hồi do lớp
ngoại chất quánh lại tạo thành.
Ngoại chất: Lớp ngoài, mỏng, cấu tạo đồng nhất, trong suốt và quánh
đặc (plasmagel)
Nôi chất: Lớp trong, lỏng hơn, vẩn đục và có dạng hạt. Trong nội chất có
nhiều cơ quan tử:
Hạt diệp lục: có dạng hình thoi, hình bầu dục, hình trụ màu xanh lục
nằm rải rác trong nội chất.
Hạt á tinh bột (paramylon): hình bầu dục, nhỏ hơn diệp lục, không màu,
là sản phẩm của quá trình đồng hóa.
Không bào co bóp: nằm ở phần đầu cơ thể có thêm bể chứa thông ra
ngoài bởi lỗ nhỏ. Chức năng của không bào co bóp là bài tiết và điều hòa áp
suất thẩm thấu.
Điểm mắt (stigma): nằm bên cạnh không bào co bóp có màu nâu đỏ
hoặc vàng cam, cảm ứng với ánh sáng. Nhờ điểm mắt mà trong thiên nhiên E.
viridis hướng được tới những nơi có ánh sáng thích hợp để tiến hành quang