Kiến trúc Bionic, được đánh giá sẽ là một phong trào kiến trúc của thế kỷ 21.
Kiến trúc bionic là xu hướng kiến trúc áp dụng các kỹ thuật mô phỏng sinh
học, đưa kiến trúc đến gần hơn với Thế giới tự nhiên.
Kiến trúc bionic gạt đi hình dáng cứng nhắc truyền thống của các tòa nhà, thay
vào đó sử dụng các đường cong của các cấu trúc sinh học cũng như các đường
cong tự nhiên. Do vậy, các công trình kiến trúc này đều mang những hình dáng
hết sức độc đáo, được thiết kế dựa trên một quá trình tính toán rất phức tạp về
mặt toán học và tự nhiên (sinh học).
Đó là những công trình thân thiện môi trường và tối ưu hóa về các mặt:
• Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả.
• Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động.
• Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường
15 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Vật lí kiến trúc - Môi trường xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiến trúc BIONIC
Kiến trúc Bionic, được đánh giá sẽ là một phong trào kiến trúc của thế kỷ 21.
Kiến trúc bionic là xu hướng kiến trúc áp dụng các kỹ thuật mô phỏng sinh
học, đưa kiến trúc đến gần hơn với Thế giới tự nhiên.
Kiến trúc bionic gạt đi hình dáng cứng nhắc truyền thống của các tòa nhà, thay
vào đó sử dụng các đường cong của các cấu trúc sinh học cũng như các đường
cong tự nhiên. Do vậy, các công trình kiến trúc này đều mang những hình dáng
hết sức độc đáo, được thiết kế dựa trên một quá trình tính toán rất phức tạp về
mặt toán học và tự nhiên (sinh học).
Đó là những công trình thân thiện môi trường và tối ưu hóa về các mặt:
• Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả.
• Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động.
• Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường.
Tòa nhà Selfridges Building
Tòa nhà Urban Cactus (Hà Lan) Tổ hợp kiến trúc One & Ortakoy, Istanbul, Thổ
Nhĩ Kỳ
Bảo tàng Quai Branly
Anti-Smog (tòa nhà “Chống khói”) là công
trình được thiết bởi kiến trúc sư Vincent
Callebaut (người Pháp) - một tổ hợp công
trình công cộng với chiến lược phục hồi lại
con kênh và đường tàu bị bỏ hoang ở quận
19 – Paris. Đó là một dạng công trình xanh
không nhằm mục đích để ở hoặc phục vụ
các hoạt động kinh doanhvà không chỉ là
một tổ hợp công trình bền vững thông
thường, công trình của Callebaut-Anti smog
được đánh giá là một công trình bền vững
và thân thiện với môi trường nhờ trạm xử lý
và làm sạch không khí.
Tổ hợp Anti-Smog gồm 2 phần:
- Phần trung tâm Solar Drop, một tòa nhà
hình elip với mái vòm rộng 250 m2
- Phần thứ 2 là “Wind Tower (Tháp Gió)”
được xây hình xoắn ốc cao 45m.
Anti- Smog là một đóng góp tiêu biểu cho
khuynh hướng các công trình kiến trúc sinh
thái (kiến trúc Bionic), gìn giữ bảo vệ môi
trường và tái sử dụng năng lượng một cách
có hiệu quả.
Tòa nhà Anti-Smog (Paris, Pháp)
KTS. Vincent Callebaut
Paris (thủ đô của nước Pháp), được xây dựng ở hai bờ sông
Seine. Nó có khí hậu ôn đới đại dương.
Ảnh hưởng của đại dương chiếm ưu thế, thể hiện như:
- Mùa hè mát, trung bình 18˚C
- Mùa đông không quá lạnh, trung bình 6°C.
- Mùa xuân và thu thường lạnh và ẩm ướt.
Các mùa đều mưa nhiều và thời tiết thất thường. Lượng mưa
trung bình ở Paris là 641 mm. Mưa tuyết không nhiều, chủ yếu
vào những tháng lạnh nhất như tháng 1, tháng 2, nhưng đôi khi
vào tận tháng 4. Tuy vậy khí hậu Paris cũng đôi khi đột biến.
Nhiệt độ cao nhất ghi được tại đây là vào ngày 28 tháng 6 năm
1948, lên đến 40,4°C. Còn nhiệt độ thấp nhất ghi lại được vào
ngày 10 tháng 2 năm 1879, xuống tới -23,9 °C. Mùa hè năm 2003,
cùng với châu Âu, Paris cũng phải chịu một trận nắng nóng lịch
sử.
Như tất cả các thành phố lớn khác trên thế giới, Paris chịu
hậu quả của sự thay đổi môi trường do dân số tăng và các hoạt
động kinh tế. Là thủ đô có mật độ dân số cao nhất châu Âu
nhưng tỷ lệ không gian xanh ở Paris lại thấp nhất, dù những
thập kỷ gần đây một số công viên và vườn mới được tạo thêm.
1.Khí hậu ở Paris (Pháp).
Công trình Anti-Smog được xây dựng trên một
con kênh có tên là con kênh Saint-Martin và một
đường ray cũ bỏ hoang thuộc quận 19 nằm ở
cực đông Bắc của Paris. Nó được bao bởi các
quận 20, 10, 18 và xã Aubervilliers của ngoại ô.
2. Vị trí của Anti-Smog.
19
18
10
20
3. Đặc điểm kiến trúc công trình.
Công trình này nằm chếch theo
hướng Đông Bắc cùng với
hướng đi của con kênh Saint-
Martin.
Khối e-líp trung tâm có tên
“Solar Drop” sẽ được đặt phía
trên một phần tuyến đường ray
cũ bắc qua con kênh Saint-
Martin. Còn tòa tháp gió “Wind
Tower” được đặt sát bên cạnh
tuyến đường sắt cũ đó.
Hai công trình được nối với
nhau bởi một cây cầu nhỏ.
Công trình này đặt ở nơi điển
hình cho một khu vực cực kỳ ô
nhiễm ở Paris bao quanh bởi
các nhà máy cũ. Vì vậy, nó sẽ
tạo điều kiên để kiểu kiến trúc
Bionic phát huy khả năng của
nó. Tổng Mặt bằng
Mặt bằng và mặt cắt của
Anti-Smog
Mặt bằng và mặt đứng 3D của tòa nhà Anti- Smog
Mặt bằng 3D của khối E-líp “Solar Drop”.
Đây là tòa nhà sinh có thể tái tạo và sử dụng hiệu quả nên về nội thất nó không được sắp
bố trí phức tạp như nhà để ở. Khối E-líp được sử dụng để làm bảo tàng, vì vậy mái vòm
được thiết kế bao phủ như một tấm lưới có thể tận dụng được toàn bộ ánh sáng chiếu vào
trong khối e-líp đó giúp cho bảo tang nhận đơcj đầy đủ ánh sáng tự nhiên.
Phối cảnh của
Anti-Smog
4. Hiệu quả năng lượng và khả năng thích ứng với khí hậu địa
phương của tòa nhà Anti-Smog.
Khối E-líp “Solar Drop”
Bên ngoài mái vòm được trang bị với 250 m2 các tấm panen quang điện mặt trời để sản xuất
điện năng từ ánh sáng mặt trời và phủ ngoài một lớp titanium điôxit (TiO2).
Với các tấm Titan điôxít (TIO2) này, khi các phân tử hữu cơ trong không khí đi vào và chạm
tấm TiO2, tấm này có vai trò như chất xúc tác, nó sử dụng các bức xạ tia cực tím để tác
động tới các phần tử trong không khí kích thích phá vỡ cấu trúc của các phân tử cấu thành
nên khói và nhằm giảm các thành phần gây ô nhiễm trong không khí cho nơi này.
Solar Drop còn thu hoạch nước mưa từ không gian màu xanh lá cây trên mái nhà để sử
dụng cho bên trong tòa nhà (tận dụng khí hậu mưa nhiều ở Paris).
Tháp gió “Wind Tower”
Tháp được xây hình xoắn ốc, xen kẽ giữa
là các khoảng trồng rau và các tua bia gió
trục dọc (VAWT) để để nắm bắt những cơn
gió đô thị hiện hành giúp tạo ra điện. Bề
mặt ngoài của tháp được cấu thành bởi
một lớp vật liệu với công nghệ cho phép
cây và dây leo bám trên đó và được bọc
bởi một vườn treo trên thân công trình.
Cầu thang xoắn ốc đưa du khách lên từ
khu bảo tàng ở Solar Drop tới phần nóc
khu vườn trên không, từ đây có thể ngắm
nhiều cảnh đẹp của Paris.
Tòa nhà Anti-Smog là công trình trở
thành nguồn năng lượng tái chế hữu
ích. Công trình này không tiêu tốn một
lương điện năng nào nó cung cấp năng
lượng của nó để đảm bảo không chỉ
hoạt động của tòa nhà mà còn là ánh
sáng ban đêm cho các ngân hàng bên
cạnh đó. Hơn nữa, công trình nhằm mục
đích giảm ô nhiễm không khí của khu
vực bằng cách hấp thụ CO2, NO2 và
do đó cải thiện chất lượng không khí.
Nó là một kiến trúc tương tác hoàn toàn
với khí hậu, hóa chất và các hoạt động
xã hội. Nó hút khói và giúp lọc sạch
không khí của thành phố. Tòa nhà này
góp phần vào nâng cao chất lượng của
bầu không khí và môi trường xung
quanh con kênh Saint-Martin thông qua
khuynh hướng các công trình kiến trúc
sinh thái, gìn giữ bảo vệ môi trường và
tái sử dụng năng lượng một cách có
hiệu quả. Nó sẽ cung cấp một không
gian đô thị sáng tạo được hấp dẫn, chạy
bằng năng lượng tái tạo và có tác động
tích cực đến môi trường đô thị xung
quanh và nó giúp phòng ngừa những
tác hại xấu của khói bụi tới sức khỏe
con người.
THE END