Tài liệu về Luật hành chính Việt Nam

Chương1: Khái quát chung về luật hành chính Chương 2: Thủ tục hành chính và quyết định hành chính Chương 3: Quy chế pháp lí hành chính của cơ quan hành chính nhà nước Chương 4: Quy chế pháp lí hành chính của cán bộ công chức nhà nước Chương 5: Quy chế pháp lí hành chính của các tổ chức xã hội Chương 6: Quy chế pháp lí của công dân, người nước ngoài Chương 7: Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính Chương 8: Quản lí nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể

pdf100 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu về Luật hành chính Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM Ths. Nguyễn Quang Huy Nội dung môn học Chương1: Khái quát chung về luật hành chính Chương 2: Thủ tục hành chính và quyết định hành chính Chương 3: Quy chế pháp lí hành chính của cơ quan hành chính nhà nước Chương 4: Quy chế pháp lí hành chính của cán bộ công chức nhà nước Chương 5: Quy chế pháp lí hành chính của các tổ chức xã hội Chương 6: Quy chế pháp lí của công dân, người nước ngoài Chương 7: Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính Chương 8: Quản lí nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể Thông tin giảng viên • nguyenquanghuy@tueba.edu.vn • Dt 0983995035 Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam-ĐH Luật 2. Hiến Pháp năm 1992 (SĐBS năm 2001) 3. Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 2008 4. Luật cán bộ công chức năm 2008 5. Các văn bản pháp luật khác có liên quan Các trang web tham khảo • 1. Quốc hội Việt Nam • 2.Cải cách hành chính Nhà nước • 3.Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật • 4.Thư viện Luật trực tuyến • • 5.The law society • • 6. Chính phủ Việt Nam • 7.Dữ liệu luật Việt Nam • 8. Cơ sở dữ liệu luật: Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH Xã hội nguyên thuỷ và tổ chức thị tộc, bộ lạc Thị tộc Tộc trưởng Bào tộc Bộ lạc Thủ lĩnh Quốc hội Chủ tịch nước Chính phủ TANDTC VKS NDTC Nhân dân Thông qua bầu cử UBND các cấp HĐND các cấp Toà án nhân dân địa phương Viện kiểm sát nhân dân địa phương BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM Bộ máy NN Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền Nhân dân Chính phủ Quốc hội Toà án (Hành pháp) (Lập pháp) (Tư pháp) TTaïi moät cô quan haønh chính nhaø nöôùc 1.1 KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm quản lý. 1.1.2 Quản lý nhà nước. 1.1.3 Quản lý hành chính nhà nước. 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý - Dưới góc độ điều khiển học: quản lý được xem là quá trình "tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định", đó là sự kết hợp giữa tri thức và lao động trên phương diện điều hành. - Dưới góc độ chính trị: quản lý được hiểu là hành chính, là cai trị; - Dưới góc độ xã hội: quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Khái niệm quản lý Quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ trước Ðặc điểm của quản lý • Quản lý là sự tác động có mục đích đã được đề ra theo đúng ý chí của chủ thể quản lý đối với các đối tượng chịu sự quản lý. • Quản lý là sự đòi hỏi tất yếu khicó hoạt động chung của con người. C.Mác coi quản lý xã hội là chức năng đặc biệt sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động. • Quản lý trong thời kỳ nào, xã hội nào thì phản ánh bản chất của thời kỳ đó, xã hội đó. • Quản lý muốn được thực hiện phải dựa trên cơ sở tổ chức và quyền uy. 1.1.2 Quản lí nhà nước Quản lí nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lí nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là quản lí hành chính nhà nước 1.1.3 Quản lí hành chính nhà nước Quản lí hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là đảm bảo sự chấp hành luật, pháp lệnh nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng đất nước Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước • Tính chấp hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiện ở sự thực hiện trên thực tế các văn bản hiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của cơ quan lập pháp- cơ quan dân cử. • Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chổ là để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực được thực hiện trên thực tế thì các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành các hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ động và sáng tạo. Ðiều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng đối tượng quản lý để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước. 3. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được bảo đảm về phương diện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản lí hành chính nhà nước nhưng hoạt động này chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện 4. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiên mục tiêu. Công tác quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục đích và định hướng. 1.2 LUẬT HÀNH CHÍNH-MỘT NGÀNH LUẬT ĐỘC LẬP VỚI HỆ THÔNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM. 1.2.1 Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính. 1.2.2 Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam. Khái niệm Luật hành chính là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành của các cơ quan nhà nước Đối tượng điều chỉnh LHC Ðối tượng điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam là những quan hệ xã hội chủ yếu và cơ bản hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, hay nói khác hơn đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội hầu hết phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước. • + Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước. • + Các hoạt động quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội trên từng địa phương và từng ngành. • + Trực tiếp phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Ðây phải được xác định là mục tiêu hàng đầu của quản lý hành chính. • + Khen thưởng, trao danh hiệu cho các cá nhân tổ chức có đóng góp và đạt được những thành quả nhất định trong lĩnh vực hành chính nhà nước hoặc trong các lĩnh vực của đời sống xã hội theo luật định; xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước. Đối tượng điều chỉnh chia làm 3 nhóm chủ yếu sau: • Nhóm thứ nhất: Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội – Quan hệ cq hành chính cấp trên, cấp dưới theo hệ thống dọc – Quan hệ hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, thẩm quyền chuyên môn Nhóm thứ hai • Các quan hệ quản lý hành chính trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình – Kiểm tra nội bộ, nâng cao trình độ, công việc văn phòng, đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết khác.. Nhóm thứ ba • Các quan hệ quản lí hành chính trong quá trình các cá nhân và tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định – Tòa án thẩm phán có quyền xử phạt hành chính, thuyền trưởng, cơ trưởng – Quốc hội thông qua các dự án, công trình – Phương pháp điều chỉnh Phương pháp mệnh lệnh đơn phương được hình thành từ quan hệ “quyền lực – phục tùng” – Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên – Bên nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước có quyền đơn phương ra quyết định – Quyết định hành chính được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước 1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT HÀNH CHÍNH VỚI MỘT SỐ NGÀNH LUẬT KHÁC – Luật hành chính và luật hiến pháp. – Luật hành chính và luật đất đai. – Luật hành chính và luật hình sự – Luật hành chính và luật dân sự – Luật hành chính và luật lao động. – Luật hành chính và luật tài chính. – Luật hành chính và luật tố tụng hành chính Luật hành chính với luật hiến pháp • Hai ngành luật này có liên quan mật thiết đến nhau.Trong 1 số trường hợp ko phân biệt đc ranh giới giữa chúng nhưng chúng có ranh giới. • Đối tượng điều chỉnh của Luật HP là về nguyên tắc tổ chức và thẩm quyền của nhà nước, các mối quan hệ quan trọng nhất trong xã hội.Như vậy đối tượng đc của LHP rộng hơn LHC.LHC chi tiết hóa, cụ thể hóa và bổ sung các quy định của HP, đặt ra cơ chế đảm bảo thực hiện chúng. Luật hành chính với Luật hình sự • LHC liên quan chặt chẽ với LHSự, có nhiều chỗ “ giao tiếp “ với LHSự vì cả 2 ngành luật đều quy định về vi phạm pháp luật và cách xử lý đối với chúng, chỉ khác nhau ở mức độ nguy hiểm của 2 loại vi phạm và do đó hình thức và cơ quan xử lý đối với từng loại vi phạm cũng khác nhau. • LHSự xác định những hành vi nào là tội phạm còn LHC quy định về các quy tắc bắt buộc chung mà nếu vi phạm các quy tắc ấy trong 1 số trường hợp có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, nếu ko thì đc coi là vi phạm hành chính. • Tội phạm quy định trong LHSự khác với vi phạm hành chính ở chỗ độ gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi do đó hình phạt áp dụng với tội phạm hình sự cũng cao hơn, trình tự xử lý và thẩm quyền xử lí cũng khác nhau Luật hành chính với Luật dân sự • Với LDSự, LHC cũng có mqh chặt chẽ vì nhiều khi LHC cũng điều chỉnh quan hệ tài sản như LDSự.tuy nhiên 2 ngành luật điều chỉnh qhệ tài sản bằng những phương pháp khác nhau, 1 bên là phương pháp quyền lực phục tùng còn bên kia là thỏa thuận đặc trưng bởi sự bình đẳng về ý chí giữa các bên. • Trong nhiều trường hợp các cq quản lý nhà nước cũng tham gia trực tiếp vào qhệ pluật dân sự nhưng ko phải dưới danh nghĩa là chủ thể của hoạt động chấp hành và điều hành mà với tư cách 1 pháp nhân, chủ thể của pluật dân sự. Luật hành chính với luật đất đai • LHC cũng”giao kết” với Luật đất đai-ngành luật điều chỉnh qhệ giữa nhà nc và ng` sử dụng đất đai.Trong qhệ Luật Đất đai, nhà nước có tư cách là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai và còn là ng` thực hiện công quyền< giám sát việc sử dụng đất đai đúng mục đích hay ko>.Quan hệ đất đai chỉ xuất hiện, thay đổi và chấm dứt khi có qđịnh của cq quản lý NN giao đất cho ng` sử dụng. • Như vật LHC là phương tiện thực hiện luật đất đai. 1.4 1.4 HỆ THỐNG NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM. 1.4.1 Hệ thống ngành luật hành chính Việt nam. 1.4.2 Vai trò của luật hành chính Việt nam. 1.4.1 Hệ thống ngành luật hành chính Việt nam Luật hành chính gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ quản lý nhà nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất gọi là hệ thống ngành luật hành chính Việt Nam. 1.4.2 Vai trò của luật Hành chính Việt nam a. Về phương diện chính trị: - Tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện bộ máy nhà nước, việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; - Góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. b. Về phương diện kinh tế • Ðóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; • Thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế phát triển đồng bộ, nâng cao đời sống nhân dân. c Về phương diện xã hội • Tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của tập thể, của nhà nước; • Hướng tới mục tiêu cao cả nhất của thể chế hành chính, đồng thời cũng là bản chất của chế độ XHCN là phục vụ cho nhân dân và "công bộc" của nhân dân. 1.5 KHOA HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH. Khoa học luật hành chính là một ngành khoa học pháp lý chuyên ngành, bao gồm một hệ thống những cơ sở lý luận, học thuyết khoa học, phạm trù, quan niệm về ngành Luật Hành chính. Sự phát triển của môn khoa học này liên quan chặt chẽ đến quá trình ra đời và phát triển của hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đối tượng nghiên cứu - Quản lý hành chính nhà nước, chủ thể quản lý và chủ thể của quản lý hành chính nhà nước. - Cách thức quản lý hành chính nhà nước. - Những phương thức nhằm bảo đảm pháp chế XHCN và kỷ luật nhà nước. - Quản lý hành chính nhà nước trong trong lĩnh vực qui hoạch xây dựng: những phát hiện mới mẻ trong lĩnh vực hành chính tư.. - Tố tụng hành chính và các vấn đề có liên quan. - Quản lý hành chính nhà nước trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp duy vật biện chứng • Phương pháp duy vật lịch sử • Phương pháp so sánh • Phương pháp phân tích tổng hợp 1.6 Nguồn của luật hành chính • Là những hình thức biểu hiện bên ngoài của LHC, hay nói cách khác, là những quyết định PL chứa các QPPL HC • Hđộng chấp hành - điều hành đa dạng, phức tạp -> các quy định LHC nằm trong nhiều VB của nhiều cq NN – Quyết định PL ( dạng VB) của cq quyền lực và quản lý NN – vbản liên tịch giữa cq qlý ( Bộ, CP) và cq tchức xh công đoàn) – vbản của bản thân cq của tchức xh ban hành để thực hiện CN qlý NN về những lvực được giao QUY PHẠM VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH 2.1 QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH. 2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính. 2.1.2 Nội dung của quy phạm pháp luật hành chính. 2.1.3 Phân loại quy phạm pháp luật hành chính. 2.1.4 Hiệu lực và vấn đề thực hiện quy phạm pháp luật hành chính. 2.1.1 Khái niệm và đặc điểm quy phạm pháp luật hành chính • Khái niệm: Quy phạm pháp luật hành chính là các quy tắc xử sự chung do cơ quan Nhà nước, các cán bộ nhà nước có thẩm quyền ban hành, chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước (hay còn gọi là hoạt động chấp hành - điều hành của Nhà nước) có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với những đối tượng có liên quan. Đặc điểm • Là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lí khác nhau • Ðược ban hành bởi những cơ quan nhà nước và cán bộ nhà nước có thẩm quyền ở các cấp khác nhau • Tính thống nhất • Những qui phạm pháp luật hành chính ban hành chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hành chính nhà nước. • Các quy phạm pháp luật hành chính được đặt ra, sửa đổi hay bãi bỏ trên cơ sở những quy luật phát triển khách quan của xã hội và những đặc điểm cụ thể trong từng giai đoạn 2.1.2 Nội dung của quy phạm pháp luật hành chính - Quy phạm pháp luật hành chính quy định địa vị pháp lý của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước tức là xác định quyền và nghĩa vụ cũng như mối liên hệ chủ yếu giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước • Quy phạm pháp luật hành chính xác định những thủ tục, trình tự cần thiết cho việc thưc hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính và một số quan hệ pháp luật khác như quan hệ pháp luật lao động, tài chính, đất đai... • Quy phạm pháp luật hành chính xác định các biện pháp khen thưởng và các biện pháp cưỡng chế hành chính đối với các đối tượng quản lý. Phân loại quy phạm pháp luật hành chính • Căn cứ vào chủ thể ban hành, các quy phạm pháp luật hành chính : – QPPL hành chính do các cơ quan quyền lực nhà nước ban hành – QPPL hành chính do chủ tịch nước ban hành – QPPL hành chính do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành – QPPL hành chính do TANDTC, VKSNDTC ban hành Căn cứ vào cách thức ban hành • QPPL hành chính do một cơ quan hoặc người có thẩm quyền độ lập ban hành • Quy phạm pháp luật hành chính liên tịch Căn cứ vào mối qh được điều chỉnh • Quy phạm nội dung: là quy phạm được ban hành quy định nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên. VD: quy phạm về thẩm quyền xử phạt • Quy phạm thủ tục: là loại quy phạm được ban hành để quy định những thủ tục cần thiết mà các bên tham gia quan hệ phải tuân theo khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình do các quy phạm nội dung quy định: VD thủ tục xử phạt, thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo Quan hệ pháp luật hành chính Là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật. Đó là những quan hệ phát sinh trong lĩnh vực chấp hành – điều hành của nhà nước, được các quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh Phân loại quan hệ pháp luật hành chính • Quan hệ hành chính dọc: hình thành giữa các bên có sự lệ thuộc về mặt tổ chức • Quan hệ hành chính ngang: hình thành giữa các bên không có sự lệ thuộc về mặt tổ chức • Quan hệ thủ tục • Quan hệ nội dung Cấu thành quan hệ pháp luật hành chính • Chủ thể: - Cơ quan nhà nước - Cán bộ công chức - Tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế - Công dân VN, người nước ngoài, người không quốc tịch • Khách thể: QHXH phát sinh trong lĩnh vực chấp hành – điều hành • Nội dung: quyền và nghĩa vụ các bên tham gia Chủ thể quản lí hành chính • Bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước, • Các nhà chức trách, • Các cá nhân, tổ chức được ủy quyền Những đặc điểm chủ thể hành chính nhà nước • Có tính quyền lực nhà nước và phải luôn gắn với thẩm quyền pháp lí • Lĩnh vực hoạt động rộng, bao gồm các mặt của đời sống xã hội • Quản lý chủ yếu thông qua các quyết định quản lí hành chính, hành vi hành chính Năng lực chủ thể của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hc Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể. Năng lực này được pháp luật hành chính quy định phù hợp với chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan đó trong quản lí hành chính nhà nước VD: Thanh tra chuyên ngành xử phạt VPHC, Thanh tra chính phủ tham gia với CP Năng lực chủ thể của cán bộ công chức • Phát sinh khi cá nhân được nhà nước giao đảm nhiệm một công vụ, chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước và chấm dứt khi không còn đảm nhận công vụ hay chức vụ đó. • VD: UBND có thẩm quyền XPVPHC nhưng không phải ai cũng có quyền xử phạt, Chỉ chủ tịch UBND, Phó CT UBND khi được ủy quyền Năng lực chủ thể của tổ chức • Phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó trong quản lí hành chính nhà nước và chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức bị giải thể Năng lực chủ thể của cá nhân Được biểu hiện tổng thể trong - Năng lực pháp luật hành chính - Năng lực hành vi hành chính Năng lực pháp luật hành chính NLPL hành chính là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí hành chính nhất định do nhà nước quy định. NLPL hành chính phụ thuộc vào những quy định của pháp luật nên năng lực này sẽ thay đổi khi pháp luật thay đổi và có thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định NLHV hành chính của cá nhân NLHV hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân được nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định do những hành vi của mình mang lại Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính Được hiểu là cái mà hoạt động quản lí tác động tới. Đó có thể là lợi ích của nhà nước hay quyền lợi chính đáng của các cá nhân , tổ chức Đặc điểm của khách thể quản lí hành chính nhà nước • Tính đa dạng của hành vi • Khách thể chung của quan hệ pháp luật hành chính chính là các trật tự quản lí hành chính nhà nước • Tùy vào từng lĩnh vực phát sinh, các quan hệ pháp luật hành chính sẽ có những khách thể tương ứng với những lĩnh vực đó Nội dung quan hệ pháp luật hành chính Chính là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ PL hành chính • Quy phạm pháp luật • Sự kiện pháp lí hành chính • Năng lực chủ thể của cơ quan tổ chức, cá nhân liên quan 1.3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động HCNN Việt Nam XHCN - Nguyên tắc trước hết được hiểu là Ðiều cơ bản định ra