Dân số nước Mỹ chiếm 4,7% dân số thế giới (1991), nhưng tiêu dùng 30% tổng số tài nguyên trên thế giới.
Nếu các nước đều sử dụng tài nguyên như Mỹ thì tài nguyên trên trái đất sẽ cạn kiệt nhanh chóng:
Nhôm sẽ hết sau 18 năm
Đồng 9 năm
Dầu mỏ 7 năm
Khí thiên nhiên 5 năm
Thiếc 6 tháng
23 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài nguyên bị suy thoái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Tài nguyên bị suy thoái TN Đất suy thoái Tài nguyên rừng suy giảm Tài nguyên nước ngày càng khan hiếm Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên năng lượng Tài nguyên cảnh quan Tài nguyên đất của thế giới theo thống kê: Tổng diện tích 14.777 triệu ha, với 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12% là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cưư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ trọng đất đang canh tác trên đất có khả năng canh tác ở các nưước phát triển là 70%, ở các nước đang phát triển là 36%. Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá. Theo UNEP (6/2006), sa mạc chiếm 41% diện tích đất liền của trái đất nơi sinh sống của hơn 2 tỉ người. Trong đó một nửa số dân sống đói nghèo trong các sa mạc. 90% số dân sống ở các vùng đất khô hạn thuộc các nước đang phát triển, tụt rất xa so với mức sống của số dân còn lại trên thế giới. ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở các vùng đất khô hạn tính trung bình là 54/1000 trẻ, cao gấp 2 lần ở các vùng không khô hạn và gấp 10 lần so với tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở các nước phát triển. Đất rừng và đồng cỏ đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá. Đất hoang bị biến thành sa mạc Xói mòn đất ở nhiều khu vực: 305 triệu ha đất màu mỡ và khoảng 901 triệu ha đất tốt đã bị suy thoái Hơn 140 triệu ha đất sẽ bị mất giá trị trồng trọt, Đất đai của hơn 100 nước trên TG đang chuyển dần sang hoang mạc 900 triệu người đang bị nạn đói đe doạ trong vòng 20 năm tới. Tài nguyên khoáng sản đang bị khai thác lãng phí Suy thoái đất ảnh hưởng xấu đến 1/3 diện tích bề mặt trái đất và hơn 1 tỉ người không có ăn. Các hậu quả của hoang mạc là hạn hán và an ninh lương thực, chết đói và đói nghèo. Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng do quá trình hoang mạc hóa ước tính từ 6 - 12 triệu cây số vuông. Đất khô hạn chiếm 43% diện tích đất canh tác thế giới Suy thoái đất gây tổn thất cho sản xuất nông nghiệp ước tính 42 tỉ USD/năm. Gần 1/3 diện tích đất trồng trọt của thế giới bị bỏ hoang trong 40 năm qua do xói mòn không sản xuất được. Hàng năm có thêm khoảng 20 triệu ha đất nông nghiệp bị suy thoái quá mức không sản xuất được. DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỊ THU HẸP DO DÂN SỐ TĂNG NHANH Nguồn: USDA, Vital Signs 2000 Khoảng 38% đất nông nghiệp trên Thế giới bị thoái hoá Giảm mạnh Diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu tính trên đầu người 1958 – 1998 không tăng Nguồn: USDA, FAO, State of the World 2000 Không tăng & có xu hướng giảm Tăng mạnh trong các thập kỷ trước và chững lại rồi giảm. Sử dụng phân bón trên toàn thế giới 1950-1999 Nguồn: FAO, IFA, State of the World 2000 Biến động sản lượng ngũ cốc theo đầu người trên toàn thế giới 1950-1997 Tài nguyên cạn kiệt Môi trường suy thoái Vai trò của rừng: Một hecta rừng hàng năm tạo nên: sinh khối gỗ khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn). (Mỗi ngưười một năm cần 4.000 kg O2 tương ứng với lưượng oxy do 1.000 - 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong năm) Nhiệt độ không khí rừng thưường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5 oC. Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Hệ số dòng chảy mặt trên đất có độ che phủ 35%, lớn hơn hai lần so với đất có độ che phủ 75%. Lượng đất xói mòn của rừng bằng 10% lưượng đất xói mòn từ vùng đất không có rừng. Rừng là nguồn gen vô tận của con ngưười, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm. Phân bố rừng theo vùng trên thế giới Nhưng: Tài nguyên rừng trên trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng: Theo thời gian: Đầu thế kỷ 20 diện tích rừng thế giới là 6 tỷ ha 1958: 4,4 tỷ ha 1973: 3,8 tỷ ha 1995: 2,3 tỷ ha Tốc độ mất rừng thế giới là 20 triệu ha/năm, Năm 1990, châu Phi và Mỹ La Tinh còn 75% diện tích rừng nhiệt đới, Châu á còn 40%. Dự báo đến năm 2010, rừng nhiệt đới chỉ còn 20 - 25% ở một số nước châu Phi, châu Mỹ La Tinh và Đông Nam á. Rừng ôn đới giảm chất lượng và trữ lưượng gỗ bị suy giảm do ô nhiễm không khí. Theo tính toán giá trị kinh tế rừng châu Âu giảm 30 tỷ USD/năm. Hàng năm trên TG, khoảng 1/4 diện tích rừng bị phá là nhằm để lấy củi ,…và khoảng 250.000 km2 rừng nhiệt đới bị sử dụng để làm củi. Từ 1990-2000 hàng năm mất 9,4 tr. ha:- Mất rừng khoảng 14,6 triệu ha- Trồng rừng khoảng 5,2 triệt ha Vai trò của nước Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước. Nước mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Tài nguyên nước ở trên thế giới hiện nay là 1,39 tỷ km3, tập trung chủ yếu trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), trong khí quyển và thạch quyển 2,8% (0,04 tỷ km3). 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Khí quyển: 0,001%, sinh quyển: 0,002%, sông suối: 0,00007% Lượng nước từ mưa là 105.000km3/năm. Lượng nước con người sử dụng khoảng 35.000 km3/năm (8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho nông nghiệp). Con người ngày càng khai thác và sử dụng tài nguyên nước nhiều hơn. Lượng nưước ngầm khai thác trên thế giới năm 1990 gấp 30 lần năm 1960 Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, nước biển bởi các tác nhân nhưư NO3, P, thuốc trừ sâu và hoá chất, kim loại nặng, các chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh,…. Trong khoảng từ năm 1980 - 1990, thế giới đã chi cho chương trình cung cấp nước sạch khoảng 300 tỷ USD, cung cấp cho 79% dân cư đô thị, 41% dân cư nông thôn. Các tác nhân gây ô nhiễm nước : Kim loại nặng (As, Pb, Cr, Sb, cd, Hg, Mo, Al, Cu, Zn, Fe, Al, Mn,...), anion (CN-, F-, NO3, Cl-, SO4), một số hoá chất độc (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Dioxin), các sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, ký sinh trùng). Một số kim loại có khả năng gây ung thư như Cr, Cd, Pb, Ni. Một số anion có độc tính cao điển hình là xyanua (CN-). Ngộ độc sắn là do sắn chứa nhiều ion gốc xyanua. Ion (F-) khi có nồng độ cao gây độc, nhưng ở nồng độ thấp làm hỏng men răng. Nitrat (NO-3) có thể chuyển thành (NO-2) kích động bệnh methoglobin và hình thành hợp chất nitrozamen có khả năng tạo thành bệnh ung thư. Các ion (Cl-) và (SO2-4) không độc nhưưng nồng độ cao gây bệnh ung thư. Các nhóm hợp chất phenol hoặc ancaloit độc với ngưười và gia súc. Các thuốc trừ sâu có khả năng tích luỹ chuỗi thức ăn gây độc. Một số loại clo hữu cơ như 2,4D gây ung thư. Hơn 2 tỷ người vẫn thiếu nước sạch và điều kiện sử dụng nước vệ sinh. Theo UNICEF, hàng năm có hơn 118,9 triệu trẻ em toàn cầu mắc những bệnh có liên quan tới đường ruột và thiếu nước sạch. Nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu chịu 20% trách nhiệm đối với việc thiếu nước sạch, trong khi đó sự gia tăng dân số & phát triển kinh tế chịu trách nhiệm 80%. HAI TỶ NGƯỜI ĐANG KHÁT Tình trạng thiếu nước do khai thác quá mức các nguồn nước mặt và nước ngầm: + Khoảng 80% quốc gia (40% dân số thế giới) thiếu nước trầm trọng vào đầu những năm 90. Năm 2005 hạn hán nặng ở án Độ, Trung Quốc, Việt Nam… + Cụ thể, 1,2 tỷ người thiếu nước sạch; 2,4 tỷ người thiếu các dịch vụ vệ sinh; Hàng năm có 3 – 5 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến nước. Những khu vực đất nông nghiệp được tưới tiêu sản xuất 40% lương thực thế giới. Nhưng nó cũng là 1 trong những nguyên nhân gân ra tình trạng khan hiếm nguồn nước. Các nước phát triển chỉ chiếm 25% dân số thế giới, nhưng tiêu thụ : 75% tổng năng lượng tiêu thụ trên thế giới ; 79% chất đốt thương mại ; 85% sản phẩm gỗ ; 75% sản phẩm thép. Và thải ra: 75% lượng khí CO2 75% lượng chất thải rắn Dân số nước Mỹ chiếm 4,7% dân số thế giới (1991), nhưng tiêu dùng 30% tổng số tài nguyên trên thế giới. Nếu các nước đều sử dụng tài nguyên như Mỹ thì tài nguyên trên trái đất sẽ cạn kiệt nhanh chóng: Nhôm sẽ hết sau 18 năm Đồng 9 năm Dầu mỏ 7 năm Khí thiên nhiên 5 năm Thiếc 6 tháng