Trước năm 1995, nơi đây là một vùng trống vắng khô cằn giữa mênh mông cát
trắng, nạn cát bay, cát chảy vàcát nhảy cứmặc sức hoành hành theo năm tháng. Từ
ngày có dựán phát triển nông thôn vùng ven biển do Vương quốc Na Uy tàitrợthì
đến nay, mỗikhingắm nhìn những rừng cây xanh ngút ngàn và cuộc sống đang từng
ngày, từng giờ đổithay của ngườidân trong những ngôi làng mớitrên cát trắng mới
cảm nhận hết sựvĩ đạicủa nghịlực con người đã cần mẫn, miệt màilật trởtừng hạt
cát, hà hơi ấm vào cát, giữ độ ẩm cho cát đểnuôitrồng những mầm xanh cuộc đời
và khoác lên mình cát trắng một màu xanh hy vọng của mùa xuân no ấm. Chị
Nguyễn ThịMái ở làng sinh tháiVĩnh Hoà vừa xây cất được ngôi nhà khang trang còn
tươimáingói, khihỏivềthu nhập hàng năm của gia đình, chịnhẩm tính và cho biết
mỗinăm thu hơn chục triệu đồng. Trong đó, thu từchăn nuôi lợn mỗinăm 6 con,
trồng hành tím bán trên 1 triệu đồng, trồng 2sào lạc (1.000m2), nuôi500m2ao cá,
70 - 100 con vịt, gà, 5 con bò, trồng gần 100 cây điều, xoài đã cho quảbói. Vùng cát
trắng đã hồi sinh.
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài nguyên đất và các quá trình chính trong đất Việt Nam - Một trong những quốc gia khan hiếm đất trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài Nguyên Đất Và Các Quá Trình Chính Trong Đất
Việt Nam - một trong những quốc gia khan hiếm đất trên thế
giới
Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 33.000.000ha, trong đó, diện tích sông suối
và núi đá khoảng 1.370.100ha (chiếm khoảng 4,16% diện tích đất tự nhiên), phần
đất liền khoảng 31,2 triệu ha (chiếm khoảng 94,5% diện tích tự nhiên), xếp hàng
thứ 58 trong tổng số 200 nước trên thế giới, nhưng vì dân số đông (khoảng 80 triệu
người) nên diện tích đất bình quân đầu người thuộc loại rất thấp, xếp thứ 159 và
bằng 1/6 bình quân của thế giới. Diện tích đất canh tác vốn đã thấp nhưng lại giảm
theo thời gian do sức ép tăng dân số, đô thị hoá, công nghiệp hoá và chuyển đổi mục
đích sử dụng (Bảng I.1).
Bảng I.1 Giảm diện tích đất canh tác trên đầu người ở Việt Nam
Năm 1940 1960 1970 1992 2000
Bình quân đầu người
(ha/người) 0,2 0,16 0,13 0,11 0,10
Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam
Các quá trình chính trong đất của Việt Nam bao gồm: quá trình phong hoá, trong đó
phong hoá hoá học và sinh học xảy ra mạnh hơn so với phong hoá lý học; quá trình
mùn hoá; quá trình bồi tụ hình thành đất đồng bằng và đất bằng ở miền núi; quá
trình glây hoá; quá trình mặn hoá; quá trình phèn hoá; quá trình feralít hoá; quá
trình alít; quá trình tích tụ sialít; quá trình thục hoá và thoái hoá đất. Tuỳ theo điều
kiện địa hình, điều kiện môi trường và phương thức sử dụng mà quá trình này hay
khác chiếm ưu thế, quyết định đến hình thành nhóm, loại đất với các tính chất đặc
trưng.
Nhìn chung, đất của Việt Nam đa dạng về loại, phong phú về khả năng sử dụng. Căn
cứ vào nguồn gốc hình thành có thể phân thành hai nhóm lớn: nhóm đất được hình
thành do bồi tụ (đất thuỷ thành) có diện tích khoảng 8 triệu ha, chiếm 28,27% tổng
diện tích đất tự nhiên, trong đó đất đồng bằng 7 triệu ha.
- Nhóm đất được hình thành tại chỗ (đất địa thành) có khoảng 25 triệu ha.
Các nhóm đất chính và sự phân bố
Việt Nam có nhiều nhóm và loại đất khác nhau, gồm 31 loại và 13 nhóm. Riêng khu
vực miền núi chiếm khoảng 25 tri ệu ha, bao gồm 6 nhóm, 13 loại đất chính phân bố
trên bốn vành đai cao:
Từ 25 - 50m đến 900 - 1.000m: 16,0 triệu ha, chiếm 51,14%;
Từ 900 - 1.000m đến 1.800-2.000m: 3,7 triệu ha, chiếm 11,8%;
Từ 1.800 - 2000m đến 2.800m: 0,16 triệu ha, chiếm 0,47%;
Từ 2.800m đến 3.143m: 1.200ha, chiếm 0,02%.
Bảng I.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2001
Nguồn: Niên giám Thống kê, 2002
Nhóm đất mùn thô trên núi cao
Trên đỉnh các dãy núi cao mà cao nhất là đỉnh Phanxipăng,
với những điều kiện phong phú của đá mẹ, khí hậu lại có
phần giá lạnh của mùa đông ôn đới và á nhiệt đới, thực vật
đa phần là những loài cây xứ lạnh, ưa ẩm. Đất ở đây có
tầng mùn thô dày đến 10-50cm nằm phủ trên tầng đá mẹ
phong hoá yếu, hoặc nằm trên tầng đọng nước bị glây
mạnh. Vì vậy, đất này được gọi là đất mùn trên núi cao,
đất có màu nâu đen hoặc màu vàng xám. Loại đất này có
diện tích không lớn, chỉ gặp trên các đỉnh núi cao vùng
Hoàng Liên Sơn (Ngọc Lĩnh; Ngọc Áng, Chư Yang Sinh,...)
và Nam Trường Sơn. Đúng với tên gọi của nó, đất mùn núi
cao rất giàu chất hữu cơ, thường có hàm lượng trên 10% ở
lớp đất mặt. Nằm trên mái nhà của Tổ quốc, vùng đất này
cần phải giữ thảm rừng che phủ, vừa hạn chế lũ lụt mùa
mưa, vừa giữ nguồn sinh thuỷ mùa khô, đồng thời bảo vệ
các loài sinh vật quý hiếm.
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi
Tiếp tục đi xuống những vùng có độ cao từ 2.000m đến 900m
sẽ gặp những nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Nơi đây có khí
hậu lạnh và ẩm, nhiệt độ trung bình từ 15 - 20oC. Thảm thực
vật nhìn chung còn tốt hơn vùng đồi, chỉ có một số loại đất là
đất mùn vàng đỏ trên núi, phân bố ở các tỉnh miền núi cả
nước.
Do ở địa hình cao, dốc, hiểm trở nên đất thường bị xói mòn
mạnh. Mặt khác, do quá trình phong hoá yếu nên tầng đất
không dày quá 1,5m. Đất có phản ứng chua vừa đến chua ít,
pH từ 4 - 5, lân tổng số và dễ tiêu từ nghèo đến trung bình,
nghèo các cation kiềm, đất có hàm lượng mùn thô khá cao. Nhóm đất này thích hợp
cho việc sử dụng theo phương thức nông lâm kết hợp với nhiều loại cây ăn quả ôn
đới, cây dược liệu.
Nhóm đất đỏ vàng - feralít
Rời độ cao 900m xuống vùng thấp đến 25m có nhóm đất đỏ vàng - feralít. Đây là
nhóm đất có diện tích lớn nhất (khoảng gần 20 triệu ha) được hình thành trên nhiều
loại đá mẹ, phân bố rộng khắp các tỉnh trung du và miền núi cả nước và thích hợp
với nhiều loại cây trồng. So với đất vùng Đồng bằng sông Hồng thì những yếu tố hình
thành đất nổi bật nhất của vùng đồi núi là địa hình, đá mẹ và rừng.
Nhóm đất này có rất nhiều loại, tuỳ theo đá mẹ và địa hình, nhưng đáng quý hơn cả
trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội là đất nâu đỏ phát triển trên đá badan hay đất đỏ
badan.
Đất nâu đỏ trên badan
Cách đây vài chục vạn năm, ở vùng Tây Nguyên hùng vĩ, núi
lửa đã hoạt động liên tục. Những dung nham nóng chảy từ sâu
trong lòng đất ra ngoài, lắng đọng lại thành những tầng đá
badan. Loại đá này bị phong hoá, tạo điều kiện để các thế hệ
cỏ cây hoa lá nối tiếp nhau phát triển và dần hình thành nên
nhiều loại đất đỏ phì nhiêu mà chúng ta thường gọi là đất đỏ
badan. Thực ra màu đỏ là màu chiếm ưu thế, còn thực tế, đâu
đâu cũng bắt gặp nhiều màu sắc có tính pha trộn: màu nâu
đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng, đỏ tím, vàng đỏ,... thể hiện tính đặc thù
của quá trình feralít phát triển mạnh.
Đây là những loại đất tốt nhất trên các vùng đồi núi của nước
ta - một viên ngọc đồ sộ và vô cùng quý giá. Đất đỏ badan tập
trung nhiều nhất ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm
Đồng, Đồng Nai, phía nam Bình Thuận, Phú Yên, phần giữa
của Thừa Thiên - Huế, và một diện tích nhỏ ở Quảng Trị, Nghệ
An. Tổng diện tích khoảng 2.425.28ha, riêng Tây Nguyên có
khoảng 1 triệu ha. Tầng đất dày lại cấu trúc tốt, độ xốp cao, dung trọng thấp, tỷ lệ
khoáng đang phong hoá và chưa phong hoá thấp. Do có nhiều sét nên khả năng giữ
nước của đất rất cao. Sau trận mưa lớn, qua 3 - 4 ngày lượng nước mà đất giữ được
vẫn còn tới 40 - 50%. Về mặt hoá tính, đất khá giàu lân tổng số, ở vùng mới khai
hoang, hàm lượng lân đạt 0,5%, ở các nương cà phê, trung bình là 0,2 - 0,3%, song
lân dễ tiêu lại rất nghèo vì Fe3+, Al3+ giữ chặt. Tuy nhiên đất chua, đặc biệt khoáng
vật sét rất đơn điệu, chỉ có kaolinít, các khoáng vật hyđrômica không còn tồn tại, do
đó, đất rất nghèo kali. Đất đỏ badan thích hợp với nhiều loại cây trồng, riêng "bộ ba"
cà phê, cao su và chè đã đem lại cho nền kinh tế quốc dân một nguồn thu nhập đáng
kể. Ngày nay, một số vùng còn phát triển nhiều loại cây trồng khác như bông, mía
đường, điều và nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao cũng đang hứa hẹn nhiều
triển vọng. Đất có khả năng giữ ẩm cao, cũng có nghĩa là độ ẩm cây héo lớn (27 -
30%) nên vào mùa khô thường bị hạn hán nghiêm trọng, cây trồng thường bị thiếu
nước. Chính vì vậy, đất này tỏ ra "khó tính" đối với một số loại cây trồng, nhất là ở
vụ Đông Xuân. Đất miền rừng núi đa dạng, diện tích đất thì rộng nhưng khai thác và
sử dụng còn nhiều bất cập, cần thiết phải có những giải pháp thích hợp vì các loại
đất này giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Trong nhóm đất này có loại đất đỏ nâu phát triển trên đá vôi, phân bố ở nhiều tỉnh
như: Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Quảng Ninh, Ninh Bình,... Loại đất này có tiềm
năng nông nghiệp lớn, đặc biệt, có khả năng phục hồi nhanh sau nương rẫy (Khung
I.1). Hầu hết những vùng đất đỏ nâu phát triển trên đá vôi còn giữ được độ phì nhiêu
trung bình và khá, hàm lượng hữu cơ 1,6%, N 0,15%, lân tổng số 0,14%, riêng kali
nghèo 0,20% mặc dầu đất có thành phần cơ giới nặng 57 - 65% sét, nhưng cấu trúc
tốt, độ xốp đạt 50 - 51%.
Khung I.1. MAI SƠN ĐANG CHUYỂN MÌNH
Đất đỏ nâu phát triển trên đá vôi tuy bảo vệ sử dụng chưa tốt nhưng đất và người đã
vào cuộc mở ra những triển vọng mới. Trạm Khuyến nông Mai Sơn (Sơn La) đã vui
mừng thông báo với chúng tôi những chuyển biến nhanh về ý thức và cố gắng của
huyện.
Trong khoảng 10 năm gần đây tỷ lệ che phủ tăng từ 30 lên 40%. Đó là do đất rừng
đã có chủ và tốc độ tái sinh nhanh trên nền đất nâu đỏ màu mỡ. Trên 141.000ha đất
tự nhiên và 26.000ha đất nông nghiệp của huyện đã phát triển mạnh cây lâu năm
gồm: 1.200ha cà phê, 520ha chè, 4.000ha cây ăn quả như nhãn, na, xoài; 150ha
dâu, diện tích lúa nương giảm còn 1.500ha, nhưng cây ngô lai lại "lên ngôi" chiếm
6.000ha; đã xây dựng đồng cỏ, sản xuất thức ăn gia súc để chuyển đổi mục đích sử
dụng đất. Hiện đã có 600 con bò sữa, 17.000 bò thịt, 11.000 trâu, 35.000 lợn. Đã
tiếp nhận 1.500 hộ di dân đến. Người nông dân đã biết gắn cuộc sống với đất đai, sử
dụng chúng có hiệu quả hơn.
Nguồn: Báo cáo của đoàn Khảo sát về sử dụng đất Tây Bắc, 7-2003
Những loại đất đỏ nâu phát triển trên đá vôi tuy
có diện tích không lớn, nhưng có độ pH trung tính
hoặc ít chua, thích hợp với nhiều loại cây trồng
như ngô, lạc, đậu đỗ các loại và nhiều cây ăn quả
khác. Ở vùng này có những bãi bằng, thung lũng
chứa các sản phẩm bồi tụ là những tiềm năng lớn
để phát triển các cây trồng nông nghiệp. Tuy
nhiên, nếu sử dụng không đi đôi với những biện
pháp cải tạo, đất vẫn bị chua dần và cần thiết
phải có những giải pháp thích hợp để khử chua
(Khung I.2).
Khung I.2. TRẠM KHUYẾN NÔNG MỘC CHÂU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢI TẠO
ĐẤT CHUA TRÊN ĐẤT RUỘNG HAI VỤ
Năm 2002 Trạm Khuyến nông huyện Mộc Châu đã xây dựng mô hình cải tạo đất
chua với 15ha ruộng lúa hai vụ ở bản Nà Bó, xã Hua Păng. Khu đất này thường
xuyên bị ngập úng, nước chảy tràn bờ, mặt ruộng nổi váng rỉ sắt màu nâu vàng, lúa
non thường nghẹt và thối rễ, đẻ nhánh kém, sâu bệnh nhiều và năng suất thấp. Cán
bộ khuyến nông hướng dẫn các hộ dùng vôi bột rải đều mặt ruộng sau khi cày bừa
và trước khi cấy 15 - 20 ngày với định mức: 50kg vôi bột/1.000m2.
Sau đó, cày bừa lại lần nữa để vôi thấm vào đất, ngâm nước 4 - 5 ngày, rồi tháo
cạn. Tháo rửa nước trong ruộng từ 2 - 3 lần và làm đồng bộ ở tất cả các ruộng.
Trước khi cấy lại cày bừa kỹ, bón lót 40kg phân lân cho 1.000m2. Với quy trình cải
tạo này, vụ Xuân 2002, 90 hộ nông dân bản Nà Bó đã có một vụ lúa bội thu với
giống lúa lai sán ưu 63. Năng suất lúa khô bình quân đạt 7,9 tấn/ha.
Nguồn: Tạp chí Khuyến nông Sơn La, số 22, 12-2002
Nhóm đất xám bạc màu
Đất này có diện tích không lớn chỉ chiếm 1.791.020ha, phân
bố nơi giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi, bạc màu là tên
gọi dân gian và có thể hiểu theo hai nghĩa: đất có màu xám
nhạt và kém màu mỡ, phẫu diện toàn cát, thành phần cơ giới
nhẹ, nghèo dinh dưỡng.
Trước đây, năng suất lúa trên đất bạc màu rất thấp, đến mức
ví von hình ảnh "Chó chạy thò đuôi", nhưng hiện nay lại
khác. Những tính chất "nghèo, chua, khô, rắn" dần dần được
cải thiện. Giờ đây Vĩnh Phúc, Bắc Giang đất vẫn còn màu xám
trắng nhưng đậm đà hơn, có chất lượng hơn, năng suất lúa
không phải vài tấn mà phổ biến 5-7 tấn/ha, không kém đất
phù sa đồng bằng trù phú. Ở Đông Nam Bộ, rải rác một số
nơi ở duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, người dân biết rõ
mặt mạnh, mặt yếu, từ đó cải tạo lớp đất mặt, tăng lượng
hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác như: đạm, lân và kali đi
đôi với áp dụng giống mới. Do địa hình cao, đất nhẹ, dễ thoát
nước nên cũng dễ tăng vụ, dễ đưa các cây trồng khác vào, hiệu quả kinh tế cao hơn
lúa (Khung I.3).
Khung I.3. LÀM GIÀU TRÊN ĐẤT XÁM
Đất xám trên đá mẹ granít ở vùng Quỳ Hợp (Nghệ An), trước đây làm nương rẫy,
người dân quanh năm xoay sở sống với vốn rừng và đất dốc nên diện tích rừng bị thu
hẹp mau chóng. Hiện nay, dân bản đã được giao đất khoán rừng, màu xanh của núi
rừng đã trở lại, hiện tượng đốt phá rừng không còn nữa. Mới vài năm qua mà đồng
bào xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp, 100 hộ, đã trồng được 4.800 cây ăn quả các loại
trên đất xám như: nhãn, vải, táo, xoài, khế... Trồng chuối xen với rừng để tăng thu
nhập và chống xói mòn.
Nguồn: Báo cáo của đoàn Khảo sát về môi trường nông thôn KC 08.06, 2003
Nhóm đất phù sa
Các dòng sông có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển các loại
đất. Hoạt động của các sông ngòi đã tạo nên các vùng đồng bằng, các châu thổ lớn
nhỏ khác nhau. Theo tính toán, sông Hồng và sông Cửu Long mỗi năm chuyển tải
gần hai tỷ tấn phù sa, khối lượng phù sa này phụ thuộc theo mùa. Ví dụ, sông Hồng
vào mùa khô trong 1m3 nước chứa 0,5kg phù sa, về mùa mưa lũ chứa tới 2 - 3kg.
Cặn phù sa lơ lửng trong nước sông chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và là nguồn thức
ăn quý giá đối với cây trồng. Nguồn phù sa của các con sông có chất lượng khác
nhau, phụ thuộc vào các loại đá mẹ nằm theo lưu vực và do đó các loại đất được
hình thành cũng rất khác nhau. Ở Việt Nam, tuyệt đại đa số dân cư sinh sống dọc
theo ven biển và các đồng bằng phù sa trù phú. Nơi đây xa xưa là biển, sản phẩm
rửa trôi từ thượng nguồn xuống bồi đắp dần, nên tuổi đời của đất còn rất trẻ, chưa
quá một vài triệu năm. Có những vùng rộng hàng chục km2 như Kim Sơn (Ninh
Bình) khoảng 100 năm trước, nơi đây vẫn còn là biển.
Địa phương nào có nhiều đất phù sa thì có nhiều thuận lợi giải quyết vấn đề lương
thực, thực phẩm. Không phải chỉ lúa, ngô, khoai, các loại rau màu phát triển tốt mà
các loại cây ăn quả quý hiếm cũng cho hiệu quả cao.
Nước ta có diện tích đất phù sa không nhiều, khoảng 3.400.000ha chiếm hơn 10%
diện tích tự nhiên cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tập trung đất phù sa
rộng lớn hơn cả, sau đó đến Đồng bằng sông Hồng, tiếp đó là những đồng bằng ven
biển nằm rải rác ở các tỉnh với diện tích nhỏ hơn. Nếu đánh giá chung về chất lượng
đất, ngoài đặc tính xếp lớp, nước ngầm giàu K+, Ca2+, Mg2+, ít sắt, nhôm thì ở mỗi
một vùng cũng có những tính chất đặc thù:
+ Đất phù sa sông Cửu Long chứa lượng sét cao;
+ Đất phù sa sông Hồng chứa nhiều limôn, ít sét, giàu Ca2+, Mg2+;
+ Đất phù sa một số vùng ven biển miền Trung có thành phần cơ giới nhẹ hơn,
nghèo dinh dưỡng hơn.
Nhóm đất mặn
Ở Việt Nam do tác động của biển, đã hình thành một loại đất
đặc biệt, đó là đất mặn. Nhóm đất này là “đất có vấn đề", tập
trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển miền Bắc như:
Thái Bình, Thanh Hoá và vùng ven biển miền Nam, từ các
tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, xuống Bạc Liêu, Cà Mau lên đến
tỉnh Kiên Giang. Dọc ven biển các tỉnh miền Trung đất cũng
bị nhiễm mặn, nhưng do địa hình dốc nên thuỷ triều tràn vào
ít hơn so với ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Nhóm đất mặn có diện tích
khoảng 1 triệu ha. Gọi là đất mặn vì đất bị nhiễm mặn do nước biển và có chứa
nhiều loại muối khác nhau, trong đó muối clorua bao giờ cũng chiếm ưu thế. Căn cứ
vào nồng độ muối hoà tan với tỷ lệ clo trong đó, Hội Khoa học Đất Việt Nam chia đất
mặn ra: (Bảng I.3)
Đất mặn ngoài đê biển (đất mặn sú vẹt): Diện tích 105.300ha, thường xuyên ngập
nước biển và chỉ thích nghi với tập đoàn cây rừng ngập mặn, như: đước, sú, vẹt,
mắm, bần,... Tuy có diện tích ít nhưng vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển
và nuôi trồng thuỷ sản.
Bảng I.3. Phân loại đất mặn
Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2002
Đất mặn nội đồng gồm:
+ Đất mặn nhiều: diện tích 139.610ha, phần lớn tập trung ở vùng ven biển Đồng
bằng sông Cửu Long 102.000ha. Những vùng ven biển khác đều co,á nhưng diện tích
ít hơn, như Đông Nam Bộ 19.590ha, duyên hải miền Trung 11.420ha, Khu IV cũ
6.600ha. Hệ thống thuỷ lợi, chế độ thuỷ văn cũng tác động làm thay đổi tính chất và
diện tích đất mặn nhiều.
Đất mặn trung bình và ít: diện tích 732.580ha, nằm bên trong vùng mặn nhiều, đại
bộ phận ở địa hình trung bình và cao còn ảnh hưởng của thuỷ triều. Đất được xây
dựng các công trình tưới tiêu, nhiều vùng đã có năng suất lúa cao. Đất này phần lớn
tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 586.420ha (80%), Đồng bằng
sông Hồng 53.300ha (7,3%), Khu IV cũ 38.350ha (5,2%), duyên hải miền Trung
35.560ha (4,9%) và một ít ở Đông Nam Bộ. Nước mặn từ chỗ có hại trở thành nguồn
lợi. Trước đây, đến những vùng đất mặn, dù ở miền Bắc hay miền Nam đều thấy
chung một cảnh là "đất không nuôi nổi người", nhưng nay đã khác, do việc chuyển
đổi cơ cấu nông nghiệp và sự hiểu biết của người dân về đất mặn đã tăng lên, đồng
lúa trĩu hạt, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, đời sống của dân đã được cải thiện rõ
rệt (Khung I.4).
Khung I.4. SỬ DỤNG ĐẤT MẶN
Giáo sư Võ Tòng Xuân và nhiều nhà chuyên môn khác, nhiều lần can ngăn ngành
thuỷ lợi không nên lấy quá nhiều nước từ hệ thống sông Cửu Long để tránh xâm
nhập mặn cho vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long,... Công cuộc ngọt hoá bán
đảo Cà Mau - Bạc Liêu,... phá huỷ cơ hội làm giàu nhờ nước mặn cho dân vùng này
vì làm một vụ lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản có lợi hơn nhiều so với làm hai vụ
lúa.
Nguồn: Nguyễn Đức An, Thế giới mới, số 329, 1999
Nhóm đất phèn
Đất phèn là một loại hình đặc biệt tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long,
những nơi khác có rất ít nên nhiều người dân ở khu vực phía Bắc hầu như không biết
(Khung I.5).
Khung I.5. ĐẤT PHÈN - MỘT BÍ ẨN ĐỐI VỚI NHIỀU NGƯỜI
Sau ngày đất nước thống nhất, nhiều người dân từ miền Bắc vào Đồng bằng sông
Cửu Long để khai khẩn, lúc đầu thấy đất bằng cứ tưởng như đất phù sa ở miền Bắc,
họ phấn khởi dựng ngay lều chõng triển khai gieo cấy, be bờ mở đường, mở rộng
diện tích, một thời gian không lâu, lúa chưa kịp lên đã chết vàng, chết cháy. Người
dân Bắc Bộ vào đây mới biết thế nào là đất phèn, bao nhiêu công sức bỏ ra, nhưng
không có ăn chỉ vì chưa hiểu nó.
Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000
Đất phèn được hình thành trên các sản phẩm bồi tụ phù sa
với vật liệu sinh phèn. Vùng Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp
Mười, kể cả một số nơi ở Hải Phòng, Thái Bình khi đào đất tới
độ sâu nào đó, người ta thấy xuất hiện màu đen, có mùi hôi
của khí sunphua hyđrô (H2S). Nếu để đất màu đen đó hong
khô ngoài không khí sẽ xuất hiện màu vàng và bốc mùi của
chất lưu huỳnh - đó chính là chất phèn gồm hỗn hợp của
sunphát nhôm và sunphát sắt. Hiện tượng này liên quan đến
nguồn gốc hình thành của đất phèn. Các nhà khoa học cho
rằng, sự ôxy hoá các sản phẩm hữu cơ chứa lưu huỳnh (xác
các cây sú, vẹt, mắm, đước, tràm,...) là nguyên nhân chính
để sinh ra chất phèn. Đất phèn được xác định bởi sự có mặt
trong phẫu diện đất hai loại tầng chuẩn đoán chính là tầng
sinh phèn. Đất chỉ có tầng sinh phèn gọi là đất phèn tiềm
tàng. Đất có tầng phèn gọi là đất phèn hiện tại.
Về tính chất của đất phèn, trước hết phải là độ chua. Các hợp chất hữu cơ chứa lưu
huỳnh bị phân giải yếm khí tạo nên các sunphua, khi gặp không khí chúng lại bị ôxy
hoá thành các sunphát và axít sunphuaríc (H2SO4). Axít này công phá phần khoáng
của đất tạo ra sunphát nhôm (phèn nhôm) và sunphát sắt (phèn sắt). Hình thái phẫu
diện của đất phèn rất đặc trưng, và chia ra bốn tầng rõ rệt: tầng canh tác, tầng đế
cày, tầng đất cái chứa nhiều xác thực vật và cuối cùng là tầng cát lỏng màu xám
đen,... Hàm lượng hữu cơ rất khác nhau, trung bình là 2,5 - 3,5%, những nơi còn
dấu vết thực vật có thể tới 5 - 6%. Hàm lượng N tổng số phổ biến từ 0,10 - 0,15%,
đặc biệt rất nghèo lân, thường chỉ khoảng 0,04 - 0,08%. Do đó, nếu bón đúng cách,
hiệu lực của phân lân rất cao. Nhìn chung, độ phì nhiêu tiềm tàng của đất phèn
không thua kém đất phù sa sông Hồng và sông Cửu Long, nhưng vì quá chua nên
năng suất cây trồng chưa cao (Khung I.6).
Khung I.6. SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT PHÈN
Bạn hãy cùng chúng tôi đi thuyền trên kênh Hồng Ngự xuôi về Vàm Cỏ Tây - một con
sông tiêu thoát nước phèn nên nước sông lúc nào cũng trong vắt. Vùng đất được
thoát phèn đã phát huy độ màu mỡ tiềm tàng, lại được bổ sung thêm phân lân nung
chảy nên hiệu quả sản xuất rất cao. Sự đóng góp gia tăng lương thực của đất phèn
đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn, không những chỉ giải quyết được cái ăn mà còn
dư thừa lương thực để xuất khẩu. Bên cạnh đó, từ kênh rạch, bạn có thể ngắm nhìn
những vườn cây ăn trái trĩu quả, những vuông nuôi trồng thuỷ sản thẳng cánh cò
bay, những rừng tràm xanh biếc với