Tài nguyên hệ sinh thái biển Việt Nam

Các hệ sinh thái biển và ven biển có giá trị dịch vụ cực kỳ quan trọng như điều hoà khí hậu, dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hoá; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ương nuôi ấu trùng của nhiều loài thuỷ sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ ngoài khơi vào theo Một góc khu bảo tồn biển Hòn Mun. mùa trong đó cónhiều loài đặc hải sản.

pdf5 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài nguyên hệ sinh thái biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài nguyên hệ sinh thái biển Việt Nam Các hệ sinh thái biển và ven biển có giá trị dịch vụ cực kỳ quan trọng như điều hoà khí hậu, dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hoá; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ương nuôi ấu trùng của nhiều loài thuỷ sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ ngoài khơi vào theo Một góc khu bảo tồn biển Hòn Mun. mùa trong đó có nhiều loài đặc hải sản. PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết: "Ước tính mỗi năm khoản lợi nhuận thu được từ các hệ sinh thái biển và ven biển của Việt Nam từ 60-80 triệu USD, tức là khoảng 56-100 USD/năm/gia đình cư dân sống ở các huyện ven biển”. Đến nay, trong vùng biển nước ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Các loài sinh vật đó thuộc về 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau, trong đó có 3 vùng biển: Móng Cái- Đồ Sơn, Hải Vân- Đại Lãnh và Đại Lãnh- Vũng Tàu có mức độ đa dạng sinh học cao hơn các vùng khác. Trong tổng số loài được phát hiện có khoảng 6.000 loài động vật đáy; 2.038 loài cá (trong đó có hơn 100 loài cá kinh tế); 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước. Khu bảo tồn biển Hòn Mun- Khánh Hoà được coi là một công cụ hữu hiệu để bảo tồn đa dạng sinh học biển và quản lý nghề cá. Đây là một trong ba khu bảo tồn biển được chọn làm thí điểm trên thế giới, với diện tích 16.000 ha, gồm 9 hòn đảo trong vịnh Nha Trang, có 5.300 người sống trong phạm vi và 300.000 người sống ở vùng lân cận khu bảo tồn này. Rạn san hô ở đây được xem là hệ sinh thái quan trọng nhất và được cấu thành từ trên 340 loài san hô cứng trong tổng số 800 loài của thế giới. Độ phủ của rạn san hô này thuộc loại cao (70%) và được xem là một trong những nơi có đa dạng sinh học cao nhất ở vùng bờ Việt Nam. Ngoài ra, khu bảo tồn biển Hòn Mun còn có 4 loài cỏ biển, 3 loài thực vật ngập mặn, 124 loài thân mềm, 46 loài giun nhiều tơ, 69 loài giáp xác, 27 loài da gai và 169 loài cá san hô. Hàng năm, khu bảo tồn biển Hòn Mun còn thu hút được hơn 300.000 du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Đảo cùng với dải bờ biển và không gian biển nước ta chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, với trữ lượng, quy mô khá, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng như: cảng- giao thông vận tải biển, thuỷ sản, dầu khí, khai khoáng, du lịch và nhiều lĩnh vực dịch vụ đi kèm. Biển gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường. Các thế hệ người Việt đã gắn bó với biển và có sinh kế phụ thuộc vào biển, nhất là đối với người dân sống ở các huyện ven biển và hải đảo (chiếm 17% tổng diện tích và khoảng hơn 23% dân số cả nước).
Tài liệu liên quan