Tài nguyên rừng Việt Nam

Tài nguyên rừng ở Việt Nam Theo tài liệu của Maurand thì trước năm 1945, Việt Nam có 14 triệu ha rừng chiếm hơn 42% diện tích tự nhiên của cả nước, năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm 29% diện tích tự nhiên),năm 1985 còn 7,8 triệu ha (23,6%) đến năm 1989 chỉ còn 6, 5 triệu ha (19,7%) (Viện điều tra qui hoạch rừng Việt Nam, 1989). Do đất nước ta trải dài từ bắc xuống nam và điạ hình với nhiều cao độ khác nhau so với mực nước biển nên rừng phân bố trên khắp các dạng địa hình, với nét độc đáo của vùng nhiệt đới và rất đa dạng: có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng già nguyên thủy, rừng cây lá rộng, rừng cây lá kim, rừng thứ cấp, truông cây bụi và đặc biệt là rừng ngập mặn.

pdf6 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2093 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài nguyên rừng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI NGUYÊN RỪNG VIỆT NAM Tài nguyên rừng ở Việt Nam Theo tài liệu của Maurand thì trước năm 1945, Việt Nam có 14 triệu ha rừng chiếm hơn 42% diện tích tự nhiên của cả nước, năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm 29% diện tích tự nhiên), năm 1985 còn 7,8 triệu ha (23,6%) đến năm 1989 chỉ còn 6, 5 triệu ha (19,7%) (Viện điều tra qui hoạch rừng Việt Nam, 1989). Do đất nước ta trải dài từ bắc xuống nam và điạ hình với nhiều cao độ khác nhau so với mực nước biển nên rừng phân bố trên khắp các dạng địa hình, với nét độc đáo của vùng nhiệt đới và rất đa dạng: có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng già nguyên thủy, rừng cây lá rộng, rừng cây lá kim, rừng thứ cấp, truông cây bụi và đặc biệt là rừng ngập mặn... Bảng: Tài nguyên rừng ở Việt Nam (Maurand, 1945) Khu vực Diện tích tự nhiên ( 1.000 ha ) Diện tích rừng ( 1.000 ha ) Tỉ lệ % diện tích rừng Bắc bộ 11.570 6.955 60,8 Trung bộ (gồm cả Lâm đồng và Thuận hải) 14.574 6.580 44,0 Nam bộ 6.470 817 13,0 Tính chung cả nước 32.804 14.325 48,3 Rừng Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng. Có thể nói nước ta là trung tâm thu nhập các luồng thực vật và động vật từ phía bắc xuống, phía tây qua, phía nam lên và từ đây phân bố đến các nơi khác trong vùng. Ðồng thời, nước ta có độ cao ngang từ mực nước biển đến trên 3.000 m nên có nhiều loại rừng với nhiều loại thực vật và động vật quý hiếm và độc đáo mà các nước ôn đới khó có thể tìm thấy được: - Về thực vật, theo số liệu thống kê gần đây thì có khoảng 12.000 loài thực vật, nhưng chỉ có khoảng 10.500 loài đã được mô tả (Hộ, 1991- 1993), trong đó có khoảng 10% là loài đặc hữu; 800 loài rêu; 600 loài nấm... Khoảng 2.300 loài cây có mạch đã được dùng làm lương thực, thực phẩm, làm thức ăn cho gia súc. Về cây lấy gỗ gồm có 41 loài cho gỗ quí (nhóm 1), 20 loài cho gỗ bền chắc (nhóm 2), 24 loài cho gỗ đồ mộc và xây dựng (nhóm 3)..., loại rừng cho gỗ này chiếm khoảng 6 triệu ha. Ngoài ra rừng VN còn có loại rừng tre, trúc chiếm khoảng 1,5 triệu ha gồm khoảng 25 loài đã được gây trồng có giá trị kinh tế cao. Ngoài những cây làm lương thực, thực phẩm và những cây lấy gỗ ra, rừng Việt Nam còn có những cây được sử dụng làm dược liệu gồm khoảng 1500 loài trong đó có khoảng 75% là cây hoang dại. Những cây có chứa hóa chất quý hiếm như cây Tô hạp (Altingia sp.) có nhựa thơm có ở vùng núi Tây Bắc và Trung bộ; cây Gió bầu (Aquilaria agalocha) sinh ra trầm hương, phân bố từ Nghệ tỉnh đến Thuận Hải; cây Dầu rái (Dipterocarpus) cho gỗ và cho dầu nhựa... - Về động vật cũng rất đa dạng, ngoài các loài động vật đặc hữu Việt Nam còn có những loài mang tính chất tổng hợp của khu hệ động vật miền nam Trung Hoa, Ấn Ðộ, Mã Lai, Miến Ðiện. Hiện tại đã thống kê được khoảng 774 loài chim, 273 loài thú, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 475 loài cá nước ngọt và 1.650 loài cá ở rừng ngập mặn và cá biển; chúng phân bố trên những sinh cảnh khác nhau, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa khoa học. Nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ của thế giới. Sự tàn phá rừng ở Việt Nam Năm 1945 diện tích rừng ở Việt Nam là 14 triệu ha, đến hiện nay chỉ còn lại khoảng 6, 5 triệu ha. Như vậy trung bình mỗi năm rừng Việt Nam bị thu hẹp từ 160 - 200 ngàn ha. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút nghiêm trọng về diện tích là do khai hoang trong chiến tranh, do tập quán sống du canh của số dân tộc ở vùng cao, do cháy rừng, do sự khai phá rừng bừa bãi lấy gỗ lấy đất canh tác... Nguồn tài nguyên động vật đa dạng của rừng Việt Nam cũng bị giảm sút nghiêm trọng là do sự săn bắt thú bừa bãi để lấy da, lông, thịt, sừng và các sản phẩm khác để làm thuốc, còn do việc buôn lậu thú quý hiếm ra nước ngoài. Trong 4 thập kỷ qua, theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim bị tuyệt chủng và 120 loài thú bị diệt vong. Trong những năm gần đây, do lợi ích trước mắt của nguồn lợi thủy hải sản, dẫn đến sự tàn phá các rừng ngập mặn để lấy chất đốt và làm vuông nuôi các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế; điều này xảy ra nghiêm trọng ở vùng đồng bằng sông Cửu long, sông Hồng và một số các tỉnh ven biển và hậu quả của nó là phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái rừng ngập mặn, làm mất đi nơi sinh sản của một số loài tôm cá nước ngọt và biển, đồng thời gây nên hiện tượng xói mòn bờ biển do sóng và do gió. Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Tình hình hiện nay cho hấy việc bảo vệ và khôi phục nguồn tài nguyên rừng để đảm bảo sự cân bằng sinh thái, đồng thời bảo tồn tính đa dạng sinh học, ngăn chặn sự diệt vong của các loài, nhất là các loài quý hiếm là một việc làm hết sức cấp bách. Chiến lược chung của thế giới về khôi phục và bảo vệ rừng hiện nay tập trung vào các vấn đề chính yếu là: Sử dụng phương pháp Nông – Lâm kết hợp và Lâm – Nông kết hợp Đẩy mạnh công tác giao dục cho mọi người dân về vai trò của rừng cũng như hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi. Ngăn chặn càng sớm càng tốt nạn phá rừng, nhất là rừng nhiệt đới. Xây dựng và bảo vệ các khu rừng quốc gia. Cùng thực hiện chiến lược đó, hiện nay ở nước ta có 10 vườn quốc gia (khoảng 254.807ha), 52 khu dự trữ (khoảng 1.401.658 ha), 18 khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 22 khu bảo vệ cảnh quan và dự kiến có 16 khu bảo tồn biển Việt Nam. Các vườn quốc gia đã và đang được bảo vệ có hiệu quả như vườn Quốc gia Ba Vì (7.337 ha), Ba Bể (23.340 ha), Bạch Mã (22.030 ha), Bến En (16.634 ha), Cúc Phương (22.200 ha), Cát Bà (15.200 ha), Côn Đảo (15.043 ha), Nam Cát tiên (37.900 ha), Tam Đảo (36.883 ha), Yokdon (58.200 ha) (Bộ Khoa học-Công nghệ và môi trường, 1998).