Trong các ngôn ngữ thuộc hệ chữ Hán như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Mãn Châu và Việt Nam, chỉ có Việt Nam đổi ra dùng mẫu tự La Tinh. Tiếng nói các nước trên đều có thể ghi bằng La Tinh, có phần còn dễ hơn tiếng Việt, nhưng mỗi quốc gia có hoàn cảnh riêng nên không thay đổi được.
Việt Nam do bị Pháp đô hộ hoàn toàn, nên năm 1911 (1918) nhà cầm quyền Pháp ra nghị định dùng chữ Quốc Ngữ và khoảng năm 1945 nhà cầm quyền cả hai miền Nam và Bắc chính thức áp du.ng. Nhưng cũng do yếu tố quan trọng là tiếng Việt có tới khoảng 15.000 âm, nên ít bị đồng âm dị nghĩạ Về các chữ Hán đồng âm và dị nghĩa, nhiều nhất là âm "kỳ" có 22, chữ "hoàng" có 17, chữ "hoa" có 10, chữ "kiều" có 7, chữ "minh" có 5... còn đa số 1 âm chỉ có 1 hay 2 chữ Hán, nhưng 1 chữ Hán thường có nhiều nghĩa.
Nhật Bản do chỉ có 120 âm, nên đồng âm dị nghĩa rất nhiều, như âm "kò" có khoảng hơn 400 chữ Hán, "yoshi" hay "shò" mỗi âm có khoảng 300 chữ Hán, nên nếu viết bằng La Tinh thì không rõ nghĩa. Đôi khi người Nhật nói rằng họ ganh với người Việt vì tiếng Việt chuyển sang La Tinh được, trong khi tiếng Nhật thì không. Việc đổi sang La Tinh có lợi lớn, nhưng cũng có hại là hầu hết người Việt ngày nay không đọc được văn kiện của người xưa.
Trung Hoa với tiếng Bắc Kinh, Phổ Thông hay Quan Thoại có 1.300 âm, còn Quảng Đông, Phúc Kiến cũng 5.000 đến 7.000 âm. Nhưng nếu viết La Tinh theo tiếng Bắc Kinh hay Quan Thoại thì các vùng khác không hiểu được. Vì Trung Hoa rộng lớn, có 8 tiếng nói chính và hằng trăm tiếng nói của người thiểu số. Chỉ viết bằng chữ Hán thì cả nước mới có thể đọc và hiểu được, do đó, chữ Hán là văn tự duy nhất có thể dùng để thống nhất cách viết, còn vùng nào cũng vẫn cứ đọc theo tiếng vùng đó.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tại sao chỉ có chữ Việt đổi ra La Tinh?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT MẾN YÊU
親愛越南語
Đỗ Thông Minh
TẠI SAO CHỈ CÓ CHỮ VIỆT ĐỔI RA LA TINH?
Trong các ngôn ngữ thuộc hệ chữ Hán như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Mãn Châu và Việt Nam, chỉ có Việt Nam đổi ra dùng mẫu tự La Tinh. Tiếng nói các nước trên đều có thể ghi bằng La Tinh, có phần còn dễ hơn tiếng Việt, nhưng mỗi quốc gia có hoàn cảnh riêng nên không thay đổi được.
Việt Nam do bị Pháp đô hộ hoàn toàn, nên năm 1911 (1918) nhà cầm quyền Pháp ra nghị định dùng chữ Quốc Ngữ và khoảng năm 1945 nhà cầm quyền cả hai miền Nam và Bắc chính thức áp du.ng. Nhưng cũng do yếu tố quan trọng là tiếng Việt có tới khoảng 15.000 âm, nên ít bị đồng âm dị nghĩạ Về các chữ Hán đồng âm và dị nghĩa, nhiều nhất là âm "kỳ" có 22, chữ "hoàng" có 17, chữ "hoa" có 10, chữ "kiều" có 7, chữ "minh" có 5... còn đa số 1 âm chỉ có 1 hay 2 chữ Hán, nhưng 1 chữ Hán thường có nhiều nghĩa.
Nhật Bản do chỉ có 120 âm, nên đồng âm dị nghĩa rất nhiều, như âm "kò" có khoảng hơn 400 chữ Hán, "yoshi" hay "shò" mỗi âm có khoảng 300 chữ Hán, nên nếu viết bằng La Tinh thì không rõ nghĩa. Đôi khi người Nhật nói rằng họ ganh với người Việt vì tiếng Việt chuyển sang La Tinh được, trong khi tiếng Nhật thì không. Việc đổi sang La Tinh có lợi lớn, nhưng cũng có hại là hầu hết người Việt ngày nay không đọc được văn kiện của người xưa.
Trung Hoa với tiếng Bắc Kinh, Phổ Thông hay Quan Thoại có 1.300 âm, còn Quảng Đông, Phúc Kiến cũng 5.000 đến 7.000 âm. Nhưng nếu viết La Tinh theo tiếng Bắc Kinh hay Quan Thoại thì các vùng khác không hiểu được. Vì Trung Hoa rộng lớn, có 8 tiếng nói chính và hằng trăm tiếng nói của người thiểu số. Chỉ viết bằng chữ Hán thì cả nước mới có thể đọc và hiểu được, do đó, chữ Hán là văn tự duy nhất có thể dùng để thống nhất cách viết, còn vùng nào cũng vẫn cứ đọc theo tiếng vùng đó.
1 一 2 二 3 三
Quan Thoại: di (yi) ớ (èr) san (san)
Quảng Đông: dách dì xám
Việt Nam:_ nhất nhị tam
Về tình trạng chữ Hán tại một số nước khác. Triều Tiên chủ trương bỏ bớt chữ Hán, chuyển sang Hangul (nghĩa là vĩ đại, trước có khi gọi là Ganmon hay Onmon = Ngạn Văn) do họ tự đặt ra, đây là loại văn tự ký âm tương tự như La Tinh vậỵ Ở trung học, Nam Hàn chỉ học 1.300 chữ Hán và Bắc Hàn chỉ học 500 chữ Hán (thường để viết tên người cho khỏi bị lẫn lộn vì trùng âm và các từ truyền thống quen thuộc...), nên thế hệ ngày nay không còn đọc được văn kiện cổ của tiền nhân. Vì vậy, ở Nam Hàn đang có chương trình cổ động học chữ Hán. Ở Singapore (Tân Gia Ba), sau thời gian dài chạy theo tiếng Anh thực dụng, các thế hệ Hoa Kiều trẻ không đọc được sách Hoa nên cũng đang đẩy mạnh việc học chữ Hán
Cây Văn Tự diễn tả sự biến chuyển về văn tự Việt
9 YẾU TỐ KẾT TINH THÀNH TIẾNG VIỆT
Huyền diệu thay, có 9 yếu tố đã kết tinh thành Tiếng Việt theo thế 3 chân vạc, mỗi chân vạc là 1 trụ, mỗi trụ là 1 kiềng 3 chân.
3 trụ đó là tiếng nói, giọng nói và chữ viết.
- Trụ thứ 1, tiếng nói: Tiếng Nôm (người), Hán-Việt (nhân), Ngoại Lai (“va-li” từ tiếng Pháp, “phim” từ tiếng Anh, “Nha Trang” tứ tiếng Chàm, “Cái Răng” từ Chân Lạp)...
- Trụ thứ 2, giọng nói: Bắc (mẹ) – Trung (mệ) - Nam (má).
- Trụ thứ 3, chữ viết: Hán – Nôm - La Tinh (a, b, c).
Vạc hay kiềng đều có 3 chân, ở đây mình có đủ cả vạc và kiềng. Với sổ điểm hay chân ít nhất nhưng tao nên 1 mặt phẳng, dễ dàng tạo thế vững vàng nhất. Thế chân vạc là 3 trụ, mà mỗi trụ là 1 kiềng.
Đây là 1 biểu đồ ngôn ngữ thật cân xứng, thật đẹp của tiếng nước mình.
TIẾNG VIỆT CÓ GÌ LẠ?
1- Chữ Quốc Ngữ gốc La Tinh...
Văn tự hay ký tự ngày nay của người Việt gọi là Quốc Ngữ, là tiếng Việt viết bằng chữ La Tinh. Quốc Ngữ là một cái tên có lẽ đã được dùng để nhấn mạnh đến tính quốc gia dân tộc khi mới được công nhận và cho dễ được chấp nhận, chứ thực ra thì chữ Hán và chữ Nôm còn ở với dân tộc ta lâu đời hơn và đáng gọi là Quốc Ngữ hơn. Những năm 50, học sinh tiểu học thường ê a: "Chữ Quốc Ngữ, tiếng nước ta, con cái nhà, đều phải học"... Chính phủ còn phát hành cả tem khuyến học chữ Quốc Ngữ. Người Việt học chữ Quốc ngữ chỉ độ 6 tháng hay 1 năm là đọc được báo, trong khi người Nhật phải học chữ Hán ít nhất khoảng 5, 6 năm mới đọc được.
Còn chữ mà chúng ta thường gọi là La Tinh như a, b, c, ... i, ... y, z đôi khi bao gồm cả 1, 2, 3... thực ra, trong số này có cả "y dài" tức "y Greek (Hy Lạp)", chứ chữ La Tinh chỉ có "i ngắn" mà thôi. Thêm nữa, ai cũng biết số La Mã là I, II, III, IV... nên 1, 2, 3 thực ra là số Ả Rập, riêng số 0 là phát minh "vĩ đại" của Ấn Độ.
Chữ Quốc Ngữ giản dị bội phần so với chữ Hán và Nôm, nên giúp mau chóng giải quyết nạn mù chữ. Nhưng dân tộc Việt đã hơn 2.000 năm gắn liền với chữ Hán và 7, 8 thế kỷ với chữ Nôm. Các văn hiến cổ đều viết bằng hai thứ chữ này, nên khi đổi sang La Tinh, chúng ta có cái lợi rất lớn, nhưng cũng không thể tránh cái hại là bị đoạn lìa với văn hóa quá khứ.
Trước năm 75, dù có đến cả triệu người Hoa ở Việt Nam, người Việt hầu như không ai học tiếng Hoa, người Hoa muốn giao thiệp với người Việt thì phải học tiếng Việt, ít nhất là học nóị Nhưng từ khoảng năm 1985, người Việt bắt đầu học tiếng Hoa và Nhật vì đầu tư của các nước này tăng mạnh (chiếm 70%) và nếu biết một trong hai thứ tiếng trên đi làm sẽ có mức lương cao gấp bội. Từ đó đến nay, ước lượng có khoảng 300.000 người học tiếng Hoa và 250.000 người học tiếng Nhật.
Lại đúng vào thời đại điện toán, việc đánh máy chữ Hán và ngay cả chữ Nôm trở thành dễ dàng. Đây chính là cơ may thật hãn hữu, có thể giúp phục hồi văn hóa dân tộc Việt.
2- Tiếng Việt đơn âm
Tiếng Việt cũng như tiếng Hoa thuộc loại đơn âm tiết, nghĩa là mỗi chữ đọc lên chỉ có một âm, trong khi tiếng Nhật thuộc loại đa âm tiết. Nhưng có nghịch lý là nhiều ký tự như l, n, m, x, y... lại đa âm tiết.
Tiếng Việt ít ký tự nhất, chỉ có 1 ký tự như "a" (tiếng kêu tỏ vẻ vui mừng hay ngạc nhiên; chạy theo như "a dua"; cái "a"), "á" (tiếng la), "à" (tiếng gật gù tán đồng), ơ (tiếng thảng thốt)... Tiếng Việt nhiều ký tự nhất là chữ "nghiêng" có đến 7 ký tự, đặc biệt chữ này là chữ duy nhất có 7 ký tự và chỉ ở dạng không dấu, không đi với dấu thinh nào.
3- Kép đôi và kép ba các nguyên âm và phụ âm
Tiếng Việt có tổng cộng 29 ký tự, chưa kể f, j, w, z.
12 nguyên âm: a, ă, â, e, i, ừ, o, ộ ơ, u, ư, y
17 phụ âm: b, c, d, đ, g, h, k. l, m, n, p. q, r, s, t, v, x
Tiếng Việt được xếp vào loại âm đóng vì đa số tận cùng bằng phụ âm, trong khi
tiếng Nhật được xếp vào loại âm mở vì đa số tận cùng bằng nguyên âm. Nếu tiếng Nhật thường đơn giản chỉ ghép 1 hay 2 phụ âm với 1 nguyên âm thì tiếng Việt có thể kép đôi, kép ba cả nguyên âm và phụ âm.
Nguyên âm đôi như: keo, hòa...
Nguyên âm ba như: người, quyên...
Phụ âm đôi như: nho, pha...
Phụ âm ba như: nghe, nghinh...
Từ có phụ âm đôi ở cả đầu và cuối cũng rất nhiều như: ngang, thang, thanh...
4- Sự phong phú về phát âm
Tiếng Việt được kể là rất phong phú về nguyên âm, có tới 12 nguyên âm, trong khi tiếng Nhật chỉ có 5 nguyên âm. Lại có nhiều kép đôi, kép ba cả nguyên âm và phụ âm cộng thêm 6 dấu thinh tức dấu giọng nên số âm vị biến hóa thành khoảng 15.000 âm. Trong khi đó, tiếng Nhật hầu như không có dấu thinh nên tổng cộng chỉ có khoảng 120 âm, tiếng Bắc Kinh tức Quan Thoại hay Phổ Thông có khoảng 1.300 âm, tiếng Quảng Đông hay Phúc Kiến có từ 5.000 đến 7.000 âm.
Ngoài sự lên xuống của dấu sắc và huyền, đặc biệt tiếng Việt có dấu hỏi và ngã phát âm uốn éo như sóng lượn, nên tiếng Việt rất giàu nhạc tính.
Khi dạy phát âm tiếng Việt cho các học viên Nhật, tôi thường vung tay và yêu cầu họ vung theo 6 dấu thinh. Nên nếu tiếng Việt mà có tới 8 dấu thinh như một âm giai bát âm của nhạc thì có lẽ chúng tôi sẽ thành nhạc trưởng hết lúc nào không biết.
Khi giảng dạy tiếng Việt, nhất là về phát âm cho người ngoại quốc ở Việt Nam và Nhật Bản... chúng tôi thấy hầu hết các giảng viên đều dùng hai đồ biểu trên, nhưng ở Hoa Kỳ và Úc hầu như không dùng. Qua kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt cho người Nhật cũng như trẻ em Việt, chúng tôi nhận thấy hai biểu đồ trên rất thiết yếụ Sự phức tạp về phát âm của tiếng Việt đã được thu gọn trong hai biểu đồ giản dị này. Người ngoại quốc nắm được hai biểu đồ này thì không lo gì phát âm không chính xác cả. Phát âm tiếng Nhật quá đơn giản nên người Nhật thấy khó khăn khi phát âm tiếng Việt, nhưng nếu luyện tập, họ có thể phát âm được, chỉ khó nhớ ngay và không nhớ hết mà thôị Nên vấn đề còn lại là thường xuyên tập luyện, thực hành để nhớ.
5- Bắc-Nam ai đúng, ai saỉ?
Trong khi tiếng Bắc được coi là tiêu chuẩn, nhưng người miền Bắc yếu về cách phát âm các ký tự s, x, ch, tr, một số người lẫn lộn giữa l và n, còn người Nam thì hay lẫn lộn giữa v và d, dấu hỏi và ngã. Về những thiếu sót trong phát âm của người Bắc chúng tôi không rõ nguyên nhân, nhưng về việc người Nam "sai" chính tả "hỏi, ngã" thì chúng tôi ngờ rằng thực ra họ đã viết rất chính xác đối với phát âm.
Xin xem bảng biểu diễn 6 dấu thinh sẽ thấy, dấu "hỏi" là dấu sóng (hình sin) viết đứng nhưng lại phát âm nằm, dấu "ngã" là dấu sóng viết nằm lại phát âm thành đứng. Như vậy chính tả viết "sai" chăng? Và người Nam viết đúng chăng?
Qua bảng biểu diễn trên, chúng ta thấy các dấu thinh không phải là các ký tự được viết ra một cách ngẫu hứng mà chính là đường biểu diễn phát âm. Nói cách khác, các dấu chính là hình thu nhỏ của biểu đồ phát âm. Khi chúng ta phát âm, đầu của chúng ta cũng lắc lư như các đường biểu diễn hay các dấu sẽ thấy dễ dàng hơn. Và chính các dấu thinh này chi phối sự lên xuống của âm cả chữ.
Tiếng Việt vốn phong phú về nhạc tính, mỗi chữ đã chứa sẵn âm điệu riêng, vì vậy khi trở thành lời trong một bài hát, có thêm âm điệu (melody) của bài hát nữa thì thành ra một âm điệu kép. Tuy nhiên, âm điệu bản nhạc là chính nên đôi khi âm điệu của lời hát tiếng Việt đã bị biến đổi đi, như lên giọng thành xuống giọng...
Thí dụ như hát chữ "hỡi" ở nốt la tròn, thì không phải chỉ ở cao độ la, mà còn phải diễn tả dấu "ngã", có thể tượng trưng bằng 4 nốt 1 móc liên tiếp nhau hình sóng như trong bảng biểu diễn thì mới ra tiếng Việt được.
6- Nhị trùng âm và nhị trùng văn phạm
Tiếng Việt chịu ảnh hưởng sâu đậm tiếng Hoa, nên không những một từ thường có hai âm là âm Nôm và Hán-Việt còn có nhị trùng văn phạm nữa, tức vừa văn phạm Việt vừa Hoa (đặc biệt là danh từ ghép, về điểm này, tiếng Hoa và Nhật giống nhau, danh từ phụ trước, danh từ chính sau). Thí dụ:
- người đọc = độc giả = 読者, "người đọc" là âm Nôm xếp theo văn phạm Việt, "độc giả" là âm Hán-Việt xếp theo văn phạm Hoa, Nhật.
- núi Phú Sĩ = Fuji yama/san =富士山, "núi" và "yama" là âm Nôm và Nhật, "núi" đứng trước theo văn phạm Việt, nhưng "yama" đứng sau theo văn phạm Hoa, Nhật. Phú Sĩ sơn = Fujisan, "sơn" và "san" là âm Hán-Việt và Hán-Nhật, đều đứng sau theo văn phạm Hoa, Nhật.
Hai từ Hán-Nôm cùng nghĩa như Đại-Cồ Việt (Đại = Hán-Việt, Cồ = Nôm), nhập-vào, xuất-ra, in-ấn, sao chép, phân chia, đường lộ, bao bọc, bồi đắp, kỳ lạ...