Tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế

Tốc độtăng trưởng kinh tếtrong thếkỷ19 và 20 cao hơn bất kỳthời kỳnào trong lịch sử. Mức sống của người dân chưa bao giờcải thiện nhiều và nhanh chóng đến nhưvậy trong vòng 200 năm qua. Trước năm 1800, sựthay đổi kinh tếhầu nhưkhông thểcảm nhận được khi mà hầu hết mọi người đều dự đoán lúc họqua đời thì điều kiện kinh tếcũng giống nhưlúc họsinh ra. Nhưng, trong thếkỷthứ19, tăng trưởng kinh tếbắt đầu tạo ra những cải thiện đáng chú ý đối với mức sống của người dân. Trong khoảng nửa cuối thế kỷ20, phần lớn người dân trên thếgiới sống trong các nền kinh tếmà thu nhập thực tính theo đầu người ít nhất tăng gấp đôi từthếhệnày sang thếhệkhác. Ngày nay, tại hầu hết các nước, những cải thiện vềphúc lợi của các thếhệnối tiếp nhau đã bắt đầu được coi là chuyện đương nhiên. Và tại những nước không có hoặc có rất ít tăng trưởng kinh tếthì ngày càng có nhiều người tựhỏi tại sao họkhông thểhưởng được mức sống tăng cao giống nhưphần nhiều những người khác. Mức độquan trọng của sựbùng nổtăng trưởng kinh tếnày đối với phúc lợi của con người ra sao được thểhiện rõ ràng trong một báo cáo thú vịtrên báo gần đây, trong đó phóng viên mô tảsựtăng trưởng kinh tế đã chuyển đổi nhưthếnào một ngôi làng nhỏ ởIndonesia, tên Begajah, ởtrung tâm của Java. So sánh những gì anh ta thấy năm 1998 với những gì anh ta nhớ được trong chuyến đi trước đó vào năm 1971, người phóng viên đã mô tảchi tiết cách thức tăng trưởng kinh tếlàm thay đổi điều kiện sống tại Begajah:

pdf33 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Nieân khoaù 2006-2007 Kinh teá phaùt trieån Baøi ñoïc Taêng tröôûng kinh teá vaø phaùt trieån Ch. 1 Taàm quan troïng cuûa taêng tröôûng kinh teá Hendrik Van den Berg 1 Bieân dòch: Hoaøng Phöông Hieäu ñính: Xinh Xinh Chương 1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Tăng trưởng kinh tế là một phần của kinh tế vĩ mô và nó thật sự có tầm quan trọng. Robert Barro và Xavier Sala-i-Martin1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thế kỷ 19 và 20 cao hơn bất kỳ thời kỳ nào trong lịch sử. Mức sống của người dân chưa bao giờ cải thiện nhiều và nhanh chóng đến như vậy trong vòng 200 năm qua. Trước năm 1800, sự thay đổi kinh tế hầu như không thể cảm nhận được khi mà hầu hết mọi người đều dự đoán lúc họ qua đời thì điều kiện kinh tế cũng giống như lúc họ sinh ra. Nhưng, trong thế kỷ thứ 19, tăng trưởng kinh tế bắt đầu tạo ra những cải thiện đáng chú ý đối với mức sống của người dân. Trong khoảng nửa cuối thế kỷ 20, phần lớn người dân trên thế giới sống trong các nền kinh tế mà thu nhập thực tính theo đầu người ít nhất tăng gấp đôi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, tại hầu hết các nước, những cải thiện về phúc lợi của các thế hệ nối tiếp nhau đã bắt đầu được coi là chuyện đương nhiên. Và tại những nước không có hoặc có rất ít tăng trưởng kinh tế thì ngày càng có nhiều người tự hỏi tại sao họ không thể hưởng được mức sống tăng cao giống như phần nhiều những người khác. Mức độ quan trọng của sự bùng nổ tăng trưởng kinh tế này đối với phúc lợi của con người ra sao được thể hiện rõ ràng trong một báo cáo thú vị trên báo gần đây, trong đó phóng viên mô tả sự tăng trưởng kinh tế đã chuyển đổi như thế nào một ngôi làng nhỏ ở Indonesia, tên Begajah, ở trung tâm của Java. So sánh những gì anh ta thấy năm 1998 với những gì anh ta nhớ được trong chuyến đi trước đó vào năm 1971, người phóng viên đã mô tả chi tiết cách thức tăng trưởng kinh tế làm thay đổi điều kiện sống tại Begajah: Lúc đó đâu đâu người ta cũng đi bộ. Trong số 768 gia đình sống ở đây năm 1971 … trong năm gia đình thậm chí chưa tới một gia đình sở hữu một chiếc xe đạp. Họ có máy thu thanh chạy bằng ắc-quy nhưng họ không có điện, điện thoại hay Ti-vi. Khi có báo động cháy, ăn trộm, hoặc sự kiện xấu thì họ đánh trống làm từ khúc gỗ rỗng… Người dân sống trong các căn nhà làm bằng tre hoặc lá cây dương xỉ đan lại với nhau, ngủ trên các tấm thảm trải trên sàn nhà dơ bẩn, nấu thức ăn bằng các lò đốt bằng củi ngoài trời, và giặt giũ trên sông. Dịch tả, sốt rét, và kiết lỵ làn tràn. Trẻ em chết sớm và nhiều hơn. … Ngày nay, sau gần ba thập kỷ, hầu như khó có thể nhận ra được Begajah. Các con đường mòn của làng giờ đây đã trở thành đường nhựa có tên đường hẳn hoi, với đèn đường và các mô giảm tốc. Xe đạp giờ đây chỉ là trò trẻ con: 1.391 gia đình giờ đây coi Begajah là nhà sở hữu hơn 550 xe gắn máy và 54 xe hơi và các xe dạng thể thao khác… Hầu hết các căn nhà đều xây bằng gạch hoặc được tô xi măng có cửa bằng gỗ tếch, khung cửa sổ và nền nhà bằng gạch sứ trắng. Tất cả đều có điện. Trong nhà bếp là các nồi cơm điện Magic Jar, máy bơm nước Sanyo dùng để cung cấp nước dùng. Bếp dầu dùng thay cho củi đốt. Người dân Begajah sở hữu hơn 700 ti-vi; và họ có năm kênh truyền hình.2 1 Robert Barro và Xavier Sala-i-Martin (1995), Tăng trưởng Kinh tế, New York: MacGraw-hill, trang 5. 2 James P. Sterba (1998), “A Village Transformed by Suharto’s Politics Now Frets and Waits,” The Wall Street Journal, 22/07. Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Baøi ñoïc Taêng tröôûng kinh teá vaø phaùt trieån Ch. 1 Taàm quan troïng cuûa taêng tröôûng kinh teá Hendrik Van den Berg Bieân dòch: Hoaøng Phöông Hieäu ñính: Xinh Xinh 2 Bài báo tiếp tục mô tả những cải thiện to lớn về dinh dưỡng, sức khỏe và giáo dục mà người dân Begajah hiện nay đang thụ hưởng. Một trạm xá hiện đại thay thế cho thói quen sinh con tại nhà trong các điều kiện thiếu vệ sinh, và tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh giảm mạnh. Trong khi trước năm 1971 chỉ có một nửa số trẻ em trong làng đến trường thì ngày nay giáo dục tiểu học toàn diện là điều bắt buộc đối với tất cả mọi người. Ngoài ra, trước 1971, hầu hết trẻ em đều bị nhiễm giun móc, một loại ký sinh trùng hút chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể. Giun móc làm cho một đứa trẻ 12 tuổi trông không lớn hơn một đứa bé 8 tuổi. “Nhưng không ai ở Begajah để ý điều này bởi vì tất cả trẻ 12 tuổi đều trông giống như 8 tuổi.”3 Ngay khi quay trở lại khu làng trong chuyến viếng thăm sau này của mình, phóng viên đã nhận thấy rằng “các trẻ nhỏ giờ đây trông mập mạp và khỏe mạnh đến nỗi các du khách nhận xét rằng trông chúng lớn hơn cả ông bà của chúng.”4 Có một số điều hấp dẫn hơn là chỉ đơn thuần mô tả tăng trưởng kinh tế làm thay đổi như thế nào phúc lợi của con người. Tăng trưởng kinh tế đang cải thiện phúc lợi của hầu hết mọi người trên thế giới, không chỉ là người dân ở Begajah. GDP thực tính theo đầu người của Trung Quốc hàng năm tăng ở mức 7,8% trong khoảng thời gian từ giữa những năm 1980 cho đến giữa những năm 1990.5 Trước thế kỷ 20, chưa từng có nước nào đạt được tốc độ tăng trưởng sản lượng nhanh và liên tục như vậy. Thực tế sau đây sẽ giúp hình dung rõ hơn tốc độ tăng trưởng 7,8% là như thế nào: tốc độ 7,8% sẽ làm tăng gấp đôi thu nhập tính theo đầu người trong vòng chưa đến mười năm, và tăng hơn gấp bốn lần thu nhập trung bình tính theo đầu người trong khoảng thời gian chưa đến một thế hệ. Có lẽ điều phi thường nhất chính là sự cải thiện nhanh chóng như thế đối với mức sống của người dân lại đang diễn ra ở Trung Quốc, một đất nước có hơn 1,2 tỉ người (gần 20% dân số thế giới). Trung Quốc thậm chí không phải là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ vừa qua. Theo báo cáo, Thái Lan đã nâng thu nhập trung bình thực của người dân nước mình lên hơn 8%/ năm trong khoảng thời gian mười năm. Thậm chí Ấn Độ - nền kinh tế với dân số hơn 900 triệu người trong vòng 50 năm vừa qua chẳng tăng trưởng là bao so với các nước khác - đã tăng được 2,9%/ năm thu nhập tính theo đầu người kể từ giữa những năm 1980 – mức tăng đủ nhanh để tăng gấp đôi thu nhập trong khoảng một thế hệ. Ở Nam Mỹ, người dân nước Chi-lê nhận thấy rằng thu nhập trung bình thực tính theo đầu người của mình tăng 6,5%/ năm sau năm 1985. Ở Châu Phi, thu nhập tính theo đầu người của Botswana tăng 6,6%. Các nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới tăng trưởng chậm hơn, nhưng vẫn tiếp tục tăng trưởng sau khi đã đạt được mức sống tốt chưa từng có trước đây. Thu nhập tính theo đầu người của các nước ở Châu Âu như Ireland hoặc Bồ Đào Nha tăng trưởng trung bình lần lượt là 5% và 4% trong vòng thập kỷ vừa qua. Có vẻ như khả năng gia tăng phúc lợi con người chưa bao giờ lớn hơn thế. 3 James P. Sterba (1998), đã trích. 4 James P. Sterba (1998), đã trích. 5 Số liệu đưa ra làm ví dụ ở đây và trong đoạn kế tiếp lấy từ Ngân hàng Thế giới (1998), Báo cáo Phát triển Thế giới 1998/99, Washington, D.C.: Ngân hàng Thế giới, Bảng 1, trang 188-189. Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Baøi ñoïc Taêng tröôûng kinh teá vaø phaùt trieån Ch. 1 Taàm quan troïng cuûa taêng tröôûng kinh teá Hendrik Van den Berg Bieân dòch: Hoaøng Phöông Hieäu ñính: Xinh Xinh 3 1.1 THẾ KỶ 19 VÀ 20 LÀ NHỮNG THẾ KỶ KHÔNG THỂ TIN ĐƯỢC Cho dù được mô tả bằng số liệu hoặc bằng các nghiên cứu tình huống chi tiết thì những kinh nghiệm tăng trưởng gần đây đều thật sự rất ấn tượng. Nhưng như đã chỉ ra ngay từ đầu, sự nổi lên gần đây của tăng trưởng kinh tế thật sự chỉ là một sự tiếp nối xu thế đã bắt đầu cách đây khoảng 200 năm. Hình 1 Sự bùng lên đáng kinh ngạc trong mức sống sau 1800 Hình 1-1 thể hiện sự bùng nổ đáng kinh ngạc của sản lượng thực tính theo đầu người kể từ đầu những năm 1800. Hình này được xây dựng dựa vào dữ liệu do Angus Maddison thu thập – ông là một sử gia kinh tế, người đã dành cả sự nghiệp của mình để ước tính các giá trị thực có thể so sánh được với nhau của thu nhập, sản lượng, và các biến số kinh tế khác trong suốt lịch sử.6 Bảng 1-1 cung cấp các thông tin chi tiết hơn. Để tập hợp các phần ước tính của mình, Maddison đã sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau về sản lượng, tiêu dùng, giá cả, dân số, ngoại thương, số thu thuế của chính phủ, … cùng nhiều ấn phẩm chính thức của chính phủ, và các nghiên cứu độc lập khác.7 Mặc dù chúng ta phải giả định một cách chắc chắn có sai số tương đối lớn khi chúng ta sử dụng những ước tính của Maddison về tăng trưởng kinh tế nhưng mức tăng sản lượng tính theo đầu người trong 200 năm vừa qua quá lớn đến nỗi không còn nghi ngờ gì về xu thế của tăng trưởng kinh tế thế giới. Chúng ta rất may mắn khi đang sống trong thời gian tốt đẹp chưa từng có như thế. 6 Angus Maddison (1995), Giám sát nền kinh tế thế giới 1820 – 1992, Paris: OECD. Xem thêm Angus Maddison (1989), Nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 20, Paris: OECD, và Angus Maddison (1991), Các lực lượng động trong phát triển của chủ nghĩa tư bản, Oxford: Nhà xuất bản Đại học Oxford. 7 Xem Angus Maddison (1995), đã trích, để biết thêm chi tiết về phương pháp thực hiện của ông ta. Sả n lư ợn g th ực tí nh th eo đ ầu n gư ời ($ ) Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Baøi ñoïc Taêng tröôûng kinh teá vaø phaùt trieån Ch. 1 Taàm quan troïng cuûa taêng tröôûng kinh teá Hendrik Van den Berg Bieân dòch: Hoaøng Phöông Hieäu ñính: Xinh Xinh 4 1.1.1 Tăng trưởng nhanh chỉ bắt đầu sau năm 1800 Hình 1-1 thật sự không thể hiện hết tính đột biến về sự gia tăng của tăng trưởng kinh tế trong vòng 200 năm vừa qua bởi vì nó chỉ thể hiện khoảng thời gian 2.000 năm vừa qua. Lịch sử con người đã có từ hơn một triệu năm, khi mà có thể phân biệt con người với các loài linh trưởng khác. Con người sống dựa vào săn bắn và hái lượm ở mức sản lượng vừa đủ sống (subsistence) - mức sản lượng chỉ vừa đủ cung cấp cho tiêu dùng để duy trì loài người, và có thể, cho phép tăng trưởng rất chậm về số lượng. Theo nhà kinh tế học Lant Pritchett, mức sản lượng vừa đủ sống ở mức giá tính theo đô-la Mỹ năm 1990 của Maddison không thể thấp hơn mức khoảng 250%/ năm, tức $0,68/ ngày/ người.8 Cho dù khí hậu có dễ chịu đến đâu, thức ăn cũng như nhà ở đơn giản đến mức nào đi nữa thì cũng thật khó mà tưởng tượng được một người có thể duy trì sự sống khi giá trị của các khoản như ăn, mặc và ở lại thấp hơn mức đó. Đến năm 10.000 trước Công nguyên, nhân loại đã tồn tại được 99% tổng thời gian tồn tại của mình trên trái đất, nhưng tổng dân số của loài người lúc đó có lẽ chưa đến 5 triệu người.9 Tăng trưởng dân số dần dần tăng nhanh với việc chuyển từ săn bắn và hái lượm sang trồng trọt, một sự thay đổi về công nghệ xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới trong khoảng thời gian từ năm 10.000 đến năm 5000 trước Công nguyên. Tuy nhiên, thậm chí trong giai đoạn cực thịnh của Đế chế La Mã, dân số trên trái đất cũng chỉ chưa đến 200 triệu người mà gần như tất cả mọi người đều sống ở mức, hoặc gần mức, vừa đủ sống. Bảng 1-1 Tổng sản phẩm quốc nội thực tính theo đầu người, 1500 - 1992 Năm Dân số thế giới (triệu) GDP thế giới (Tỷ, % năm 1990) GDP thế giới tính theo đầu người (Tỷ, % năm 1990) 0 250 106 425 1000 273 115 420 1500 425 240 565 1820 1.068 695 651 1870 1.260 1.128 895 1913 1.772 2.726 1.539 1950 2.512 5.372 2.138 1973 3.897 16.064 4.123 1995 5.672 29.423 5.188 Nguồn: Angus Maddison (1995), Giám sát nền kinh tế thế giới 1820 – 1992, Paris: OECD, Bảng 1-1(a), G-1, G-2, và G-3, trang 19, 226-228; và Angus Maddison (1999), “Nghèo cho đến năm 1920”, The Wall Street Journal, Phần đặc biệt về thiên niên kỷ, 11/01, trang R54. Bảng 1-1 thể hiện rằng vào năm 0, sản lượng trung bình tính theo đầu người vẫn còn chưa được gấp đôi mức tối thiểu cần thiết chỉ để con người tồn tại. Sự tăng trưởng dân số thế giới rất chậm trong suốt thiên niên kỷ kế tiếp, và sản lượng tính theo đầu người hoàn toàn không tăng trưởng nào. Sản lượng trung bình tính theo đầu người trên thế giới năm 1000 bằng xấp xỉ mức năm 0 khi Đế chế La Mã ở vào giai đoạn cực thịnh. Thậm chí 8 Lant Pritchett (1997), “Divergence, Big Time”, Tạp chí Viễn cảnh Kinh tế, Quyển 11(3), trang 3-17. 9 Michael Kremer (1993), “Tăng trưởng dân số và thay đổi kỹ thuật, năm một triệu trước Công nguyên cho đến 1990”, Quarterly Journal of Economics, Quyển 108(3), trang 681-716. Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Baøi ñoïc Taêng tröôûng kinh teá vaø phaùt trieån Ch. 1 Taàm quan troïng cuûa taêng tröôûng kinh teá Hendrik Van den Berg Bieân dòch: Hoaøng Phöông Hieäu ñính: Xinh Xinh 5 vào năm 1500, sản lượng trung bình trên thế giới chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức trước đó 500 năm, mặc dù dân số đã tăng trưởng đáng kể. Cần lưu ý rằng tăng trưởng dân số tăng tốc thêm trong khoảng thời gian từ năm 1500 đến năm 1820, nhưng hầu như sản lượng thực tính theo đầu người vẫn không tăng trưởng bao nhiêu. Do vậy chúng ta có thể tóm tắt toàn bộ giai đoạn lịch sử của loài người trước thế kỷ 19 như sau: Tỉ lệ tăng dân số tăng rất chậm chạp từ 0 cho đến chưa đến ½ của 1%/ năm nhưng thu nhập thực tính theo đầu người hầu như vẫn giữ nguyên. Con người đã tồn tại được một triệu năm nhưng chỉ trong vòng 200 năm gần đây – khoảng thời gian tương ứng theo tỉ lệ là 2 centimét cuối cùng của đoạn đường đua 100 mét – sản lượng thực tính theo đầu người trên thế giới mới đột ngột tăng gấp tám lần và dân số tăng lên hơn năm lần. Tổng giá trị sản lượng được sản xuất trên thế giới năm 1995 nhiều hơn 40 lần so với năm 1820. 1.1.2 Tỉ lệ tăng trưởng tăng nhanh trong thế kỷ 20 Việc mức sản lượng thực tính theo đầu người tăng mạnh được minh họa bằng Hình 1-1 là kết quả của tỉ lệ tăng trưởng sản lượng thực gia tăng. Sử dụng các ước tính về mức dân số, GDP thực, và GDP thực tính theo đầu người trong Bảng 1-1, Bảng 1-2 thể hiện tỷ lệ tăng trưởng tương ứng từ năm 1500 trở đi. Lưu ý những thay đổi về mức sản lượng tính theo đầu người thể hiện ở Hình 1-1 phản ánh ra sao tỉ lệ tăng trưởng thể hiện ở Bảng 1-2. Tỉ lệ tăng trưởng sản lượng tính theo đầu người trong Bảng 1-2 càng cao thì đường cong trong Hình 1-1 càng dốc. Bảng 1-2 Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội thực tính theo đầu người, 1500-1995 (tỉ lệ tăng trưởng hàng năm tính bằng %) Dân số thế giới GDP thế giới GDP thế giới tính theo đầu người 0-100 0.01% 0.01% 0.00% 1000-1500 0.09 0.15 0.06 1500-1820 0.29 0.33 0.04 1820-1870 0.33 0.97 0.64 1870-1913 0.80 2.07 1.27 1913-1950 0.95 1.85 0.89 1950-1973 1.93 4.88 2.90 1973-1995 1.72 2.79 1.05 1820-1995 1.0 2.2 1.2 1991-1998 1.5 3.2 1.7 Nguồn: Cũng giống như Bảng 1-1, trừ số liệu 1991-1998: tăng trưởng dân số 1991- 1998 lấy từ Ngân hàng Thế giới (1999): Báo cáo Phát triển Thế giới 1998/99, Washington D.C.: Ngân hàng Thế giới, Bảng 3, trang 195; GDP thực 1991-1998, có điều chỉnh khác biệt giá, lấy từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (1999), Viễn cảnh Kinh tế Thế giới, Washington D.C.: IMF, Tháng 5, Bảng 1, trang 139. Bảng 1-2 cũng thể hiện tỉ lệ tăng trưởng trong giai đoạn 1991-1998. Đây là những số liệu mới nhất lấy từ Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhưng chúng cũng tương thích với những số liệu của Maddison trong những giai đoạn trước đó. Lưu ý mức tăng trưởng dân số giảm trong những năm 1990: Mức tăng trưởng của tổng GDP Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Baøi ñoïc Taêng tröôûng kinh teá vaø phaùt trieån Ch. 1 Taàm quan troïng cuûa taêng tröôûng kinh teá Hendrik Van den Berg Bieân dòch: Hoaøng Phöông Hieäu ñính: Xinh Xinh 6 thực chỉ tăng một chút từ mức trung bình trong giai đoạn dài hơn từ 1973 đến 1995, nhưng tỉ lệ tăng trưởng GDP thực tính theo đầu người tăng khá rõ nét từ mức trung bình giai đoạn 1973 – 1995, bởi vì giảm gia tăng dân số đi kèm với tăng trưởng sản lượng gia tăng. 1.1.3 Tóm tắt tăng trưởng gần đây Angus Maddison cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế trong vòng 200 qua thật sự chưa từng có trước đây. Mặc dù sản lượng thực tính theo đầu người hầu như vẫn không thay đổi ở mức, hoặc gần mức, vừa đủ sống trong hầu hết giai đoạn lịch sử loài người nhưng sau năm 1800, mọi chuyện đã thay đổi mạnh mẽ. Cụ thể, sau năm 1820, • Dân số thế giới tăng lên gấp năm lần. • Tổng sản lượng thực tăng lên 40 lần. • Do vậy, sản lượng thực tính theo đầu người tăng lên tám lần. Tốc độ tăng trưởng của sản lượng thực tính theo đầu người cũng tăng trong khoảng thời gian 200 năm, mặc dù không đều. Dường như mức tăng trưởng kinh tế đã chậm lại kể từ sau năm 1973; tuy nhiên, các số liệu cho thấy nền kinh tế thế giới bắt đầu tăng trưởng nhanh hơn trở lại trong những năm 1990, mặc dù vẫn còn chậm hơn so với giai đoạn chưa từng có từ 1950 đến 1973. Xu hướng của số liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục ở mức cao so với trước đây. Dĩ nhiên, thật là nguy hiểm nếu lấy xu hướng hiện nay để dự báo cho tương lai. Hãy tưởng tượng bạn sẽ đi sai lầm như thế nào nếu bạn dự báo thế kỷ 19 và 20 từ xu hướng trước năm 1800. 1.2 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG NHANH VÀ NHẤT QUÁN Những gia tăng to lớn về phúc lợi của nhân loại trong vòng 200 năm qua cũng không thể làm cho chúng ta quên đi một số khía cạnh bất lợi của quá trình tăng trưởng. Trước hết, mặc dù có nhiều câu chuyện thành công gần đây, nhưng nếu xem xét kỹ hơn tăng trưởng kinh tế của từng nền kinh tế sẽ cho thấy rằng không phải tất cả các nền kinh tế đều tăng trưởng nhanh đồng đều nhau. Trung Quốc và Chi-lê rõ ràng là những ví dụ ngoại lệ gần đây. Tốc độ tăng trưởng trung bình của sản lượng thực tính theo đầu người thể hiện trong Hình 1-1 và Bảng 1-1 chỉ là: các số trung bình mà thôi. Ở một số nước, thu nhập tính theo đầu người thật sự giảm trong những năm 1980 và 1990. Thật vậy, nếu chúng ta loại Trung Quốc và Ấn Độ ra khỏi nhóm các nước mà Ngân hàng Thế giới xếp vào loại “các nền kinh tế có thu nhập thấp” thì thu nhập thực tính theo đầu người của các nước có thu nhập thấp còn lại trên thực tế giảm, trung bình, 1,1%/ năm từ 1985 đến 1995.10 1.2.1 Đã từng xảy ra một số thảm họa kinh tế Trong số các nền kinh tế có mức tăng trưởng kinh tế tồi tệ nhất đó là các nước ở Châu Phi như Cameroon (-6,9%/ năm), Rwanda (-6,6%), và Bờ Biển Ngà (-4,6%). Nhưng còn có nhiều thảm họa kinh tế ở những nơi khác trên thế giới. Tại Nicaragua ở Trung Mỹ, thu 10 Dựa vào số liệu của Ngân hàng Thế giới (1996), Báo cáo Phát triển Thế giới 1996, Washington D.C.: Ngân hàng Thế giới, Bảng 1, trang 188-189. Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Baøi ñoïc Taêng tröôûng kinh teá vaø phaùt trieån Ch. 1 Taàm quan troïng cuûa taêng tröôûng kinh teá Hendrik Van den Berg Bieân dòch: Hoaøng Phöông Hieäu ñính: Xinh Xinh 7 nhập trung bình của người dân nước này giảm 6,1%/ năm trong giai đoạn từ giữa những năm 1980 đến giữa những năm 1990. Một số trường hợp giảm thu nhập tính theo đầu người tồi tệ nhất gần đây xảy ra tại các nước vừa mới giành được độc lập trước đây là một bộ phận của Liên Xô; chẳng hạn, từ năm 1990, tại các nước như Armenia (thu nhập tính theo đầu người/ năm giảm - 13%), Azerbaijan (-12,2 %), và Tajikastan (-11,4%), người dân gánh chịu sự sụt giảm phúc lợi một cách nhanh chóng sau khi Liên Xô và hệ thống kế hoạch hóa tập trung sụp đổ. Sự sụt giảm nhanh chóng về mặt phúc lợi con người tại những nước này phản ánh một thực tế là rất khó thành lập các tổ chức kinh tế mới có thể sống còn để thay thế cho hệ thống kế hoạch hóa tập trung. Mặc dù những nguyên nhân gây ra thảm họa kinh tế có thể khác nhau tùy từng nước nhưng điều rõ ràng là không phải tất cả mọi người đều được tận hưởng những cải thiện nhanh chóng về mức sống của mình trong những năm gần đây. 1.2.2 Tăng trưởng khôn
Tài liệu liên quan