Tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy Hà Tĩnh đối với công tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay

Tóm tắt: Hoạt động đối ngoại là một trong những lĩnh vực quan trọng không thể thiếu của một quốc gia, một địa phương trên con đường phát triển và hội nhập. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, công tác đối ngoại của Tỉnh thời gian qua đã thu được nhiều thành công trên cả ba mặt: Đối ngoại Đảng, đối ngoại chính quyền và đối ngoại nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, công tác đối ngoại của Tỉnh cũng còn nhiều hạn chế, cần rút ra những kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, đưa công tác đối ngoại của Tỉnh phát triển lên tầm cao mới, góp phần xứng đáng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy Hà Tĩnh đối với công tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 71 TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH ỦY HÀ TĨNH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY HỒ NHÂN LINH * Tóm tắt: Hoạt động đối ngoại là một trong những lĩnh vực quan trọng không thể thiếu của một quốc gia, một địa phương trên con đường phát triển và hội nhập. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, công tác đối ngoại của Tỉnh thời gian qua đã thu được nhiều thành công trên cả ba mặt: Đối ngoại Đảng, đối ngoại chính quyền và đối ngoại nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, công tác đối ngoại của Tỉnh cũng còn nhiều hạn chế, cần rút ra những kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, đưa công tác đối ngoại của Tỉnh phát triển lên tầm cao mới, góp phần xứng đáng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ khóa: Tỉnh ủy Hà Tĩnh, công tác đối ngoại, lãnh đạo, lãnh đạo công tác đối ngoại. Khái quát tình hình lãnh đạo công tác đối ngoại của Tỉnh ủy Hà Tĩnh từ năm 2010 đến nay 1.1. Những thành tựu Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có vị trí - địa chiến lược quan trọng với nhiều lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Công tác đối ngoại của Tỉnh thời gian qua được triển khai đã góp phần đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, phát huy văn hóa truyền thống của Tỉnh, góp phần quảng bá hình ảnh quê hương ra thế giới. Thành công của công tác đối ngoại ở Hà Tĩnh không thể tách rời vai trò lãnh * Học viện Chính trị khu vực I. đạo của Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Trên cơ sở những nội dung đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy Hà Tĩnh xác định mục tiêu công tác đối ngoại là phải tạo lập được môi trường ổn định, thuận lợi cho phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương theo định hướng của Tỉnh đã đề ra cũng như phù hợp với mục tiêu chung của quốc gia. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII đã đề ra nhiệm vụ: “Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư; phát triển kinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh cải cách hành chính; bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi phát triển sản xuất, kinh doanh; tích cực huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại. Tăng 1. THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 72 cường tuyên truyền, quảng bá xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư bằng nhiều hình thức thích hợp”(1). Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, các cơ quan, Mặt trận, đoàn thể đã cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng, của Tỉnh ủy và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đối ngoại thành mục tiêu, nhiệm vụ và xây dựng chương trình hành động toàn khóa, hàng năm. Giữa chính quyền với các tổ chức trong hệ thống chính trị có sự phối kết hợp chặt chẽ, phát huy cao thẩm quyền, trách nhiệm và tính chủ động, sáng tạo. Xác định cán bộ là nhân tố quyết định trong việc triển khai công tác đối ngoại, Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực làm công tác đối ngoại có phẩm chất, bản lĩnh chính trị và trình độ nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công tác đối ngoại của Tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân được Tỉnh ủy quán triệt qua việc cụ thể hóa các hoạt động trên từng lĩnh vực vào công tác đối ngoại của từng đơn vị, địa phương. Tỉnh ủy luôn quan tâm, tạo điều kiện để người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh an tâm học tập, sản xuất, kinh doanh, cho họ thấy môi trường ở Hà Tĩnh là ổn định, tin cậy. Phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Tỉnh ủy Hà Tĩnh luôn bám sát và phù hợp với nội dung công tác đối ngoại đã được xác định. Tỉnh ủy đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, định hướng lớn về công tác đối ngoại. Những hoạt động thông tin tuyên truyền, thuyết phục, vận động 1 - Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, tr. 5. nhân dân thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, của Tỉnh luôn được coi trọng và thực hiện thường xuyên. Thông qua Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng trong cơ quan chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội; thông qua tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ, đảng viên hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại mà trực tiếp là Sở Ngoại vụ, công tác đối ngoại đã được triển khai ngày một thực chất và hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng, công tác sơ kết, tổng kết các hoạt động đối ngoại được Tỉnh ủy chỉ đạo sát sao. Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã xác định nội dung lãnh đạo đúng đắn, tạo lập được phương thức lãnh đạo phù hợp với trình độ, năng lực lãnh đạo và với đặc điểm của Tỉnh ủy, vì vậy đã đem lại nhiều kết quả. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, công tác đối ngoại của Tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu nổi bật sau đây: Về hoạt động đối ngoại Đảng Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã đẩy mạnh quan hệ không chỉ đối với hai tỉnh biên giới Bôlykhămxay, tỉnh Khăm Muộn mà còn với Thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh khác của Lào. Bên cạnh các mối quan hệ hữu nghị truyền thống, Tỉnh đã từng bước mở rộng quan hệ với các nước và các đối tác chủ chốt khác, đặc biệt, quan hệ với các thành phố, các tỉnh của các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ ngày càng được nâng cao về chính trị. Trong năm 2015, Tỉnh đã đón và làm việc với Chủ tịch Đảng Cộng sản Séc - Moravia, đoàn cán bộ các tỉnh Đông Bắc Thái Lan vào thăm và làm việc tại Hà Tĩnh... Về hoạt động đối ngoại chính quyền Cùng với đối ngoại Đảng, công tác đối ngoại chính quyền Tỉnh cũng được triển THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 73 khai sôi nổi, mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tổ chức xúc tiến đầu tư, xây dựng quan hệ hợp tác kinh tế, thúc đẩy hợp tác thương mại giữa các doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh với doanh nghiệp Đức. Cụ thể, Công ty Trách nhiệm hữu hạn GVIP đầu tư dự án Khu công nghiệp Việt - Đức tại Khu kinh tế Vũng Áng, Công ty German ASEAN Power nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư dự án các Nhà máy điện mặt trời tại Hà Tĩnh... Doanh nghiệp Hà Tĩnh và các tổ chức, doanh nghiệp Lào đã hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh thông qua một số dự án như: Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đầu tư và mở rộng nhà máy sản xuất tấm trần thạch cao tại tỉnh Khăm Muộn, công suất 500.000 m2/năm, giải quyết việc làm bình quân hằng năm từ 150 - 170 lao động; Công ty Cổ phần cảng Vũng Áng Việt - Lào phục vụ vận tải hàng quá cảnh của Lào và phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây. Năm 2017, Hà Tĩnh đã thu hút được 3 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký trên 3,5 triệu USD. Có 15 nước và vùng lãnh thổ vào đầu tư trên địa bàn, gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Úc, Mỹ, Thái Lan, Philippines, Lào, Trung Quốc, Seychelles, Cộng hòa Séc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Samoa. Kim ngạch xuất khẩu đạt 280 triệu đô la Mỹ, kim ngạch nhập khẩu đạt 820 triệu đô la Mỹ. Hà Tĩnh giai đoạn 2013- 2017 đạt mức tăng trưởng 16,88%, chủ yếu dựa vào tăng trưởng của hoạt động xây dựng thông qua vốn đầu tư dự án Formosa. Hiện nay, Tỉnh đang tiếp tục kết nối để quan hệ hợp tác hữu nghị với Thành phố Dangjin (Hàn Quốc), tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) và thành phố Langley, tỉnh British Columbia (Canada); tiếp tục tăng cường thiết lập quan hệ với Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán các nước tại Việt Nam và Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại các nước nhằm tuyên truyền, quảng bá, kêu gọi đầu tư. Về hoạt động đối ngoại nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh luôn coi trọng quan hệ hữu nghị của nhân dân trong Tỉnh với nhân dân các địa phương biên giới nước ta nói riêng và nhân dân các nước trên thế giới nói chung. Hiện có hơn 52.000 người dân Hà Tĩnh đang sinh sống, học tập và lao động ở nước ngoài. Tỉnh đã thực hiện tuyên truyền sâu rộng về các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng; vận động kiều bào và thân nhân kiều bào tham gia đóng góp, xây dựng, phát triển quê hương. Năm 2017, Tỉnh cử 02 giáo viên sang dạy học tại Trường Mầm non - Tiểu học Hữu nghị Lào - Việt tỉnh Bôlykhămxay. Hiện nay, trên địa bản Tỉnh có 22 tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang triển khai 30 chương trình, dự án. Tổng giá trị giải ngân năm 2017 đạt gần 40 tỷ đồng. Tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nổi bật với sự tham gia của đông đảo khách mời quốc tế: Các chương trình nghệ thuật biểu diễn về văn hóa Hà Tĩnh, đặc biệt là Dân ca Ví, Giặm; nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa sinh viên Việt Nam - Lào như: Festival văn hóa Lào - Việt, lễ hội ẩm thực Việt - Lào, hội trại Việt - Lào... Vận động thành công UNESCO công nhận 02 di sản văn hóa của địa phương; cấp phép cho hơn 10 đoàn phóng viên nước ngoài đến đưa tin quảng bá, giới thiệu các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 1.2. Những hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong lãnh đạo công tác đối ngoại của Tỉnh ủy Hà Tĩnh cũng còn những hạn chế, đó là: THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 74 Nội dung lãnh đạo có khi còn mô phỏng nghị quyết của cấp trên, quá trình triển khai thực hiện nghị quyết đối với Mặt trận, đoàn thể còn máy móc, hình thức. Tư duy lý luận về đối ngoại chưa được sắc bén, logic, một số quyết định đường lối, chính sách, chủ trương lớn về kinh tế đối ngoại chưa tính kỹ đến yếu tố môi trường. Đối ngoại nhân dân phát triển chưa ngang tầm. Công tác tham mưu chưa thật sự đúng đắn, chưa kịp thời nên việc nắm bắt thông tin còn thiếu, giải quyết sự vụ khó khăn. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo còn lúng túng và chậm so với đổi mới kinh tế. Sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với hệ thống chính trị chưa thật sự chặt chẽ. Chậm ban hành những quy định cụ thể về phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận và đoàn thể; về mối quan hệ công tác giữa các tổ chức. Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát, chưa bám sát thực tiễn đơn vị. Công tác tuyên truyền cho nhân dân các xã vùng biên giới chưa được chú trọng nhiều, chưa đa dạng hóa các kênh thông tin, tuyên truyền đối ngoại để tạo hiệu quả thiết thực. Những hạn chế trong lãnh đạo công tác đối ngoại của Tỉnh ủy đã dẫn đến những hạn chế về hiệu quả trên các mặt hoạt động chính sau đây: Về hoạt động đối ngoại Đảng Thực tế cho thấy, đối ngoại địa phương ít có khả năng và điều kiện quan hệ sâu sắc với các đảng của các nước lớn; tổng số nước và tổ chức quốc tế mà Tỉnh có quan hệ chưa nhiều. Tuyến biên giới và tuyến biển đã được các cấp, các ngành quan tâm nhưng vẫn còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp... do đó, quan hệ với Trung Quốc ít nhiều bị ảnh hưởng, quan hệ với nước bạn Lào chưa sâu sắc, hiệu quả đem lại từ mối quan hệ với các tỉnh của nước bạn Lào, Thái Lan chưa đạt được như kỳ vọng. Về hoạt động đối ngoại chính quyền Công tác xúc tiến đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư từ các nước, khu vực có nền công nghiệp phát triển tiên tiến. Công tác xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin, quảng bá hình ảnh và môi trường đầu tư giữa các tỉnh khu vực biên giới còn hạn chế. Có nhiều hợp tác, dự án chậm có kết quả. Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê đầu tư dở dang, kéo dài, hiệu quả thấp gây nhiều tồn đọng, hệ lụy, đang gặp nhiều khó khăn. Hoạt động hợp tác quốc tế vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của Tỉnh. Về hội nhập quốc tế, cơ chế phối hợp chưa chủ động, có nhiều dự án chỉ dừng lại ở bản ghi nhớ chứ chưa đi vào triển khai hoạt động. Về hoạt động đối ngoại nhân dân Việc tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, sản phẩm hàng hóa và trao đổi thông tin giữa tỉnh Hà Tĩnh với các nước và việc khâu nối, trao đổi, cung cấp thông tin và phối hợp chưa được kịp thời, thường xuyên. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, nắm bắt dư luận, diễn biến tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, nhân dân có lúc thiếu kịp thời. Công tác dân vận cơ quan nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu, quản lí nhà nước về thông tin đối ngoại còn bất cập. Chưa vận động được nhiều tổ chức phi chính phủ lớn, hoạt động lâu dài với phạm vi rộng trên địa bàn Tỉnh, hiện nay hầu hết các tổ chức hoạt động với các chương trình, dự án nhỏ. Tình hình hoạt động của các loại tội phạm trên tuyến biên giới tiềm ẩn phức tạp, nhất là tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy, buôn THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 75 lậu, gian lận thương mại qua biên giới. Việc cập nhật, tổng hợp số liệu người Hà Tĩnh ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn. 2. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo công tác đối ngoại của Tỉnh ủy Hà Tĩnh Từ thực tiễn lãnh đạo công tác đối ngoại của Tỉnh ủy Hà Tĩnh bước đầu rút ra một số kinh nghiệm sau đây: Thứ nhất, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Tỉnh đánh giá đúng quy luật vận động và xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế, tình hình trong nước, nhận thức đầy đủ về chủ thể cần hợp tác nhằm chủ động tận dụng cơ hội, ngăn ngừa thách thức trong công tác đối ngoại của Tỉnh. Từ đó, lãnh đạo đề ra đường lối đối ngoại đúng đắn và triển khai thực hiện có hiệu quả, phương thức lãnh đạo phù hợp đáp ứng được những thay đổi của thời đại. Thứ hai, nhất quán mục tiêu đặt ra, lấy kinh tế là động lực góp phần phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để phát triển. Đề cao mục tiêu chung nhưng cần chú trọng cân bằng lợi ích riêng của các bên cùng hợp tác. Thứ ba, bám sát thực tiễn, vận dụng và triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước một cách chủ động và phù hợp với tình hình của địa phương. Biết tận dụng tiềm năng lợi thế so sánh, năng lực cạnh tranh của Tỉnh, tạo môi trường đầu tư tốt, lành mạnh, tạo tiền đề cho các hoạt động của kinh tế đối ngoại được phát huy tối đa. Chú trọng nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế góp phần phát triển nhanh, bền vững, tạo điều kiện thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu. Nâng cao giá trị văn hóa trong các sản phẩm mang đặc trưng, đặc sắc của địa phương, tạo giá trị lớn có khả năng xuất khẩu. Thứ tư, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ, các ban, bộ, ngành đồng thời chủ động đề xuất ý kiến để tăng cường sự phối hợp trong lãnh đạo công tác đối ngoại. Tiếp nhận và triển khai chủ trương, nghị quyết một cách đồng bộ, có hệ thống. Phát hiện kịp thời những bất cập, khắc phục những hạn chế, phát huy và nhân rộng những thành tựu, không ngừng đáp ứng yêu cầu công việc một cách hiệu quả. Thứ năm, đẩy mạnh phối hợp đồng bộ tất cả các kênh đối ngoại để phát huy tốt vai trò và thế mạnh đặc thù mỗi kênh, đặc biệt luôn coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân. Phát huy truyền thống yêu quê hương của nhân dân Hà Tĩnh, vận động kiều bào đầu tư, hỗ trợ xây dựng Tỉnh ngày càng giàu mạnh. 3. Một số giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Hà Tĩnh đối với công tác đối ngoại đến năm 2025 Trước những yêu cầu đối ngoại ngày càng cao, để tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với công tác đối ngoại, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây: Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng trực thuộc, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác đối ngoại Để đảm bảo lãnh đạo công tác đối ngoại thắng lợi, Tỉnh ủy cần nâng cao tư duy lý luận, nhận thức sâu sắc về công tác đối ngoại, đủ sức thuyết phục cấp ủy các cấp, cán bộ, đảng viên cũng như quần chúng nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Tỉnh ủy. Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của công tác đối ngoại giai đoạn hiện nay, đồng thời nâng cao THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 76 trách nhiệm về công tác đối ngoại. Từ đó, tạo môi trường chính trị, pháp lý thuận lợi để đưa các nghị quyết của Tỉnh ủy, trong đó có nghị quyết về công tác đối ngoại đi vào cuộc sống một cách thiết thực và hiệu quả. Thứ hai, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Tỉnh ủy Đổi mới quy trình ra quyết định, không ra nhiều quyết định, quyết định phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, tạo điều kiện cho việc thực hiện dễ dàng. Đẩy mạnh các hoạt động hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực theo tinh thần các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Trung ương nhưng phải vận dụng sáng tạo, phù hợp đối với Tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh đối với công tác đối ngoại. Coi trọng việc chỉ đạo sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng. Thứ ba, lãnh đạo xây dựng chính quyền Tỉnh vững mạnh, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác đối ngoại; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia vào công tác đối ngoại Tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng chính quyền nhà nước bằng những quyết định tập thể, lãnh đạo xây dựng, kiện toàn bộ máy, tổ chức và phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; tập trung xây dựng hệ thống cấp ủy thực sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với chính quyền, mặt trận, đoàn thể nhân dân. Phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân, liên hiệp các tổ chức hữu nghị đối với công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân chủ động phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy. Thứ tư, tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại; phát huy vai trò của các tổ chức đảng và đảng viên trong cơ quan, doanh nghiệp Sở Ngoại vụ Tỉnh hiện có 21 cán bộ, công chức, viên chức, để đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài về công tác đối ngoại, Tỉnh ủy đề xuất với Chính phủ, Bộ Nội vụ xem xét cho tỉnh Hà Tĩnh bổ sung thêm biên chế phụ trách công tác đối ngoại Đảng. Cán bộ làm công tác đối ngoại phải có kiến thức chuyên môn, am hiểu sâu sắc từng lĩnh vực, trở thành những chuyên gia giỏi giúp việc cho các cơ quan lãnh đạo, trình độ ngoại ngữ thông thạo, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm, đảm bảo sự chủ động, có tầm nhìn xa... đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về xây dựng, phát triển tổ chức đảng trong doanh nghiệp, tăng cường công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, giáo dục tạo sự thống nhất về nhận thức trong tổ chức đảng, trong cán bộ, đảng viên và chủ doanh nghiệp về phát triển tổ chức đảng là việc làm quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh tế đối ngoại hiện nay. Thứ năm, nâng cao chất lượng tham mưu của các cơ quan, sở, ban, ngành đối với sự lãnh đạo công tác đối ngoại của Tỉnh ủy Sở Công thương, Sở Ngoại vụ làm tốt THỰC TIỄN - KI
Tài liệu liên quan