Có một quan điểm phổbiến cho rằng vấn đềchính của sựphát triển kinh tếlà việc
khởi đầu quá trình đó. Một khi đã bắt đầu được thì việc trởthành một quốc gia công
nghiệp hiện đại ít nhiều tiếp diễn một cách tự động. Tương tựnhưmột chiếc máy bay đòi
hỏi nhiều năng lượng và một người phi công thành thạo đểcất cánh khỏi mặt đất, nhưng
một khi đã cất cánh lên rồi thì nó sẽbay trên không một cách dễdàng đến đích của nó.
Quan điểm cất cánh thường hay gặp trong sách vởnói vềphát triển, và nó là trung tâm
vềcác giai đoạn tăng trưởng của Walt Rostow nhà lịch sửkinh tế
(1)
. Khi thuật ngữnày
chỉ đơn thuần hàm ý một đất nước bước vào giai đoạn phát triển kinh tếhiện đại thì nó sẽ
gây ra một sốvấn đề. Thường thường thuật ngữnày được dùng theo những cách thông
dụng hơn. Đặc biệt, nó thường bao hàm ý nghĩa rằng một khi sựphát triển đã bắt đầu, nó
sẽtự động tiến theo những con đường đã có nhiều nước đi qua, đến khi quốc gia đó trở
thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại.
Vấn đề đầu tiên của quan điểm trên là, một khi đã bắt đầu thì sựphát triển kinh tế
không nhất thiết phải tiến lên mà không có dừng lại. Sựphát triển kinh tế, đặc biệt trong
những giai đoạn đầu, có thểtạo ra căng thẳng lớn vềchính trịvà xã hội, và điều này có
thểphá hoại tính ổn định cần thiết cho sựphát triển. Một thí dụ điển hình trong giai đoạn
đầu của thếkỷXX là trường hợp Achentina. Theo nhiều nhà quan sát trong những năm
1910, 1920, Achentina hình như đang tiến bước trên con đường đểtrởthành một quốc
gia công nghiệp hiện đại. Ởthời kỳnày, người ta cho rằng nó phát triển hơn Canada
nhiều. Nhưng khi việc công nghiệp hóa và đô thịhóa tiến triển, thì giai cấp công nhân
Achentina đang được phát triển trởnên ngày càng xa lánh với giới lãnh đạo quốc gia.
Joau Peron đã khai thác sựxa lánh này đểlập ra một tổchức chính trịvà đã đưa ông ta
lên cầm quyền năm 1946. Nhưng đểgiữ được sự ủng hộ, Peron đã thi hành những biện
pháp, được lòng các cửtri của ông nhưlà kiểm soát giá lương thực và mởrộng chi tiêu
quân sự, nhưng chúng lại bóp nghẹt sựtăng trưởng và phân chia xã hội thành những giai
cấp đấu tranh gay gắt. Và quan trọng hơn thếnữa, nhiều năm sau khi Peron dời bỏchính
quyền, các lực lượng mà ông ta buông lỏng vẫn ngăn cản đất nước trong việc thiết lập sự
nhất trí bên cạnh chính phủ đểcó thểduy trì sự ổn định và thúc đẩy tăng trưởng.
40 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tăng trưởng và thay đổi về cơ cấu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khoá 2006-2007
Kinh tế phát triển
Bài đọc
Kinh tế học của sự phát triển
Ch. 3: Tăng trưởng và thay đổi về cơ cấu
Malcolm Gillis et al. 1
CHƯƠNG 3
TĂNG TRƯỞNG VÀ
THAY ĐỔI VỀ CƠ CẤU
Có một quan điểm phổ biến cho rằng vấn đề chính của sự phát triển kinh tế là việc
khởi đầu quá trình đó. Một khi đã bắt đầu được thì việc trở thành một quốc gia công
nghiệp hiện đại ít nhiều tiếp diễn một cách tự động. Tương tự như một chiếc máy bay đòi
hỏi nhiều năng lượng và một người phi công thành thạo để cất cánh khỏi mặt đất, nhưng
một khi đã cất cánh lên rồi thì nó sẽ bay trên không một cách dễ dàng đến đích của nó.
Quan điểm cất cánh thường hay gặp trong sách vở nói về phát triển, và nó là trung tâm
về các giai đoạn tăng trưởng của Walt Rostow nhà lịch sử kinh tế (1). Khi thuật ngữ này
chỉ đơn thuần hàm ý một đất nước bước vào giai đoạn phát triển kinh tế hiện đại thì nó sẽ
gây ra một số vấn đề. Thường thường thuật ngữ này được dùng theo những cách thông
dụng hơn. Đặc biệt, nó thường bao hàm ý nghĩa rằng một khi sự phát triển đã bắt đầu, nó
sẽ tự động tiến theo những con đường đã có nhiều nước đi qua, đến khi quốc gia đó trở
thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại.
Vấn đề đầu tiên của quan điểm trên là, một khi đã bắt đầu thì sự phát triển kinh tế
không nhất thiết phải tiến lên mà không có dừng lại. Sự phát triển kinh tế, đặc biệt trong
những giai đoạn đầu, có thể tạo ra căng thẳng lớn về chính trị và xã hội, và điều này có
thể phá hoại tính ổn định cần thiết cho sự phát triển. Một thí dụ điển hình trong giai đoạn
đầu của thế kỷ XX là trường hợp Achentina. Theo nhiều nhà quan sát trong những năm
1910, 1920, Achentina hình như đang tiến bước trên con đường để trở thành một quốc
gia công nghiệp hiện đại. Ở thời kỳ này, người ta cho rằng nó phát triển hơn Canada
nhiều. Nhưng khi việc công nghiệp hóa và đô thị hóa tiến triển, thì giai cấp công nhân
Achentina đang được phát triển trở nên ngày càng xa lánh với giới lãnh đạo quốc gia.
Joau Peron đã khai thác sự xa lánh này để lập ra một tổ chức chính trị và đã đưa ông ta
lên cầm quyền năm 1946. Nhưng để giữ được sự ủng hộ, Peron đã thi hành những biện
pháp, được lòng các cử tri của ông như là kiểm soát giá lương thực và mở rộng chi tiêu
quân sự, nhưng chúng lại bóp nghẹt sự tăng trưởng và phân chia xã hội thành những giai
cấp đấu tranh gay gắt. Và quan trọng hơn thế nữa, nhiều năm sau khi Peron dời bỏ chính
quyền, các lực lượng mà ông ta buông lỏng vẫn ngăn cản đất nước trong việc thiết lập sự
nhất trí bên cạnh chính phủ để có thể duy trì sự ổn định và thúc đẩy tăng trưởng.
Những thí dụ gần đây hơn về sự liên quan tương tự giữa những giai đoạn đầu của phát
triển kinh tế và sự bất ổn về chính trị có thể thấy ở Pakistan và Iran. Trong những năm
1960, Pakistan đã tiến hành một thập kỷ công nghiệp hóa khá nhanh, nhưng công cuộc
công nghiệp hóa đã được tập trung chủ yếu ở nửa phía Tây của đất nước. Phía Đông
Pakistan chỉ thu được ít lợi lộc và người dân ở đó cảm thấy rằng phía Tây phát triển trên
mồ hôi nước mắt của họ. Điều này có phải Tây Pakistan bóc lột Đông Pakistan: nhân
dân ở phía Đông nhận thức được rằng họ là người thua thiệt. Kết quả là nội chiến và sự
rạn nứt sẵn có về địa lý đã chia nước này thành hai quốc gia với sự ra đời của
Bangladesh, và sau đó là sự mất ổn định và đình trệ kinh tế ở Bangladesh.
Iran là một dạng khác của cùng vấn đề này. Thu nhập về dầu lửa trong những năm
1950 và 1960 đã tạo điều kiện phát triển nhanh về công nghiệp, và càng tăng nhanh thêm
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Kinh teá phaùt trieån
Baøi ñoïc
Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu
Malcolm Gillis et al. 2
sau khi giá dầu lửa tăng lên 4 lần vào năm 1973. Nhưng thu nhập dầu lửa cũng được
dùng quá nhiều vào việc mua vũ khí, vào những công trình đòi hỏi nhiều vốn như là
đường ngầm ở Teheran, và trong việc mua chuộc hối lộ trong giới quý tộc ở Iran. Của cải
mới của Iran, còn lâu mới đem lại sự ổn định, đã làm tăng thêm sự căm phẫn của phần lớn
dân chúng, những người cảm thấy rằng tài sản của quốc gia đang bị một ít kẻ tham nhũng
chiếm giữ. Cùng với sự bất bình sâu sắc khác của những người theo trào lưu chính thống
tôn giáo do Ayatollah Khomeini lãnh đạo, đã dẫn đến một năm hỗn loạn và các cuộc biểu
tình mà đỉnh cao là sự sụp đổ của chính quyền Shah và quân đội của ông ta.
Như vậy, một khi đã bắt đầu, sự phát triển kinh tế có thể bị dừng lại đột ngột. Ngay cả
khi sự phát triển của một quốc gia vẫn tiếp tục, nó cũng không nhất thiết phải tiến theo
con đường đã vạch sẵn. Vẫn tồn tại những con đường khác để phát triển. Trong khi sự
lựa chọn của một dân tộc giữa những con đường đó bị hạn chế, dân tộc đó vẫn có thể thay
đổi các con đường đó ít nhất ở một mức độ nào đấy.
Nhưng, có một số đặc điểm chung về quá trình phát triển cho tất cả các dân tộc. Các
phần sau của chương này sẽ giới thiệu dàn ý phân tích tại sao một số tỷ lệ tăng trưởng lại
cao hơn một số tỷ lệ tăng trưởng khác, và giải thích về việc chúng ta biết gì về những mô
hình phát triển đã xuất hiện trong quá khứ và có thể sẽ xuất hiện trong tương lai. Những
cố gắng để xuất hiện các nguồn cơ bản và mô hình đi theo hai hướng tiếp cận rất khác
nhau – một theo hướng thực nghiệm và một theo hướng lý thuyết. Một nhóm các nhà
kinh tế mà người đại diện ưu tú nhất là Simon Kuznets ở Harvard và Hollis Chenery của
Ngân hàng Thế giới, đã cố gắng để hiểu rõ các mô hình phát triển thông qua việc phân
tích số liệu về tổng sản phẩm quốc dân và cơ cấu các sản phẩm đó ở hàng chục nước trên
thế giới, trong thời gian qua. Người ta đã tìm hiểu những mô hình chung cho tất cả các
dân tộc, hoặc thực tế hơn, là cho một nhóm lớn các dân tộc.
Cách tiếp cận thứ hai là xây dựng lý thuyết về cơ cấu kinh tế của một nước sẽ như thế
nào để thay đổi được theo những điều kiện khác nhau đặt ra cho nước đó. Cách tiếp cận
lý thuyềt này đã có truyền thống lâu dài từ thời Adam Smith và David Ricardo trong thế
kỷ XVIII và XIX, đến những thập kỷ gần đây bao gồm các mô hình phát triển Roy
Harrod, Evsey Domar, Robert Solow, W. Arthur Lewis, John Fei, Gustav Rants và nhiều
người khác.
Trong kinh tế mục tiêu cuối cùng là phải phát triển lý luận mà tính đúng đắn của nó có
thể được thử nghiệm bằng các số liệu có thể có được. Thật vậy, các tiếp cận thực nghiệm
hay cách tiếp cận trên cơ sở số liệu và cách tiếp cận lý thuyết không phải là hai cách khác
nhau để xem xét một vấn đề cho trước, mà là hai phần của một cách tiếp cận thực tế duy
nhất. Nhưng trong lĩnh vực phát triển kinh tế, quá trình cần được nghiên cứu là rất tổng
hợp và việc lý thuyết hóa vẫn còn đang ở giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của
nó, vì thế người ta vẫn còn có thể nói đến 2 cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau về cách
phân tích các mô hình phát triển.
Đánh giá tổng sản phẩm quốc dân
Trước khi chúng ta nói về cách tiếp cận thực nghiệm đối với việc phân tích nguồn gốc
tăng trưởng và các mô hình phát triển rất cần thiết phải hiểu biết điểm mạnh, và đặc biệt
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Kinh teá phaùt trieån
Baøi ñoïc
Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu
Malcolm Gillis et al. 3
là điểm yếu của các số liệu dùng để tính toán các mô hình đó. Về thực chất, việc phân
tích các mô hình phát triển bao hàm mối liên quan giữa các xu hướng của tổng sản phẩm
quốc dân tính theo đầu người và các xu hướng của các thành phần khác nhau trong tổng
sản phẩm quốc dân. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị của các sản phẩm
cuối cùng và dịch vụ đã được xã hội sản xuất ra trong một năm và không tính các sản
phẩm trung gian (các sản phẩm dùng để sản xuất các sản phẩm khác, như là thép dùng
trong ô tô, những bộ phận lắp vào máy tính điện tử). Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
cũng giống như GNP, nhưng không tính những thu nhập của các công dân của nước đó
sống ở nước ngoài, và có tính tất cả sản phẩm trong nước bao gồm các khoản trả về thu
nhập cho người ngoài nước.
Phần tỷ lệ của một khu vực hoặc thành phần của GNP như là ngành công nghiệp chế
tạo hoặc nông nghiệp được tính theo giá trị gia tăng do ngành đó đóng góp. Giá trị gia
tăng là phần thêm vào giá trị của sản phẩm ở một giai đoạn đặc biệt của sản xuất. Như
vậy giá trị gia tăng của ngành công nghiệp dệt vải bông là giá trị của những tấm vải khi
chúng rời khỏi nhà máy trừ đi giá trị của bông thô sử dụng để sản xuất bông thô. Như
vậy sẽ bằng các khoản trả cho các yếu tố của sản xuất: lương trả cho lao động cộng với
lợi nhuận, lợi tức, sự giảm giá của tư bản, tiền thuê nhà và đất đai.
Điểm mạnh nhất của khái niệm GNP là nó chứa đựng toàn bộ hoạt động kinh tế của
một đất nước trong một số ít số liệu thống kê tổng quát phù hợp lẫn nhau. Việc lựa chọn
cách mô tả sự phát triển bằng số tấn thép và số kilowatt giờ điện sẽ bỏ mất nhiều hoạt
động kinh tế hoặc nếu cố gắng để có tính bao quát, sẽ là một cuộc tranh cãi vô hy vọng về
hàng nghìn các sản phẩm riêng biệt. Sự phân tích các sản phẩm riêng biệt theo khía cạnh
vật chất có thể làm chệch hướng, đặc biệt khi tính toán đến sự thay đổi kinh tế rộng lớn
theo thời gian, Thí dụ, đầu ra của ngành dệt vải có thể giảm xuống theo thời gian nhưng
dệt vải từ sợi nhân tạo có thể tăng lên rất nhiều đủ để bù đắp mức giảm nói trên. Tổng
sản phẩm quốc dân cho ta một cách chắc chắn để ghép hai xu hướng khác nhau đó lại với
nhau.
Nếu như khái niệm tổng sản phẩm quốc dân có những lợi thế nhất định, thì nó
cũng có những hạn chế đáng kể, đặc biệt khi so sánh các mô hình phát triển ở nhiều nước
đang phát triển khác nhau. Một khó khăn là các nước nghèo thường có dịch vụ thống kê
kém: số liệu từ một số ngành nhất định của các nước nghèo, như nông nghiệp và thủ công
nghiệp là rất tồi. Các đánh giá tổng sản phẩm quốc dân của nhiều nước đang phát triển
hiện đang được dựa trên cơ sở các thống kê có thể tin cậy được về các xí nghiệp công
nghiệp hiện đại và khai thác mỏ, cùng với các đánh giá về ngành nông nghiệp dựa trên
các mẫu nhỏ hoặc hoàn toàn dự đoán.
Ngoài các hạn chế về số liệu, còn có các vấn đề về phương pháp luận cơ bản để có
các đánh giá đáng tin cậy.
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Kinh teá phaùt trieån
Baøi ñoïc
Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu
Malcolm Gillis et al. 4
GNP bao gồm những gì?
Trước hết, có một vấn đề về định nghĩa tổng sản phẩm quốc dân. Cách đúng đắn
để tính GNP là cần cộng tất cả các sản phẩm và dịch vụ mà đất nước sản xuất ra và sau
đó bán trên thị trường. Khi cộng thép và quả xoài, người ta có thể sử dụng giá mà thép và
quả xoài được bán trên thị trường (giá thị trường), hoặc có thể sử dụng chi phí của tất cả
yếu tố đầu vào (lao động, tư bản, đất đai) đã được dùng để sản xuất 1 tấn thép hoặc 1 giạ
xoài (Bushet = giạ, đơn vị đo lường thể tích = 36 lít). Cách sau là tính giá theo chi phí
sản xuất. Nhưng nhiều sự đóng góp có giá trị đối với xã hội bị loại trừ khỏi tổng sản
phẩm quốc dân. Thí dụ khi công việc gia đình hoặc trông nom trẻ em được thực hiện
bằng người phụ việc được trả tiền hoặc người làm thuê chăm sóc theo ngày, thì chúng
được tính vào GNP. Nhưng nếu chúng được thực hiện bằng những thành viên của gia
đình không được trả tiền thì chúng không có trong GNP. Ở các nước đang phát triển rất
nhiều loại hoạt động không có mặt trên thị trường. Nhiều thứ do ngành nông nghiệp sản
xuất ra, đây là một ví dụ quan trọng nhất, được tiêu dùng trong gia đình nông dân và
không bao giờ ra đến chợ. Nói một cách chính xác người ta không thể bàn cãi một cách
có ý nghĩa về phần tỷ lệ đang thay đổi của nông nghiệp trong GNP, mà chỉ là phần tỷ lệ
đang thay đổi của các sản phẩm nông nghiệp đã được bán trên trường trong GNP. Do
định nghĩa chính xác như vậy về GNP sẽ hạn chế phần nào tính có ích của việc so sánh sự
thay đổi cơ cấu giữa các quốc gia mà nông nghiệp là một ngành chỉ đạo, nên trong thực tế
cần phải tính các sản phẩm trang trại được người sản xuất tiêu thụ, theo định giá bằng giá
của sản phẩm đó trên thị trường. Trong khi làm cho GNP thành một chỉ số có ý nghĩa
hơn về khả năng sản xuất của một nền kinh tế đang phát triển, cách làm này làm cho GNP
trở thành một khái niệm hơi tùy tiện. Ví dụ nếu như các sản phẩm nông nghiệp không
bán trên thì trường cũng được tính, thì tại sao không tính cả dịch vụ trông trẻ em?
Vấn đề chuyển đổi tỷ giá hối đoái
Vấn đề phương pháp luận thứ 2 nổi lên khi cố gắng chuyển đổi GNP của một vài nước
khác nhau thành một loại tiền duy nhất. Để so sánh được sự thay đổi cơ cấu kinh tế của
một vài nước khi thu nhập tính theo đầu người tăng lên, người ta cần phải tính các số liệu
thu nhập tính theo đầu người theo một đồng tiền chung. Cách ngắn nhất để đạt được mục
tiêu trên là cần phải sử dụng tỷ giá hối đoái chính thức giữa đô-la và đồng tiền của từng
nước. Thí dụ để chuyển đổi GNP của Bangladesh từ taka sang đôla, người ta sử dụng tỷ
giá hối đoái chính thức giữa taka và đôla (gần 28 taka ăn 1 đôla năm 1986). Một vấn đề
đặt ra của cách làm trên là các tỷ giá hối đoái, đặc biệt của các nước đang phát triển,
thường bị bóp méo rất nhiều. Những hạn chế về buôn bán đã làm cho tỷ giá hối đoái
chính thức về thực chất khác rất nhiều một tỷ giá được xác định khi buôn bán tự do.
Nhưng ngay cả cách đánh giá chính xác về tỷ giá hối đoái đang thịnh hành dưới chế độ
buôn bán tự do cũng không thể loại trừ được vấn đề này. Một phần quan trọng của GNP
được tạo ra bởi cái được gọi là hàng hóa và dịch vụ phi thương mại, tức là các hàng hóa
không và thường là không thể đưa vào buôn bán quốc tế. Thí dụ như điện năng chỉ có thể
nhập khẩu trong một số trường hợp hãn hữu từ những nước láng giềng gần gũi có thừa để
bán (thí dụ như nước Mỹ nhập khẩu một ít điện năng từ Canada). Phần lớn điện năng cần
được tạo ra từ trong nước, hoặc ít có ý nghĩa khi nói về thị trường quốc tế hay giá thị
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Kinh teá phaùt trieån
Baøi ñoïc
Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu
Malcolm Gillis et al. 5
trường quốc tế về điện năng. Theo định nghĩa giao thông vận tải trong nước cũng không
thể buôn bán được, mặc dầu nhìn đầu vào của ngành này, như là xe tải có thể được nhập
khẩu. Thương nghiệp bán buôn và bán lẻ hay giáo viên của trường cấp hai cũng không
phải là dịch vụ buôn bán được. Lương của công nhân trong các dịch vụ phi thương mại
này ít bị ảnh hưởng của bất kỳ thị trường quốc tế nào.
Tổng sản phẩm quốc dân chuyển đổi ra đôla theo tỷ giá hối đoái mà được xác định bởi
luồng hàng hóa thương mại sẽ dẫn đến sự sai lạc khi so sánh, nếu tỷ số giá cả của các
hàng hóa phi thương mại so với giá cả của các hàng hóa thương mại là khác nhau trong
các nước cần so sánh. Cách thức đi cùng vấn đề này là cần lựa chọn một bảng giá thịnh
hành trong một nước và dùng bảng giá đó để định giá hàng hóa của tất cả các nước cần so
sánh. Thực chất của phương pháp này có thể diễn tả bằng một bài tập số học đơn giản
được trình bày trong bảng 3-1. Hai nền kinh tế trong bảng này được gọi là nền kinh tế
Mỹ và Ấn Độ, và mỗi một nền kinh tế sản xuất một loại hàng hóa thương mại (thép) và 1
dịch vụ phí thương mại (được tính bằng số người bán lẻ). Giá thép được tính bằng đôla
của Mỹ và rupi của Ấn Độ, và tỷ giá hối đoái dựa trên cơ sở tỷ số giá cả của hàng hóa
buôn bán (trong trường hợp này là thép). Giá trị dịch vụ của người bán lẻ được xác định
theo cách thông dụng nhất là tính giá trị của dịch vụ bằng lương của người làm dịch vụ.
Hai phương pháp chuyển đổi GNP của Ấn Độ ra đôla Mỹ được trình bày trong bảng. Rõ
ràng là sẽ nhận được kết quả rất khác nhau phụ thuộc vào phương pháp nào được sử
dụng.
Bảng 3-1. Tỷ giá hối đoái đối với phương pháp giá cả riêng biệt về chuyển đổi GNP
thành 1 đồng tiền duy nhất.
Mỹ Ấn Độ
Số
lư
ợn
g
G
iá
c
ả
(th
eo
đô
la
M
ỹ)
G
iá
tr
ị đ
ầu
ra
(th
eo
tỷ
đ
ôl
a
M
ỹ)
Số
lư
ợn
g
G
iá
c
ả
(r
up
i)
G
iá
tr
ị đ
ầu
ra
(th
eo
tỷ
ru
pi
)
Thép (triệu tấn) 100 200/tấn 20 8 1600/tấn 13
Số người bán lẻ
(triệu người)
2 5000/người/năm 10 4 4000/người/năm 16
Tổng cộng GNP (theo
tiền địa phương)
30 29
Tỷ giá hối đoái chính thức dựa trên giá thép
= 1600/200 hoặc
8 rupi = 1 đôla Mỹ
1. GNP của Ấn Độ theo đôla Mỹ được tính theo tỷ giá hối đoái chính thức
6,3
8
29 = tỷ đôla Mỹ.
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Kinh teá phaùt trieån
Baøi ñoïc
Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu
Malcolm Gillis et al. 6
2. GNP của Ấn Độ theo đôla Mỹ được tính bằng giá của Mỹ cho từng sản
phẩm và dịch vụ riêng biệt và áp dụng gia 1này cho các sản phẩm của
Ấn Độ
Thép 8 triệu x 200 đôla = 1,6 tỷ đôla
Số người bán lẻ 4 triệu x 5000 đôla = 20 tỷ đôla
GNP = 21,6 tỷ đôla
3. Tỷ số của B so với A:
6,3
6,21 = 6,0
Thí dụ trong bảng 3-1, phóng đại sự khác nhau về kết quả nhận được theo hai cách khác
nhau chủ yếu là vì khu vực dịch vụ phi thương mại là tương đối lớn trong tổng GNP so
với trong trường hợp bình thường. Các đánh giá hệ thống sử dụng 2 phương pháp khác
nhau cho một nhóm nước tự lựa chọn trình bày trong bảng 3-2. Mặc dù sự khác nhau về
kết quả giữa 2 phương pháp không lớn như trong thí dụ trên, chúng vẫn có giá trị quan
trọng. Hơn nữa có mối tương quan hệ thống hợp lý giữa mức độ mà phương pháp chuyển
đổi giá hối đoái làm giảm GNP và mức độ phát triển của nước đó. Đối với Tây Đức và
Mỹ – những nước có GNP tính theo đầu người không khác mấy so với năm 1970, việc
chuyển đổi tỷ giá hối đoái là cách ước lượng cái nhận được một cách hợp lý khi chuyển
đổi GNP Tây Đức sang đôla bằng cách sử dụng phương pháp tốt hơn. Nhưng với Ấn Độ,
tỷ số giữa hai kết quả là 3,23. Với sự khác biệt lớn như vậy, chuyển đổi tỷ giá hối đoái sẽ
dẫn đến sai lệch.
Bảng 3-2. Tổng sản phẩm nội địa (a) tính theo đầu người năm 1975 theo đôla Mỹ.
Sử dụng tỷ giá hối
đoái chuyển đổi
chính thức
Sử dụng giá đôla
cho từng sản phẩm
riêng biệt
Tỷ số
(2) / (1)
Mỹ
Tây Đức
Pháp
Nhật
Anh
Italia
Hungary
Colombia
Triều Tiên
Kenya
Ấn Độ
7.176
6.797
6.428
4.474
4.134
3.440
2.125
568
583
241
146
7.176
5.953
5.977
4.907
4.588
3.861
3.559
1.609
1.484
470
470
1,00
0,88
0,93
1,10
1,11
1,12
1,68
2,83
2,54
1,95
3,22
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, các bảng biểu của thế giới, tập 1, in lần thứ 3, số liệu kinh tế
(Nhà in Trường đại học Johns Hopkins, 1983) trang 568.
a) Tổng sản phẩm nội địa (GDP) cũng giống như tổng sản phẩm quốc dân
(GNP): GDP có thể nhận được từ GNP bằng cách trừ những khoản trả
cho các chi phí riêng của quốc gia (lao động và tư bản) từ nước ngoài
và cộng vào các khoản trả cho người đại diện nước ngoài ở nước
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright
Kinh teá phaùt trieån
Baøi ñoïc
Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu
Malcolm Gillis et al. 7
ngoài. Nói tóm lại, GDP bao gồm tất cả những gì sản xuất trong nước
bất cứ ai có được thu nhập, nhưng không tính đến thu nhập của những
người thuộc quốc gia đó sống ở nước ngoài.
Các vấn đề số – chỉ số khác
Vấn đề đang được bàn bạc ở đây là một phần của một nhóm lớn các vấn đề thường được
coi là các Vấn đề số – chỉ số. Vấn đề số – chỉ số nảy sinh không chỉ trong sự so sánh 2
quốc gia sử dụng 2 loại tiền tệ khác nhau mà còn trong việc nghiên cứu sự tăng trưởng
của một quốc gia duy nhất trong một khoảng thời gian dài. Khi sự tăng trưởng xảy ra
thường xuất hiện sự thay đổi tương đối về giá cả – tức là giá của một số mặt hàng giảm
xuống trong khi giá của một số khác lại tăng lên. Nếu đất nước thường có