Việc đểlại những ấn tượng tốt đẹp với khách hàng cũng quan trọng không
kém việc thu hút, phát triển khách hàng mới của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối
với những công ty nhỏthì sựquan tâm đến từng chi tiết vềthói quen, sởthích
của khách hàng sẽlà một trong những chiêu tiếp thịhiệu quảmà hầu như
không tốn quá nhiều chi phí. Dưới đây là 5 cách đểtạo ra những ấn tượng khó
quên đối với khách hàng.
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo ấn tượng với "thượng đế", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạo ấn tượng với "thượng đế"
Việc để lại những ấn tượng tốt đẹp với khách hàng cũng quan trọng không
kém việc thu hút, phát triển khách hàng mới của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối
với những công ty nhỏ thì sự quan tâm đến từng chi tiết về thói quen, sở thích
của khách hàng sẽ là một trong những chiêu tiếp thị hiệu quả mà hầu như
không tốn quá nhiều chi phí. Dưới đây là 5 cách để tạo ra những ấn tượng khó
quên đối với khách hàng.
Tạo ấn tượng với "thượng đế"
Danny Meyer, quản lý một cửa hàng ở New York, là chuyên gia trong việc sử
dụng những chi tiết nhỏ nhặt nhất để chăm sóc khách hàng của mình. Ví dụ,
khi tình cờ nghe được câu chuyện về việc khách hàng đặt chỗ cho bữa tiệc
sinh nhật của mình, ngay lập tức Danny Meyer sẽ đến bàn của khách hàng, và
gửi lời chúc cùng phần quà nhỏ và ý nghĩa dành cho khách hàng đó.
"Nghe trộm"
Và tất cả các nhân viên trong cửa hàng đều được đào tạo để ý thức được điều
đó, và hành động thích hợp bất cứ khi nào họ nghe được một mẩu thông tin
dù là nhỏ nhất về khách hàng của mình. Cửa hàng của Danny Meyer cũng áp
dụng những chiêu tương tự để tìm kiếm được ý thích của khách hàng đối với
từng loại thức ăn.
Nhớ tên
Đối với những người xem trọng những tình tiết tiểu tiết trong kinh doanh,
kinh nghiệm trên sẽ rất hữu dụng, đặc biệt trong việc kinh doanh dịch vụ
khách hàng. Đó cũng là một bài học kinh doanh rất điển hình và có thể áp
dụng được nhiều cách để bạn có thể làm hài lòng tối đa "thượng đế" của
mình.
Chào đón khách hàng bằng tên của họ là một chi tiết quý giá và có ý nghĩa mà
bạn có thể thêm vào những kinh nghiệm để áp dụng trong việc chăm sóc
khách hàng. Nếu như văn phòng của bạn xếp lịch những cuộc hẹn, người tiếp
viên nên biết được người tiếp theo sẽ đến văn phòng, và hãy chào đón họ
bằng một ánh mắt thân thiện, một nụ cười tươi: "Xin chào buổi sáng, ông có
phải là ông An không?" hoặc là "Xin chào ông An" nếu như bạn chắc chắn về
vị khách của mình.
Ghi nhớ thói quen
Một chút nghệ thuật "tán tỉnh" không ngoài mục đích làm cho khách hàng có
cảm giác mình là một người đặc biệt. Còn chần chừ gì nữa khi bạn không áp
dụng cách đón tiếp thân thiện ấm áp bằng cách gọi tên của họ khi họ bắt đầu
bước vào cửa công ty của mình.
Đã bao giờ bạn nghe đến việc người phục vụ ở quán cà phê không bao giờ
phải để khách hàng của mình nói về việc họ muốn cà phê của mình như thế
nào hay chưa? Hay là người đầu bếp đã bắt đầu nấu món ăn quen thuộc của
bạn ngay khi bước vào cửa hàng? Một người bán hàng luôn luôn gói những
món quà của bạn trong giấy gói màu hồng bởi vì họ biết bạn thích màu hồng.
Một người bán hoa không bao giờ bày ra loại hoa mà bạn bị dị ứng, hay là
một cửa hàng bán rượu sẽ gọi bạn khi có một loại rượu đặc biệt vừa được
mua về, bởi vì họ biết bạn sẽ thích nó. Đó là những kinh nghiệm quý báu làm
tăng thêm giá trị của sản phẩm, đồng thời nó cũng là thước đo cho sự quan
tâm mà nhà hàng dành riêng cho từng cá nhân "thượng đế" của mình.
Bạn có thể nghĩ ra bất cứ thứ gì khác để cho khách hàng của mình nhận ra
rằng bạn không chỉ chú ý sở thích của họ mà còn ghi nhớ và phục vụ họ trong
từng giao dịch.
Quan tâm chi tiết nhỏ
Bạn và nhân viên của mình có thường đón chào khách ngay ở cửa ra vào, mở
và đóng cửa cho khách khi họ muốn đến hoặc đi hay không? Bạn và nhân
viên của mình có thường xuyên giúp đỡ khách hàng mang đồ ra xe, đặc biệt là
với những phụ nữ đứng tuổi và những khách hàng khác có vấn đề đối với đôi
chân của họ. Nếu khách hàng đang chờ ở bên ngoài, bạn có những cách thức
nào để giúp họ bước vào quán nhanh hơn và dễ dàng hơn không?
Khi khách hàng mua hàng từ cửa hàng của bạn, họ có được phục vụ những
dụng cụ đi kèm cần thiết hay không? Ví dụ như nếu bạn bán bánh sinh nhật,
bạn sẽ có kèm theo nến chứ? Nếu bạn làm phòng khám nha khoa, bạn có bậc
cầu thang dành cho trẻ em ở trong buồng tắm hay không? Nếu không có, thì
trẻ em không thể với tới cái bồn cầu được. Nếu bạn mở dịch vụ làm chìa
khóa, bạn đã có một vật dụng nào đó nhận diện chìa khóa để khách hàng luôn
luôn nhớ được chìa khóa này là dùng để làm gì hay chưa?
Sự quan tâm đến những chi tiết nhỏ, nhưng cần thiết, sẽ tạo nên một ấn tượng
tốt đối với khách hàng, một ấn tượng khó quên.
Bạn sẽ làm gì để thể hiện sự đánh giá cao khách hàng? Có một vài doanh
nghiệp khác cũng đưa ra dịch vụ giống của bạn, vậy sự khác biệt sẽ được tạo
ra như thế nào? Bạn có thể thể hiện với những khách hàng quen về sự trân
trọng và đánh giá cao sự quan tâm của họ. Cảm giác được đánh giá cao sẽ là
một trải nghiệm rất ý nghĩa đối với khách hàng.
Đánh giá cao
Bạn có thể mời những vị khách đặc biệt của mình đến một ngày chào hàng
đặc biệt sớm hơn việc buôn bán chung của mình, một ngày với những khuyến
mãi dành cho họ. Bạn có thể tạo ra những sự kiện chỉ phát giấy mời dành cho
những khách hàng "VIP" của mình với những quà tặng đặc biệt, hoặc khuyến
mãi đi kèm. Bạn gói hàng miễn phí cho họ, thỉnh thoảng tặng họ một món đồ
gì đó mà họ vẫn thường hay mua. Nếu sản phẩm của bạn là dịch vụ, bạn có
thể đưa ra dịch vụ kiểm tra, chăm sóc miễn phí.
Hãy luôn luôn chắc chắn để cho họ thấy rằng bạn đưa ra những dịch vụ thêm
cho họ là bởi vì họ những khách hàng "đáng quý" và bạn muốn thể hiện rằng
bạn đánh giá cao họ. Một trong những cách dễ nhất và khó bị bỏ qua nhất
chính là thể hiện sự tôn trọng của bạn bằng cách gửi thư tay vào những ngày
lễ đặc biệt.
Hãy tạo ra một nụ cười trên gương mặt khách hàng và gắn một nụ cười trong
trái tim của họ. Bạn có thể làm điều gì đó đặc biệt cho con cái, bố mẹ, hay
thậm chí là thú cưng của họ. Hãy làm cho họ cười, cảm ơn họ bằng những
thiết kế thể hiện ngay trên sản phẩm chính của bạn như: một bức tranh ngộ
nghĩnh, hoặc một vài câu nói hài hước. Bạn có thể tổ chức một cuộc thi. Cách
phục vụ ấm áp, mới mẻ như nướng bánh phục vụ khách ngay trong văn phòng
của bạn, mang đến cho trẻ em những dải bóng bay, đề nghị phục vụ một bữa
ăn nhẹ đáng yêu vào giữa buổi chiều.
Những trải nghiệm ý nghĩa, đáng nhớ, vui vẻ, lạ và bất ngờ sẽ tạo ảnh hưởng
lên khách hàng nói chung, và sẽ làm cho họ nhớ về bạn theo một cách nào đó
đặc biệt và gần gũi. Hãy cố gắng gạt đi những điều không quan trọng và thêm
vào đó thật nhiều điều ý nghĩa cùng với khách hàng của mình, bạn sẽ thấy
mình nhận được giá trị nhiều hơn về sau.
Chính những chi tiết nhỏ đấy có thể giữ chân khách hàng mãi mãi. Thậm chí,
khách hàng còn dễ dàng truyền bá về công ty, cửa hàng của bạn, thông qua
những mẩu chuyện phiếm hàng ngày. Đó cũng là một trong những nguyên
nhân để một khách hàng có thể đưa ra một lời đề nghị kỳ quặc đó là "trả
thêm" bởi vì họ nghĩ rằng họ được nhận nhiều hơn thế.
Bất kể ai cũng có thể làm những điều to lớn hơn, và chính vì thế, những điều
nhỏ nhặt này sẽ tạo được sự khác biệt trong lòng khách hàng về sản phẩm của
bạn. Họ sẽ vẫn chỉ chọn sản phẩm của bạn mà lờ đi những sản phẩm tương tự
khác. Sự chú ý, sự công nhận, sự quan tâm, hay nhận biết những yếu tố cá
nhân không làm tốn của bạn một xu nào cả. Mà hơn thế nữa, nó còn mang
đến cho bạn giá trị lớn hơn cả đó chính là ấn tượng rất đẹp trong lòng các
"thượng đế".