Khi sử dụng “bút cảm ứng áp lực”có thể khiến việc vẽ các nhân vật phức tạp tiện lợi hơn, nhưng giá thành va ønhững nhân tố khác làm cho các bạn yêu thích vẽ hoạt họa không thể chọn lựa ,và vẫn sử dụng công cụ truyền thống là con chuột để vẽ.
Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu các phương pháp cơ bản vẽ khuôn mặt nhân vật trong phim hoạt họa dùng chuột nắm vững các phương pháp cơ bản này, chúng ta có thể vẽ khuôn mặt sinh động cho các nhân vật hoạt họa của phim.
51 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tạo hình khuôn mặt nhân vật hoạt họa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Đình Thế Tạo hình khuôn mặt nhân vật hoạt họa * Tạo hình khuôn mặt nhân vật hoạt họa Khi sử dụng “bút cảm ứng áp lực”có thể khiến việc vẽ các nhân vật phức tạp tiện lợi hơn, nhưng giá thành va ønhững nhân tố khác làm cho các bạn yêu thích vẽ hoạt họa không thể chọn lựa ,và vẫn sử dụng công cụ truyền thống là con chuột để vẽ. Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu các phương pháp cơ bản vẽ khuôn mặt nhân vật trong phim hoạt họa dùng chuột nắm vững các phương pháp cơ bản này, chúng ta có thể vẽ khuôn mặt sinh động cho các nhân vật hoạt họa của phim. Bài này sẽ được chia thành ra các phần 1.Tạo hình khuôn mặt, trong đó sẽ giới thiệu việc tạo hình khuôn mặt chính diện cũng như là các góc độ mặt bên. 2.Tạo hình con mắt 3. . Tạo hình đôi môi. I. Tạo hình khuôn mặt Xác định hình mặt cơ bản Xác định hình mặt có thể sử dụng phương pháp quy nạp, tức là dùng những hình học cơ bản để biểu thị hình thái khuôn mặt, chẳng hạn như hình tam giác, hình tròn, hình vuông. Tất nhiên, điều này còn phải căn cứ vào phong cách tác phẩm mà bạn ,ong muốn và ý định riêng của bạn để lựa chọn.. Dưới đây chúng tôi lấy ví dụ hình cơ sở khuôn mặt là một hình tam giác, ta vẽ hai đường thẳng, sau đó điều chỉnh vị trí tương đối của chúng là có thể thực hiện một hình tam giác như trình bày ở hình sau. Điều chỉnh cơ bản Sau khi xác định hình mặt cơ bản, tiếp theo ta điều chỉnh một chút chi tiết, như hình dưới. Có thể làm cho hai bên hình tam giác được kéo rộng ra bên ngoài một chút với một độ cong nhất định, như vậy đã khá giống khuôn mặt người rồi và bước này chính là bước chuẩn bị cho các điểm node của bước sau.. Tăng thêm điểm node (nốt) Để tăng thêm điểm nốt chúng ta sẽ tiến hành điều chỉnh đối với hình tam gia. Khi chúng ta điều chỉnh đường mép hai bên thì phạm vi điều chỉnh tương đối rộng, nếu muốn điều chỉnh nhỏ không phải tiện lợi cho lắm, cho nên chúng ta cần phải tăng thêm các điểm nốt ở hai bên, như vậy mới có thể tiến hành điều chỉnh khác nhau với mỗi một đoạn ở mỗi đường biên. Tăng thêm điểm node (nốt) Tăng các điểm nốt nói chung theo nguyên tắc là: Điểm nốt cần phải cố gắng càng ít càng tốt. Sự phân bố của điểm nốt cần phải cân đối. Những điều chỉnh như vậy sẽ tương đối thuận lợi khi thực hiện. Vị trí của các điểm nốt tăng thêm cần phải có sự rút kinh nghiệm và tổng kết cần thiết. Như vậy, bạn cần phải có suy tính nhiều mối liên quan và rồi bạn sẽ thấy cảm giác ngày một thành thạo, việc tăng thêm các điểm nốt quen tay và dễ dàng. Vị trí trong hình là những vị trí các điểm nốt trên khuôn mặt mà tôi đã tổng kết, các bạn có thể căn cứ vào đó để thực hiện. Các điểm nốt phía trên là vị trí của con mắt, các điểm nốt ở phía dưới là vị trí của cằm, việc điều chỉnh cụ thể xin xem hình vẽ sau. Điều chỉnh cơ bản Sau khi tăng thêm các điểm nốt sẽ có thể tiến hành việc điều chỉnh nhỏ đối với mỗi điểm nốt; thông qua điều chỉnh mỗi điểm nốt có thể đạt tới hiệu quả là có vị trí thỏa đáng. Điều quan trọng là cần phải nhẫn nại và cẩn thận chi tiết, trong hình là khuôn mặt sau khi được điều chỉnh. Vẽ thêm phần đầu Sau khi điều chỉnh hình khuôn mặt cần phải vẽ thêm phần đầu. Phần đỉnh đầu nói chung là do từ hình tròn điều chỉnh ra, cho nên chúng ta cần phải trước tiên ấn phím Shift để vẽ một vòng tròn, sau đó đặt vòng tròn này vào khuôn mặt đã được điều chỉnh xong và coi phần đầu là một nửa phần trên của vòng tròn như trình bày trong hình. Tiến hành sửa đổi thêm một chút đối với phần đầu Chúng ta chỉ cần bỏ phần nửa dưới của vòng tròn và lưu lại phần nửa trên, như vậy một khuôn mặt cơ bản đã gần như hoàn thành như trình bày trong hình. Điều chỉnh chi tiết khuôn mặt Trên đây chúng ta mới chỉ tiến hành việc điều chỉnh thô đối với khuôn mặt. Sau đây chúng ta sẽ cần tiến hành các điều chỉnh chi tiết hơn. Chúng ta có thể làm phần ở trên đỉnh đầu thu nhỏ lại một chút, uốn nắn phù hợp với tỷ lệ giữa đầu và phần mặt Thêm vào đôi tai Về tạo hình bộ mặt đã cơ bản hoàn thành, dưới đây chúng ta cần bổ sung một số các bộ phận cần thiết. Tai dĩ nhiên là bộ phận không thể nào thiếu được trên khuôn mặt. Trước tiên chúng ta vẽ một bên tai, sau đó copy lại, cuối cùng dùng lệnh đảo ngược từ menu file làm cho tai có chiều ngược lại. Đặt vào vị trí thích hợp trên khuôn mặt là có thể hoàn thành việc tạo hình cho bộ mặt hiệu quả như hình vẽ. OK! Như vậy chúng ta đã vẽ xong khuôn mặt chính diện, trong phần lớn các trường hợp nếu chỉ có khuôn mặt chính diện là không đủ, chúng ta cần phải vẽ các khuôn mặt ở các vị trí khác nhau. Chúng ta hãy xem trạng thái quay về các hướng của khuôn mặt. Khi nắm vững tính phương hướng của khuôn mặt sẽ quyết định những vấn đề rất quan trọng khi phác họa một cách chính xác thần thái của nhân vật. Chúng tôi hy vọng các bạn quan sát nhiều hơn, luyện tập nhiều hơn và nắm vững thật tốt các quy luật biến hóa của phần mặt. Về tạo hình khuôn mặt tốt nhất nên sử dụng phương pháp quy nạp, chúng ta sẽ tính toán xem nên dùng dạng hình học cơ bản nào để tạo thành khuôn mặt. Tôi sẽ lấy bốn ví dụ thú vị để giúp các bạn phân tích về chuyện này. Ví dụ 1. Tổ hợp hình giống nhau Chúng ta hãy xem một hình ở phía dưới dùng hai hình bầu dục tổ hợp để tạo thành, sau đó thông qua các kỹ xảo tô màu. Cuối cùng chúng ta có thể đạt được các hiệu quả của hình bên trái, bạn thấy có kỳ diệu không. Ví dụ 2. Tổ hợp các hình kích thước khác nhau Hình bên phải là thông qua hai hình chữ nhật lớn nhỏ khác nhau để tạo thành, cuối cùng cũng đạt được hiệu quả như hình bên trái. Ví duï 3. Toå hôïp nhieàu loaïi hình Khoâng caàn phaûi noùi nhieàu noù seõ phaùt huy söùc töôûng töôïng cuûa baïn vaø caáu taïo ra nhöõng nhaân vaät heát söùc sinh ñoäng. Ví duï 4. Ñieàu chænh bieán hình cuûa moãi moät hình Phía beân phaûi laø moät hình chöõ nhaät thoâng qua vieäc ñieàu chænh ñeå thöïc hieän thaønh hình nhö beân phaûi. Tạo hình đôi mắt Qua những bài học trên chúng ta có thể thấy sử dụng chuột không những có thể vẽ mà còn có thể dùng chuột để điều chỉnh nữa. Con chuột trong tay bạn đã biết nghe lời bạn hay chưa? Người ta thường hay nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, cuộc sống con người nếu thiếu đôi mắt thì thật là đáng buồn. Bây giờ chúng ta sẽ học làm cách nào để vẽ đôi mắt cho nhân vật trong phim hoạt họa. Sau khi thực hiện các bài tập tạo hình ở bài viết trong Fan Máy tính số trước chúng ta thấy chúng không khó lắm. OK, bây giờ chúng ta hãy dùng chuột để làm các bước tiếp. Trước tiên, trong óc của bạn qua quan sát cần phải quy nạp tốt các đường nét biên tạo hình đôi mắt và những đường nét này dần dần sẽ nhập tâm . Vẽ ra đường khung viền mắt trên và lông mi: rất dễ dàng vẽ ra chỉ qua mấy đường cong Vẽ con ngươi (nhãn châu): nếu nhìn chính diện về cơ bản nó sẽ là một hình tròn. Chúng ta vẽ ra một hình tròn (nhớ rằng không nên quên ấn phím Shift). Con ngươi bình thường không phải lộ ra hoàn toàn, chúng ta để vị trí của nó hơi chếch lên một chút như trình bày ở hình dưới. Hãy bỏ bớt những bộ phận còn dư của con ngươi, tức là các phần phía trên của hình tròn, sau đó vẽ ra các đường nét biên của lòng trắng (sau này những đường nét này sẽ được xóa đi, nên có thể tạm thời dùng một màu nào đó để vẽ cho dễ nhìn như trình bày ở hình sau. Tô màu. Màu có thể căn cứ vào sự ưa thích của bạn để lựa chọn. Bạn thấy chưa? đôi mắt bây giờ xem ra đã có thể thấy là rất dễ xem. Như trình bày ở hình sau. Dùng hiệu quả tô quá độ để hiện ra lòng trắng (bước này không phải là tất yếu, nếu bạn cảm thấy đôi mắt vẽ như ở trên đã thỏa mãn như vậy bước này có thể bỏ đi). Xem hình dưới. Thêm vào những chỗ sáng và tu sửa thêm một chút (tôi sẽ thêm mấy sợi lông mi). Xóa đi tất cả chỗ lòng trắng và tất cả những đường nét biên. Vẽ thêm đồng tử mắt. Bước này rất đơn giản, chỉ cần ở nhãn cầu tăng thêm một khu vực với màu đen là được rồi, còn cái khác không có gì thay đổi như trình bày ở hình dưới . Chú ý: Một bức vẽ đôi mắt có biểu hiện chính xác hay không thì việc tạo hình mắt rất quan trọng, chúng ta cần phải quan sát nhiều và luyện tập trên giấy, như vậy khi sử dụng chuột mới dễ dàng. Dưới đây chúng tôi xin tổng kết các hình thấu thị ở con mắt cơ bản, tất cả chúng ta cố gắng nắm vững (những đường nét đứt màu đỏ là chỉ hướng của phần đôi mắt). Trên đây chúng ta đã vẽ đôi mắt là đôi mắt tĩnh chưa phải động, cho nên đôi mắt đó vẫn chưa thật sinh động, nhưng con mắt chớp và rung động theo ánh sáng sẽ làm cho đôi mắt có thần hơn và linh động hơn. Vậy thì chúng ta hãy cùng mau tìm cách thể hiện nhân vật với con mắt sáng láng và linh động. Làm thế nào để có thể làm cho mắt của nhân vật trở nên có thần khí? Đây là nội dung cuối cùng của việc tạo hình đôi mắt, chúng ta sẽ tiếp tục bài tập này. Trước tiên căn cứ vào phương pháp nói trên vẽ các ký hiệu tạo hình của con mắt, chú ý trước tiên không nên vẽ ra những chỗ ánh sáng mạnh như trình bày ở hình bên. Sau khi xác lập các vòng màu trắng đặt tên là ánh sáng cao. Xác lập một MC đặt tên là chớp sáng. Ồ bạn biết chưa? Con mắt động được thực hiện hoàn thành tại đây. Tôi có thói quen vẽ ba điểm ánh sáng cao, bởi vì các nhân vật tạo hình trong CG Nhật Bản đều làm như vậy. Chúng ta hãy làm theo họ. Căn cứ vào vị trí trên hình chúng ta sẽ xếp đặt những chỗHighligh (ánh sáng cao) này cho tốt với những sự biến động lớn nhỏ khác nhau. Chú ý: Phương hướng nhìn của con mắt điều khiển bằngHighligh (ánh sáng cao) là rất quan trọng. Dưới đây chúng ta sẽ lấy một vài ví dụ để nói rõ hơn. Đây là trục thời gian, các bạn hãy xem mỗi một điểm ánh sáng mạnh sẽ chiếm một lớp. Làm động tác Motion khuôn hình thứ nhất và khuôn hình cuối cùng là giống nhau (cho nên ở phía trên dùng lệnh Go To and Play) khuôn hình trung gian là vị trí biến hóa. Về vị trí không nên biến hóa quá lớn và không cần phải vượt qua phạm vi của nhãn cầu. Bởi vì chớp mắt với tốc độ nhanh, tất nhiên số khuôn hình phải nhỏ, ở đây là 12 khuôn hình / giây. Như vậy là việc chớp mắt với Highligh (ánh sáng cao) đã thử nghiệm xong. Tuy nhiên, muốn biểu hiện nhân vật động thì con mắt cũng phải động, như vậy cần phải thực hiện từng khuôn hình một. Chúng ta hãy xem trong đó các khuôn hình 1, 3, 5, 7 là giống nhau, khuôn hình 2, 4, 6 là khuôn hình có độ cao và thu hẹp một chút. Thu hẹp bao nhiêu đó là do bạn muốn nhân vật của bạn được kích động tới mức độ nào. Tạo hình đôi môi Trong vẽ hoạt họa thì đôi môi là một bộ phận thể hiện trên khuôn mặt tương đối rõ. Nhưng nếu muốn biểu hiện một cách thật sự biểu cảm thì tôi cho rằng hiểu thấu thị của đôi môi thật sự là việc rất khó, vì thế tôi đề nghị các bạn cố gắng luyện tập và quan sát các mối liên hệ để vẽ đôi môi được sinh động. Dưới đây chúng ta lấy ví dụ đôi môi khi đầu cúi xuống để nói rõ về quá trình tạo đôi môi. Trong việc này chúng ta hãy nhớ lại quá trình tăng thêm các điểm nốt. Nhất định cần phải làm những đường bổ trợ gốc chuẩn. Điều này có rất nhiều điểm lợi, nó có thể giúp bạn xác định các trạng thái của môi rất tiện lợi để tham khảo, như trình bày ở hình dưới. Vẽ ra các đường biên đại thể của môi!Chúng ta rất dễ dàng xác định hướng chuyển động của miệng cũng chính là hình thấu thị. Căn cứ vào thấu thị chính xác trước tiên điều chỉnh đường thẳng (đường kết cấu).Điều này thật ra là việc chuẩn bị tăng thêm các điểm nốt.Vì sao chúng ta không thể trực tiếp thêm các điểm nốt? Chúng ta biết rằng công cụ bút thép trạng thái đường thẳng sẽ không thể nào tăng thêm các điểm nốt. Cũng có nghĩa là tiền đề của việc tăng thêm các điểm nốt là đường đó không thể là một đường thẳng tuyệt đối. Làm cho tất cả các góc nhọn biến thành tròn trịa. Đây là khuếch đại điểm nốt ở góc dưới phía trái, lúc đó là ở trạng thái chưa điều chỉnh. Dùng công cụ bút sắt khi tới điểm nốt giữa. Ở phía bên công cụ bút sắt sẽ xuất hiện một ký hiệu (-). OK! Kích vào để loại trừ đi điểm nốt giữa, như vậy chúng ta rất dễ dàng điều chỉnh góc nhọn này thành ra trạng thái trơn nhẵn, như trình bày ở hình. Điều chỉnh chi tiết cuối cùng. Bây giờ chúng ta hãy nhìn xem sự phân bố các điểm nốt cuối cùng! Từ số lượng các điểm nốt vẽ ra có thể nhìn thấy tính quan trọng của việc điều chỉnh điểm nốt. Như vậy, chúng ta đã vẽ ra được hiệu quả thấu thị của đôi môi ở các góc độ khác nhau và như vậy sẽ giúp các bạn nắm vững phương pháp vẽ đôi môi. Biểu hiện trong hoạt họa tai và lưỡi có thể dùng các thủ pháp phụ. Khái quát các thủ pháp biểu hiện và lý giải như hình vẽ dưới . Trên đây chúng ta giới thiệu một cách đơn giản dùng chuột để vẽ tạo hình cơ bản phần đầu của nhân vật. Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ học tập cách sử dụng chuột và công cụ đường dẫn để vẽ ra các nhân vật ngày một sinh động.