Tào Tháo - Câu chuyện hình tượng tiểu thuyết và con người lịch sử

Tóm tắt. Thay vì gọi trước tác lịch sử và sáng tác tiểu thuyết, một số nhà nghiên cứu phổ biến cách nói tự sự lịch sử và tự sự văn học. Người ta ngày càng nhận ra sự khác biệt giữa một tác phẩm lịch sử với một tác phẩm tiểu thuyết lắm khi không phải là sự khác biệt giữa sự thực và tưởng tượng. Xuất phát từ nhận thức đó kết hợp với ý thức rõ ràng về tính cách đặc thù thể loại trường thiên diễn nghĩa lịch sử, bài viết đã phân biệt Tào Tháo với tư cách nhân vật lịch sử (từ một người thực thời Tam Quốc đến cũng chính ông ta nhưng dần đã thành con người trong sử sách) với một Tào Tháo trong tư cách hình tượng văn chương. Trên cơ sở đó, ta mới có thể phát hiện thấy không ít người phân tích nghiên cứu nhân vật Tào Tháo mà không tỏ rõ cho ta biết họ đang hình dung Tào Tháo từ nguồn thông tin nào (sử sách hay tiểu thuyết) và họ đang bình luận Tào Tháo hay là bình luận những nguồn thông tin “dựng lên” nhân vật Tào Tháo.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 71 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tào Tháo - Câu chuyện hình tượng tiểu thuyết và con người lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 3-8 TÀO THÁO - CÂU CHUYỆN HÌNH TƯỢNG TIỂU THUYẾT VÀ CON NGƯỜI LỊCH SỬ Lê Thời Tân Đại học Quốc gia Hà Nội E-mail: lethoitanvnu@gmail.com Tóm tắt. Thay vì gọi trước tác lịch sử và sáng tác tiểu thuyết, một số nhà nghiên cứu phổ biến cách nói tự sự lịch sử và tự sự văn học. Người ta ngày càng nhận ra sự khác biệt giữa một tác phẩm lịch sử với một tác phẩm tiểu thuyết lắm khi không phải là sự khác biệt giữa sự thực và tưởng tượng. Xuất phát từ nhận thức đó kết hợp với ý thức rõ ràng về tính cách đặc thù thể loại trường thiên diễn nghĩa lịch sử, bài viết đã phân biệt Tào Tháo với tư cách nhân vật lịch sử (từ một người thực thời Tam Quốc đến cũng chính ông ta nhưng dần đã thành con người trong sử sách) với một Tào Tháo trong tư cách hình tượng văn chương. Trên cơ sở đó, ta mới có thể phát hiện thấy không ít người phân tích nghiên cứu nhân vật Tào Tháo mà không tỏ rõ cho ta biết họ đang hình dung Tào Tháo từ nguồn thông tin nào (sử sách hay tiểu thuyết) và họ đang bình luận Tào Tháo hay là bình luận những nguồn thông tin “dựng lên” nhân vật Tào Tháo. Từ khóa: Tào Tháo, tiểu thuyết, con người lịch sử, hình tượng, trường thiên diễn nghĩa, Tam quốc chí. 1. Mở đầu Rõ ràng là có không ít nhà phê bình không phân biệt về nguyên tắc nhân vật lịch sử và hình tượng văn học khi phân tích nhân vật Tam Quốc. Vả chăng ngay khi phân tích nhân vật của mỗi bên (sử và văn) không phải ai cũng luôn nhớ phân biệt giữa - tạm gọi là một kẻ trong đời với một người trên giấy. (Một nhà phê bình chuyên nghiệp thiết tưởng nên chú ý ít nhiều đến từ nguyên hoặc nghĩa gốc của các từ nhân vật (trong tiếng Hán), character (chỉ nhân vật trong tiếng Anh còn từ personality) và figure (chỉ nhân vật trong tiếng Pháp còn từ personnage). Lắm khi việc phân tích hình tượng nhân vật văn học vô hình trung biến thành phân tích kẻ có chứng minh thư nhân dân hộ khẩu ngoài đời. Bài phân tích biến thành một thiên bình luận đung đúng các giá trị tính cách, đức tính tích cực tiêu cực, thỉnh thoảng kèm vào một trích dẫn từ chính tác phẩm như là một phụ hoạ hô ứng một chiều. Chúng tôi tự nghĩ nếu ta không dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba kiểu “y/thị” để chỉ nam/nữ nhân vật mà ta không muốn gọi lại theo tên họ thì có thể chỉ thị chúng bằng đại từ “nó” theo nghĩa chỉ một vật hoặc nói - một cái “nó giống trung”được 3 Lê Thời Tân không? Xin lưu ý ở đây không nói về loại nhân vật “nó-đồ vật” nhân cách hoá trong một truyện ngụ ngôn hay cổ tích). Ứng xử này biểu hiện rất tập trung ở trường hợp Tào Tháo ( ). Quả thực người ta đã không phân biệt Tào Tháo với tư cách nhân vật lịch sử với một Tào Tháo trong tư cách hình tượng văn học. Ngay cả khi phân tích Tào Tháo với tư cách nhân vật lịch sử thuần tuý người ta cũng không có ý thức phân biệt một Tào Tháo người thực thời Hán mạt tam phân với cũng chính ông ta nhưng dần đã thành con người trong sử sách, hoặc nói một Tào Tháo đã sống một lần với sự nghiệp riêng trên đời thời Tam Quốc và một Tào Tháo đang “sống” cùng sự nghiệp sử học qua các thời đại. 2. Nội dung nghiên cứu Một cuộc tranh luận về Tào Tháo đã bùng phát vào đầu năm 1959 khi Quách Mạt Nhược cho đăng một loạt bài gọi là nhằm "sửa lại bản án cho Tào Tháo". (Chúng tôi không bàn đến ý kiến nói Quách làm việc đó như là hành động phụ hoạ tinh thần lãnh tụ Mao Trạch Đông. Mao có một bài từ trong đó tỏ ý khen công nghiệp thống nhất Trung Nguyên của Tào Tháo). Quách nói Tào Tháo là anh hùng dân tộc vậy mà "Từ khi Tam Quốc diễn nghĩa ra đời, cơ hồ đến đứa trẻ con 3 tuổi cũng coi Tào Tháo là xấu xa, là tên gian thần. Đó quả là bóp méo lịch sử". Tiễn Bá Tán cũng nói: "Tam Quốc diễn nghĩa quả thực là cuốn sách báng bổ Tào Tháo... La Quán Trung tuỳ tiện xuyên tạc lịch sử, hạ thấp Tào Tháo. Tác giả không chỉ biến lịch sử Tam Quốc thành một vở kịch hoạt kê, mà còn làm cho người đời sau xem nhầm vở kịch đó thành ra là lịch sử Tam Quốc" (Bài "Nên khôi phục lại danh dự cho Tào Tháo" đăng trên Quang Minh nhật báo, 19/2/1959) Thế nhưng – bỏ qua vấn đề động cơ thời sự của các ý kiến này, chúng ta vẫn phải hỏi: vậy thì Quách Mạt Nhược và Tiễn Bá Tán biết được cái gọi là sự thực lịch sử nay đã bị tác giả Tam Quốc xuyên tạc ấy từ đâu và hai học giả nhân danh điều gì để buộc tội La Quán Trung? Bởi vì theo ý chúng tôi trước nấm mồ Tào Tháo cả hai học giả cùng La Quán Trung cho chí Trần Thọ (người soạn Tam Quốc chí) đều bình đẳng như nhau. Vì sao mà những người đội mũ sử gia lại đi phàn nàn những người khoác áo tiểu thuyết gia? Hỏi như vậy cũng không có nghĩa là ta sẽ đồng ý với những ý kiến phản bác Quách Mạt Nhược - kiểu như "Nhân vật lịch sử Tào Tháo vốn là tàn bạo. Hắn là một kẻ theo chủ nghĩa ích kỉ tư lợi cực đoan", còn văn học dân gian ngược lại đã phản ánh đúng điều đó. Và La Quán Trung thì đã tiếp thu đúng tinh thần của nhân dân, xây dựng Tào Tháo thành điển hình của một gian hùng phản ánh đúng bản chất của bọn thống trị phong kiến (“La Quán Trung tại sao phải phản đối Tào Tháo”, Quang Minh nhật báo, 25/5/1959) Suy cho cùng ý kiến này cũng không thuyết phục gì hơn đối với chúng ta. Phải hiểu rằng bộ tiểu thuyết của La Quán Trung (bản qua tu nhuận của Mao Tôn Cương) rốt cuộc là cách diễn nghĩa ( , The yanyi of History of the Three Kingdoms) của nhà văn đối với lịch sử. Diễn nghĩa - đó là không bằng lòng với kí, chí, thư, ngữ, thuyết, biên, truyền kì, chí truyện, giảng sử, bình thoại... mà khởi dựng một thể cách tự sự riêng, viết-kể thành một texte narratif mới. Cái gọi là “văn sử bất phân” trong bối cảnh văn hóa Trung Quốc từ một góc độ nào đó mà nói chính 4 Tào Tháo - câu chuyện hình tượng tiểu thuyết và con người lịch sử là chỉ tình trạng bất phân đối với một loạt “thể tài” trên. Đây là những “thể tài” cụ thể từng xuất hiện qua các thời đại trong truyền thống văn xuôi tự sự Trung Quốc. Chúng tôi cho rằng mỗi một chủng loại tự sự đó đều là một cách quan hệ của văn xuôi Trung Hoa cổ đối với với hiện thực đời sống lịch sử. Chúng là những ứng xử cụ thể trong từng thời đại của tự sự (naration/narrative) bằng lời (kí tải viết ghi hay khẩu thuật truyền miệng) trong một truyền thống văn hoá lâu đời, sớm nhất thống văn tự. Tất cả các thể tài đó đều gặp nhau ở một tính cách chung mà chúng tôi tạm gọi là có tính truyện (trong tiếng Hán hai chữ sử và truyện vẫn thường được kết gắn với nhau). Ngày nay thay vì dùng cách nói trước tác lịch sử và sáng tác tiểu thuyết, một số nhà nghiên cứu phê bình văn học phổ biến cách nói tự sự lịch sử và tự sự văn học. Chúng tôi lạm nghĩ, cách nói đó chắc không đến nỗi làm cho những người xưa nay chắc mẩm sử đã chép là (có) thực lấy làm khó chịu. (Câu đầu cửa miệng của họ là “Trong sử có chép/nói. . . ” Thiển nghĩ, bia đá có khi mòn mà chắc gì bia miệng cứ được trơ trơ!). Vả chăng, ai cấm được ta đọc Sử Ký của Tư Mã Thiên như đọc một cuốn tiểu thuyết? (Có ý kiến phát biểu rằng sự khác biệt giữa một tác phẩm lịch sử với một tác phẩm tiểu thuyết lắm khi không phải là sự khác biệt giữa sự thực và tưởng tượng mà là sự khác biệt về mức độ hư cấu. Như ta biết trong tiếng Anh fiction vừa có nghĩa tiểu thuyết vừa có nghĩa hư cấu (tiểu thuyết được hiểu là một thứ fictional narrative). Đương nhiên chúng tôi vẫn giữ quan điểm đối lập giữa sử học và văn học (phần sáng tác văn chương) như là đối lập giữa nghiên cứu khoa học và nghệ thuật). Phương Tây chấp nhận quan điểm của nhà sử học người Mỹ Hayden White (Hayden White (1928- ), nhà sử học người Mỹ. Lí luận tự sự học lịch sử của ông rất có ảnh hưởng ở phương Tây. Phân biệt sử gia với nhà sử học có lẽ là thừa, nhưng trong trường hợp H. White chúng tôi vẫn muốn gọi ông là nhà sử học hơn là sử gia.): Soạn sử không khác gì với các phương thức viết lách khác. Trong việc soạn sử điều quan trọng nhất không phải là nội dung, mà là hình thức văn bản. Mà hình thức đó nói cho cùng là ngữ ngôn, vì vậy sử chính là “một kết cấu ngôn ngữ dưới hình thức lời nói văn xuôi tự sự” [1;1-2] Chúng ta cần đọc tác phẩm Tam Quốc chí diễn nghĩa ( , The San Guo Yan Yi’s Novel) như nó vốn thế - diễn nghĩa lịch sử bằng tiểu thuyết trường thiên. Đọc theo tinh thần tiểu thuyết diễn nghĩa đồng nghĩa với việc thừa nhận hư cấu như là phương thức tự nhiên của tiểu thuyết vậy. Hư cấu ở đây không thể được hiểu như là không tôn trọng hay cố tình xuyên tạc cái gọi là "sự thực lịch sử" mà phải được hiểu là một cách trình bày lịch-sử (history, câu chuyện đã qua; trong Hán ngữ, sử gắn liền với sự, lịch nghĩa gốc là trải qua) như là một sự thực - một sự thực khả cảm, mềm mại, sống động của tự sự văn chương (Lịch sử ấy là thành văn. Khi lịch sử được ý thức thì ta đã có tự sự. Câu nói quen thuộc ở phương Tây - History is a story/ L’Histoire est unrécit). Trong lịch sử, Tào Tháo có thể được xem là một nhà quân sự, nhà chính trị kiêm thi nhân tiếng tăm. Thời đại quân phiệt cát cứ, ba phe Lưu, Tôn, Tào đều cố gắng nhất thống thiên hạ. Nhìn dưới góc độ lịch sử, bản thân hành động đó vốn không có cái gọi là thiện, ác. Hoàn toàn có thể xem đó là một sự thực, một sự thực giữ vẻ trung tính khách quan cho đúng với phong cách viết sử. Dịch giả Tam Quốc chí diễn nghĩa Mộng Bình Sơn đã viết 5 Lê Thời Tân Lời bàn tổng quát in kèm cuối bản dịch thành cái mà ông gọi là Phần ngoại thư. Trong đó ông đã bàn qua các nhân vật trọng yếu của Tam Quốc. Tào Tháo là nhân vật được ông bàn đến đầu tiên. Trên thực tế mà nói, toàn bộ nhận định phân tích của ông đều bộc lộ một nhãn quan sử học hơn là một phân tích văn học. Cho dù ông có dẫn Tam Quốc chí diễn nghĩa và rõ ràng là ông cũng đang như là phân tích tác phẩm này, thế nhưng không khó phát hiện ở nơi ông cái lập trường không thuần tuý là lập trường của nhà phê bình văn học. Nhãn quan của một sử gia khiến ông mô tả rất thuyết phục lần lượt các vấn đề thân thế và xu hướng chính trị của Tào Tháo, bước đường đại lược của Tào Tháo, chánh sách áp dụng quyền uy của Tào Tháo, thành công và thất bại trong đời chính trị của Tào Tháo. Ông cũng trả lời rất hay hai câu hỏi tại sao Tào Tháo phải nắm quyền bính trung ương để mưu đồ đại lược và Tào Tháo có phải là kẻ “gian tặc” hiếp thiên tử, khiến chư hầu? (phần in nghiêng đồng thời biểu thị chúng vốn là các đề mục trong phần Bàn về Tào Tháo của Mộng Bình Sơn). Đôi khi ta có cảm giác ông bàn luận nhân vật mà không nói rõ bản thân hình dung nhân vật từ nguồn thông tin nào (sử sách hay tiểu thuyết) và ông bình luận nhân vật hay là bình luận những nguồn thông tin “dựng lên” nhân vật, cho dù bản thân ông cũng đã có nhắc ta chú ý phân biệt lịch sử và tiểu thuyết. Chẳng hạn ông viết ông trong Bàn về Tào Tháo: “Kết tội Tào Tháo gian hùng, phản tặc chỉ là tư tưởng một chiều của bè lũ thống trị cũ mà thôi. Đưa một lớp người mới vào cơ quan lãnh đạo tất nhiên gặp sức phản kháng của tập đoàn thống trị cũ. Bọn môn phiệt đã lấy đạo đức hẹp hòi và thường tình để gắn cho Tào Tháo cái tội ấy. Đến như bộ Tam Quốc chí diễn nghĩa, nhà văn La Quán Trung cũng dùng nghệ thuật diễn tả Tào Tháo với tính chất gian hùng. “Lưu Bị thường nói: Nay khác ta như nước với lửa là Tào Tháo. Tháo bạo ta nhân. Tháo cấp ta khoan. Tháo dối ta thật”. Ở chỗ nào chúng ta cũng thấy con người Tào Tháo với tính cách: “Thà ta phụ người chớ để người phụ ta”. Còn Lưu Bị thì lúc nào cũng với tính cách: “Thà chết không làm điều phụ nghĩa”. Tuy nhiên, chúng ta đừng hiểu lầm tiểu thuyết với lịch sử. Đó là điều quan hệ khi bắt tay tìm hiểu cái nhân nghĩa của Tào Tháo. Ở vào địa vị hoàn cảnh của Tào Tháo, nhân nghĩa không phải đem gạo tiền phát chẩn như tình thương đức Phật, cũng không thể như Sái Ung khóc Đổng Trác, cũng không thể như Nễ Hành cởi áo đánh trống nói bậy, cũng không như đám triều thần ôm Hiến Đế khóc than. . . Phạm vi đạo đức, nhân nghĩa của Tào Tháo rộng lớn hơn nhiều. Đó là sinh mạng của hàng trăm vạn người, sự an ninh cho quốc gia, sự thái bình cho thiên hạ trước mọi tai biến: Hoàng Cân, Đổng Trác, Lữ Bố, Quách Dĩ, Lý Thôi. Đời sau vì bọn chính thống đã xuyên tạc làm mất đi cái nhân nghĩa to tát ấy, chỉ nghĩ đến mấy cá nhân tầm thường: Triệu Ngạn, Dương Bửu, Đổng Thừa, Đổng Phi, Hiến 6 Tào Tháo - câu chuyện hình tượng tiểu thuyết và con người lịch sử Đế dùng làm căn cứ kết tội Tào Tháo mà quyên cả việc an nguy của một quốc gia dân tộc.” Ý kiến của Mộng Bình Sơn có điểm tương đồng với tư tưởng của nhà nghiên cứu lịch sử Hoàng Nhân Vũ (1918-2000). Hoàng từng nói đại ý không ai không công nhận Tần Thuỷ Hoàng tàn bạo, nhưng không thống nhất Trung Hoa thì người chết vì lũ do phá đê giữa các tiểu quốc triền miên chiến phạt nhau còn lớn gấp bội số người chết dưới tay Tần Thuỷ Hoàng. Mà cũng không phải cứ Thuỷ Hoàng Đế muốn nhất thống là được. Sự thống nhất thậm chí nảy sinh từ đặc điểm riêng của chính chất đất hoàng thổ và con sông Hoàng Hà. Các sử gia cần có một nhãn quan lịch sử rộng rãi trong phân tích nhân định bản thân lịch sử. Hoàng Nhân Vũ nổi tiếng ở phương Tây như là người đề xướng quan niệm “đại lịch sử” (macro-history) trong sử học hiện đại. Công bằng mà nói, nhận xét trên của dịch giả ít nhiều cũng thể hiện những tỉnh táo nhất định trong nhìn nhận vấn đề. So với lối phân tích mắng chửi một chiều tính chất phản diện, đại biểu tập đoàn thống trị thoán quyền hay ngược lại một mực phàn nàn tiểu thuyết gia bôi nhọ nhân vật lịch sử đã là một bước tiến rồi. Thực tế thì trong lịch sử thời Tam Quốc, Tào Tháo không chỉ là đối địch của Lưu Bị, cũng như không chỉ mỗi Tôn Quyền mới là đối địch của Tào Tháo. Cả ba đều ở trong những tư-thế-chính-trị-ngoại giao-tương- tự đối với nhau. Thế mà trong Tam Quốc diễn nghĩa, Tào Tháo lại trở thành hình tượng đối lập với Lưu Bị. Gian trá, bạo ngược, quyền mưu cùng hùng tài đại lược được tập trung kết hợp lại trong hình tượng Tào Tháo, cô đúc thành bản sắc gian hùng như là màu nét cơ bản trong chân dung nhân vật này. Vậy mà chỉ những bạn đọc hời hợt, chịu ảnh hưởng của phê bình thông tục dễ dãi và tâm lí đại chúng mới tin chắc rằng đây rốt cuộc chỉ là hình tượng một nhân vật phản diện – tên gian hùng đa nghi đại ác đối lập với một Lưu Bị nhân nghĩa thương dân. Nếu chỉ như vậy thì ta chẳng còn ý vị gì khi đọc Tam Quốc nữa rồi. 3. Kết luận Tình trạng không ý thức rạch ròi trong nhận thức sử và văn dẫn đến những tranh cãi vô bổ dù trên thực tế chẳng ai cấm được ta quyền lấy sử đọc văn và ngược lại lấy văn viết sử! Một độc giả thuần thục trong tiếp nhận là một độc giả phân biệt được lịch-sử và tiểu-thuyết, thông cảm với đăm chiêu của sử gia mà cũng phải biết vui đùa cùng hoạt kê của tiểu thuyết, phục cái trơ gan cùng tuế nguyệt mà cũng buồn chuyện cau mặt với tang thương. Một độc giả như vậy cũng sẽ không câu nệ sử hay cố chấp văn và dù là đang đọc văn hay sử đều luôn tự nhủ mình rằng “bụng dạ Tào Tháo ra sao suy cho cùng trong lúc đuổi-chạy chính Tào Tháo mới là người biết nhất”. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hayden White, 2003. Hậu hiện đại lịch sử tự sự học. Trần Vĩnh Quốc - Trương Vạn Quyên dịch, Trung Quốc xã hội khoa học xuất bản xã xuất bản. [2] Trần Thọ, 1959. Tam Quốc chí (Bùi Tùng Linh chú). Trung Hoa thư cục. 7 Lê Thời Tân [3] La Quán Trung, 2004. Tam Quốc diễn nghĩa (thượng, hạ quyển), Nhân dân Văn học xuất bản xã. [4] La Quán Trung, 2004. Tam Quốc diễn nghĩa (ba tập). Phan Kế Bính dịch, Bùi Kỉ - Lê Huy Tiêu hiệu đính, Nxb.Văn học. [5] La Quán Trung, 2006. Tam Quốc chí diễn nghĩa (hai tập). Lời bình Mao Tôn Cương, dịch thuật Mộng Bình Sơn, Nxb.Văn hoá Thông tin. [6] Trung Quốc văn học thất luận - Seven Topics on Chinese Literature. Quảng Tây sư phạm đại học xuất bản xã (Guangxi Normal Univ. Press). [7] Chu Nhất Huyền, 1983. Tam Quốc diễn nghĩa tư liệu hội biên. Bách hoa văn nghệ xuất bản xã. [8] Trịnh Chấn Đạc, 2003. Văn học đại cương-Literature compendium. Trung Hoa thư cục, 1926, Quảng Tây sư phạm đại học xuất bản xã tái bản. ABSTRACT Cao Cao – in fiction and history or a historical personality and literature figure Instead of referring only to historical documents there is also available literary fic- tion, and some researchers refer to history and literature that is presented in the form of 1st person narrative genre. This is practical because the difference between a historical work and a novel is not always that of one being fact and the other fiction. In fact, the difference oftentimes lies in the degree to which each is presenting fiction (in the broadest sense of the word). In light of this, when referring to the saga by Luo Guan Zhong, this paper differentiates Cao Cao as a historical personality (a real life man in history books) from Cao Cao as a fictional character in literature (an ever-changing, immortal fiction). It can be seen that many researchers who have analyzed the character of Cao Cao did not make it clear whether they got their information about him from history books or fictional literary works, whether they see him as a real person, a historical personality, or a character in fictional literature. 8