Một cây dó bầu (dó trầm, trầm hương.) được cưa gốc đổ
xuống, mặt cắt tròn có đốm đen ở giữa: trầm hương! Vệt
trầm hình sao, màu đen tuyền, “ăn” không lớn lắm, chỉ chiếm
khoảng 1/5 diện tích mặt cắt của thân cây dó, nhưng điều
đáng nói là nó tạo được trầm do chính bàn tay của con người.
Ông Nguyễn Sơn Định (thôn Xuân Sơn, Ân Hữu, Hoài Ân,
Bình Định) trồng cây dó trong vườn nhà cách đây 10 năm,
nay đường kính gốc khoảng 15 cm, cao chừng 7 m. Ông nhờ
Công ty TNHH SX-DV-TM Bảy Núi (TP.HCM) tạo trầm.
Sau 13 tháng, đến cuối tháng 2/2008 đốn thử thì cây đã cho
trầm
8 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo trầm cho cây dó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạo trầm cho cây dó
Một cây dó bầu (dó trầm, trầm hương...) được cưa gốc đổ
xuống, mặt cắt tròn có đốm đen ở giữa: trầm hương! Vệt
trầm hình sao, màu đen tuyền, “ăn” không lớn lắm, chỉ chiếm
khoảng 1/5 diện tích mặt cắt của thân cây dó, nhưng điều
đáng nói là nó tạo được trầm do chính bàn tay của con người.
Ông Nguyễn Sơn Định (thôn Xuân Sơn, Ân Hữu, Hoài Ân,
Bình Định) trồng cây dó trong vườn nhà cách đây 10 năm,
nay đường kính gốc khoảng 15 cm, cao chừng 7 m. Ông nhờ
Công ty TNHH SX-DV-TM Bảy Núi (TP.HCM) tạo trầm.
Sau 13 tháng, đến cuối tháng 2/2008 đốn thử thì cây đã cho
trầm. Trong vườn nhà ông Định có trồng 50 cây dó xen lẫn
với nhiều trụ tiêu. Có lẽ nhờ đất gò đồi phì nhiêu nên cây
tươi tốt. Ông đã vay ngân hàng 10 triệu đồng nhờ Công ty
Bảy Núi tạo trầm cho 50 cây dó của mình. Ước tính mỗi cây
cho 200 g trầm hương, có giá 200 USD.
Tạo trầm cho cây dó
Theo Công ty Bảy Núi, cây dó (Aquilaria crassna) sau khi
trồng được 6 - 9 năm, vòng thân cách mặt đất 1,4 m đạt 32
cm trở lên thì tạo trầm được. Thao tác tạo trầm rất đơn giản:
khoan các lỗ tròn đường kính chừng 1,5 cm, chiều sâu chừng
2 - 3 cm trên thân cây từ gốc lên đến 2/3 cây theo mật độ
nhất định. Sau khi cho chất tạo trầm, nhét đoạn ống nhựa
cùng cỡ vào. Sau từ 9 - 12 tháng, cấy lần 2 (kit 2), và sau
khoảng 2 năm thì khai thác trầm. Bình quân mỗi cây thu
được: trầm lát loại cực tốt có nhiều dầu đen hoặc nâu 10 - 50
g/cây, trầm lát tốt vừa 200 - 250 g; ngoài ra còn có 1 kg trầm
vụn, 14 - 20 kg gỗ vàng dùng nấu dầu hay làm nhang trầm.
Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Yến, giám đốc công ty, Công ty
Bảy Núi đã được chuyển nhượng công nghệ tạo trầm này từ
một sáng chế ở Hoa Kỳ và là nhà cung cấp độc quyền công
nghệ này ở Việt Nam. Công ty đảm bảo đã cấy là có trầm
100%. Nếu việc tạo trầm làm cho cây chết hay không cho
trầm thì công ty sẽ bồi thường, trừ trường hợp cây chết do
sâu bệnh, úng nước.
Mỗi cây tạo trầm lần đầu (kit 1) tốn khoảng 250.000 đồng
(tùy theo cây lớn, nhỏ), lần hai 300.000 đồng, lần ba 350.000
đồng.
Theo bà Huỳnh Yến, có 2 phương thức để bà con chọn lựa:
một là công ty thu mua tất cả, hai là ăn chia.
Cây dó Hoài Ân
Vùng rừng núi của huyện Hoài Ân, huyện An Lão (Bình
Định) có nhiều trầm tự nhiên nhưng sau năm 1975 thì bị khai
thác triệt để để tìm trầm, cây dó nơi này có nguy cơ tuyệt
chủng. Cách đây chừng 15 năm người dân Hoài Ân đem cây
con hoặc hạt dó từ rừng về trồng trong vườn nhà.
Do có thông tin tạo được trầm, nhiều người dân Hoài Ân đã
trồng dó. Cả huyện hiện có khoảng 700.000 cây dó bầu, trồng
từ khoảng năm 1990 đến nay. Các xã trồng nhiều cây dó là
Ân Hảo, Ân Nghĩa, Ân Hữu, Ân Mỹ, Ân Tường Tây...
Những năm 2001 - 2002, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN
Bình Định nhân giống thành công cây dó bầu bằng phương
pháp nuôi cấy mô tế bào, tuy vậy mức tiêu thụ còn hạn chế so
với dùng hột giống.
Ở Hoài Ân nhiều người trồng dó với quy mô lớn. Ông
Nguyễn Hữu Toàn (Ân Mỹ) cho biết: vườn dó của ông trên
15.000 cây, trồng 11 năm nay. Cách đây 4 năm, ông thử tạo
trầm bằng phương pháp cơ học, tạo vết xước, đóng đinh... rồi
một số công ty về tạo trầm, nhưng không thành công. Ông
Phan Văn Trọng (Ân Thạnh), ông Hồ Văn Đẩy (Ân Tường
Tây) mỗi người trồng gần 1.000 cây dó, đến nay đủ tiêu
chuẩn tạo trầm. Ông Huỳnh Thế Thiện (Ân Tín) cho biết:
ông trồng dó từ năm 1993. Năm 2003 vài công ty đến “gây
men” (cấy men, tạo trầm) nhưng cây bị rục (thối rữa) giữa
cây, không kết quả.
Khi cây từ 5 - 7 tuổi người ta bắt đầu tạo trầm. Bằng phương
pháp cơ học - tức là tạo vết thương bằng cách đục lỗ, đóng
đinh sắt...; có lúc cũng có một số đơn vị kinh doanh về địa
phương này tạo trầm bằng vi sinh, hóa học, nhưng cuối cùng
không tạo được trầm. Một nông dân nhớ lại: năm 2004 có
công ty ở TP.HCM mua với giá 500.000 đồng/cây 15 năm
tuổi, sau đó lại thôi không mua nữa. Người trồng dó không
có đầu ra, rất hoang mang, có người chặt bỏ để lấy đất trồng
cây khác hiệu quả hơn.
Cây dó bầu trồng trên đất Hoài Ân trong vườn nhà vườn rừng
lớn rất nhanh. Sau 5 - 6 năm đường kính gốc đạt 10 - 12 cm,
cao 3 - 4 m. Ông Hậu cho biết, phải là đất sỏi, dạng hạt, thoát
nước tốt. Giai đoạn đầu chăm bón cẩn thận thì cây mới phát
triển nhanh. Theo giá hiện nay, trồng 1 ha dó bầu, sau 6 - 7
năm bán được khoảng 500 triệu đồng (1 ha trồng 1.000 -
1.200 cây, giá 500.000 đ/cây). Ngoài giá trị tạo trầm, thân
cây dó còn chưng cất được tinh dầu, làm nhang, giá bán
1.000 đồng/kg thân cây, cành nhánh đã bóc vỏ.
Tình hình phát triển cây dó trong nước
Theo tài liệu hội thảo về cây dó trầm hương của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn tại Hà Tĩnh (9/2007), đến năm
2006 Việt Nam có 20 ngàn ha cây dó bầu, trầm hương, phân
bổ khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhiều nhất là ở phía tây -
trung trung bộ (từ Hà Tĩnh vào đến Khánh Hòa).
Từ năm 1996, dựa trên nguyên lý tạo stress cho cây bằng vi
sinh, hóa học, cơ học... với cơ chế tự bảo vệ, cây tiết ra nhựa
trầm, ông Nguyễn Huy Hoàng (xã Tiên Mỹ, Tiên Phước,
Quảng Nam) đã thu từ 20 cây dó tạo trầm, được 1 kg trầm
loại 4 và 30 kg trầm loại 5 - 6, bán được 5,5 triệu đồng. Nay
ở huyện này trồng 1 triệu cây dó. Đa số không tạo được trầm.
Cây 4 - 5 tuổi bán được 500.000 đến 1 triệu đồng/cây. Có
người mua cây để tạo trầm, chiết xuất tinh dầu.
Năm 1999, tỉnh Khánh Hòa có đề tài nghiên cứu tạo trầm cây
dó, nhờ tác nhân vi sinh: dùng 3 chủng nấm Aspergillus
phoenicis (CDA) Thom, Penicillium citrinum Thom và
Penicillinum sp., cho kết quả “cây có dấu hiệu trầm, đốt
thơm”.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 10 cơ sở chưng cất tinh dầu
trầm, chủ yếu ở Hà Tĩnh, Quảng Nam... Tuy vậy hiệu suất
chưng cất thấp chỉ đạt từ 0,02 - 0,05% tinh dầu (Thái Lan đạt
cao, từ 0,16 - 0,6%).
Ngoài ra, dự án Rừng Mưa của Hà Lan đang thực hiện ở Việt
Nam sản xuất trầm hương theo hướng bền vững về kinh tế,
môi trường.
HOÀNG LÂN - KHPT, 21/03/2008