Có 1001 cách tạo vốn khác nhau tuỳthuộc vào kinh nghiệm sống, trí thông minh, sự
khôn khéo, nhạy bén và cảsựcan đảm của người đứng đầu doanh nghiệp.
Konozuke Matshusita là một trong những tỷphú giàu nhất ởNhật Bản,người sáng lập ra
tập đoàn điện tửmang tên ông. Hồi còn nhỏ, gia đình Matshuhita rất nghèo, lại là con út
trong một nhà có 9 người con ởmiền Trung Nhật Bản nên ông phải bỏhọc lúc 19 tuổi,
làm thuê ởmột cửa hiệu sửa chữa xe máy kiếm sống. Ông đã tích góp từng xu đểnuôi chí
làm giàu. Đểcó tiền làm nhà xưởng, ông đã phải huy động vốn từrất nhiều nguồn khác
nhau, thậm chí bán cảtưtrang của vợmình. Đến nay, nhà máy của Matshusita phát triển
thành một tập đoàn Matshusita với những mặt hàng điện tửnổi tiếng mang nhãn hiệu
Panasonic và National. Hiện nay Matshusita sửdụng hơn 190.000 nhân viên, có 200 nhà
máy trên khắp thếgiới và doanh thu riêng tại Mỹ đã đạt tới gần 60 tỷUSD
7 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo vốn bằng phương thức nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạo vốn bằng phương thức nào?
Có 1001 cách tạo vốn khác nhau tuỳ thuộc vào kinh nghiệm sống, trí thông minh, sự
khôn khéo, nhạy bén và cả sự can đảm của người đứng đầu doanh nghiệp.
Konozuke Matshusita là một trong những tỷ phú giàu nhất ở Nhật Bản,người sáng lập ra
tập đoàn điện tử mang tên ông. Hồi còn nhỏ, gia đình Matshuhita rất nghèo, lại là con út
trong một nhà có 9 người con ở miền Trung Nhật Bản nên ông phải bỏ học lúc 19 tuổi,
làm thuê ở một cửa hiệu sửa chữa xe máy kiếm sống. Ông đã tích góp từng xu để nuôi chí
làm giàu. Để có tiền làm nhà xưởng, ông đã phải huy động vốn từ rất nhiều nguồn khác
nhau, thậm chí bán cả tư trang của vợ mình. Đến nay, nhà máy của Matshusita phát triển
thành một tập đoàn Matshusita với những mặt hàng điện tử nổi tiếng mang nhãn hiệu
Panasonic và National. Hiện nay Matshusita sử dụng hơn 190.000 nhân viên, có 200 nhà
máy trên khắp thế giới và doanh thu riêng tại Mỹ đã đạt tới gần 60 tỷ USD.
Bản thân việc vay vốn không phải lúc nào cũng là thượng sách. Nếu lãi suất phải trả cao
hơn tỷ suất lợi nhuận có thể thu được, thì đương nhiên các công ty sẽ không bao giờ vay
vốn. Và trên thực tế, nhiều công ty cho rằng nếu không có được những dự án đầu tư
mang lại lợi nhuận cao hơn mức lãi suất tiền vay, thì thà cứ cố gắng tiết kiệm tiền còn
hơn là đi vay mượn thêm. Nhưng đây không phải là lời giải cho bài toán vốn. Nếu chỉ cần
tiết kiệm và giảm tối đa mọi chi phí là đủ, thì chắc sẽ không có ai thành lập công ty và
mở rộng các hoạt động kinh doanh cả. Lời giải ở chỗ các công ty làm sao để không phải
đi vay mà vẫn tìm ra những nguồn huy động vốn khác nhau.
Trên thị trường vốn, có khá nhiều phương thức khác nhau để tiếp cận các nguồn vốn đầu
tư, tuy nhiên, điều khó khăn đối với đa số các công ty là họ không hội đủ các điều kiện
cần thiết để vay vốn, hay không nhận được sự tin tưởng từ phía các nhà tài trợ. Vì thế,
việc nâng cao năng lực kinh doanh, cũng như đẩy mạnh uy tín của công ty trong con mắt
các nhà tài trợ là rất cần thiết để công ty có thể tiếp cận các nguồn vốn một cách dễ dàng.
Và để tối ưu hoá hoạt động huy động vốn, các công ty cần đề ra cho mình những nguyên
tắc nhất định, "đánh bóng" chính bản thân công ty, từ đó tạo ra sự tin cậy trong con mắt
các nhà tài trợ vốn.
Trước mỗi quyết định tài trợ vốn, các nhà tài trợ thường căn cứ vào độ tin cậy và uy tín
của công ty. Nếu công ty muốn sớm nhận được quyết định tài trợ vốn, thì một bộ tài liệu
chứng minh độ tin cậy của công ty sẽ là rất cần thiết. Văn bản này càng trung thực và rõ
ràng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Các nhà tài trợ sẽ tiến hành xác minh, nếu phát hiện có
chi tiết thiếu trung thực, lập tức họ sẽ đặt dấu hỏi về độ tin cậy của công ty.
Bên cạnh đó, một bộ máy kế toán tài chính hiệu quả cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo dựng độ tin cậy của công ty. Sau những vụ bê bối tài chính lớn như Enron,
Worldcom... giờ đây các công ty trên thế giới đã quan tâm hơn đến bộ máy kế toán. Điều
này hoàn toàn hợp lý, bởi nếu cứ tiếp tục xem thường bộ máy kế toán như trước đây, thì
chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những "vết xe đổ". Và do vậy lòng tin của các nhà đầu tư sẽ
giảm sút nghiêm trọng.
Nhiều hãng lớn của châu Âu như Orcale, Vodaphone đã quy định: nếu chưa am hiểu về
kế toán, nhà quản lý phải bổ sung kiến thức chuyên môn bằng cách tham dự các khóa học
ngắn hạn do trường đại học hoặc trung học kinh tế tổ chức. Thời gian học khoảng từ hai
đến sáu tháng, sau đó có thể học tiếp lớp nâng cao hoặc tham khảo sách chuyên ngành.
Nhà quản lý doanh nghiệp hiểu biết về kế toán, tất nhiên, không phải để tự mình làm lấy
các công việc lập sổ sách, mà là để kiểm tra lại tính chính xác của những thông tin cấp
dưới báo cáo, giúp cho công tác quản lý, điều hành và ra quyết định hiệu quả và phù hợp
với tình hình thực tế hơn.
Theo các chuyên gia tài chính của Oracle, tập đoàn viễn thông lớn nhất châu Âu, thì bộ
máy kế toán của Oracle nói riêng và của các công ty khác nói chung, sẽ có tác dụng huy
động khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh, tổ chức sử dụng vốn
của công ty sao cho hiệu quả nhất. Bộ máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy
động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ, lựa chọn phương thức đẩy mạnh kinh doanh làm cơ sở
để huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn phát triển hữu ích, từ đó nâng cao lợi nhuận của
công ty.
Nếu công ty bạn chứng minh được với các nhà tài trợ vốn về khả năng quản lý, kỹ năng
hoạt động, năng lực tài chính cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh, thì bạn sẽ rất thuận
lợi trong việc huy động vốn, bởi năng lực công ty là một trong những yếu tố tiên quyết
mà các nhà tài trợ vốn xem xét và cân nhắc trước khi đưa ra quyết định tài trợ vốn.
Ngoài việc chủ động huy động vốn và trình bày các năng lực kinh doanh, bạn còn phải
thể hiện cam kết tài chính của công ty đối với những hoạt động kinh doanh cụ thể. Nhà
tài trợ vốn sẽ luôn nhìn vào giá trị thực của công ty và các hệ số chuẩn mực về tài chính.
Bạn nên chuẩn bị các bản báo cáo tài chính về hiệu quả kinh doanh, năng lực quản lý
(chứng nhận tiêu chuẩn ISO, TQM...)..., bởi chúng là những biểu hiện rõ ràng nhất khả
năng của công ty trong con mắt các nhà tài trợ. Báo cáo tài chính sẽ "tiết lộ" hoạt động
của công ty bạn, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý,
các nhà đầu tư hiện tại và tương lai, các chủ nợ,... về tình hình tài chính của công ty. Vì
vậy, tính trung thực trong báo cáo tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Ngoài ra, có những chỉ số vừa cần thiết cho các nhà tài trợ vốn khi muốn tìm hiểu về thực
lực của công ty bạn, vừa giúp "trang điểm" cho hình ảnh công ty rất hiệu quả:
- Tỷ lệ giá/lợi nhuận (P/E): Cho đến nay, tỷ lệ này được sử dụng phố biến nhất để đánh
giá cổ phiếu và tình hình tài chính của công ty, thể hiện bạn sẵn sàng trả bao nhiêu cho
mỗi USD lợi nhuận của công ty.
- Tỷ lệ giá/doanh thu (P/S): Chỉ số này có thể được sử dụng để nhận ra những công ty có
mạng lưới kinh doanh ổn định, nhưng lợi nhuận có thể giảm sút sau quá trình phát triển
quá nóng.
- Tỷ lệ giá/lưu lượng tiền mặt (P/C): Con số doanh thu và lợi nhuận mà công ty báo cáo
là "sản phẩm" của những quy tắc tính toán phức tạp có thể được vận dụng để làm sai lệch
số liệu. Lưu lượng tiền mặt từ các hoạt động kinh doanh có thể đưa ra một bức tranh xác
thực hơn.
- Tỷ lệ giá/giá trị sổ sách (P/B): Tỷ lệ này được dùng để đánh giá giá trị toàn mạng lưới
của công ty đối với các máy móc, thiết bị và các tài sản khác, thường được sử dụng để
tìm kiếm các mục tiêu tiếp quản.
Trong quá trình huy động vốn, một đòi hỏi tất yếu là khoản tiền vốn huy động cần được
đảm bảo bởi tài sản hợp pháp của công ty, hoạt động kinh doanh có triển vọng cũng như
thị trường mà công ty bạn đang kiểm soát.
Bạn nên chứng minh cho nhà tài trợ thấy những tài sản hữu hình và tài sản vô hình mà
bạn đang sở hữu. Đôi khi tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân
phối... còn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với tài sản hữu hình. Đôi khi, việc nhờ một tổ
chức chuyên nghiệp định giá công ty của bạn sẽ rất cần thiết để việc huy động vốn của
bạn được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Trong các kế hoạch huy động vốn, vấn đề lo ngại nhất của các nhà tài trợ là những rủi ro
tài chính do sự biến động của thị trường, như giá ngoại tệ lên xuống thất thường, đồng
nội tệ mất giá, thị trường bất động sản thay đổi, tình trạng trượt giá phi mã,... Các nhà tài
trợ vốn sẽ luôn xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro xấu nhất có thể xảy ra.
Chính vì vậy, để giúp các nhà tài trợ sớm ra quyết định, công ty nên có các phương án
giải thích rõ ràng về tính tối ưu và khả thi của khoản tiền huy động, đồng thời việc giải
thích càng chi tiết, rõ ràng bao nhiêu sẽ càng có lợi cho bạn bấy nhiêu.
Sau cùng, bạn chỉ nên cân nhắc tới một khoản huy động vốn, khi bạn tin tưởng và tính
toán thấy rằng lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh được đầu tư từ khoản vốn
huy động đó sẽ cao hơn các chi phí huy động vốn. Và bạn tuyệt đối không nên huy động
vốn để trang trải các khoản lỗ của công việc kinh doanh hiện tại, bởi việc này có thể kéo
bạn lún sâu vào "vũng lầy" với tình trạng khó khăn hơn về tài chính . Thay vào đó, bạn có
thể cắt giảm các loại chi phí, hợp lý hoá hoạt động kinh doanh sao cho tốt hơn và hiệu
quả hơn. Bạn chỉ nên tập trung vào các hoạt động kinh doanh nào chắc chắn mang lại lợi
nhuận. Nếu ngay cả biện pháp này cũng không giúp gì cho bạn, thì bạn nên suy nghĩ tới
việc chuyển hướng hoạt động kinh doanh của mình.
Tại Mỹ, ngay ở Nhật Bản chứng thư lập hội (articles of association), những người sáng
lập công ty đã ấn định số vốn của công ty là bao nhiêu, chia ra bao nhiêu phần bằng nhau,
gọi là cổ phần. Khi cổ phần bán đi thì người mua nhận được biên nhận đã trả tiền gọi là
cổ phiếu và họ trở thành cổ đông.
Cổ phần luôn là cách thức giải quyết vấn đề vốn một cách hiệu quả nhất. Công ty bán cổ
phần để gọi vốn, giống như bán một viên kẹo. Ở mức phát triển thấp, công ty chỉ có viên
kẹo làm theo hai hình, hình vuông có đề tên người chủ và hình tròn không đề tên ai. Loại
vuông không được chuyển nhượng cho người khác, gọi là cổ phiếu ghi danh, còn loại
tròn có thể chuyển nhượng cho bất kỳ ai, gọi là cổ phiếu vô danh. Chuyển nhượng cổ
phiếu dễ dàng cũng là một cách thu hút người mua. Đến mức phát triển cao hơn, công ty
dựa trên lợi ích của các cổ đông để bán cổ phiếu ưu đãi cho cổ đông. Đây là cổ phiếu
được ưu tiên chia lời.
Để huy động vốn, công ty sẽ bán cổ phiếu cho cổ đông tùy theo số tiền cần có. Nếu định
bán rộng rãi ra cho dân chúng, thì công ty cần phải đăng ký cổ phiếu với Sở giao dịch
chứng khoán, được gọi là niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Lúc đó, cổ
phiếu có thêm một tên mới là chứng khoán. Nếu chỉ bán cho vài người thì không phải
đăng ký cổ phiếu. Tùy theo tình hình tài chính của công ty, nếu làm ăn khấm khá, công ty
sẽ mua lại số cổ phiếu đó để cất giữ.
Sau khi gọi vốn lần đầu, những lần sau, muốn tăng vốn, công ty bán nốt số cổ phiếu hãy
còn giữ lại lúc đầu, hay phát hành một đợt cổ phiếu mới. Mức phát hành bao nhiêu sẽ do
hội đồng quản trị công ty quyết định. Cứ mỗi lần phát hành mà muốn bán ra công chúng
thì lại phải làm đủ thủ tục niêm yết như lần đầu.
Thuê tài chính là một hình thức đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới
như Mỹ, Nhật Bản, Ðức, Thuỵ Ðiển, Úc... Loại hình cho thuê tài chính đã được một số
công ty đưa ra thị trường tài chính vào những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ XX với
tên gọi là thuê tài chính (finance lease).
Cho thuê tài chính (finance leasing) là một dạng cho thuê máy móc, thiết bị và động sản.
Người ta còn gọi là cho thuê thiết bị (leasing). Ở nhiều nơi, người ta cho thuê xe hơi, máy
bay, xe tải, tàu hoả, khoang tàu thuỷ và tàu thuỷ, máy photocopy, máy fax,...Tập đoàn
General Motor của Mỹ còn cho thuê cả máy vi tính. Hiện nay, Vietnam Airlines đã thuê
máy bay của TEAC, AirFrance... Tại Mỹ, ngành cho thuê tài chính chiếm khoảng 25 -
30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm của các công ty.
Nguyên nhân chính thúc đẩy các hoạt động cho thuê tài chính phát triển nhanh là do nó
có tính chất an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả cho các bên giao dịch. .
Không thể phủ nhận rằng sự có mặt của các công ty cho thuê tài chính đã "mở lối thoát"
cho các công ty, trong thời điểm các công ty này đang gặp khó khăn về thủ tục thế chấp
tài sản để vay vốn ở các ngân hàng. Tuy nhiên, khái niệm cho thuê tài chính vẫn còn khá
mới mẻ với nhiều công ty. Ít công ty hiểu được rằng cho thuê tài chính là một hình thức
tài trợ tín dụng, thông qua việc cho thuê các loại tài sản, máy móc, thiết bị, phương tiện
vận chuyển... là nhu cầu mà các công ty, các nhà đầu tư mong muốn để đổi mới máy
móc, thiết bị, hiện đại hóa công nghệ sản xuất kinh doanh. Đặc trưng của phương thức
này là đơn vị cho thuê (tức là chủ sở hữu tài sản) sẽ chuyển giao tài sản cho người thuê
(tức là người sử dụng tài sản) được quyền sử dụng và hưởng dụng những lợi ích kinh tế
mang lại từ các tài sản đó trong một thời gian nhất định. Người thuê có nghĩa vụ trả một
số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyền sử dụng và quyền hưởng dụng. Điều này
cũng cho thấy việc cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính không đòi hỏi sự bảo
đảm tài sản có trước, tạo điều kiện cho các công ty tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới,
vừa giải tỏa được áp lực về tài sản đảm bảo nếu phải vay ở ngân hàng. Loại hình cho thuê
tài chính rất thích hợp cho các công ty vừa và nhỏ nhờ ưu điểm không phải thế chấp tài
sản như khi vay vốn ở các ngân hàng. Nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế Trên
thế giới có rất nhiều tổ chức tài chính chuyên về hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân, trong đó
được biết đến nhiều nhất là Công ty tài chính quốc tế (IFC). IFC là một tổ chức tài chính
phi chính phủ trực thuộc Ngân hàng thế giới, được thành lập với chức năng hỗ trợ tài
chính cho các công ty dưới nhiều hình thức khác nhau, thông qua các dự án đầu tư vào
các lĩnh vực kinh doanh. Hoạt động của IFC đã được thực hiện tại nhiều nơi trên thế giới,
từ những nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản đến những nước đang phát triển như Trung
Quốc, Thái Lan...
Điểm đặc biệt trong hoạt động của IFC là bản thân tổ chức này không tạo ra các dự án
mới, mà IFC chỉ đầu tư vào hoặc hỗ trợ cho các dự án, công ty hiện có trên thị trường.
Nói một cách khác, qui mô hoạt động của IFC phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hoạt động
của bản thân các công ty. Để thực hiện chương trình tài trợ vốn, IFC sẽ xem xét, tìm kiếm
các công ty hoạt động tốt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tài chính, tư vấn... sau đó
hỗ trợ tài chính dưới hai hình thức: một là sử dụng các ngân hàng như là khâu trung gian
trong việc cung cấp tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân; hai là hỗ trợ kỹ thuật cho các
công ty trên các mặt quản lý hoạt động tài chính, quản lý rủi ro, tăng cường vốn.... IFC
hiện cũng đang xem xét việc thành lập một quỹ đầu tư hoặc trực tiếp cấp vốn cho các dự
án do các công ty tư nhân thực hiện, hoặc có thể đứng ra làm trung gian kêu gọi các tổ
chức tài chính khác.
Thông qua việc hỗ trợ đầu tư cho nhiều dự án trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau từ
xi măng, sắt thép, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng cho đến du lịch, dịch vụ tài chính,... với vốn
đầu tư lên tới hàng trăm tỷ USD, có thể nói IFC đã đóng vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ
sự phát triển của các công ty, tạo cơ sở hình thành nhiều khu vực kinh tế tư nhân năng
động trên thế giới.
Tuy nhiên, IFC không phải là một định chế tài chính trực tiếp đầu tư cho các công ty, mà
chỉ đóng vai trò trung gian, cầu nối. Một mình IFC khó có thể đáp ứng được nhu cầu
ngày càng lớn của các nhà đầu tư. Vấn đề là làm thế nào để các tổ chức và các định chế
tài chính khác cùng chung sức giúp các công ty cất cánh? Cũng chính vì lý do này mà
IFC hiện đang tìm một số tổ chức tài chính cùng hợp tác hỗ trợ tín dụng cho các công ty
trên toàn thế giới. Nếu công ty của bạn cần vốn, bạn có thể liên hệ với chi nhánh IFC tại
địa phương mình để tìm hiểu thêm thông tin về các chương trình tài trợ vốn đầu tư.