ĐẶC ĐIỂM TRƯỢT LỞ TẠI CÁC KHU VỰC TRỒNG
CÂY KEO LAI DỌC THEO CÁC TUYẾN GIAO THÔNG CHÍNH
Ở KHU VỰC MIỀN NÖI TỈNH QUẢNG NAM
ĐINH THỊ QUỲNH*, ĐỖ MINH ĐỨC**,
ĐỖ MINH NGỌC*, ĐẶNG THỊ THÙY*,
HOÀNG HẢI YẾN***
Characteristics of landslides at the planting Acacia hybrid areas along
the transport arteries in Quang Nam province, Vietnam
Abstract: Landslides have caused serious damages to the infrastructure in
Quang Nam province in recent years. The roads have very complicated
terrain and geology and have been seriously damaged from landslide,
especially in the rainy season. This paper presents the initial findings on
the relationships of Acacia hybrid plantation, exploitation and landslides
on slopes along national and provincial highways in Quang Nam's
mountainous districts. The study used a set of methods, including site
investigation, geotechnical soil testing, soil shrinkage, GIS and statistics.
The results show the effects of Acacia hybrid plantation and exploitation
on large landslide formation. The slope surface is frequently exposed or
covered with/without Acacia hybrid layer that lead to soil tension cracks.
Drying and wetting of soils due to temperature and rain lead to soil
shrinkage and expansion and forming soil cracks at the slope surface.
Rainfall infiltrates deeper to the slope due to soil cracks. In on hand, it
reduces shear strength of soils in the slope; in the other hand, the
groundwater level increases causing a rise in pore water pressure. Both
these processes lead to the slope instability and forms large landslides.
Therefore, the procedure of Acacia hybrid plantation, exploitation should
be considered to ensure the time of exposure to the natural conditions,
especially in the areas of thick weathering soil layers.
MỞ ĐẦU *
Những thập kỷ gần đây, trong điều kiện thời
tiết có nhiều diễn biến phức tạp, bão và áp thấp
nhiệt đới thường xuyên di chuyển vào nước ta,
* Viện Địa công nghệ và Môi trường
Ngõ 82 Trần Cung, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu
Giấy, Thành phố Hà Nội
** Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội
Số 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
*** Viện Địa chất, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam
Ngõ 84, Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Đống
Đa, Hà Nội
đặc biệt là các tỉnh miền Trung nói chung và
Quảng Nam nói riêng, gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng. Trong năm 2017, mưa lớn trong
các ngày 3 đến 6 tháng 11 đã gây thiệt hại
nghiêm trọng về người và cơ sở vật chất, đặc
biệt các các đường giao thông ở tỉnh Quảng
Nam. Kết quả khảo sát dọc các tuyến đường
quốc lộ và tỉnh lộ ở tỉnh Quảng Nam, đã thu
thập được hiện trạng trượt lở toàn khu vực
khảo sát là 299 khối trượt, trong đó có 28 khối
trượt có thể tích từ 10.000 m3 đến hơn
400.000 m3. Điều đặc biệt là các khối trượtĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 5
lớn này phần lớn đều phát sinh ở khu vực
trồng cây keo lai (Hình 1).
Nghiên cứu hướng dẫn về phương thức trồng
cây trên các mái dốc từ lâu đã được quan tâm,
đặc biệt là tại Hồng Kong. Theo đó, các định
hướng canh tác các loại cây trên sườn dốc có độ
dốc khác nhau nhằm đảm bảo cảnh quan đô thị
và ổn định mái dốc (Hình 2). Các loại cây trong
nghiên cứu này chưa nêu rõ giống và loài nhưng
lại tập trung vào kiểu cây như cỏ, bụi rậm, cây
leo, cây nhỏ, Độ sâu dịch chuyển của trượt lở
có thể sâu hoặc nông và được gây ra bởi sự thay
đổi về sự ổn định của độ dốc đến từ việc cắt xén
mái dốc, thay đổi độ bão hòa của đất hoặc mất
đi lớp phủ thực vật. Các hoạt động làm tăng khả
năng xói mòn bề mặt và mất ổn định mái dốc ở
vùng địa hình cao bao gồm: khai thác gỗ, bạt
taluy để mở rộng hoặc xây dựng đường và
chuyển đổi rừng. Trong các khu rừng không bị
xáo trộn, nghĩa là rừng nguyên sinh, trượt lở
thường xảy ra với tần suất thấp.
Với các điều thực tế như trên, bài báo tập trung
trình bày một số nghiên cứu ban đầu về mối liên
quan giữa trượt đất đá và trồng, khai thác cây keo
lai trên đất dốc dọc theo các tuyến giao thông
chính ở khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam.
94 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tạp chí Địa kỹ thuật - Số 3 năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 1
Tạp chí ĐỊA KỸ THUẬT
ISSN - 0868 - 279X
NĂM THỨ 24
SỐ 3 NĂM 2020
MỤC LỤC
ĐINH THỊ QUỲNH, ĐỖ MINH ĐỨC, ĐỖ MINH
NGỌC, ĐẶNG THỊ THÙY, HOÀNG HẢI YẾN: Đặc
điểm trƣợt lở tại các khu vực trồng cây keo lai dọc theo
các tuyến giao thông chính ở khu vực miền núi tỉnh
Quảng Nam 3
NGUYỄN CHÂU LÂN, NGUYỄN VIẾT THANH,
ĐẶNG HỒNG LAM, PHÍ HỒNG THỊNH, NGUYỄN
ĐỨC HIẾU, NGUYỄN HẢI HÀ, ĐỖ TUẤN NGHĨA:
Khả năng sử dụng bùn cát biển làm vật liệu đắp
nền đƣờng 10
VŨ BÁ THAO, NGUYỄN TRUNG KIÊN: Nghiên
cứu đề xuất giải pháp đập ngăn bùn đá tại suối
Háng Chú Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái 18
LÊ BÁ VINH, HOÀNG LONG HẢI, HOÀNG THẾ
THAO: Phân tích các phƣơng pháp xác định áp lực
nƣớc đẩy nổi trong đất bùn sét tại Quận 2, Tp. Hồ
Chí Minh 26
NGÔ THỊ THANH HƢƠNG, ĐỖ MINH NGỌC,
NGUYỄN ĐÌNH THẮNG: Đánh giá giải pháp giếng
cát bọc vải trong xử lý nền đất yếu 35
PHẠM THU TRANG, NGUYỄN ĐỨC MẠNH:
Nghiên cứu khả năng mang tải dọc trục trụ đất gia
cố bằng chất kết dính thu nhỏ đƣờng kính phần
dƣới chân PF trong điều kiện nền đất khác nhau ở
Việt Nam 44
LƢƠNG NGỌC TỰ, ĐỖ TUẤN NGHĨA, NGUYỄN
THỊ THANH HUYỀN: Sự thay đổi lực làm việc
của neo trong thi công hố móng sâu tại Hà Nội 54
PHẠM ĐỨC CƢỜNG, ĐỖ MINH TÍNH: Nguyên
nhân hƣ hỏng mố trụ cầu thuộc dự án đƣờng giao
thông khu công nghiệp Đồng Bành 59
ĐỖ NHƢ TRÁNG, NGUYỄN VĂN HÙNG: Nghiên cứu
ảnh hƣởng của gia cố bằng neo vƣợt trƣớc đến ổn định
của công trình ngầm 62
NGUYỄN NHỰT NHỨT, LÊ BÁ VINH, NGUYỄN
TOÀN KHOA: Ứng dụng phƣơng pháp PDR và
phƣơng pháp phần tử hữu hạn phân tích móng bè cọc
của cống kênh 67
NGÔ THỊ THANH HƢƠNG: Dự đoán lún của nền
đƣờng đầu cầu trên đất yếu gia cố bằng cọc cát
đầm chặt 75
VŨ BÁ THAO: Giới thiệu tiêu chuẩn chuyển đổi từ
tiêu chuẩn Nhật Bản: Quy hoạch và thiết kế công
trình phòng chống lũ bùn đá 81
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. ĐOÀN THẾ TƢỜNG
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHÙNG MẠNH ĐẮC
PGS.TS. HOÀNG VIỆT HÙNG
PGS.TS. PHẠM QUANG HƢNG
PGS.TS. NGUYỄN BÁ KẾ
TS. PHÙNG ĐỨC LONG
GS. NGUYỄN CÔNG MẪN
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC MẠNH
PGS.TS. NGUYỄN SỸ NGỌC
GS.TS. VŨ CÔNG NGỮ
PGS.TS. VÕ PHÁN
PGS.TS. NGUYỄN HUY PHƢƠNG
GS.TS. TRẦN THỊ THANH
PGS.TS. VƢƠNG VĂN THÀNH
TS. LÊ THIẾT TRUNG
GS.TS. ĐỖ NHƢ TRÁNG
PGS.TS. TRẦN THƢƠNG BÌNH
TS. NGUYỄN TRƢỜNG HUY
PGS.TS. ĐẬU VĂN NGỌ
PGS.TS. TẠ ĐỨC THỊNH
Giấy phép xuất bản số 1358/GPXB -
Ngày 8-6-1996, Bộ Văn hóa - Thông tin
Cơ quan xuất bản: Viện Địa Kỹ thuật
(Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam)
152 Lê Duẩn - Đống Đa - Hà Nội
Tel: 024. 22141917.
Email: tapchidkt@yahoo.com.vn;
viendkt@vusta.vn
Website: www.vgi-vn.vn
Xuất bản 3 tháng 1 kz
Nộp lưu chiểu: tháng Năm 2020
In tại Công ty TNHH in và Thương mại Mê Linh
Giá: 20.000 đ
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 2
VIETNAM GEOTECHNIAL
JOURNAL
ISSN - 0868 - 279X
VOLUME 24
NUMBER 3 - 2020
CONTENTS
DINH THI QUYNH, DO MINH DUC, DO MINH
NGOC, DANG THI THUY, HOANG HAI YEN:
Characteristics of landslides at the planting Acacia
hybrid areas along the transport arteries in Quang
Nam province, Vietnam 3
NGUYEN CHAU LAN, NGUYEN VIET THANH,
DANG HONG LAM, PHI HONG THINH, NGUYEN
DUC HIEU, NGUYEN HAI HA, DO TUAN NGHIA:
On the utilization of dredged marine sediments for
construction materials. 10
VU BA THAO, NGUYEN TRUNG KIEN: Study on
structural countermeasure against debris flow at Hang
Chu stream in Mu Cang Chai, Yên Bái Province 18
LE BA VINH, HOANG LONG HAI, HOANG THE
THAO: Analysis of methods to determine buoyancy
pressure in soft soils in District 2, Ho Chi Minh City 26
NGO THI THANH HUONG, DO MINH NGOC,
NGUYEN DINH THANG: About Bagsand well to
treat soft ground 35
PHAM THU TRANG, NGUYEN DUC MANH:
Analysis of bearing capacity of Point Foundation
(PF) column in different ground condition in
Vietnam 44
LUONG NGOC TU, DO TUAN NGHIA, NGUYEN
THI THANH HUYEN: The changing of working
forces of anchor in the process of excavating deep
foudation in Hanoi 54
PHAM DUC CUONG, DO MINH TINH: The causes
of damage to the abutment under bridge of the
transportation project, Dong Banh industrial zone 59
DO NHU TRANG, NGUYEN VAN HUNG: Analyze
of Affect of Forepoling to the stability of rock
massive surrounding underground excavation 62
NGUYEN NHUT NHUT, LE BA VINH, NGUYEN
TOAN KHOA: Application of PDR and finite
element method to analyze piled raft foundation of
reinforced concrete sluice 67
NGO THI THANH HUONG: Setlement prediction of
the embankments at bridge ends on soft soil
reinforced by sand compaction pile 75
VU BA THAO: Introduction of the Japan standards -
Planning and Designing Disaster Prevention and
DEPUTY EDITORS-IN-CHIEF
Assoc. Prof.,Dr. DOAN THE TUONG
EDITORIAL BOARD
Assoc.Prof. Dr. PHUNG MANH DAC
Assoc. Prof.,Dr. HOANG VIET HUNG
Assoc. Prof., Dr. PHAM QUANG HUNG
Assoc. Prof.,Dr. NGUYEN BA KE
Dr. PHUNG DUC LONG
Prof. NGUYEN CONG MAN
Assoc. Prof. Dr. NGUYEN DUC MANH
Assoc. Prof.,Dr. NGUYEN SY NGOC
Prof.,Dr. VU CONG NGU
Assoc. Prof.,Dr. VO PHAN
Assoc. Prof.,Dr. NGUYEN HUY
PHUONG
Prof., Dr. TRAN THI THANH
Assoc. Prof.,Dr.VUONG VAN THANH
Dr. LE THIET TRUNG
Prof., Dr. DO NHU TRANG
Assoc. Dr. TRAN THUONG BINH
Dr. NGUYEN TRUONG HUY
Assoc. Prof.,Dr. DAU VAN NGO
Assoc. Prof.,Dr. TA DUC THINH
Printing licence No 1358/GPXB
dated 8 June 1996 by the Minister of Culture and
Information
Published by the Vietnam Geotechnical Institute
(Vietnam Union of Science and Technology
Associations)
Add: 152 Le Duan, Dong Da, Hanoi
Tel: 024.22141917.
Email: tapchidkt@yahoo.com.vn;
viendkt@vusta.vn
Website: www.vgi-vn.vn
Copyright deposit: May 2020
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 3
Mitigation Facilities for Debris Flow 81
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 4
ĐẶC ĐIỂM TRƯỢT LỞ TẠI CÁC KHU VỰC TRỒNG
CÂY KEO LAI DỌC THEO CÁC TUYẾN GIAO THÔNG CHÍNH
Ở KHU VỰC MIỀN NÖI TỈNH QUẢNG NAM
ĐINH THỊ QUỲNH*, ĐỖ MINH ĐỨC**,
ĐỖ MINH NGỌC*, ĐẶNG THỊ THÙY*,
HOÀNG HẢI YẾN***
Characteristics of landslides at the planting Acacia hybrid areas along
the transport arteries in Quang Nam province, Vietnam
Abstract: Landslides have caused serious damages to the infrastructure in
Quang Nam province in recent years. The roads have very complicated
terrain and geology and have been seriously damaged from landslide,
especially in the rainy season. This paper presents the initial findings on
the relationships of Acacia hybrid plantation, exploitation and landslides
on slopes along national and provincial highways in Quang Nam's
mountainous districts. The study used a set of methods, including site
investigation, geotechnical soil testing, soil shrinkage, GIS and statistics.
The results show the effects of Acacia hybrid plantation and exploitation
on large landslide formation. The slope surface is frequently exposed or
covered with/without Acacia hybrid layer that lead to soil tension cracks.
Drying and wetting of soils due to temperature and rain lead to soil
shrinkage and expansion and forming soil cracks at the slope surface.
Rainfall infiltrates deeper to the slope due to soil cracks. In on hand, it
reduces shear strength of soils in the slope; in the other hand, the
groundwater level increases causing a rise in pore water pressure. Both
these processes lead to the slope instability and forms large landslides.
Therefore, the procedure of Acacia hybrid plantation, exploitation should
be considered to ensure the time of exposure to the natural conditions,
especially in the areas of thick weathering soil layers.
MỞ ĐẦU *
Những thập kỷ gần đây, trong điều kiện thời
tiết có nhiều diễn biến phức tạp, bão và áp thấp
nhiệt đới thƣờng xuyên di chuyển vào nƣớc ta,
* Viện Địa công nghệ và Môi trường
Ngõ 82 Trần Cung, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu
Giấy, Thành phố Hà Nội
** Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội
Số 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
*** Viện Địa chất, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam
Ngõ 84, Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Đống
Đa, Hà Nội
đặc biệt là các tỉnh miền Trung nói chung và
Quảng Nam nói riêng, gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng. Trong năm 2017, mƣa lớn trong
các ngày 3 đến 6 tháng 11 đã gây thiệt hại
nghiêm trọng về ngƣời và cơ sở vật chất, đặc
biệt các các đƣờng giao thông ở tỉnh Quảng
Nam. Kết quả khảo sát dọc các tuyến đƣờng
quốc lộ và tỉnh lộ ở tỉnh Quảng Nam, đã thu
thập đƣợc hiện trạng trƣợt lở toàn khu vực
khảo sát là 299 khối trƣợt, trong đó có 28 khối
trƣợt có thể tích từ 10.000 m3 đến hơn
400.000 m
3. Điều đặc biệt là các khối trƣợt
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 5
lớn này phần lớn đều phát sinh ở khu vực
trồng cây keo lai (Hình 1).
Nghiên cứu hƣớng dẫn về phƣơng thức trồng
cây trên các mái dốc từ lâu đã đƣợc quan tâm,
đặc biệt là tại Hồng Kong. Theo đó, các định
hƣớng canh tác các loại cây trên sƣờn dốc có độ
dốc khác nhau nhằm đảm bảo cảnh quan đô thị
và ổn định mái dốc (Hình 2). Các loại cây trong
nghiên cứu này chƣa nêu rõ giống và loài nhƣng
lại tập trung vào kiểu cây nhƣ cỏ, bụi rậm, cây
leo, cây nhỏ, Độ sâu dịch chuyển của trƣợt lở
có thể sâu hoặc nông và đƣợc gây ra bởi sự thay
đổi về sự ổn định của độ dốc đến từ việc cắt xén
mái dốc, thay đổi độ bão hòa của đất hoặc mất
đi lớp phủ thực vật. Các hoạt động làm tăng khả
năng xói mòn bề mặt và mất ổn định mái dốc ở
vùng địa hình cao bao gồm: khai thác gỗ, bạt
taluy để mở rộng hoặc xây dựng đƣờng và
chuyển đổi rừng. Trong các khu rừng không bị
xáo trộn, nghĩa là rừng nguyên sinh, trƣợt lở
thƣờng xảy ra với tần suất thấp.
Với các điều thực tế nhƣ trên, bài báo tập trung
trình bày một số nghiên cứu ban đầu về mối liên
quan giữa trƣợt đất đá và trồng, khai thác cây keo
lai trên đất dốc dọc theo các tuyến giao thông
chính ở khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam.
Hình 1. Khối trượt trên đất trồng cây keo lai
quốc lộ 24C xã Trà Giang
Hình 2. Các loại hình cây trồng phù hợp
với các độ dốc khác nhau [2, 3]
1. ĐẶC ĐIỂM TRƢỢT LỞ DỌC CÁC
TUYẾN GIAO THÔNG QUẢNG NAM
Trên cơ sở kết quả thu thập, khảo sát dọc các
tuyến đƣờng quốc lộ và tỉnh lộ, đã thu thập
đƣợc hiện trạng trƣợt lở toàn khu vực khảo sát
là 299 khối trƣợt. Các khối trƣợt đƣợc chia
thành 6 nhóm theo thể tích khối trƣợt (bảng 1)
gồm: Nhóm V1 thể tích nhỏ hơn 10 m
3
; nhóm
V2 khối trƣợt nhỏ với thể tích lớn hơn 10 và nhỏ
hơn 100 m3; nhóm V3 khối trƣợt trung bình với
thể tích lớn hơn 100 và nhỏ hơn 1.000 m3; nhóm
V4 khối trƣợt lớn với thể tích lớn hơn 1.000 và
nhỏ hơn 10.000m3; nhóm V5 khối trƣợt rất lớn
với thể tích lớn hơn 10.000 và nhỏ hơn 100.000
m
3
; nhóm V6 khối trƣợt cực lớn với thể tích lớn
hơn 100.000 m3.
Bảng 1. Thống kê số lƣợng các khối trƣợt theo thể tích
TT Tên đƣờng V1 V2 V3 V4 V5 V6 Tổng số
1 QL40B 17 60 3 34 14 2 130
2 QL24C 4 10 2 4 3 1 28
3 Đƣờng HCM 7 24 4 22 0 0 57
4 QL14B 2 0 0 0 0 0 2
5 QL14E 0 9 1 3 3 0 16
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 6
TT Tên đƣờng V1 V2 V3 V4 V5 V6 Tổng số
6 QL14G 0 2 0 1 0 0 3
7 QL14D 1 6 1 5 2 0 15
8 Tỉnh lộ 15 27 3 2 1 2 50
Tổng 46 138 14 73 23 5 299
Đặc biệt vào đầu tháng 11 năm 2017, trong
một khoảng thời gian mƣa lớn kéo dài, số lƣợng
trƣợt lở đá và đất là rất đáng kể, hầu hết các vụ
trƣợt lở nghiêm trọng đều đƣợc ghi nhận trong
khoảng thời gian này tại tất cả các tuyến quốc lộ
nhƣ QL14G, QL14D, QL14E, QL40B, Đƣờng Hồ
Chí Minh (HCM) và QL24C. Hiện tƣợng trƣợt lở
mái dốc ở tỉnh Quảng Nam liên quan đến các cấu
trúc địa chất phức tạp. Cụ thể, đá gốc nhiều khu
vực bị nứt nẻ, uốn nếp mạnh mẽ, lớp đất phong
hóa có bề dày lớn. Các lớp vỏ phong hóa chủ yếu
là sét, sét pha lẫn sạn có sức chống cắt giảm mạnh
khi bị tẩm ƣớt và bão hòa nƣớc khi mƣa lớn. Các
tuyến giao thông trọng điểm thuộc các huyện
miền núi đều đi qua vùng có địa hình đồi, núi, đèo
cao và hiểm trở, bắt buộc các con đƣờng chạy qua
địa hình phân cắt mạnh, phải uốn lƣợn theo các
đƣờng đồng mức và phải tuân theo tiêu chuẩn
thiết kế độ dốc dọc 7 - 8%. Nhiều đoạn bắt buộc
phải xẻ vào núi để tạo nền đƣờng. Ở những cung
đoạn phải xẻ vào núi thì mái dốc nhân tạo đƣợc
đào, cắt vào sƣờn tự nhiên sâu từ 5m đến hơn 30 –
40 m. Mái dốc nhân tạo thƣờng có độ dốc lớn,
thay đổi từ 40° đến 70° với chiều cao mái dốc lớn
(30 đến hơn 40 m). Thực tế này đã dẫn đến hiện
tƣợng trƣợt lở tại nhiều mái dốc. Các dòng chảy
mặt với động năng lớn hình thành khi mƣa lớn
cũng dẫn đến nhiều đoạn taluy âm của đƣờng bị
phá hủy nghiêm trọng.
Các kết quả nghiên cứu đã xác định đƣợc 480
đoạn đƣờng có khả năng xảy ra trƣợt lở, trong đó
189 đoạn có nguy cơ rất cao, 79 đoạn nguy cơ
cao, 102 đoạn nguy cơ trung bình và 110 đoạn có
nguy cơ thấp [4]. Vùng có nguy cơ trƣợt lở rất cao
là khu vực phía Tây Nam của Tỉnh, phân bố diện
rộng trên các các đoạn đƣờng thuộc QL40B,
QL24C, Đƣờng HCM đoạn giáp Kon Tum và
ĐT616. Ở phía Tây Bắc của Tỉnh phân bố trên các
tuyến đƣờng 14D, 14E, Đƣờng HCM đoạn qua
Prao và ĐT606, ĐT609, phần lớn là các đoạn
đƣờng có nguy cơ từ trung bình đến cao. Phía
Đông Bắc và Đông Nam của chủ yếu phân bố các
đoạn đƣờng có nguy cơ thấp và trung bình trên
các tuyến đƣờng QL14G, QL14B và ĐT610,
ĐT611, ĐT614, ĐT615, ĐT617.
2. MỐI LIÊN QUAN VỀ KHÔNG GIAN
PHÂN BỐ CÁC KHỐI TRƢỢT VÀ CÂY
KEO LAI Ở TỈNH QUẢNG NAM
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, lớp phủ thực
vật rất phong phú về mặt chủng loại và chất
lƣợng. Đặc tính của chúng phụ thuộc vào từng
vùng địa hình. Sơ đồ thảm thực vật đƣợc xây
dựng trên cơ sở phân tích ảnh viễn thám
LANDSAT 8 và kiểm định, hiệu chỉnh theo
thực tế trong các đợt khảo sát thực địa tại khu
vực nghiên cứu. Bản đồ thảm thực vật đã nhóm
gọn lại thành 7 nhóm chính: Rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng, rừng sản xuất, đất sản xuất nông
nghiệp, mặt nƣớc, dân cƣ và khu vực đất trống/
đất chƣa sử dụng (Hình 3).
Hình 3. Sơ đồ thảm thực vật và phân bố
trượt lở ở tỉnh Quảng Nam
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 7
Kết quả chồng chập các vị trí trƣợt lở và sơ
đồ thảm thực vật của khu vực nghiên cứu cho
thấy, đối tƣợng có thể có ảnh hƣởng nhiều nhất
đối với hiện tƣợng trƣợt lở là rừng sản xuất nói
chung (trồng keo lai, quế,). Thống kê cũng
đƣa ra kết quả rằng 42% điểm trƣợt lở trồng keo
cao 3m, 21% điểm trƣợt lở trồng keo thấp hơn 3
m và chỉ 37% điểm trƣợt ở khu vực trồng các
loại cây khác, hoặc rừng nguyên sinh (Hình 4).
Hình 4. Tỷ lệ phân bố các điểm trượt trên các
tuyến đường trọng điểm và loại rừng trồng
3. PHÂN TÍCH SỰ HÌNH THÀNH
TRƢỢT SÂU Ở MỘT SỐ KHU VỰC
TRỒNG CÂY KEO LAI
Cây có hệ rễ sâu và cây bụi có thể làm giảm
sự xuất hiện của hiện tƣợng dịch chuyển đất đá
nhanh bằng cách tăng cƣờng sự kết nối các hạt
vật chất và cải thiện hệ thống thoát nƣớc của lớp
đất [5, 9]. Ở loại đất có vỏ phong hóa mỏng, rễ
có thể xâm nhập vào toàn bộ lớp đất, cung cấp
một hệ neo tự nhiên và làm ổn định mái dốc hơn
so với vỏ phong hóa dày [8]. Hiện tƣợng thoát
hơi nƣớc qua hệ thống rễ cây cũng làm giảm
hàm lƣợng nƣớc trong đất và giảm nguy cơ
trƣợt lở đất. Trƣợt sâu do mƣa lớn liên tục hoặc
động đất ít có khả năng xảy ra do ảnh hƣởng bởi
thảm thực vật. Liên quan đến việc loại bỏ thảm
thực vật, các nghiên cứu ở các vùng ôn đới đã
chỉ ra rằng việc khai thác rừng/phá rừng trên
mái dốc làm tăng nguy cơ trƣợt lở do giảm sức
liên kết của hệ rễ [9]. Việc chuyển đổi rừng tự
nhiên sang trồng cây lấy gỗ cũng đƣợc rất nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm theo góc độ ổn định
mái dốc. Các nghiên cứu nhận định rằng chuyển
đổi rừng tự nhiên sang trồng cây khai thác
không làm mất ổn định mái dốc mà độ ổn định
này tùy thuộc vào cấu trúc gốc cây, tán cây và
tuổi của rừng [9], cũng nhƣ lịch trình luân canh,
thu hoạch và tỷ lệ gốc cây bị sâu gây hƣ hỏng để
lại sau khi khai thác rừng trồng [7].
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các khu
vực mái dốc có thời gian nhất định không đƣợc
che phủ bởi thảm thực vật đã dẫn đến sự hình
thành các khe nứt tách (tension crack) phía trên
mái dốc. Với lớp đất phong hóa dày và hàm
lƣợng sét đáng kể ở nhiều khu vực trong tỉnh
Quảng Nam, các khe nứt này phát triển đến
chiều sâu lớn, tạo điều kiện cho sự hình thành
các khối trƣợt quy mô lớn đến cực lớn. Do vậy,
các khối trƣợt lớn thƣờng xuất hiện tại các mái
dốc có hoạt động xây dựng ở phía trên (xây
dựng cột trụ đƣờng dây điện, cột viễn thông,
làm đƣờng,) hoặc ở nơi trồng và khai thác
cây keo.
Keo lai thuộc loại cây gỗ nhỡ, cao tới 25 – 30
m, đƣờng kính tới 30 – 40 cm. Thân thẳng, cành
nhánh nhỏ, tỉa cành khá, tán dày và rậm. Các
tỉnh ven biển miền Trung chủ yếu trồng thuần
loài keo lai lấy gỗ nguyên liệu giấy, dăm và gỗ
xẻ; cũng có thể trồng hỗn loài theo dải hẹp phù
trợ cây bản địa gỗ lớn để phòng hộ. Mật độ
trồng 1.100 cây/ha, cự ly 3x3m; hoặc 1660
cây/ha, cự ly 3x2 m [1]. Keo lai mọc nhanh,
cành lá phát triển mạnh, xanh quanh năm, sau
khi trồng 1 - 2 năm rừng khép tán. Keo lai trồng
thâm canh đƣợc khai thác khi đạt 3 tuổi cao
trung bình 8,6 - 9,8 m, đƣờng kính 9,8 - 11,4 cm
và sản lƣợng gỗ 50 – 77 m3/ha.
Trong điều kiện thực tế ở các tuyến quốc lộ
tỉnh Quảng Nam, cơ chế hình thành các khối
trƣợt lớn đƣợc xác định nhƣ sau:
1. Do các hoạt động nhân sinh trên mái dốc,
đặc biệt là trồng và khai thác cây keo đã dẫn đến
những khoảng thời gian nhất định mái dốc
không đƣợc che phủ. Sự thay đổi này, cụ thể là
độ phơi nắng, độ bốc hơi tăng, sẽ thúc đẩy sự
hình thành các khe nứt tách phía trên mái dốc,
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3 - 2020 8
tạo điều kiện cho sự hình thành các khối trƣợt
có quy mô lớn. Để lý giải hiện tƣợng hình thành
khe nứt tách trong các mái dốc điển hình đã tiến
hành các nghiên cứu biến dạng gây nên bởi dao
động nhiệt ẩm. Đã thực hiện thí nghiệm mô
phỏng trong điều kiện thực tế (Hình 5). Mẫu
đƣợc lấy vào dao vòng có đƣờng kính 71,26 mm
và tiến hành quan sát mức độ nứt bề mặt cũng
nhƣ tăng giảm thể tích trong quá trình thực hiện
trong vòng 20 ngày. Mẫu thí nghiệm là mẫu
nguyên trạng. Điểm trƣợt thuộc đƣờng 24C lý
trình km 85+500 m. Đất tại khu vực này là sản
phẩm phong hóa từ đá gốc phức hệ Chu Lai
(γPR3cl). Độ sâu lấy mẫu 0,2 - 0,6 m. Thành
phần hạt của đất gồm: 2,6% hàm lƣợng sạn,
44,7% hàm lƣợng cát, 52,7% hàm lƣợng bụi sét.
Độ ẩm tự nhiên 44,7%, giới hạn chảy 55,0%,
giới hạn dẻo 27,0% và chỉ số dẻo 28,1%, thuộc
loại sét vô cơ rất dẻo. Góc ma sát trong 25,8o;
lực dính kết là 20,8 kPa; hệ số thấm 1,56x10-4
cm/s. Kết quả cho thấy, hiện tƣợng co ngót
mạnh xuất hiện ngay trong những ngày đầu tiên
và sau đó thì khối lƣợng gần nhƣ không đổi. Sau
khi bão hòa mẫu đất và lại phơi khô, lƣợng nƣớc
bị mất trong những ngày đầu càng lớn. Cụ thể,
sau 12 giờ phơi nắng, mẫu lần đầu bão hòa giảm
10,8g nƣớc; lần bão hòa thứ 2, mẫu bị giảm gần
gấp đôi (19,5g nƣớc).
Nhƣ vậy, do sự thay đổi của môi trƣờng dẫn
đến thay đổi thể tích và hình thành các khe nứt
trong mẫu đất. Độ sâu phát triển khe nứt tách
trong các loại đất đƣợc ƣớc tính theo công thức
của Taylor (1948) [10]: zt = 2c‘/ tg(45
o
+
‘/2), trong đó zt là độ sâu khe nứt tách, - khối
lƣợng thể tích c‘ và ‘ – lực đinh kết và góc ma
sát trong hữu hiệu của đất. Kết quả tại bảng 2
cho thấy, độ sâu phát triển khe nứt tách trong
một số loại đất phong hóa biến đổi từ 1.8 đến
4.7 m. Các loại đất có tính dẻo cao, độ sâu đạt
giá trị lớn. Trong thực tế, theo thời gian, với các
hoạt động nhân sinh trên mái dốc, bề mặt các
khe nứt có thể bị lấp đất và che phủ tuy nhiên
các khe nứt có thể liên tục phát triển theo thời
gian đến các độ sâu lớn hơn. Đây là nội dung
cần đƣợc tiếp tục tiến hành trong các nghiên cứu
tiếp theo.
Hình 5. Hình ảnh thí nghiệm co ngót các mẫu
đất ở đường QL 24C, km 85+500
(Mẫu được bão hòa nước sau đó phơi trong
điều kiện nắng hè tự nhiên)
2. Khi mái dốc đƣợc khai đào để làm