Tạp chí Khoa học - Đại học Hải Phòng - Số 41 - 07/2020

BIỆN PHÁP HỖ TRỢ BỆNH NHÂN CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG METHADONE THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI TẠI CƠ SỞ CỦA HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Vũ Thị Hạnh, Vũ Mạnh Cường Khoa Tâm lý - Giáo dục học Email: hanhvt@dhhp.edu.vn Ngày nhận bài: 28/5/2020 Ngày PB đánh giá: 18/6/2020 Ngày duyệt đăng: 22/6/2020 TÓM TẮT: Điều trị phục hồi cho bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng methadone tại cơ sở Tiên Lãng đã được áp dụng các biện pháp cụ thể với các hoạt động và dịch vụ trợ giúp về y tế, tâm lý, hiểu biết pháp luật, việc làm. từ các cá nhân và cơ quan chuyên môn trên địa bàn thành phố với sự quản lý và giám sát của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố Hải Phòng. Bên cạnh những hoạt động và dịch vụ trợ giúp được bệnh nhân đánh giá có hiệu quả thì dịch vụ hỗ trợ việc làm được các bệnh nhân đánh giá là ít hiệu quả. Do đó, sau quá trình điều trị cai nghiện bằng methadone, bệnh nhân tham gia chương trình điều trị phục hồi ngoài việc sức khỏe, tâm lý ổn định thì họ vẫn gặp phải rào cản để hòa nhập cộng đồng đó là chưa có việc làm với thu nhập ổn định. Điều này cho thấy công tác hỗ trợ điều trị phục hồi cần tăng cường biện pháp hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân với những dịch vụ hiệu quả hơn. Từ khóa: Bệnh nhân cai nghiện bằng methadone, điều trị phục hồi. METHADONE SUPPORTING METHOD FOR PATIENTS WITH DRUG DISEAE WITH METHADONE PARTICIPATING IN THE CONVENTIONAL TREATMENT PROGRAM AT TIEN LANG DISTRICT, HAI PHONG CITY ABTRACTS: Rehabilitation treatment for methadone drug addicts patients at Tien Lang facility with specific measures applied with activities and support services in terms of medical, psychological, legal knowledge, employment . from individuals and professional agencies in the city through the management and supervision of the Hai Phong Union of Science and Technology Association. In addition to the support services and activities that have been rated as effective by the patient, the employment support service is rated by the patients as less effective. Therefore, after the methadone treatment process, patients participating in the rehabilitation treatment program, besides being healthy and psychologically stable, they still face a barrier to integrate into the community, which is not having a job. with stable income. With a stable income, this shows that support for rehabilitation treatment needs to strengthen employment support measures for patients with more effective services. Keyword: patients on methadone detoxification, rehabilitationtreatment 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Điều trị cai nghiện ma túy bằng methadone là phương pháp đã được áp dụng tại Việt Nam trong những năm vừa qua. Bước đầu, phương pháp này đã đạt được một số kết quả khả quan. Qua các công bố cho thấy đa số bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng uống methadone tại cộng đồng đã ngưng sử dụng ma túy, cắt cơn, sức khỏe có nhiều cải thiện Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân có tiền sử dùng ma túy trong thời gian khá dài dẫn đến nhiều hệ lụy như: sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, kinh tế gia đình khánh kiệt, gia đình, cộng đồng, xã hội kì thị. Đặc biệt, bệnh nhân tự kỳ thị chính mình nên sau khi uống methadone mặc dù không sử dụng ma túy nhưng bệnh nhân gặp không ít rào cản để hòa nhập cộng đồng. Chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi được triển khai đã có những biện pháp hỗ trợ bệnh nhân như thế nào? Bệnh nhân tại cơ sở cai nghiện ma túy bằng methadone huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng tham gia hỗ trợ điều trị phục hồi được trợ giúp với những biện pháp nào? Có hiệu quả hay không? Đó là vấn đề mà người nghiên cứu muốn tìm hiểu để làm rõ. Qua đó đóng góp vào chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi cho bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng methadone của thành phố Hải Phòng nói chung và cơ sở điều trị mathadone huyện Tiên Lãng nói riêng có được kết quả tích cực hơn giúp bệnh nhân cai nghiện thành công, hòa nhập cộng đồng bền vững.

pdf121 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tạp chí Khoa học - Đại học Hải Phòng - Số 41 - 07/2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG HAIPHONG UNIVERSITY Tạp chí KHOA HỌC HẢI PHÒNG, 07/2020 SỐ 41 07/2020 HAI PHONG UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC GIÁO DỤC – XÃ HỘI – NHÂN VĂN ISSN: 1859-2368 Tạp chí KHOA HỌC KHOA HỌC GIÁO DỤC - XÃ HỘI - NHÂN VĂN HAI PHONG UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE MỤC LỤC Biện pháp hỗ trợ bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng Methadone tham gia chương trình điều trị phục hồi tại cơ sở của huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng Vũ Thị Hạnh, Vũ Mạnh Cường 3 Một số di tích thờ tự Dương Vân Nga, Hoàng hậu hai triều Đinh – Lê Hoàng Thị Hồng Thắm 10 Nhân vật trữ tình và tiếng khóc đầy ẩn ức trong “Tự tình khúc” của Cao Bá Nhạ Đào Thị Thu Thủy 18 Nhân vật bi kịch trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh Nguyễn Thị Ninh 26 Hoạt động trải nghiệm trong dạy học đọc hiểu văn bản “Tà áo dài Việt Nam” cho học sinh lớp 5 Nguyễn Thị Dung, Phạm Thị Quỳnh Trâm 34 Dạy học toán theo định hướng giáo dục quan điểm toàn diện cho sinh viên Phạm Văn Trạo 42 Thiết kế một số hoạt động học tập phát triển năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên trong dạy học môn khoa học lớp 4 Phạm Thị Ánh Hồng, Hà Hải An 51 Cảnh quê trong thơ Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ trước Cách mạng, những tương đồng và khác biệt Nguyễn Thị Thúy Nga 60 Nhân vật hóa đạo cụ - nét độc đáo trong trò diễn “Ông lão cõng vợ đi xem hội” - Ca kịch cổ truyền Việt Nam Phạm Văn Hải 70 Nghệ thuật tạo hình của đồ gốm thời Trần Lê Hoài Đức 76 Một vài cảm nhận về tín ngưỡng thờ Nam Hải Đại Vương Phạm Tử Nghi ở quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng Trần Thị Mai Phương 85 Áp dụng tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê của ASEAN tại Việt Nam Lê Thị Luyến 93 English majors’ low participation in English speaking classes – situation & suggested solutions Đỗ Thị Kiểm 100 Sự khác biệt giữa đại từ nhân xưng trong tiếng Anh và tiếng Việt Phạm Thị Phượng 108 Evaluating the effectiveness of using think-pair-share strategy in improving the participation and confidence of non-English majors in speaking lessons at HaiPhong university (HPU) Phan Thị Hường 114 3TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 41, tháng 7 năm 2020 BIỆN PHÁP HỖ TRỢ BỆNH NHÂN CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG METHADONE THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI TẠI CƠ SỞ CỦA HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Vũ Thị Hạnh, Vũ Mạnh Cường Khoa Tâm lý - Giáo dục học Email: hanhvt@dhhp.edu.vn Ngày nhận bài: 28/5/2020 Ngày PB đánh giá: 18/6/2020 Ngày duyệt đăng: 22/6/2020 TÓM TẮT: Điều trị phục hồi cho bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng methadone tại cơ sở Tiên Lãng đã được áp dụng các biện pháp cụ thể với các hoạt động và dịch vụ trợ giúp về y tế, tâm lý, hiểu biết pháp luật, việc làm... từ các cá nhân và cơ quan chuyên môn trên địa bàn thành phố với sự quản lý và giám sát của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố Hải Phòng. Bên cạnh những hoạt động và dịch vụ trợ giúp được bệnh nhân đánh giá có hiệu quả thì dịch vụ hỗ trợ việc làm được các bệnh nhân đánh giá là ít hiệu quả. Do đó, sau quá trình điều trị cai nghiện bằng methadone, bệnh nhân tham gia chương trình điều trị phục hồi ngoài việc sức khỏe, tâm lý ổn định thì họ vẫn gặp phải rào cản để hòa nhập cộng đồng đó là chưa có việc làm với thu nhập ổn định. Điều này cho thấy công tác hỗ trợ điều trị phục hồi cần tăng cường biện pháp hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân với những dịch vụ hiệu quả hơn. Từ khóa: Bệnh nhân cai nghiện bằng methadone, điều trị phục hồi. METHADONE SUPPORTING METHOD FOR PATIENTS WITH DRUG DISEAE WITH METHADONE PARTICIPATING IN THE CONVENTIONAL TREATMENT PROGRAM AT TIEN LANG DISTRICT, HAI PHONG CITY ABTRACTS: Rehabilitation treatment for methadone drug addicts patients at Tien Lang facility with specific measures applied with activities and support services in terms of medical, psychological, legal knowledge, employment ... from individuals and professional agencies in the city through the management and supervision of the Hai Phong Union of Science and Technology Association. In addition to the support services and activities that have been rated as effective by the patient, the employment support service is rated by the patients as less effective. Therefore, after the methadone treatment process, patients participating in the rehabilitation treatment program, besides being healthy and psychologically stable, they still face a barrier to integrate into the community, which is not having a job. with stable income. With a stable income, this shows that support for rehabilitation treatment needs to strengthen employment support measures for patients with more effective services. Keyword: patients on methadone detoxification, rehabilitationtreatment 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Điều trị cai nghiện ma túy bằng methadone là phương pháp đã được áp dụng tại Việt Nam trong những năm vừa qua. Bước đầu, phương pháp này đã đạt được một số kết quả khả quan. Qua các công bố cho thấy đa số bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng uống methadone tại 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG cộng đồng đã ngưng sử dụng ma túy, cắt cơn, sức khỏe có nhiều cải thiện Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân có tiền sử dùng ma túy trong thời gian khá dài dẫn đến nhiều hệ lụy như: sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, kinh tế gia đình khánh kiệt, gia đình, cộng đồng, xã hội kì thị. Đặc biệt, bệnh nhân tự kỳ thị chính mình nên sau khi uống methadone mặc dù không sử dụng ma túy nhưng bệnh nhân gặp không ít rào cản để hòa nhập cộng đồng. Chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi được triển khai đã có những biện pháp hỗ trợ bệnh nhân như thế nào? Bệnh nhân tại cơ sở cai nghiện ma túy bằng methadone huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng tham gia hỗ trợ điều trị phục hồi được trợ giúp với những biện pháp nào? Có hiệu quả hay không? Đó là vấn đề mà người nghiên cứu muốn tìm hiểu để làm rõ. Qua đó đóng góp vào chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi cho bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng methadone của thành phố Hải Phòng nói chung và cơ sở điều trị mathadone huyện Tiên Lãng nói riêng có được kết quả tích cực hơn giúp bệnh nhân cai nghiện thành công, hòa nhập cộng đồng bền vững. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm liên quan 2.1.1. Bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng methadone Văn bản quy phạm của nhà nước về công tác cai nghiện đã nêu nghiện ma túy là bệnh não bộ: Nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, điều trị nghiện ma túy (gọi tắt là điều trị nghiện) là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi, giảm tác hại của nghiện ma túy, giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép [4]. Một số tác giả khi bàn đến người cai nghiện ma túy bằng methadone đã giới thiệu khái niệm bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng methadone: Là những người nghiện cai nghiện ma túy bằng cách uống thuốc thay thế methadone, được sử dụng theo đường ống, dưới dạng siro. Điều trị thay thế bằng thuốc methadone có thể giúp người nghiện ma túy: giảm cảm giác thèm ma túy, giảm tần suất sử dụng ma túy và giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, dừng các hành vi phạm pháp để kiếm tiền mua ma túy (giảm tội phạm). Thực tế cho thấy những người nghiện ma túy bị tổn thương nặng, trí nhớ, thần kinh bị suy giảm, nhiều chuyên gia cho rằng họ mắc bệnh về não bộ. Cùng với đó là những tổn hại về sức khỏe thể chất và tâm thần. Khi người nghiện được cai nghiện bằng methadone đúng liều, theo chỉ dẫn của y tế đảm bảo họ sẽ cắt cơn và dần được phục hồi. Người nghiện khi cai nghiện được xem như bệnh nhân để được điều trị đảm bảo phục hồi mà không tái sử dụng ma túy. Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các ý kiến về người nghiện ma túy khi cai nghiện methadone, chúng tôi thấy người cai nghiện ma túy bằng methadone là bệnh nhân có những đặc trưng: - Mắc bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ; - Không muốn tiếp tục sử dụng ma túy, muốn được cai nghiện bằng phương pháp uống methadone để cắt những cơn thèm nhớ; 5TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 41, tháng 7 năm 2020 - Hợp tác với nhân viên y tế và chuyên gia để phục hồi sức khỏe thể chất, tâm thần và xã hội. 2.1.2. Điều trị phục hồi Điều trị phục hồi muốn nhấn mạnh sự giúp đỡ để ai đó tự lực phát huy khả năng của bản thân, khắc phục những hạn chế để tự vươn lên trong cuộc sống. Sự nỗ lực của người được hỗ trợ là điều rất cần thiết và quan trọng, nó được thể hiện họ không trông chờ, ỉ lại vào người khác. Tuy nhiên, người tham gia điều trị phục hồi vượt qua chính bản thân mình cần có người gợi mở, hướng dẫn để phát huy khả năng của chính họ. Điều trị phục hồi trong cai nghiện ma túy bằng methadone là một bước quan trọng, với các hoạt động can thiệp giúp bệnh nhân sau khi ngưng sử dụng ma túy tự rèn luyện khỏe mạnh trở lại, ổn định về sức khỏe tâm thần, khôi phục các kỹ năng và hành vi xã hội, có nhu cầu hòa nhập gia đình, cộng đồng, xã hội. Hỗ trợ điều trị phục hồi trong cai nghiện ma túy bằng mathadone là tiến trình diễn ra các hoạt động chuyên môn can thiệp đối với bệnh nhân nhằm giúp họ sớm tự cải thiện được sức khỏe, quản lý được bệnh, sống một cuộc sống tự định hướng, phấn đấu để đạt đến khả năng tối đa của mình và tham gia, thiết lập được mạng lưới xã hội để được kết bạn, yêu thương. 2.1.3. Biện pháp hỗ trợ điều trị phục hồi Điều trị phục hồi cho bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng methadone phải sử dụng những biện pháp liên quan đến các chuyên môn khác nhau như y tế, tâm lý, pháp luật, xã hội và được cụ thể hóa bởi các hoạt động can thiệp, dịch vụ trợ giúp. Mỗi biện pháp bao gồm các hoạt động và dịch vụ phù hợp với sự phục hồi của bệnh nhân ở từng thời điểm. Sau khi ngừng sử dụng ma túy, bệnh nhân chưa thể có được trạng thái và cuộc sống của một người bình thường. Sự tổn thương về não bộ và suy kiệt về thể chất ở bệnh nhân cần có biện pháp trị liệu với những hỗ trợ từ dịch vụ y tế, dịch vụ sức khỏe tâm thần. Hay khi bệnh nhân đã có sức khỏe ổn định, các biểu hiện sinh lý sau cai đã được cải thiện lại cần sự hỗ trợ từ dịch vụ chuyên sâu về tâm lý nhằm giúp bệnh nhân tránh bị trầm cảm, stress khi chưa ổn định về tinh thần và hành vi xã hội. Hoặc sau một thời gian được điều trị phục hồi, bệnh nhân dần ổn định về sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, hình thành lại được giá trị sống và kỹ năng cơ bản, giảm tự kỳ thị bản thân cần đến các dịch vụ hỗ trợ mưu sinh để tự chủ về tài chính, có trách nhiệm kinh tế với gia đình, người thân của mình. Như vậy, biện pháp hỗ trợ điều trị phục hồi trong cai nghiện ma túy bằng methadone là những tác động đến bệnh nhân qua các hoạt động trợ giúp và dịch vụ can thiệp cụ thể liên quan tới những chuyên môn khác nhau nhằm giúp bệnh nhân sau khi cắt cơn dần khôi phục lại sức khỏe thể chất, tâm thần, giá trị sống, hành vi xã hội cần thiết để tái hòa nhập gia đình, cộng đồng, xã hội. 2.2. Khái quát về cơ sở điều trị cai nghiện bằng methadone huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng 2.2.1. Đặc điểm chung Cơ sở điều trị methadone tại huyện Tiên Lãng được Thành phố Hải Phòng triển khai và áp dụng việc điều trị cai nghiện bằng methadone từ năm 2014. 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Những bệnh nhân tham gia đã được đội ngũ cán bộ methadone trong cơ sở điều trị giúp đỡ nhiệt tình trong việc cai nghiện. Hiện nay cơ sở có 16 cán bộ trong đó: 01 giám đốc; 01 trưởng phòng khám; 01 bác sĩ điều trị; 02 điều dưỡng; 03 dược sỹ; 02 tư vấn viên; 01 quản lý hành chính; 01 nhân viên quản lý hành chính; 01 tạp vụ; 01 nhân viên tài chính; 01 bảo vệ. Cơ sở đang điều trị cai nghiện bằng methadone cho 150 bệnh nhân. Tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi của thành phố Hải Phòng nên tại cơ sở có một nhóm. Tự lực Tiên Lãng gồm 20 thành viên, một tháng nhóm sinh hoạt hai lần. Mục đích của các buổi sinh hoạt giúp bệnh nhân quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau. Đặc biệt, bệnh nhân nhận được các hoạt động và dịch vụ trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý, cán bộ công an, bác sĩ Qua đó, bệnh nhân dần khôi phục sức khỏe thể chất, cải thiện sức khỏe tâm thần và các mối quan hệ xã hội, tự làm chủ bản thân, định hướng được cuộc sống của chính mình. Qua những năm triển khai chương trình, cơ sở điều trị methadone huyện Tiên Lãng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Y tế Hải Phòng, Cơ sở điều trị cai nghiện bằng uống metadone huyện Tiên Lãng, Ủy ban Nhân Dân huyện Tiên Lãng, cán bộ tổ chức FHI. Cơ sở vật chất của cơ sở ngày càng được hoàn thiện, máy móc thiết bị phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh nhân như: khám, xét nghiệm, cấp phát thuốc luôn được trang bị đầy đủ và áp dụng các kỹ thuật khá hiện đại. Bên cạnh những thuận lợi nhất định, cơ sở điều trị methadone huyện Tiên Lãng còn gặp một số khó khăn như: việc thu tiền của các bệnh nhân phục vụ cho công tác điều trị gặp không ít những bất cập, bệnh nhân chậm nộp tiền uống thuốc hoặc một số bệnh nhân tuân thủ kém 2.2.2. Một số đặc điểm của bệnh nhân Những bệnh nhân tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi tại cơ sở điều trị methadone huyện Tiên Lãng có những đặc điểm chung như sau: Về độ tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất hiện nay gần 50 tuổi, bệnh nhân trẻ tuổi nhất hơn 20 tuổi. Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 32 tuổi. Bệnh nhân đều đang ở độ tuổi lao động, theo thông thường của mỗi gia đình và xã hội nếu không dính vào ma túy họ là nhân lực lao động chính mang lại nguồn thu nhập cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển xã hội. Về nghề nghiệp, đa phần bệnh nhân là những người lao động tự do hoặc không có việc làm. Một số người đã có công việc ổn định như: lái xe, công nhân công ty,Với một số bệnh nhân đã phục hồi khá ổn định họ tự tìm kiếm việc làm và có thu nhập đảm bảo kinh phí uống methadone hàng tháng, nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, còn có nhiều bệnh nhân không có việc làm phải nhờ vào sự hỗ trợ kinh phí uống thuốc từ phía người thân, không có thu nhập, chi tiêu sinh hoạt hàng ngày hoàn toàn phụ thuộc vào người thân hoặc sự trợ giúp. Thời gian các bệnh nhân sử dụng ma túy tại cơ sở trung bình là 4 năm. Bệnh nhân sử dụng ma túy lâu nhất là hơn mười năm, số năm sử dụng ít nhất là 2 năm. Hầu hết thời gian bệnh nhân uống thuốc thay thế methadone từ năm 2014; 2015. Đa số bệnh nhân đều có bệnh lý nền như viêm gan, HIV/AIDS, viêm phổi sức khỏe của họ suy giảm đáng kể so với độ tuổi và 7TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 41, tháng 7 năm 2020 không phù hợp với những công việc lao động chân tay đòi hỏi có sức khỏe và thời gian gò bó. 2.3. Đánh giá thực trạng biện pháp hỗ trợ bệnh nhân tham gia chương trình điều trị phục hồi tại cơ sở methadone huyện Tiên Lãng Khi tham gia chương trình điều trị phục hồi do Ủy ban Nhân Dân thành phố Hải Phòng phê duyệt và giao cho Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ Thuật thành phố chủ trì, các bệnh nhân điều trị phục hồi đã nhận được sự hỗ trợ từ các dịch vụ dưới sự giám sát của Ban Điều phối. Từ năm 2015 đến nay, các bệnh nhân điều trị phục hồi sinh hoạt trong nhóm Tự lực Tiên Lãng đã nhận được các dịch vụ trợ giúp nằm trong các biện pháp hỗ trợ điều trị phục hồi. Để tìm hiểu về hiệu quả của các dịch vụ này, chúng tôi đã khảo sát 10 bệnh nhân trong nhóm Tự lực Tiên Lãng tham gia chương trình điều trị phục hồi và thu được kết quả sau: Bảng 1. Hiệu quả các dịch vụ trong hỗ trợ điều trị phục hồi Dịch vụ hỗ trợ Rất hiệu quả Các mức độ Điểm trung bình Thứ bậc Hiệu quả Bình thường Ít hiệu quả Không hiệu quả Tâm lý và kỹ năng cho bệnh nhân SL 9 5 3 2 1 3.95 2 % 45 25 15 10 5 Tìm kiếm việc làm cho bệnh nhân SL 1 1 8 3 7 2.3 5 % 5 5 40 15 35 Bệnh nhân (nhận biết các phản ứng phụ khi cai nghiện,) SL 11 6 2 1 0 4.4 1% 55 30 10 5 0 Hiểu biết chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước SL 7 4 2 4 3 3.4 3% 35 20 10 20 15 Tham gia các hoạt động xã hội (Truyền thông, nhân đạo,) SL 2 1 8 6 3 2.65 4% 10 5 40 30 15 Tham gia hoạt động văn nghệ, thể dục-thể thao SL 1 1 2 7 9 1.9 7 % 5 5 10 35 45 Bệnh nhân sinh hoạt đội, nhóm SL 0 4 3 7 6 2.25 6 % 0 20 15 35 30 Điểm trung bình chung: 2.98 (Nguồn: Tác giả khảo sát ngày 10 tháng 4 năm 2020) Qua kết quả ở bảng 1 cho thấy, các bệnh nhân được hỏi và đồng ý việc “Hỗ trợ y tế bệnh nhân được đa số lựa chọn với tỷ lệ 55% ở mức độ rất hiệu quả, xếp thứ nhất điểm trung bình là 4.4. Các chuyên đề hỗ trợ tâm lý và kỹ năng mà các bệnh nhân được tham gia cụ thể như: kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân, kỹ năng quản lý tài chính, Bên cạnh đó các bệnh 8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG nhân còn được hỗ trợ để phục hồi lại các giá trị sống: hãy biết yêu thương; làm thế nào để vui sống, đứng dậy sau vấp ngã Chính vì thế, thời gian qua nhiều bệnh nhân trong nhóm đã ổn định về tâm lý, giảm tự kỳ thị bản thân, tự tin hơn trong cuộc sống. Trường hợp anh T.V.B là ví dụ điển hình, anh đã phục hồi rất tốt, vượt qua rào cản là sự kì thị chính mình để gây dựng hạnh phúc gia đình và ổn định mưu sinh. Đến nay anh T.V.B đã có một gia đình hạnh phúc, kinh tế vững vàng và có sự hỗ trợ nhất định cho thành viên khác trong nhóm. Các buổi hoạt động hay sinh hoạt của nhóm đều do các thành viên trong nhóm thực hiện dưới sự tổng hợp và tự biên tập của trưởng nhóm và phó trưởng nhóm, cập nhật tình hình an ninh - kinh tế - chính trị trong nước cũng như quốc tế; những vấn đề nổi cộm, cấp bách trong cuộc sống hàng ngày. Ban Điều phối của thành phố lên kế hoạch cho nhóm, qua đó giúp cho mỗi thành viên có được những hiểu biết nhất định về xã hội khiến cho từng bệnh nhân có sự tự tin hơn, bản lĩnh hơn và việc thực hiện những nội quy, quy trình chữa bệnh, quá trình điều trị, từ đó cũng được dễ dàng, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân được bệnh nhân đánh giá ở mức độ bình thường chiếm tỷ lệ là 40% còn lại là ít hiệu quả chiếm 15% và 35% là không hiệu quả. Hỗ trợ bệnh nhân tham gia các hoạt động xã hội (truyền thông, nhân đạo, từ thiện, công ích,) tương ứng tỷ lệ 40% với mức độ bình thường, 30% với mức độ ít hiệu quả còn lại 15% là không hiệu quả. Thực trạng về dịch vụ việc làm đối với bệnh nhân điều trị phục hồi được các bệnh nhân đánh giá ở mức bình thường và chưa hiệu quả với tỉ lệ khá cao bởi bệnh nhân chưa có được việc làm phù hợp. Mặc dù đã được sự quan tâm của Ban Điều phối và các bên liên quan nhưng thực tế bệnh nhân gặp phải một số rào cản khi tìm kiếm việc làm ổn định như: bệnh nhân phải uống thuốc vào giờ hành chính nên khó đảm bảo được giờ làm việc hành chính; một số bệnh nhân qua thời gian sử dụng ma túy khá lâu nên sức khỏe giảm sút vì vậy không phù hợp với công việc đòi hỏi có thể lực Bên cạnh đó, một số đơn vị sử dụng lao động khi nắm bắt thông tin bệnh nhân biết được đã từng sử dụng ma túy vẫn dè chừng và chưa xóa bỏ được sự kỳ thị nhất định đối với bệnh nhân. Với việc hỗ trợ bệnh nhân tham gia hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao tương ứng với tỷ lệ 35% ở mức ít hiệu quả và còn lại là 45% không hiệu quả, hỗ trợ bệnh nhân sinh hoạt đội, nhóm bệnh nhân cho rằng 20% với mức hiệu quả, tỷ lệ 15% cho mức độ bình thường và còn lại 35% là ít hiệu quả, 30% là không hiệu quả. Qua cách nhìn nhận và đánh giá của bệnh nhân thì ta thấy rằng những dịch vụ mà được cung cấp cho đối tượng thì có các mức độ và tỷ lệ chênh nhau rất nhiều. Cần phải có cải thiện tình trạng cung cấp dịch vụ không phù hợp mà cần đẩy mạnh tìm hiểu kỹ hơn bệnh nhân đang gặp vấn đề cần giải quyết sớm. Như vậy, những dịch vụ được bệnh nhân đánh giá có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị phục hồi là dịch vụ hỗ trợ tâm lý, dịch vụ y tế, dịch vụ hỗ trợ kiến thức về pháp luật. Các dịch vụ khác được đề cập trong bảng hỏi được đánh giá ít hiệu quả hơn trong đó