1. Mở đầu
Dạy học truyền thống được quan niệm
là dạy học “định hướng nội dung” hay dạy học
“định hướng đầu vào” (điều khiển đầu vào). Đặc
điểm cơ bản (cũng được xem là ưu điểm) của
nó là chú trọng việc trang bị cho người học hệ
thống tri thức khoa học khách quan về nhiều
lĩnh vực khác nhau đã được quy định trong
chương trình dạy học.
Tuy nhiên, dạy học định hướng nội dung
không còn thích hợp do những nguyên nhân
sau:
Một là, ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc
hậu nhanh chóng, việc quy định cứng nhắc
những nội dung chi tiết trong chương trình
dạy học dẫn đến tình trạng nội dung chương
trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức
hiện đại. Vì thế, việc rèn luyện phương pháp
học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn
trong việc chuẩn bị cho con người có khả năng
học tập suốt đời.
Hai là, dạy học định hướng nội dung dẫn
đến xu hướng việc kiểm tra, đánh giá chủ yếu
dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức
mà không định hướng vào khả năng vận dụng
tri thức trong những tình huống thực tiễn.
Ba là, do phương pháp dạy học (PPDH)
mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng
ứng dụng nên sản phẩm giáo dục là những con
người mang tính thụ động, hạn chế khả năng
sáng tạo và năng động. Do đó, chương trình
giáo dục này không đáp ứng được yêu cầu ngày
càng cao của xã hội và thị trường lao động đối
với người lao động về năng lực hành động, khả
năng sáng tạo và tính năng động.
Để khắc phục nhược điểm của chương
trình định hướng nội dung, từ những năm 90
của thế kỷ XX đã có nhiều nghiên cứu mới về
chương trình dạy học. Theo đó, chương trình
dạy học định hướng kết quả đầu ra (Outcomes
Based Curriculum - OBC) hay nói rộng hơn là
giáo dục định hướng kết quả đầu ra (Outcome
Based Education - OBE), còn gọi là giáo dục định
hướng năng lực (định hướng phát triển năng
lực) ra đời và ngày càng nhận được sự quan
tâm của nhiều quốc gia, trở thành xu hướng
giáo dục quốc tế.
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm
bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực
hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm
chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng
tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm
chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các
tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
52 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tạp chí Khoa học Xã hội - Nhân văn - Số 6/2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 1
S
Ố
0
6
N
Ă
M
2
0
18
Nếu các khoa học chuyên ngành chỉ có giá trị định hướng về một
lĩnh vực nhất định của hiện
thực, chẳng hạn, phát minh
các điốt phát quang xanh, hay
LED (Light Emitting Diode),
có khả năng tạo ra các nguồn
ánh sáng trắng tiết kiệm năng
lượng và sáng hơn. “Với sự ra
đời của đèn LED, ngày nay
chúng ta có thể có nhiều lựa
chọn lâu dài và hiệu quả hơn
so với các nguồn ánh sáng
cũ”, Reuters dẫn thông báo
của Viện Hàn lâm Khoa học
Hoàng gia Thụy Điển cho hay.
Hai nhà khoa học Eric Betzig và
William E. Moerner người Mỹ
cùng nhà khoa học Stefan W.
Hell chính thức trở thành chủ
nhân của giải Nobel hóa học
2014 vì “sự phát triển của kính
hiển vi huỳnh quang siêu phân
giải”, đã cải thiện vượt bậc khả
năng quan sát của kính hiển
vi thông thường, vượt qua
những giới hạn từng được cho
là không thể, v.v... Còn triết
học với các nguyên lý và quy
luật của mình có tác dụng định
hướng không phải trong một
phạm vi nhất định nào đấy mà
Thử bàn về vai trò của triết học
tác động đến khoa học và công nghệ, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
TS. NGUYỄN THÁI BÌNH
Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Gia Lai
ở tất cả mọi lĩnh vực.
Nhận thức khoa học là
quá trình, tức là hệ thống tri
thức đang phát triển, bao gồm
trong mình hai cấp độ cơ bản -
kinh nghiệm và lý luận. Chúng
mặc dù có liên hệ với nhau,
nhưng khác nhau, mỗi cấp độ
đều có sự đặc thù của mình.
Sự đặc thù đó là gì?
Trực quan sinh động
(nhận thức cảm tính) chiếm
ưu thế ở cấp độ kinh nghiệm,
yếu tố lý tính và các hình thức
của nó (phán đoán, khái niệm,
v.v...) cũng có mặt ở đây, song
có ý nghĩa lệ thuộc. Do vậy,
khách thể nghiên cứu chủ yếu
được phản ánh từ phía những
mối liên hệ và những biểu hiện
bên ngoài của mình, đạt được
nhờ trực quan sinh động và
biểu thị các mối quan hệ bên
trong. Việc thu thập dữ liệu,
việc khái quát sơ bộ chúng,
việc mô tả dữ liệu quan sát
và thí nghiệm, việc hệ thống
hóa, phân loại chúng và “ghi
nhận dữ liệu khác” - các dấu
hiệu đặc trưng của nhận thức
kinh nghiệm.
Nghiên cứu kinh nghiệm
trực tiếp (không có khâu trung
gian) hướng vào khách thể của
mình. Nó “khai thác” khách thể
nhờ các thủ thuật và phương
tiện như so sánh, đo lường,
quan sát, thí nghiệm, phân
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN2
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G tích, quy nạp. Hơn nữa là
trong khoa học hiện đại, kinh
nghiệm lại là mù quáng: nó
được lập kế hoạch, được lý
luận kiến tạo, còn sự kiện bao
giờ cũng có “sức tải lý luận”.
Như vậy, chúng ta làm ra
“kinh nghiệm” của chúng ta,
nhà lý luận chỉ ra con đường
cho người làm thí nghiệm, hơn
nữa là lý luận chi phối công
việc thí nghiệm từ kế hoạch
ban đầu của nó cho tới “bức
ảnh” cuối cùng của nó trong
phòng thí nghiệm. Tương ứng
thì không thể có “ngôn ngữ
quan sát thuần túy”, vì mọi
ngôn ngữ đều được “lý luận
nuôi dưỡng”, còn “các sự kiện
trần trụi”, được xem xét ở bên
ngoài và không phụ thuộc vào
“con mắt lý luận” không phải là
cơ sở của lý luận.
Cấp độ lý luận của nhận
thức khoa học được đặc trưng
bởi sự chiếm ưu thế của yếu tố
lý tính, các khái niệm, lý luận,
quy luật, các hình thức khác
và các “thao tác tư duy”. Trực
quan sinh động ở đây bị loại
bỏ, trở thành phương diện lệ
thuộc (nhưng rất quan trọng)
của quá trình nhận thức. Nhận
thức lý luận phản ánh các hiện
tượng và các quá trình từ phía
những mối liên hệ nội tại và
những quy luật củ a chúng,
những thứ đạt tới nhờ xử lý dữ
liệu của tri thức kinh nghiệm
bằng lý tính. Sự xử lý này được
thực hiện nhờ các hệ thống, sự
trừu tượng “cấp cao” như khái
niệm, duy lý, quy luật, phạm
trù, nguyên tắc, v.v...
Dựa trên các dữ liệu kinh
nghiệm, ở đây diễn ra quá
trình tư duy hợp nhất những
khách thể nghiên cứu, đạt
tới bản chất của chúng, “vận
động nội tại”, các quy luật tồn
tại của chúng - những cái tạo
thành nội dung cơ bản của các
lý luận, “tinh hoa” của tri thức
ở cấp độ này. Nhiệm vụ quan
trọng nhất của tri thức lý luận
là đạt tới tri thức khách quan
với toàn bộ nội dung cụ thể
và đầy đủ của nó. Khi các thủ
thuật và phương tiện nhận
thức được sử dụng rộng rãi là:
trừu tượng hóa, lý tưởng hóa -
quá trình tạo ra cá c đối tượng
thuần túy lý tưởng (điểm, khí
lý tưởng, v.v...), tổng hợp, diễn
dịch, đi từ trừu tượng đến
cụ thể, v.v... Sự hiện diện của
những cái lý tưởng hóa trong
nhận thức là tiêu chí về tính
phát triển của tri thức lý luận
như “tổ hợp” các mô hình lý
tưởng xác định.
Đặc điểm đặc trưng của
nhận thức lý luận là sự định
hướng của nó vào bản thân
mình - sự phản tư ở bên trong
khoa học, tức sự nghiên cứu về
bản thân quá trình nhận thức,
về các hình thức, các thủ thuật,
các phương pháp hệ thống
khái niệm, v.v...của nó. Sự dự
báo - tiên đoán khoa học về
tương lai - được thực hiện trên
cơ sở sự lý giải lý luận và các
quy luật đã nhận thức.
Các cấp độ kinh nghiệm
và lý luận của nhận thức có
liên hệ với nhau, ranh giới
giữa chúng ta là tương đối
và biến đổi. Làm sáng tỏ các
dữ liệu mới, nghiên cứu kinh
nghiệm kích thích nhận thức
lý luận (mà khái quát và giải
thích chúng), đặt ra cho nó
các nhiệm vụ mới, phức tạp
hơn. Mặt khác, phát triển và
cụ thể hóa nội dung của bản
thân mình dựa trên cơ sở kinh
nghiệm, nhận thức lý luận mở
ra viễn cảnh rộng hơn, mới
cho nhận thức kinh nghiệm,
định hướng nó trong việc
tìm tòi các sự kiện mới, góp
phần hoàn thiện các phương
pháp, các phương tiện, v.v...
của nó. Tại các điểm phát triển
xác định của khoa học, kinh
nghiệm trở thành lý luận, và
ngược lại. Song không cho
phép tuyệt đối hóa một trong
các cấp độ ấy một cách có hại
cho cấp độ kia. Chủ nghĩa kinh
nghiệm quy tri thức khoa học
như một chỉnh thể về cấp độ
kinh nghiệm của nó, hạ thấp
hay hoàn toàn bác bỏ nhận
thức lý luận. “Sự lý luận suông
kiểu kinh viện” loại bỏ các sự
kiện, bác bỏ ý nghĩa của dữ
liệu kinh nghiệm, tách rời với
cuộc sống hiện thực.
Nói về vai trò của triết học
trong nhận thức khoa học, cần
chỉ ra hai “mô hình” cực đoan
đã hình thành trong việc giải
quyết vấn đề phức tạp này:
Mô hình thứ nhất: Cách
tiếp cận triết học trừu tượng
(triết học tự nhiên, triết học
lịch sử, v.v...) mà thực chất -
trực tiếp tách biệt những luận
điểm chuyên nghành của các
khoa học riêng biệt từ các
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 3
S
Ố
0
6
N
Ă
M
2
0
18nguyên tắc triết học chung
mà không phân tích tư liệu cụ
thể - thực tế và lý luận - của
các khoa học ấy. Cách tiếp cận
như vậy đặc trưng cho các hệ
thống triết học của Schelling
và Hegel.
Mô hình thứ hai là: Chủ
nghĩa thực chứng, theo đó thì
“khoa học tự thân nó là triết
học”. Vai trò của triết học trong
nhận thức khoa học riêng biệt
hoặc là bị tuyệt đối hóa (trong
mô hình thứ nhất), hoặc là bị
hạ thấp hay thậm chí hoàn
toàn bác bỏ (trong mô hình
thứ hai). Và mặc dù các kết quả
hữu ích xác định đã đạt được
trong cả hai trường hợp, song
vấn đề nêu trên vẫn chưa được
giải quyết.
Lịch sử nhận thức trong
bản thân triết học cho thấy
rằng ảnh hưởng của nó đến
quá trình phát triển của khoa
học, công nghệ và các kết quả
của khoa học, công nghệ được
thể hiện ở các luận điểm cơ
bản sau đây:
Một là: Sự tác động của
các nguyên tắc triết học đến
quá trình nghiên cứu khoa
học bao giờ cũng được thực
hiện không phải công khai và
trực tiếp, mà theo con đường
gián tiếp phức tạp - thông qua
những phương pháp, những
hình thức và quan điểm thuộc
các cấp độ phương pháp luận
khác - trước hết là cấp độ
chung khoa học. Hơn nữa, việc
thực hiện các nguyên tắc triết
học trong nhận thức khoa học
cũng có nghĩa là xem xét lại
chúng, đào sâu, hoàn thiện và
phát triển nội dung của chúng.
Hai là: Triết học có ảnh
hưởng đến nghiên cứu khoa
học ở mọi giai đoạn của nó,
nhưng ở mức độ lớn nhất là
khi xây dựng lý thuyết, đặc
biệt là lý thuyết cơ bản. Điều
này diễn ra tích cực nhất ở thời
gian “phá hủy triệt để” các khái
niệm và các nguyên tắc cơ bản
đã trụ vững trong quá trình
cách mạng khoa học. Đương
nhiên, ảnh hưởng nêu trên có
thể là tích cự c, cũng như là tiêu
cực - phụ thuộc vào nội dung
của triết học mà nhà khoa học
tuân theo. V.Heisenberg nói:
“Triết học xấu xa ngấm ngầm
làm hại vật lý học tốt đẹp”.
Ngoài ra, cần phả i biết cách
áp dụng các nguyên tắc triết
học, một cách phù hợp với
đối tượng và mục đích nghiên
cứu, cấp độ của nó, với tính
chất của các vấn đề giải quyết
và những điều kiện khác.
Ba là: Triết học có tác
động quan trọng đến sự phát
triển của nhận thức khoa học
nhờ chức năng dự báo trừu
tượng của mình: Triết học
xây dựng các tư tưởng và các
nguyên tắc xác định mà ý
nghĩa khoa học có thể được
khẳng định sau một thời gian
dài (thí dụ, tư tưởng nguyên
tử luận và biện chứng trong
triết học cổ đại). Ngoài ra, các
nguyên tắc triết học hoàn
thành chức năng chọn lọc khi
chuyển từ tư biện sang nghiên
cứu lý luận. Từ vô số kết cấu lý
tưởng trừu tượng thì nhà khoa
học sẽ lựa chọn các kết cấu
phù hợp với các quan niệm
triết học và phương pháp luận
của riêng mình.
Bốn là: Cần lưu ý rằng triết
học chỉ là một trong các yếu tố
của tìm tòi khoa học, còn các
nguyên tắc của nó chỉ là một
trong các nhân tố của sự lựa
chọn nêu trên, tồn tại cùng với
kinh nghiệm, trực giác, tưởng
tượng, v.v... Do vậy, thậm chí
khi có mặt các nguyên tắc triết
học “hoàn hảo” thì kết quả tích
cực vẫn chưa hoàn toàn được
đảm bảo. Hơn nữa, việc vi
phạm các nguyên tắc của một
triết học xác định (thí dụ, triết
học duy tâm hay siêu hình)
có thể góp phần (không phải
luôn luôn) nhận được kết quả
khoa học đúng đắn.
Năm là: Các phương pháp
triết học không phải bao giờ
cũng bộc lộ ra trong quá trình
nghiên cứu dưới hình thức rõ
ràng, chúng có thể được áp
dụng hoặc một cách tự phát,
hoặc một cách tự giác, cũng
có thể hoàn toàn bị loại bỏ.
Nhưng, trong bất kỳ khoa học
nào cũng có những yếu tố có
ý nghĩa phổ biến (thí dụ, các
quy luật, các phạm trù, các
khái niệm, v.v...) mà biến bất
kỳ khoa học nào cũng thành
“lôgíc học ứng dụng”, được
xuyên suốt bởi thành tố triết
học.
Sáu là: Triết học đem lại
cho các khoa học riêng biệt
những nguyên tắc phương
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN4
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G pháp luận chung, được hình
thành dựa trên các phạm
trù xác định. Những nguyên
tắc này thật sự hoạt động
trong khoa học dưới dạng
các điều tiết phổ biến, các
chuẩn tắc phổ quát, cùng
nhau cấu thành chương trình
phương pháp luận cao cấp
nhất. Chương trình như vậy
không được là một lược đồ
cứng nhắc, một khuôn mẫu,
mà theo đó thì người ta vạch
rõ và xây dựng lại sự kiện, mà
là một hệ thống những điều
tiết linh hoạt và năng động,
định hướng nghiên cứu. Hệ
thống này không được là
“danh mục các quy tắc”, tổ
hợp máy móc của chúng, chỉ
thích hợp về bề ngoài với tư
liệu khoa học chuyên nghành.
Bảy là: Triết học xây dựng
bức tranh chung nhất về thế
giới, các mô hình phổ quát về
hiện thực mà thông qua đó thì
nhà khoa học nhìn nhận đối
tượng nghiên cứu của mình.
Dựa trên việc tổng hợp mọi
tri thức, triết học đem lại cái
nhìn chung về thế giới dưới
ba chiều cạnh cơ bản của nó:
Trước đây nó đã là như thế
nào (quá khứ), bây giờ nó là
như thế nào (hiện tại) và nó có
thể và cần phải trở thành như
thế nào (tương lai). Thể hiện
thế giới thông qua những đặc
trưng chung của nó, qua đó
triết học đem lại cơ sở chung
để xây dựng các quan niệm
khoa học riêng biệt về thế giới,
các quan niệm “hòa hợp” với
chỉnh thể lớn nhất ấy.
Tám là: Triết học giúp nhà
nghiên cứu lựa chọn “mạng
lưới các phạm trù lôgíc”, các
nguyên tắc, các khái niệm, các
phương tiện và các hình thức
nhận thức khác mà phù hợp
với khoa học hay bộ môn khoa
học, các phương châm thế
giới quan và giá trị xác định,
các định hướng lẽ sống (điều
này là đặc biệt trong các khoa
học nhân văn). Nó trang bị cho
nhà nghiên cứu tri thức về các
quy luật chung của bản thân
toàn bộ quá trình nhận thức,
học thuyết về chân lý và con
đường (phương pháp) đạt tới
nó, về bối cảnh văn hóa - xã
hội của nhận thức, v.v...
Chín là: Các nguyên tắc
phương pháp luận - triết học
(thí dụ, các nguyên tắc biện
chứng) hoàn thành chức năng
tiêu chuẩn bổ trợ, sinh ra từ
thực tiễn (dưới mọi hình thức
của nó) về chân lý: thí dụ, nếu
chỉ có những sự kiện riêng
biệt được xem xét, chứ không
phải toàn bộ tổng thể chúng,
tức nguyên tắc tính toàn diện
bị vi phạm, thì có thể nói về
tính chân thực của các kết
luận nhận được? Thậm chí các
nguyên tắc của triết học “tốt”
nhất trong sự thống nhất của
chúng cũng không thể thay
thế cho thực tiễn như tiêu
chuẩn quyết định (xét đến
cùng) về chân lý, mà bổ sung
cho nó. Sự quan tâm ngày
một tăng đến phương pháp
biện chứng, sự áp dụng nó
ngày một rộng rãi hơn vào các
lĩnh vực khá c nhau - đặc điểm
quan trọng của khoa học thế
kỷ XX (được biểu thị qua các
thuật ngữ “biện chứng hóa”,
“lịch sử hóa”). Thí dụ điển hình
cho xu hướng này là ý định
của người đoạt giải Noben,
I.Prigozhin dùng thời gian
để “hợp nhất tồn tại và sinh
thành” (phát triển) với vai trò
hàng đầu của sinh thành, từ
lập trường thống nhất của
nguyên tắc lịch sử và nguyên
tắc tự tổ chức của vật chất mà
nắm bắt thế giới vĩ mô và cả
thế giới vi mô như một chỉnh
thể thống nhất.
Từ toàn bộ những vấn đề
trên đây luôn đặt ra yêu cầu
phải kết hợp chặt chẽ cả hai
loại tri thức: Tri thức chung
(bao gồm tri thức triết học và
tri thức chuyên ngành- khoa
học, công nghệ) và tri thức
thực tiễn (bao gồm sự hiểu
biết tình hình thực tiễn và
trình độ chuyên môn được
hình thành trong thực tiễn),
để giải quyết một cách có hiệu
quả những vấn đề cụ thể hết
sức phức tạp và vô cùng đa
dạng của cuộc sống đặt ra./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Về mối quan hệ giữa triết
học và khoa tự nhiên. Nxb. Khoa
học, H.1973.
2. Lê Hữu Nghĩa(chủ biên):
Thời đại chúng ta và sức sống của
chủ nghĩa Mác-Lênin , Nxb.Chính trị
quốc gia, H.2002.
3. GEORGE FRIEDMAN: 100
năm tới dự báo cho thế kỷ XXI, Nxb.
Chính trị quốc gia, H.2010.
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 5
S
Ố
0
6
N
Ă
M
2
0
18
1. Mở đầu
Dạy học truyền thống được quan niệm
là dạy học “định hướng nội dung” hay dạy học
“định hướng đầu vào” (điều khiển đầu vào). Đặc
điểm cơ bản (cũng được xem là ưu điểm) của
nó là chú trọng việc trang bị cho người học hệ
thống tri thức khoa học khách quan về nhiều
lĩnh vực khác nhau đã được quy định trong
chương trình dạy học.
Tuy nhiên, dạy học định hướng nội dung
không còn thích hợp do những nguyên nhân
sau:
Một là, ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc
hậu nhanh chóng, việc quy định cứng nhắc
những nội dung chi tiết trong chương trình
dạy học dẫn đến tình trạng nội dung chương
trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức
hiện đại. Vì thế, việc rèn luyện phương pháp
học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn
trong việc chuẩn bị cho con người có khả năng
học tập suốt đời.
Hai là, dạy học định hướng nội dung dẫn
đến xu hướng việc kiểm tra, đánh giá chủ yếu
dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức
mà không định hướng vào khả năng vận dụng
tri thức trong những tình huống thực tiễn.
Ba là, do phương pháp dạy học (PPDH)
mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng
ứng dụng nên sản phẩm giáo dục là những con
người mang tính thụ động, hạn chế khả năng
sáng tạo và năng động. Do đó, chương trình
giáo dục này không đáp ứng được yêu cầu ngày
càng cao của xã hội và thị trường lao động đối
với người lao động về năng lực hành động, khả
năng sáng tạo và tính năng động.
Để khắc phục nhược điểm của chương
trình định hướng nội dung, từ những năm 90
của thế kỷ XX đã có nhiều nghiên cứu mới về
chương trình dạy học. Theo đó, chương trình
dạy học định hướng kết quả đầu ra (Outcomes
Based Curriculum - OBC) hay nói rộng hơn là
giáo dục định hướng kết quả đầu ra (Outcome
Based Education - OBE), còn gọi là giáo dục định
hướng năng lực (định hướng phát triển năng
lực) ra đời và ngày càng nhận được sự quan
tâm của nhiều quốc gia, trở thành xu hướng
giáo dục quốc tế.
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm
bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực
hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm
chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng
tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm
chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các
tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
Những nhận thức cơ bản về dạy học theo
định hướng phát triển năng lực
ThS. NGUYỄN VĂN HIỀN 1
ThS. NGUYỄN THỊ BÌNH2
Sự gia tăng liên tục của khối lượng tri thức nhân loại do tốc độ phát triển như
vũ bão của khoa học - công nghệ đã làm cho dạy học truyền thống theo hướng
tiếp cận nội dung dần trở nên lạc hậu. Xu thế thiết kế chương trình dạy học theo
hướng mới, tiếp cận năng lực được khá nhiều quốc gia quan tâm, vận dụng trong
giai đoạn hiện nay. Cách tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn người
học biết và có thể làm được những gì?
(1) Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai
(2) Trường Chính trị tỉnh Gia Lai
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN6
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
Chương trình dạy học định hướng năng lực
không quy định những nội dung dạy học chi
tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong
muốn của quá trình giáo dục, trên cở sở đó đưa
ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn
nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá
kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được
mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra
mong muốn. Theo đó, mục tiêu học tập, tức là
kết quả học tập mong muốn thường được mô
tả thông qua hệ thống các năng lực, được mô
tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được học
sinh cần đạt được những năng lực yêu cầu đã
quy định trong chương trình.
2. Năng lực và cấu trúc của năng lực
Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả
năng thực hiện của cá nhân đối với một công
việc. Ngày nay, khái niệm năng lực được hiểu
nhiều nghĩa khác nhau, nhưng cách hiểu phổ
biến được diễn tả: Năng lực là một thuộc tính
tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố
như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn
sàng hành động và trách nhiệm.
Trong chương trình dạy học định hướng
phát triển năng lực, mục tiêu dạy học của
chương trình được mô tả thông qua các nhóm
năng lực. Các năng lực còn là những đòi hỏi của
các công việc, các nhiệm vụ, và các vai trò vị trí
công việc. Vì vậy, các năng lực được xem như là
những phẩm chất tiềm tàng của một cá nhân
và những đòi hỏi của công việc.
Theo quan điểm trong chương trình dạy
học hiện nay của các nước thuộc OECD (Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế - Organization
for Economic Cooperation and Development),
năng lực được phân chia thành hai nhóm chính,
đó là các năng lực chung và các năng lực chuyên
môn (năng lực chuyên biệt).
Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết
yếu để con người có thể sống và làm việc bình
thường trong xã hội. Năng lực này được hình
thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan
đến nhiều môn học. Đây là loại năng lực được
hình thành xuyên chương trình.
Mỗi năng lực chung góp phần tạo nên kết
quả có giá trị cho xã hội và cộng đồng, giúp
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 7
S
Ố
0
6
N
Ă
M
2
0
18cho các cá nhân đáp ứng đư