Tạp chí Tài nguyên và môi trường - Số 17 - 9/2017

Trong truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam đã hình thành một hệ giá trị nói chung, hệ giá trị văn hoá sinh thái nói riêng mà cốt lõi của nó là những giá trị đạo đức sinh thái. Những giá trị đạo đức sinh thái đó đã quy định, chi phối cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên trong xã hội truyền thống. Nếu như trước đây, con người yêu thiên nhiên, quý trọng thiên nhiên bởi vẻ đẹp và giá trị vốn có của nó, thì ngày nay, ngược lại, con người, với lợi ích ích kỷ trước mắt của mình, chỉ nhìn thấy các giá trị sử dụng và thực dụng của thiên nhiên. Tất cả các loại tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất đai, nước, khoáng sản, động thực vật, . đều đang bị con người khai thác đến cạn kiệt, sử dụng lãng phí đưa đến ô nhiễm nặng nề môi trường sống. Ở nước ta, hiện tượng đó diễn ra đặc biệt rõ khi chúng ta tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc xây dựng ý thức, đạo đức sinh thái đặt ra hết sức cấp thiết. Đạo đức sinh thái là sự phản ánh về phương diện đạo đức hiện thực mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Ý thức, quan niệm đạo đức sinh thái mới phải được xây dựng trên nền tảng triết lý hài hoà giữa con người và thiên nhiên và trên cơ sở lý tưởng đạo đức “Thiên - Nhân hoà đồng” hiện đại, đó chính là ý thức sinh thái mới, xuất hiện cùng với thời đại. Có thể hiểu ý thức sinh thái mới là sự nhận thức một cách tự giác của con người về tự nhiên, về vị trí, vai trò của con người trong mối quan hệ với tự nhiên và về trách nhiệm, nghĩa vụ của con người trong việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ đó. Điều này chỉ có thể có được bằng con đường tuyên truyền giáo dục dưới tất cả mọi hình thức như: Giáo dục về môi trường trong các trường học từ phổ thông cho đến đại học, giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, truyền thanh, truyền hình, dần dần cung cấp cho con người những tri thức sinh thái cần thiết, trên cơ sở đó hình thành nên ý thức sinh thái mới. Quan hệ đạo đức sinh thái thể hiện trước tiên qua quan hệ lợi ích. Quan hệ lợi ích giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. So với các biện pháp kinh tế và luật pháp, sự điều chỉnh lợi ích bằng đạo đức đòi hỏi ở con người một trình độ nhận thức cao hơn - trình độ tự ý thức. Đối với đạo đức sinh thái, sự tự ý thức này còn đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Bởi vì, trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên không có sự phù hợp trực tiếp về lợi ích giữa chủ thể đạo đức (con người) với khách thể đạo đức (tự nhiên). Trong mối quan hệ với tự nhiên, đạo đức sinh thái đòi hỏi ở con người một sự tự giác rất cao. Sự tự giác này chỉ có thể có được khi con người thật sự hiểu biết về tự nhiên, hiểu biết được vai trò và vị trí của mình trong quan hệ với nó và có một tình yêu thiên nhiên lành mạnh, trong sáng. Hành vi đạo đức sinh thái là biểu hiện cao nhất của đạo đức sinh thái. Hành vi đạo đức được điều chỉnh bởi một hệ chuẩn các giá trị đạo đức sinh thái.

pdf56 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tạp chí Tài nguyên và môi trường - Số 17 - 9/2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tỉng Biªn tËp TS. Chu Th¸i Thµnh Phã Tỉng Biªn tËp ThS. KiỊu ®¨ng tuyÕt ThS. trÇn ThÞ CÈm Thĩy Tßa so¹n TÇng 5, L« E2, K§T CÇu GiÊy Dư¬ng §×nh NghƯ, CÇu GiÊy, Hµ Néi §iƯn tho¹i: 024.37733419 Fax: 024.37738517 V¨n phßng Thưêng trĩ t¹i TP. Hå ChÝ Minh Phßng A604, tÇng 6, Tßa nhµ liªn c¬ Bé TN&MT, sè 200 Lý ChÝnh Th¾ng, phưêng 9, quËn 3, TP. Hå ChÝ Minh §iƯn tho¹i: 028.62905668 Fax: 0283.8990978 Ph¸t hµnh - Qu¶ng c¸o §iƯn tho¹i: 024.37738517 Email tapchitnmt@yahoo.com banbientaptnmt@yahoo.com ISSN 1859 - 1477 GiÊy phÐp xuÊt b¶n Sè 1791/GP-BTTTT Bé Th«ng tin vµ TruyỊn th«ng cÊp ngµy 01/10/2012. Gi¸ b¸n: 15.000 ®ång T¹p chÝ Tµi nguyªn vµ M«i trƯêng Xã luận: Xây dựng đạo đức, ý thức sinh thái VÊn ®Ị - Sù kiƯn Đặng Trần Hiếu: Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường Häc tËp vµ lµm theo tÊm gƯ¬ng ®¹o ®øc Hå ChÝ Minh PGS. TS. Trương Minh Tạo: Bác Hồ với công tác đánh giá cán bộ §iĨn h×nh tiªn tiÕn ngµnh tµi nguyªn vµ m«i trƯêng Nguyễn Văn Hùng: Bài học kinh nghiệm trong phòng chống lũ quét, lũ ống ở Sơn La Nghiªn cøu - Trao ®ỉi TS. Nguyễn Hải Yến: Giải pháp thực thi các cam kết môi trường trong các hiệp định thương mại tự do TS. Bùi Đức Hiển: Mấy vấn đề lý luận về điều chỉnh pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam hiện nay Phạm Thành Nhơn, PGS.TS. Nguyễn Hiếu Trung:Ứng dụng mô hình toán ba chiều mô phỏng diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Hậu theo xu thế phát triển kinh tế - xã hội - kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng Lê Anh Kha, Đặng Minh Ngọc, Trương Hoàng Đan, Trần Thị Ngọc Sơn: Khảo sát đặc tính khử nitrate của vi khuẩn Brevibacillus parabrevis ThS. Nguyễn Thị Phương Hoa, ThS. Ngô Mạnh HaØ, ThS. Nguyễn Hồng Hiếu, Trương Quảng Đại, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Thị Diễn, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Mai: Quy định bộ dữ liệu, chuẩn dữ liệu về tài nguyên nước ThS. Trần Thị Diễn, ThS. Ngô Mạnh Hà, ThS. Nguyễn Thị Mai, ThS. Nguyễn Tuấn Anh, ThS. Nguyễn Văn Nghĩa: Áp dụng mô hình toán thủy văn, thủy lực để đánh giá, xác định dòng chảy tối thiểu trên dòng chính sông Trà Khúc ThS. Ngô Mạnh HaØ, ThS. Nguyễn Văn Nghĩa, ThS. Trần Thị Diễn, ThS. Nguyễn Thị Mai, ThS. Nguyễn Tuấn Anh: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng hướng dẫn đánh giá dòng chảy tối thiểu trên sông Bạch Long Giang, Trần Văn Thuận: Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp phụ thuốc nhuộm anion Congo Red trong môi trường nước của vật liệu có cấu trúc nano Graphene oxide-CoFe2O4 ThS. Nguyễn Ngọc Vũ: Xây dựng ontology tài nguyên và môi trường phục vụ tích hợp dữ liệu và tìm kiếm ngữ nghĩa Thùc tiƠn - Kinh nghiƯm ThS. Trần Hoài Thu: Bảo vệ môi trường tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội Lê Anh Tuấn: Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường Nguyễn Quỳnh Trang: Quản lý rừng tự nhiên bền vững trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu Chu Hương Trà: Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Nghệ An NhÞp cÇu b¹n ®äc nh×n ra thÕ giíi Nguyễn Thị Hương: Bảo đảm an ninh lương thực, thích ứng biến đổi khí hậu v¨n ho¸ - v¨n nghƯ Hà Khanh: Phát triển văn hóa trong khai thác tài nguyên nước Sè 17 (271) Kú 1 - Th¸ng 9 n¨m 2017 2 3 4 5 7 9 12 18 21 23 25 27 30 33 35 38 42 52 53 55 Mơc lơc Môi trường sống ở nước ta hiện nay đang ở trong tình trạng phức tạp, bức xúc cả trên bình diệncạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên lẫn ô nhiễm môi trường tự nhiên và môi trường xãhội. Làm thế nào để con người có thể thực sự sống hài hoà với thiên nhiên trong một xã hội vẫn tiếp tục phát triển bền vững là vấn đề đặt ra hết sức gay gắt. Trong truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam đã hình thành một hệ giá trị nói chung, hệ giá trị văn hoá sinh thái nói riêng mà cốt lõi của nó là những giá trị đạo đức sinh thái. Những giá trị đạo đức sinh thái đó đã quy định, chi phối cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên trong xã hội truyền thống. Nếu như trước đây, con người yêu thiên nhiên, quý trọng thiên nhiên bởi vẻ đẹp và giá trị vốn có của nó, thì ngày nay, ngược lại, con người, với lợi ích ích kỷ trước mắt của mình, chỉ nhìn thấy các giá trị sử dụng và thực dụng của thiên nhiên. Tất cả các loại tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất đai, nước, khoáng sản, động thực vật, ... đều đang bị con người khai thác đến cạn kiệt, sử dụng lãng phí đưa đến ô nhiễm nặng nề môi trường sống. Ở nước ta, hiện tượng đó diễn ra đặc biệt rõ khi chúng ta tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc xây dựng ý thức, đạo đức sinh thái đặt ra hết sức cấp thiết. Đạo đức sinh thái là sự phản ánh về phương diện đạo đức hiện thực mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Ý thức, quan niệm đạo đức sinh thái mới phải được xây dựng trên nền tảng triết lý hài hoà giữa con người và thiên nhiên và trên cơ sở lý tưởng đạo đức “Thiên - Nhân hoà đồng” hiện đại, đó chính là ý thức sinh thái mới, xuất hiện cùng với thời đại. Có thể hiểu ý thức sinh thái mới là sự nhận thức một cách tự giác của con người về tự nhiên, về vị trí, vai trò của con người trong mối quan hệ với tự nhiên và về trách nhiệm, nghĩa vụ của con người trong việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ đó. Điều này chỉ có thể có được bằng con đường tuyên truyền giáo dục dưới tất cả mọi hình thức như: Giáo dục về môi trường trong các trường học từ phổ thông cho đến đại học, giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, truyền thanh, truyền hình, dần dần cung cấp cho con người những tri thức sinh thái cần thiết, trên cơ sở đó hình thành nên ý thức sinh thái mới. Quan hệ đạo đức sinh thái thể hiện trước tiên qua quan hệ lợi ích. Quan hệ lợi ích giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. So với các biện pháp kinh tế và luật pháp, sự điều chỉnh lợi ích bằng đạo đức đòi hỏi ở con người một trình độ nhận thức cao hơn - trình độ tự ý thức. Đối với đạo đức sinh thái, sự tự ý thức này còn đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Bởi vì, trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên không có sự phù hợp trực tiếp về lợi ích giữa chủ thể đạo đức (con người) với khách thể đạo đức (tự nhiên). Trong mối quan hệ với tự nhiên, đạo đức sinh thái đòi hỏi ở con người một sự tự giác rất cao. Sự tự giác này chỉ có thể có được khi con người thật sự hiểu biết về tự nhiên, hiểu biết được vai trò và vị trí của mình trong quan hệ với nó và có một tình yêu thiên nhiên lành mạnh, trong sáng. Hành vi đạo đức sinh thái là biểu hiện cao nhất của đạo đức sinh thái. Hành vi đạo đức được điều chỉnh bởi một hệ chuẩn các giá trị đạo đức sinh thái. Việc sử dụng dư luận xã hội, phong tục, tập quán để điều chỉnh hành vi của con người trong điều kiện nước ta là vô cùng cần thiết. Bởi vì, luật pháp chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa thấm vào ý thức của con người. Đó là một khó khăn lớn mà con người không thể dễ dàng khắc phục được. Song, một tín hiệu đáng khích lệ đang dần dần được phổ biến là ở nhiều thôn, xã nước ta đã tiến hành xây dựng các bộ Hương ước mới, góp phần điều chỉnh hành vi, ý thức, đạo đức giữa con người với thiên nhiên. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường Tµi nguyªn vµ M«i tr ưêng Kú 1 - Th¸ng 9/20172 Xã luận Xây dựng ý thức, đạo đức sinh thái 3Tµi nguyªn vµ M«i tr ưêng Kú 1 - Th¸ng 9/2017 Ngày 18/8/2017, Chính phủđã ban hành Nghị quyếtsố 79/NQ-CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng QLNN của Bộ TN&MT. Theo đó, sẽ đơn giản hóa một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực: Đất đai, môi trường, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước. Cụ thể, ở lĩnh vực đất đai, nhóm thủ tục gồm: Cấp, cấp đổi, cấp lại chứng chỉ định giá đất tại phụ lục số 1,2,3,4 kèm theo Thông tư số 61/2015/TT-BTNMT ngày 15/12/2015 bãi bỏ các mục: Ngày, tháng, năm sinh; quê quán; quốc tịch; đồng thời, thay thế cụm từ “Số CMND/CCCD” và “số CMND (hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu)” bằng cụm từ “số định danh cá nhân”. Bãi bỏ các mục “2. Ngày, tháng, năm sinh”; “3. Quê quán”; “Quốc tịch”. Thay thế cụm từ “số CMND/CCCD” và “số CMND (hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu)” bằng cụm từ “số định danh cá nhân”. Các nhóm thủ tục: Đăng ký QSDĐ lần đầu; đăng ký và cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu; cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đã đăng ký QSDĐ; đăng ký, cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất; đăng ký đất đai lần đầu đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý... tại mẫu số 4a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 và tại mẫu số 4b/ĐK Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT thay thế cụm từ “số giấy CMND” và “số CMND” bằng cụm từ “số định danh cá nhân”. Một số mẫu đơn, mẫu tờ khai liên quan đến các nhóm thủ tục khác có cụm từ “số giấy CMND” và “số giấy CMND” cũng được thay thế bằng cụm từ “số định danh cá nhân”. Lĩnh vực môi trường:Nhóm thủ tục cấp giấy phép, điều chỉnh, cấp lại vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Về mẫu đơn, tờ khai: Tại phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT quy định việc vận chuyển hàng nguy hiểm là chất độc hại, lây nhiễm. Bãi bỏ cụm từ “Đơn vị cấp ngày cấp”; thay thế cụm từ “số CMND” bằng cụm từ “số định danh cá nhân”. Lĩnh vực địa chất và khoáng sản: Các thủ tục: Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản; đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tại mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC quy định chi tiết Nghị định số 22/2012/NĐ-CP quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Mục 1 phần I: Điểm a: Bãi bỏ các thông tin: “(ngày sinh, dân tộc, quốc tịch)”; điểm b: Thay thế cụm từ “số chững minh nhân dân” bằng cụm từ “số định danh cá nhân”. Mục (2) phần I điểm c: Bãi bỏ các thông tin “(ngày sinh, dân tộc, quốc tịch)”; thay thế cụm từ “số CMND” bằng cụm từ “số định danh cá nhân”. Lĩnh vực môi trường: Về mẫu tờ khai: Tại các mẫu số 01, 03, 05, 07 và 09, mục 1.2 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT- BTNMT quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất; mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước. Thay thế cụm từ “số CMND, nơi cấp, ngày cấp theo CMND “bằng cụm từ “số định danh cá nhân”. Lĩnh vực khác: Thủ tục cung cấp, khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ, tại điểm a khoàn 5 Điều 10 Thông tư số 48/2015/TT-BTNMT: Thay thế cụm từ “xuất trình CMND” bằng cụm từ “xuất trình thẻ căn cước công dân”. Về mẫu đơn, tờ khai: Tại mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 48/TT-BTNMT: Thay thế dòng số CMND bằng dòng số “số định danh cá nhân”. Nghị quyết của Chính phủ giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành Nghị định để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định có liên quan để thực thi nội dung đơn giản hóa TTHC.n Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường m ĐẶNG TRẦN HIẾU Văn phòng Quốc hội Vấn đề - Sự kiện Tµi nguyªn vµ M«i tr ưêng Kú 1 - Th¸ng 9/20174 Sinh thời, Bác Hồ đặc biệtquan tâm đến công táccán bộ, trong đó khâu đánh giá cán bộ là một việc làm hệ trọng. Người cho rằng, việc đánh giá cán bộ phải dựa trên quan điểm toàn diện, tức là yêu cầu phải xem xét đầy đủ các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để có đánh giá đúng. Khi xem xét các mối liên hệ của cán bộ, cần làm rõ bản chất của người cán bộ thông qua ba mối quan hệ cơ bản: Quan hệ với chính mình; quan hệ với nhân dân; quan hệ với Đảng, Nhà nước thông qua cơ quan, đơn vị. Bác chỉ rõ: Cán bộ cần phải việc gì cũng bàn bạc với nhân dân, giải thích cho nhân dân. Thế là phụ trách trước nhân dân. Người cán bộ phải lấy quan điểm của Đảng làm nền tảng cho mọi hoạt động, vì Đảng ta là Đảng của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ. Việc đánh giá cán bộ phải được thực hiện một cách toàn diện trước khi cất nhắc và phải dựa vào tiêu chuẩn cán bộ, các tiêu chí, yêu cầu của công việc đó. Theo Bác, cán bộ được cất nhắc phải hội đủ bốn tiêu chuẩn cơ bản: Trung thành và hăng hái trong công việc, trong lúc đấu tranh; liên lạc mật thiết với quần chúng, hiểu biết quần chúng; luôn luôn chú ý đến lợi ích nhân dân; luôn luôn giữ đúng kỷ luật. Xem xét, đánh giá cán bộ phải linh hoạt, không được bảo thủ, định kiến vì bản thân cán bộ cũng thay đổi suy nghĩ, cách làm việc do nhiều mối quan hệ tác động chủ quan lẫn khách quan, cùng chiều hoặc ngược chiều. Người cho rằng: Xem xét cán bộ, không chỉ xem xét ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ. Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ. Đánh giá cán bộ là một công việc khó. Công tác tổ chức cán bộ đòi hỏi nhiều nội dung, quy trình: Tổng hợp, đánh giá, dự báo, bố trí công việc, đề bạt, hạ cấp... Cần thấy được xu hướng chuyển hóa của cán bộ để “cải tạo, giúp đỡ” khi họ gặp khó khăn, mắc sai lầm, khuyết điểm; “chỉ đạo, nâng cao” khi cán bộ có năng lực làm việc. Đánh giá cán bộ đòi hỏi phải có thái độ tôn trọng khách quan, phải xuất phát từ bản thân của người cán bộ, không được xuất phát từ ý chí chủ quan của người xem xét. Phải xem xét cán bộ trong cả quá trình làm việc, thấy được thế mạnh cũng như hạn chế của cán bộ để phát huy mặt mạnh, đẩy lùi mặt yếu. Theo Bác, việc xem xét, đánh giá cán bộ phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động của cán bộ. Nếu xa rời thực tiễn, sẽ mắc phải bệnh quan liêu trong xem xét, đánh giá. Người cán bộ tốt phải là người mà nói đi đôi với làm, không tham vọng chức quyền, hăng hái, nhiệt tình trong công việc, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mà không nề hà khó khăn. Muốn đánh giá đúng cán bộ, người làm công tác cán bộ phải thực sự bám sát thực tiễn hoạt động của cán bộ, theo dõi, nhắc nhở, động viên kịp thời. Chỉ có trong thực tiễn mới thử thách, tôi luyện cho người cán bộ trở thành những người có ích cho xã hội, cho nhân dân. Đảng ta nhận định: Việc đổi mới công tác cán bộ chưa có đột phá lớn. Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu nhất qua nhiều nhiệm kỳ nhưng chưa có những tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học để khắc phục. Đồng thời, đề ra phương hướng, nhiệm vụ đổi mới công tác cán bộ, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, phải nghiêm túc nghiên cứu và thực hiện lời dạy của Bác trong từng khâu đánh giá cán bộ, nhất là: Tránh bệnh quan liêu; bệnh chủ quan, bệnh hẹp hòi; bệnh phiến diện, hình thức. Cần nêu cao trách nhiệm người đứng đầu; thực hiện đẩy mạnh đổi mới chính sách cán bộ; rà soát, bổ sung tiêu chuẩn cán bộ, bảo đảm tính khách quan; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng. Người làm công tác cán bộ phải đánh giá đúng cán bộ, có cơ chế khen thưởng kịp thời để tạo cơ hội cho người tài có điều kiện thuận lợi cống hiến cho đất nước; tạo nguồn cán bộ tốt cho Đảng và Nhà nước, bồi dưỡng và huấn luyện đúng người, đúng việc, phát huy được tài năng của cán bộ.n Bác Hồ với công tác đánh giá cán bộ m PGS. TS. TRƯƠNG MINH TẠO Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 5Tµi nguyªn vµ M«i tr ưêng Kú 1 - Th¸ng 9/2017 Thiệt hại thiên tai do mưa lớn, lũ quét, lũ ống gây ra Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và sản xuất. Nhưng đáng chú ý là các sự cố thiên tai gây thiệt hại về người và tài sản chủ yếu tại những địa bàn, điểm dân cư theo lịch sử chưa gặp, không ngờ đến hoặc ít xẩy ra lũ ống, lũ quét, ngập úng; người dân thiếu chủ động trong phòng ngừa, phòng tránh và kinh nghiệm ứng phó, do đó hậu quả thiệt hại nghiêm trọng hơn. Loại hình thiên tai này phức tạp, ác liệt, bất ngờ, bất thường, bất kỳ thời gian và địa điểm, khó dự báo, khó xác định và đúc kết kinh nhiệm để phòng ngừa, phòng tránh, đối phó, chế ngự; thường xuyên xẩy ra hàng năm trong mỗi mùa mưa bão ở tỉnh Sơn La. Điển hình, trận mưa lớn kéo dài trên diện rộng những ngày cuối tháng 6/2017 đã khiến một số địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng, gây thiệt hại về người, tài sản, hoa màu, và một số công trình hạ tầng. Ước tính thiệt hại hàng chục tỷ đồng, mưa to liên tiếp trong 2 ngày 10-11/7 trên địa bàn huyện Sốp Cộp đã gây ra nhiều thiệt hại về nhà ở, ảnh hưởng đến một số tuyến đường giao thông, thiệt hại trên 1,3 tỷ đồng. Trận mưa lớn kéo dài đêm ngày 2/8 đến rạng sáng ngày 3/8, trên địa bàn huyện Mường La, Sơn La gây ra lũ ống, lũ quét làm thiệt hại lớn về người, tài sản. Tính đến ngày 4/8, mưa lũ đã làm 6 người bị chết, 10 người mất tích, 3 người bị thương, 258 ngôi nhà bị cuốn trôi, đổ sập và hư hỏng nặng. Ước tính ban đầu, thiệt hại do lũ gây ra trên địa bàn huyện Mường La là 375 tỷ đồng. Sau khi mưa lũ xảy ra, huyện Mường La đã chỉ đạo ngay công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Huyện bố trí cho 75 hộ có nhà bị cuối trôi hoàn toàn và khu vư