Trong hai ngày 26 và
27/9/2017 tại TP. Cần Thơ, dưới
sự chủ trì của Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc, Hội nghị
về “PTBV Đồng bằng sông Cửu
Long thích ứng với BĐKH” với sự
tham dự của hơn 700 đại biểu là
lãnh đạo, đại diện các cơ quan
của Đảng, Quốc hội, Chính phủ,
đoàn thể, các địa phương, các cơ
quan nghiên cứu, các doanh
nghiệp, các cơ quan ngoại giao,
tổ chức quốc tế, đối tác phát triển
và các chuyên gia, nhà khoa học
thuộc các lĩnh vực liên quan.
Theo Thủ tướng Chính phủ,
trước những thách thức mà khu
vực này đang phải đối mặt, nhất
là BĐKH, Đảng và Nhà nước luôn
dành sự quan tâm đặc biệt đối với
sự phát triển vùng ĐBSCL. Chính
phủ đã xác định tầm nhìn của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
đối với vùng ĐBSCL là kiến tạo
PTBV, thịnh vượng, trên cơ sở
làm cho đất và nước điều hòa để
nâng cao đời sống của nhân dân.
Chính phủ cam kết với quyết tâm
chính trị cao, kiến tạo cơ chế
thuận lợi, huy động nguồn lực cần
thiết, cụ thể hóa các sáng kiến,
các nhiệm vụ, các giải pháp cho
quá trình PTBV ĐBSCL với tầm
nhìn đến hết thế kỷ XXI, biến
thách thức thành thời cơ, chủ
động sống chung với lũ.
Tại hội nghị, ý kiến phát biểu
của các đại biểu trong nước và
quốc tế cho rằng, ĐBSCL là vùng
đất có nhiều tiềm năng, lợi thế
song cũng phải đối mặt với không
ít khó khăn thách thức, trong đó
thách thức lớn nhất là BĐKH,
nước biển dâng, hạn hán gia
tăng, các hiện tượng khí hậu, thời
tiết cực đoan Vì vậy, để ứng phó
với những khó khăn, PTBV
ĐBSCL, việc chuyển đổi mô hình
phát triển phải được xem xét
trong tổng thể chung của cả
vùng. Phải lấy TNN là yếu tố cốt
lõi, trung tâm, làm cơ sở xuyên
suốt cho việc hoạch định chiến
lược, chính sách, quy hoạch phát
triển vùng. Việc chuyển đổi mô
hình phải dựa trên hệ sinh thái,
phù hợp với quy luật tự nhiên.
Phải kết hợp giữa công nghệ tiên
tiến, hiện đại với tri thức, kinh
nghiệm truyền thống bản địa.
Quá trình chuyển đổi cần có tầm
nhìn dài hạn, ưu tiên cho thích
ứng với BĐKH nhưng cũng phải
tận dụng các cơ hội để phát
triển kinh tế xanh, bảo vệ hệ
sinh thái tự nhiên. Trong chuyển
đổi mô hình phát triển phải bảo
đảm tính ổn định, sinh kế của
người dân; phải lấy người dân và
doanh nghiệp làm trung tâm, Nhà
nước đóng vai trò định hướng,
dẫn dắt.
56 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tạp chí Tài nguyên và môi trường - Số 19 - 10/2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tỉng Biªn tËp
TS. Chu Th¸i Thµnh
Phã Tỉng Biªn tËp
ThS. KiỊu ®¨ng tuyÕt
ThS. trÇn ThÞ CÈm Thĩy
Tßa so¹n
TÇng 5, L« E2, K§T CÇu GiÊy
Dư¬ng §×nh NghƯ, CÇu GiÊy, Hµ Néi
§iƯn tho¹i: 024.37733419
Fax: 024.37738517
V¨n phßng Thưêng trĩ t¹i TP. Hå ChÝ Minh
Phßng A604, tÇng 6, Tßa nhµ liªn c¬ Bé
TN&MT, sè 200 Lý ChÝnh Th¾ng,
phưêng 9, quËn 3, TP. Hå ChÝ Minh
§iƯn tho¹i: 028.62905668
Fax: 0283.8990978
Ph¸t hµnh - Qu¶ng c¸o
§iƯn tho¹i: 024.37738517
Email
tapchitnmt@yahoo.com
banbientaptnmt@yahoo.com
ISSN 1859 - 1477
GiÊy phÐp xuÊt b¶n
Sè 1791/GP-BTTTT Bé Th«ng tin vµ
TruyỊn th«ng cÊp ngµy 01/10/2012.
Gi¸ b¸n: 15.000 ®ång
T¹p chÝ
Tµi nguyªn vµ M«i trƯêng
VÊn ®Ị - Sù kiƯn
Đặng Thanh Hòa: Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với
biến đổi khí hậu
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Vì Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững và
thịnh vượng
Chu Thái: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền
Ngọc Yến: Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra
Nguyên Khôi: Chung tay bảo vệ môi trường nông thôn bền vững
Häc tËp vµ lµm theo tÊm gƯ¬ng ®¹o ®øc Hå ChÝ Minh
BS. Trần Đình Tùng: Thơ trung thu của Bác Hồ
§iĨn h×nh tiªn tiÕn ngµnh tµi nguyªn vµ m«i trƯêng
Nguyễn Toàn Thắng: Chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp đo đạc và bản đồ
Nghiªn cøu - Trao ®ỉi
TS. Trần Lệ Thu: Một số nguyên tắc đặt ra đối với pháp luật - Đánh giá tác động
môi trường hiện nay
ThS. Bùi Quang Hậu: Một số giải pháp quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường
PGS. TS. Vương Toàn, TS. Nguyễn Đức Tuệ: Thống nhất cách chuyển dịch thuật ngữ mới
xuất hiện trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ
Nguyễn Thị Phương Phong, Quang Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Hiền Anh, Bạch Long Giang: Nghiên cứu
tổng hợp và tính chất đặc trưng của vật liệu R.PUF@SiO2 biến tính sử dụng
tác nhân tạo bọt cyclopentan bằng phương pháp trùng hợp in-situ
Đặng Vũ Bích Hạnh: Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xử lý đồng và niken
của nấm sợi phân lập được từ bùn thải
Nguyễn Thị Mỹ Nhiên, Phan Nguyễn Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Cẩm Trinh, Lê Thị Hồng Nhan, Phan Kim Anh,
Bạch Long Giang: Nghiên cứu chiết xuất chất màu carotenoid từ một số giống bí
đỏ tại Việt Nam
Lê Anh Trung, Đồng Kim Loan, Nguyễn Thị Thu Hoài, Trần Hồng Côn: Nghiên cứu khả năng nitrat
hóa NH4+ trong những điều kiện lưu trữ nước cấp sinh hoạt khác nhau
Thùc tiƠn - Kinh nghiƯm
Vũ Mạnh Hùng: Nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị
ThS. Vũ Thị Vân Anh: Bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, viên chức Ngành Tài
nguyên và Môi trường
Nguyễn Quang Vinh: Đã Nẵng qua ba năm thi hành Luật Đất đai năm 2013
ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hương: Thực trạng quản lý môi trường chăn nuôi lợn tại Việt
Nam và đề xuất giải pháp khắc phục
TS. Ngô Trà Mai: Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề sản
xuất miến xã Việt Cường, tỉnh Thái Nguyên
tin tøc
NhÞp cÇu b¹n ®äc
nh×n ra thÕ giíi
Nguyễn Văn Dũng: Thế giới chung tay phòng chống thảm họa thiên tai
v¨n ho¸- v¨n nghƯ
Lê Lương: Công viên địa chất non nước Cao Bằng xây dựng và phát triển
Sè 19 (273)
Kú 1 - Th¸ng 10 n¨m 2017
2
3
5
6
7
8
9
11
14
17
19
22
26
29
33
35
37
46
48
50
52
53
55
Mơc lơc
Tµi nguyªn vµ M«i tr ưêng Kú 1 - Th¸ng 10/20172
Lần đầu tiên tại Việt Nam,một hội nghị được đánh giálớn nhất từ trước đến nay về
thích ứng với BĐKH đã được tổ
chức. Trong hai ngày 26 và
27/9/2017 tại TP. Cần Thơ, dưới
sự chủ trì của Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc, Hội nghị
về “PTBV Đồng bằng sông Cửu
Long thích ứng với BĐKH” với sự
tham dự của hơn 700 đại biểu là
lãnh đạo, đại diện các cơ quan
của Đảng, Quốc hội, Chính phủ,
đoàn thể, các địa phương, các cơ
quan nghiên cứu, các doanh
nghiệp, các cơ quan ngoại giao,
tổ chức quốc tế, đối tác phát triển
và các chuyên gia, nhà khoa học
thuộc các lĩnh vực liên quan.
Theo Thủ tướng Chính phủ,
trước những thách thức mà khu
vực này đang phải đối mặt, nhất
là BĐKH, Đảng và Nhà nước luôn
dành sự quan tâm đặc biệt đối với
sự phát triển vùng ĐBSCL. Chính
phủ đã xác định tầm nhìn của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
đối với vùng ĐBSCL là kiến tạo
PTBV, thịnh vượng, trên cơ sở
làm cho đất và nước điều hòa để
nâng cao đời sống của nhân dân.
Chính phủ cam kết với quyết tâm
chính trị cao, kiến tạo cơ chế
thuận lợi, huy động nguồn lực cần
thiết, cụ thể hóa các sáng kiến,
các nhiệm vụ, các giải pháp cho
quá trình PTBV ĐBSCL với tầm
nhìn đến hết thế kỷ XXI, biến
thách thức thành thời cơ, chủ
động sống chung với lũ.
Tại hội nghị, ý kiến phát biểu
của các đại biểu trong nước và
quốc tế cho rằng, ĐBSCL là vùng
đất có nhiều tiềm năng, lợi thế
song cũng phải đối mặt với không
ít khó khăn thách thức, trong đó
thách thức lớn nhất là BĐKH,
nước biển dâng, hạn hán gia
tăng, các hiện tượng khí hậu, thời
tiết cực đoan Vì vậy, để ứng phó
với những khó khăn, PTBV
ĐBSCL, việc chuyển đổi mô hình
phát triển phải được xem xét
trong tổng thể chung của cả
vùng. Phải lấy TNN là yếu tố cốt
lõi, trung tâm, làm cơ sở xuyên
suốt cho việc hoạch định chiến
lược, chính sách, quy hoạch phát
triển vùng. Việc chuyển đổi mô
hình phải dựa trên hệ sinh thái,
phù hợp với quy luật tự nhiên.
Phải kết hợp giữa công nghệ tiên
tiến, hiện đại với tri thức, kinh
nghiệm truyền thống bản địa.
Quá trình chuyển đổi cần có tầm
nhìn dài hạn, ưu tiên cho thích
ứng với BĐKH nhưng cũng phải
tận dụng các cơ hội để phát
triển kinh tế xanh, bảo vệ hệ
sinh thái tự nhiên. Trong chuyển
đổi mô hình phát triển phải bảo
đảm tính ổn định, sinh kế của
người dân; phải lấy người dân và
doanh nghiệp làm trung tâm, Nhà
nước đóng vai trò định hướng,
dẫn dắt.
Phát biểu kết luận hội nghị,
Thủ tướng đã gợi ý một số quan
điểm phát triển ĐBSCL, đó là:
Thứ nhất, kiến tạo PTBV, thịnh
vượng trên cơ sở chủ động thích
ứng, chuyển hoá được những
thách thức, biến thách thức thành
cơ hội. Tạo lập liên kết phát triển
giữa các địa phương trong vùng
và giữa vùng ĐBSCL với TP. Hồ
Chí Minh và cả miền Đông Nam
Bộ; giữa Tây và Đông Nam Bộ;
giữa Việt Nam với các nước, trước
hết là các nước tiểu vùng Mê-
Công... Mọi hoạt động đầu tư phải
được điều phối thống nhất, bảo
đảm tính chất liên vùng, liên
ngành, có trọng tâm, trọng điểm
và lộ trình hợp lý. Thứ hai, thay đổi
tư duy phát triển, chuyển từ tư duy
sản xuất nông nghiệp thuần túy
sang tư duy kinh tế nông nghiệp,
từ số lượng sang chất lượng gắn
với chuỗi giá trị; từ sản xuất nông
nghiệp hóa học sang nông nghiệp
hữu cơ và công nghệ cao. Thứ ba,
tôn trọng quy luật tự nhiên, chọn
mô hình thích ứng theo tự nhiên,
tránh can thiệp thô bạo vào tự
nhiên, PTBV theo phương châm
chủ động sống chung với lũ, sống
chung với mặn, khô cạn, thiếu
nước, phù hợp với điều kiện
thực tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
chỉ đạo, mô hình phát triển vùng
ĐBSCL phải lấy con người làm
trung tâm, chú trọng về chất
lượng hơn là số lượng, chủ động,
linh hoạt trong bối cảnh tác động
của BĐKH. Phải xác định BĐKH
và nước biển dâng là xu thế tất
yếu, tìm cách sống chung và thích
nghi. Cần biến thách thức từ BĐKH
thành cơ hội.n
Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
thích ứng với biến đổi khí hậu
m ĐẶNG THANH HÒA
Vấn đề - Sự kiện
3Tµi nguyªn vµ M«i tr ưêng Kú 1 - Th¸ng 10/2017
Bên lề Hội nghị về phát triển bền vững Đồngbằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứngvới BĐKH tại Cần Thơ ngày 26/09, Bộ
trưởng Trần Hồng Hà đã có cuộc trao đổi với
phóng viên báo chí về những vấn đề liên quan đến
Hội nghị này.
PV: Thưa Bộ trưởng, từ trước đến nay, chúng ta
có rất nhiều hội nghị, hội thảo bàn về các vấn đề
BĐKH của ĐBSCL, xin ông cho biết những điểm đặc
biệt của Hội nghị lần này?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: ĐBSCL là vùng đất
giàu tiềm năng nhưng nhạy cảm trước các tác động.
Quá trình phát triển, vùng ĐBSCL nhận được sự
quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và tâm
huyết của nhiều đồng chí lãnh đạo các thời kỳ.
Trước đây, tư duy nhận thức trong quá trình
khai thác các nguồn TNTN trong quá trình phát
triển của ĐSCL không còn phù hợp ở thời điểm
phát triển hiện nay của đất nước. Đồng thời, với
những sự tác động hết sức phức tạp của BĐKH
cũng như sự tác động của vấn đề khai thác nguồn
nước đầu nguồn đã đặt ra cho chúng ta cần phải
nhìn lại toàn bộ các giá trị những nguồn TNTN ở
đây, cũng như toàn bộ hệ thống chính sách trong
toàn bộ thời gian vừa qua chúng ta triển khai, nhìn
lại những kết quả đã đạt được, những sáng tạo,
những kinh nghiệm cần tổng kết.
Đã có nhiều hội nghị, hội thảo trao đổi, thảo luận
về các giải pháp phát triển vùng ĐBSCL, nhưng chỉ
tập trung vào giải quyết một số vấn đề cụ thể, có
tính cấp bách đặt ra cho từng lĩnh vực, từng địa
phương riêng lẻ, thiếu tính tổng thể, hệ thống. Với
những điều kiện như vậy, đây là Hội nghị đầu tiên
được tổ chức với quy mô lớn để xem xét, đánh giá
một cách toàn diện các thách thức, yêu cầu phát
triển đặt ra đối với vùng ĐBSCL, nhận diện được
các cơ hội, huy động sáng kiến, kinh nghiệm và
nguồn lực nhằm định hình chuyển đổi mô hình phát
triển tổng thể, toàn diện, bền vững cho toàn vùng.
Kinh nghiệm từ triển khai thực hiện các hoạt
động chuyển đổi trong mô hình này sẽ là cơ sở để
xem xét nhân rộng đối với các vùng kinh tế sinh thái
trong cả nước; đóng góp kinh nghiệm cho khu vực
và toàn cầu.
PV: Thưa Bộ trưởng, trong phiên khai mạc toàn
thể và các phiên chuyên đề trong ngày 26/09, xin Bộ
trưởng cho biết quy mô và những kết quả dự kiến mà
Hội nghị đạt được?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hội nghị lần này có
sự tham gia của hơn 600 đại biểu của các Ban Đảng,
Quốc hội, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các bộ, ngành, địa phương, Hội Nông dân, trong vùng
ĐBSCL và khu vực lân cận, các cơ quan nghiên cứu,
các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, cộng đồng
doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học.
Trong thời gian diễn ra hội nghị ngày thứ nhất,
diễn ra 3 phiên song song để các đại biểu thảo luận
nhận diện được thách thức, cơ hội, dự báo các xu
thế tác động đến vùng ĐBSCL dưới tác động từ nội
tại, của BĐKH và từ bên ngoài làm cơ sở quy hoạch
tổng thể, định hình mô hình phát triển bền vững; giải
pháp chuyển đổi bền vững, phát triển kết cấu hạ
tầng, phòng chống thiên tai và sạt lở; cơ chế điều
phối vùng và huy động, điều phối nguồn lực cho
phát triển.
Vì Đồng bằng sông Cửu Long
phát triển bền vững và thịnh vượng
Vấn đề - Sự kiện
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời phỏng vấn
tại Hội nghị
Tµi nguyªn vµ M«i tr ưêng Kú 1 - Th¸ng 10/20174
Nhóm chuyên đề thứ nhất, chúng ta sẽ xem xét
lại toàn bộ đánh giá và nhận thức đúng đắn về
những tiềm năng tự nhiên của ĐBSCL, của lưu vực
sống Mê Công. Chúng ta sẽ xem xét những đặc
điểm tự nhiên đó để hiểu rõ những quy luật tự nhiên,
quá trình phát triển để thấy được quá trình phát triển
và những tồn tại đang diễn ra như sự tác động của
thượng nguồn, của BĐKH.
Đặc biệt, chúng ta sẽ phải xem xét lại những hệ
thống, chủ trương chính sách từ trước đến nay để tiếp
tục kế thừa những chính sách phù hợp và đồng thời
phát hiện hiện ra những vấn đề tồn tại để sửa đổi và
cùng với đó là đưa ra những cơ sở lý luận khoa học và
thực tiễn để định hướng cho các ngành, các lĩnh vực,
tập trung vào các giải pháp về chính sách, công trình,
chiến lược quy hoạch để tạo ra một sự chuyển đổi toàn
diện lâu dài bảo đảm sự phát triển bền vững, phù hợp
với điều kiện tự nhiên.
Nhóm chuyên đề thứ hai, do Bộ NN&PTNT chủ
trì, hội nghị sẽ bàn về những giải pháp cụ thể, đưa
ra những giải pháp có tính chiến lược nhưng đi vào
những nhiệm vụ cụ thể trong các lĩnh vực giao
thông, nông nghiệp và từ đó có cái nhìn tổng thể
để tìm ra những phương hướng, giải pháp kết hợp,
kết nối, liên kết các lĩnh vực để có sự kết hợp bài
bản, lâu dài.
Nhóm chuyên đề thứ ba, do Bộ KH&ĐT chủ trì,
chúng ta sẽ đưa ra những cơ sở quan trọng, cùng
nhau xây dựng một quy hoạch tổng thể, trong đó lấy
TNN làm trung tâm để bảo đảm quản lý về mặt rủi ro
về TNN cũng như là tận dụng khai thác nguồn lợi TNN
và từ đó đưa ra khả năng cung ứng để định hướng
phát triển xã hội để từ đó tạo ra sự hài hoà giữa các
hoạt động nhân sinh, con người, với các hoạt động tự
nhiên. Đây chính là mục đích cuối cùng tạo ra sự
chuyển đổi lớn, chuyển đổi để ĐBSCL có thể phát
triển lâu dài và mang tính bền vững và tập trung vào
mục tiêu cao cả nhất, đó là chất lượng sự thịnh vượng
của nhân dân ĐBSCL, đó là mục tiêu mà Chính phủ
đặt ra.
Vì vậy, có thể nói đây là Hội nghị huy động trí
tuệ, sáng kiến, tâm huyết các cơ quan, tổ chức, các
chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp cũng như
sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho quyết sách
lớn của Chính phủ đối với phát triển vùng ĐBSCL
Việc huy động trí tuệ và kinh nghiệm được thực hiện
ngay từ quá trình chuẩn bị với nhiều đề xuất, sáng
kiến đóng góp của các bộ, ngành, địa phương, các
tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học trong và
ngoài nước, các đối tác phát triển trong quá trình
chuẩn bị nội dung cho Hội nghị.
PV: Thưa Bộ trưởng, với vai trò của Bộ TN&MT,
Bộ sẽ phát huy trách nhiệm như thế nào với các vấn
đề ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững ĐBSCL?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Đối với Bộ TN&MT,
Bộ sẽ quan tâm tới các lĩnh vực mà Bộ hiện đang
quản lý. Trong đó, TNN đóng vai trò trung tâm trong
việc em xét tương tác các BĐKH thượng nguồn và
xem xét các các góc độ rủi ro do thiên tai nên việc
quy hoạch TNN cần phải tiếp cận tổng thể, trong đó
sẽ chú ý đến vấn đề chất lượng và số lượng.
Từ vấn đề TNN, sẽ xem xét các vấn đề cung
ứng và quản lý TNN để tạo ra sự thay đổi đối với
vấn đề khai thác các nguồn TNTN. Bên cạnh đó,
làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa đất và nước ở
vùng ĐBSCL để có kế hoạch công tác bảo vệ tài
nguyên đất, nước, công tác bảo tồn nguồn sinh thái
để bảo vệ, gìn giữ cho ĐBSCL.
Ngoài ra, phải định hướng các ngành kinh tế,
các ngành khai thác của vùng phải bảo đảm thân
thiên với môi trường và đặc biệt là chú trọng đến các
nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là quản lý chặt
chẽ tới các nguồn thải. Đối với các nguồn thải rắn ở
đây, chúng ta phải tính đến phương án tái chế, tái
sử dụng và biến chúng thành tài nguyên.
Vấn đề môi trường cũng là một vấn đề hết sức
nhạy cảm mà chúng ta cần phải quan tâm và bên
cạnh đó với tư cách là cơ quan thường trực Uỷ ban
BĐKH, Bộ sẽ tư vấn Chính phủ tổ chức các Hội nghị
có quy mô như ngày hôm nay để có sự đồng thuật
chung của các bộ, ngành, vùng, các đơn vị, sẽ cùng
với nhau xây dựng các cơ chế, chính sách bảo đảm
tính kết nối vùng, liên kết các lĩnh vực, để tập trung
huy động các nguồn lực kinh tế trong nước, quốc tế
và cả khối tư nhân để tập trung đầu tư vào những
công việc hết sức quan trọng có tính lan toả như
xem xét các vấn đề đa mục tiêu trong việc phát triển
hạ tầng giao thông, xây dựng, nông nghiệp Đồng
thời, cũng đưa ra những định hướng, mục tiêu để
các ngành, các lĩnh vực, các vùng phát triển theo
hướng tăng trưởng xanh, bền vững đối với môi
trường và khai thác hợp lý đối với TNTN để bảo đảm
hiệu quả phép tính đầu tư, bền vững lâu dài.
PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Nhóm Phóng viên
5Tµi nguyªn vµ M«i tr ưêng Kú 1 - Th¸ng 10/2017
Thời gian qua, công tácthông tin, tuyên truyền vàtổ chức học tập, quán triệt,
triển khai thực hiện các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng đã được các
cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị và
các đoàn thể trực thuộc Bộ quan
tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt
được nhiều kết quả tích cực, góp
phần nhanh chóng đưa nghị
quyết của Đảng vào cuộc sống
đồng thời, đầu tranh phản bác
các quan điểm sai trái của các
phần tử cơ hội chính trị và của các
thế lực thù địch.
Tuy nhiên, việc thông tin,
tuyên truyền về thực hiện nhiệm
vụ chính trị của Bộ còn yếu, nhất
là nội dung về chính sách, pháp
luật trong Ngành TN&MT; những
nội dung mới trong việc tổ chức
thực hiện Luật BVMT năm 2014,
Luật TN, MT B&HĐ năm 2015;
khi có những thông tin trái chiều
được dư luận xã hội quan tâm,
các cơ quan chuyên môn chưa
kịp thời cung cấp thông tin để làm
rõ, đầy đủ, minh bạch nội dung
để định hướng dư luận. Công tác
tuyên truyền về những gương
điển hình tiên tiến trong học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh của Bộ,
của Ngành còn nhiều hạn chế
dẫn đến phát sinh dư luận xã hội,
có những dư luận phản ánh chưa
đầy đủ, chưa đúng bản chất sự
việc, làm ảnh hưởng đến uy tín
của Bộ, đồng thời là cơ sở để cho
các thế lực thù địch, các phần tử
cơ hội chính trị, xuyên tạc, viết bài
nói xấu, chống phá chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước.
Nguyên nhân chủ yếu của
những tồn tại nêu trên là do: Các
cấp ủy, cơ quan chuyên môn, các
đoàn thể trực thuộc Bộ chưa quan
tâm chỉ đạo, chưa chủ động cung
cấp nội dung thông tin chính
thống của cơ quan, đơn vị, của Bộ
cũng như của Ngành TN&MT về
các nội dung trên cho các cơ
quan thông tấn, báo chí; việc tổ
chức họp báo thường kỳ, ra thông
cáo báo chí, cách tiếp cận với các
cơ quan thông tấn, báo chí đôi khi
còn rập khuôn, máy móc chưa
linh hoạt, chưa kịp thời.
Để khắc phục tình trạng nêu
trên, Thường vụ Đảng ủy Bộ yêu
cầu bí thư các cấp ủy, thủ trưởng cơ
quan, đơn vị, các đoàn thể trực
thuộc Bộ thực hiện tốt một số nội
dung như: Khi chuẩn bị ban hành
các văn bản, chính sách mới về
TN&MT, giao Vụ Pháp chế Bộ
TN&MT chủ trì, phối hợp với Vụ TĐ,
KT&TT, các đơn vị trực thuộc Bộ,
mời các cơ quan thông tấn, báo chí
đến làm việc để cung cấp thông tin
về: Nội dung các văn bản mới ban
hành, nhóm đối tượng liên quan
trưc tiếp thực hiện văn bản; văn bản
mới điều ch