Tạp chí Tài nguyên và môi trường - Số 21 - 11/2017

Tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ONMT thông qua đường dây nóng nhằm phát huy vai trò của người dân và cộng đồng trong BVMT, tạo bước chuyển biến trong công tác ứng phó, xử lý ONMT. Chỉ thị nêu rõ, trong thời gian qua, tình hình ONMT và các sự cố môi trường có xu hướng ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước. Cùng với đó, các thông tin phản ánh, kiến nghị của người dân và báo chí đối với các vấn đề môi trường ngày một đa dạng và mang tính thời sự. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, công tác tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về ONMT từ Trung ương đến địa phương còn lúng túng; chưa nắm bắt kịp thời, xử lý nhanh các thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân. Để tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ONMT, phát huy vai trò của người dân và cộng đồng trong BVMT, tạo bước chuyển biến trong công tác ứng phó, xử lý ONMT, Chỉ thị yêu cầu: Lập, vận hành đường dây nóng (gồm số điện thoại và địa chỉ thư điện tử) để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ONMT từ trung ương đến địa phương hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ. Trong đó, Tổng cục Môi trường thiết lập, công khai đường dây nóng của Bộ TN&MT (gọi tắt là đường dây nóng cấp trung ương), công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và Cổng thông tin điện tử của Bộ, của Tổng cục Môi trường. Hoàn thành trước 30/10/2017. Sở TN&MT thiết lập, chấn chỉnh đường dây nóng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là đường dây nóng cấp địa phương), công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, thành phố và trang thông tin điện tử của Sở. Hoàn thành trước 15/11/2017. Xây dựng, ban hành, thực hiện quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ONMT qua đường dây nóng: Cụ thể: Tổng cục Môi trường xây dựng, ban hành quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ONMT thống nhất từ trung ương đến địa phương (kèm theo danh mục hệ thống đường dây nóng). Hoàn thành trước 30/11/2017. Tổng cục Môi trường, Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thống nhất quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ONMT. Bố trí đơn vị trực thuộc Tổng cục làm đầu mối vận hành, quản lý đường dây nóng cấp trung ương; bố trí cán bộ thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị qua đường dây nóng. Đồng thời , chịu trách nhiệm xử lý, phản hồi thông tin đối với các trường hợp: Các vấn đề ONMT có tính chất liên vùng, liên tỉnh; các tổ chức, cá nhân gây ONMT thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM (hoặc văn bản tương đương) của Bộ TN&MT và của các Bộ có chức năng quản lý nhà nước về BVMT; Bố trí kinh phí thường xuyên cho việc quản lý, vận hành đường dây nóng cấp Trung ương; kinh phí cho việc xác minh, xử lý, phản hồi thông tin qua đường dây nóng cấp Trung ương theo thẩm quyền; đầu mối theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ONMT thông qua đường dây nóng trên phạm vi cả nước; định kỳ hàng tháng, quý, năm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện. Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Quy định cụ thể và bố trí cán bộ thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị qua đường dây nóng cấp địa phương.

pdf56 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tạp chí Tài nguyên và môi trường - Số 21 - 11/2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tỉng Biªn tËp TS. Chu Th¸i Thµnh Phã Tỉng Biªn tËp ThS. KiỊu ®¨ng tuyÕt ThS. trÇn ThÞ CÈm Thĩy Tßa so¹n TÇng 5, L« E2, K§T CÇu GiÊy Dư¬ng §×nh NghƯ, CÇu GiÊy, Hµ Néi §iƯn tho¹i: 024.37733419 Fax: 024.37738517 V¨n phßng Thưêng trĩ t¹i TP. Hå ChÝ Minh Phßng A604, tÇng 6, Tßa nhµ liªn c¬ Bé TN&MT, sè 200 Lý ChÝnh Th¾ng, phưêng 9, quËn 3, TP. Hå ChÝ Minh §iƯn tho¹i: 028.62905668 Fax: 0283.8990978 Ph¸t hµnh - Qu¶ng c¸o §iƯn tho¹i: 024.37738517 Email tapchitnmt@yahoo.com banbientaptnmt@yahoo.com ISSN 1859 - 1477 GiÊy phÐp xuÊt b¶n Sè 1791/GP-BTTTT Bé Th«ng tin vµ TruyỊn th«ng cÊp ngµy 01/10/2012. Gi¸ b¸n: 15.000 ®ång T¹p chÝ Tµi nguyªn vµ M«i trƯêng VÊn ®Ị - Sù kiƯn Đăng Tuyên: Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tại Đà Nẵng Nguyên Khôi: Tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin ô nhiễm môi trường qua đường dây nóng Ma Thị Thúy: Công tác dự báo cần chính xác, kịp thời Phương Đông: Huy động nguồn lực đầu tư, tăng cường năng lực cho hệ thống quan trắc, dự báo Hữu Vĩnh: Phát huy vai trò của khối tư nhân, doanh nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững Häc tËp vµ lµm theo tÊm gƯ¬ng ®¹o ®øc Hå ChÝ Minh TS. Hoàng Ngọc: Bác Hồ với công tác phòng, chống thiên tai §iĨn h×nh tiªn tiÕn ngµnh tµi nguyªn vµ m«i trƯêng Trần Văn Thắng: Hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ quốc phòng, an ninh Nghiªn cøu - Trao ®ỉi Phạm Ngọc Sơn, Nguyễn Lê Tuấn, Lê Đức Dũng, Nguyễn Hoàng Anh: Nghiên cứu phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển ven bờ vịnh Đà Nẵng Hoàng Văn Long; Phạm Văn Phương: Quy luật phân bố karst ngầm và tai biến sụt đất khu vực phía Tây và Tây Nam Thành phố Hà Nội Nguyễn Tấn Phong, Đào Khánh Châu: Đánh giá ảnh hưởng của chế độ vận hành đến hiệu quả xử lý nước thải hệ thống Anoxic-Oxic Moving-Bed Sequencing Batch Biofilm Reactor (AO-MBSBBR) Thùc tiƠn - Kinh nghiƯm TS. Nguyễn Việt Hùng: Tăng cường quản lý nhà nước về phát triển bền vững đến năm 2030 Lê Khanh: Một số vấn đề về thi hành Luật Khoáng sản năm 2010 Minh Thư: Bảo đảm tính xác thực trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai Phương Chi: Định hướng xây dựng hệ thống thông tin Ngành Tài nguyên và Môi trường ThS. Phạm Ngọc Bách: Nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ TS. Nguyễn Ngọc Thanh: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - Trước thềm năm học mới! Nguyễn Thị Hương: Định hướng nghiên cứu khoa học, công nghệ vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu ThS. Đặng Trần Hiếu: Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành Nguyễn Bình Minh: Trường Cao đẳng Điện lực Miền Bắc 50 năm xây dựng và phát triển tin tøc NhÞp cÇu b¹n ®äc Quang Anh: Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nh×n ra thÕ giíi Hoàng Thắng: Các nước trong lưu vực sông Mê Công, – Cửu Long hợp tác bảo đảm an ninh nguồn nước và thích ứng biến đổi khí hậu v¨n ho¸- v¨n nghƯä Chu Thành: Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền báo chí năm 2017 Sè 21 (275) Kú 1 - Th¸ng 11 n¨m 2017 2 4 5 6 8 10 11 13 16 19 22 24 26 27 30 34 36 40 45 48 50 53 55 Mơc lơc Diễn ra từ ngày 6 -11/11/2017 tại Đà Nẵng,Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là hoạt động đối ngoại lớn nhất của Nhà nước ta kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ XII. Tuần lễ thu hút khoảng 12.000 - 14.000 đại biểu của 21 nền kinh tế thành viên tham gia, trong đó có 2.000 đại biểu chính thức, 5.000 doanh nghiệp. Tinh hoa thế giới hội tụ Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập vào tháng 11/1989 tại Australia với mục tiêu thúc đẩy tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư khu vực. Từ 12 nền kinh tế sáng lập, tới nay, APEC đã quy tụ 21 nền kinh tế thành viên, chiếm 39% dân số thế giới, 57% GDP toàn cầu, khẳng định vị thế là diễn đàn hợp tác kinh tế quy mô hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương. Sau gần ba thập niên phát triển, APEC đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH, đưa hàng trăm triệu người thoát cảnh đói nghèo. Ngày nay, APEC là cơ chế hợp tác hiệu quả nhất trong việc phát huy vai trò của doanh nghiệp, đưa châu Á - Thái Bình Dương trở thành động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu và là vườn ươm của các ý tưởng mới cho tương lai. Các thành tựu của APEC có sự đóng góp rất quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhờ những đóng góp mang tính quyết định của cộng đồng doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp hàng đầu thế giới đến các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành đầu tàu kinh tế năng động, là trung tâm đầu tư, khoa học - công nghệ, đóng góp gần 50% tổng đầu tư, thương mại và gần 60% GDP toàn cầu. Cộng đồng doanh nghiệp APEC đã đóng vai trò tiên phong trong phát triển các ngành công nghệ, năng lượng mới, các hình thức hợp tác kinh doanh, các lĩnh vực thương mại, đầu tư thế hệ mới, đem lại của cải, vật chất dồi dào hơn, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân. Với tư cách nước chủ nhà, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chủ trì 4 sự kiện quan trọng trong Tuần lễ Cấp cao APEC bao gồm: Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 25 vào ngày 11/11, đối thoại cấp cao không chính thức giữa APEC và ASEAN chiều 10/11, lễ đón chính thức, tiệc chiêu đãi các lãnh đạo APEC tối 10/11 và phiên khai mạc hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC sáng 8/11. Trong khuôn khổ sự kiện, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã có bài phát biểu vào ngày 9/11, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu vào ngày 10/11. Năm APEC 2017 có chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, với 4 ưu tiên là thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm, đẩy mạnh liên kết kinh tế sâu rộng, nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số và tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Các nhà lãnh đạo đã trao đổi, thảo luận các biện Tµi nguyªn vµ M«i tr ưêng Kú 1 - Th¸ng 11/20172 Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tại Đà Nẵng m ĐĂNG TUYÊN Vấn đề - Sự kiện Tuần lễ cấp cao APEC chính thức khai mạc tại Đà Nẵng pháp nhằm tiếp tục giữ đà hợp tác, liên kết của diễn đàn, góp phần thể hiện tầm vóc APEC đi đầu trong xử lý các thách thức của thế giới và khu vực, ngày càng mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, Tuần lễ có sự tham gia của đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Sheryl Sandberg, giám đốc điều hành Facebook; David Abney, giám đốc điều hành công ty dịch vụ chuyển phát nhanh UPS; Nicolas Aguzin, giám đốc điều hành của hãng dịch vụ tài chính JP Morgan tại châu Á Thái Bình Dương. Với quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp và các nền kinh tế thành viên, APEC sẽ tiếp tục vươn cao hơn và đi xa hơn nữa, đem lại sự phồn vinh lớn hơn cho người dân trong khu vực, khẳng định thế kỷ 21 là “Thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương” như dự báo. Tầm vóc Việt Nam Việt Nam gia nhập APEC vào năm 1998 và đã trở thành một thành viên tích cực với nhiều đóng góp thiết thực cho APEC, trong đó phải kể đến việc đảm nhận thành công vai trò chủ nhà APEC vào năm 2006. Trải qua hơn 30 năm đổi mới và gần 20 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Từ một nước kém phát triển, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế đang phát triển có thu nhập trung bình, một mắt xích quan trọng trong mạng lưới 16 hiệp định thương mại tự do. Là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn, tương lai của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ngày càng gắn kết chặt chẽ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhiều nền kinh tế thành viên APEC đang và sẽ tiếp tục là những nhà đầu tư lớn nhất và những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Với các hoạt động phong phú, đa dạng của APEC, chúng ta có thêm cơ hội quý báu để nâng cao năng lực hội nhập của các địa phương và doanh nghiệp, góp phần quảng bá, thúc đẩy phát triển KT-XH ở các vùng miền. Tham gia APEC, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn với các văn kiện quan trọng trong tiến trình hợp tác APEC được thông qua như “Kế hoạch hành động Hà Nội thực hiện Lộ trình Busan và hướng tới hoàn thành các mục tiêu Bogor” hay “Tuyên bố về Chương trình nghị sự phát triển Doha của WTO”. Dưới sự chủ trì của Việt Nam, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo kinh tế APEC đạt đồng thuận, chính thức khẳng định việc hình thành khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương là một triển vọng dài hạn, phù hợp xu thế liên kết sâu rộng toàn khu vực. Việc nước ta đảm nhận vai trò chủ nhà Năm APEC 2017 thể hiện sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế, đồng thời khẳng định Tầm nhìn chiến lược của Việt Nam về tương lai châu Á - Thái Bình Dương. Đây là vinh dự, nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao đối với nước ta trong việc cùng các nền kinh tế thành viên nỗ lực làm cho Năm APEC 2017 ghi đậm dấu ấn của tiến trình phát triển không ngừng của Diễn đàn APEC, thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới. Trong một thế giới toàn cầu hóa đầy biến động, châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là một khu vực phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế, chính trị ngày càng quan trọng trên thế giới. Là một nước nằm trên bờ Tây Thái Bình Dương, sự phát triển của đất nước ta hiện nay cũng như trong tương lai gắn bó mật thiết với khu vực rộng lớn, đầy tiềm năng này. Trong nhiều năm qua, đặc biệt qua gần một năm triển khai Năm APEC 2017, Việt Nam đã cùng các nền kinh tế thành viên xây dựng, triển khai nhiều nội dung hợp tác thiết thực cho người dân và doanh nghiệp về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới, thúc đẩy kinh tế số và kinh tế mạng, phát triển bao trùm về tài chính, kinh tế và xã hội. Mục tiêu xuyên suốt là nỗ lực cùng nhau đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Với nguồn lực và tiềm năng to lớn về kinh tế, văn hóa, lịch sử, tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên con người, chúng ta đang ở trong khu vực có hơn một nửa trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới và dự báo sẽ chiếm tỷ trọng gần 70% GDP toàn cầu vào năm 2050. Năm APEC 2017, với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, Việt Nam sẽ làm hết sức mình để cùng các thành viên thúc đẩy mạnh mẽ việc hoàn thành các Mục tiêu Bô-go về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020; chung tay xây dựng tầm nhìn liên kết khu vực trong giai đoạn phát triển mới. Đây là nền tảng quan trọng để cùng tạo dựng quan hệ Đối tác châu Á - Thái Bình Dương vì phát triển bền vững và bao trùm trong thế kỷ 21. Cùng với đó, Năm APEC 2017 cần chuyển thành cơ hội thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội lần thứ XII của Đảng đã đề ra, tiếp tục đẩy mạnh đồng bộ, toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.n 3Tµi nguyªn vµ M«i tr ưêng Kú 1 - Th¸ng 11/2017 Tµi nguyªn vµ M«i tr ưêng Kú 1 - Th¸ng 11/20174 Vấn đề - Sự kiện Bộ trưởng Bộ TN&MT TrầnHồng Hà vừa ký ban hànhChỉ thị số 03 ngày 10/10/2017 về Tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ONMT thông qua đường dây nóng nhằm phát huy vai trò của người dân và cộng đồng trong BVMT, tạo bước chuyển biến trong công tác ứng phó, xử lý ONMT. Chỉ thị nêu rõ, trong thời gian qua, tình hình ONMT và các sự cố môi trường có xu hướng ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước. Cùng với đó, các thông tin phản ánh, kiến nghị của người dân và báo chí đối với các vấn đề môi trường ngày một đa dạng và mang tính thời sự. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, công tác tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về ONMT từ Trung ương đến địa phương còn lúng túng; chưa nắm bắt kịp thời, xử lý nhanh các thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân. Để tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ONMT, phát huy vai trò của người dân và cộng đồng trong BVMT, tạo bước chuyển biến trong công tác ứng phó, xử lý ONMT, Chỉ thị yêu cầu: Lập, vận hành đường dây nóng (gồm số điện thoại và địa chỉ thư điện tử) để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ONMT từ trung ương đến địa phương hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ. Trong đó, Tổng cục Môi trường thiết lập, công khai đường dây nóng của Bộ TN&MT (gọi tắt là đường dây nóng cấp trung ương), công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và Cổng thông tin điện tử của Bộ, của Tổng cục Môi trường. Hoàn thành trước 30/10/2017. Sở TN&MT thiết lập, chấn chỉnh đường dây nóng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là đường dây nóng cấp địa phương), công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, thành phố và trang thông tin điện tử của Sở. Hoàn thành trước 15/11/2017. Xây dựng, ban hành, thực hiện quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ONMT qua đường dây nóng: Cụ thể: Tổng cục Môi trường xây dựng, ban hành quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ONMT thống nhất từ trung ương đến địa phương (kèm theo danh mục hệ thống đường dây nóng). Hoàn thành trước 30/11/2017. Tổng cục Môi trường, Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thống nhất quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ONMT. Bố trí đơn vị trực thuộc Tổng cục làm đầu mối vận hành, quản lý đường dây nóng cấp trung ương; bố trí cán bộ thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị qua đường dây nóng. Đồng thời , chịu trách nhiệm xử lý, phản hồi thông tin đối với các trường hợp: Các vấn đề ONMT có tính chất liên vùng, liên tỉnh; các tổ chức, cá nhân gây ONMT thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM (hoặc văn bản tương đương) của Bộ TN&MT và của các Bộ có chức năng quản lý nhà nước về BVMT; Bố trí kinh phí thường xuyên cho việc quản lý, vận hành đường dây nóng cấp Trung ương; kinh phí cho việc xác minh, xử lý, phản hồi thông tin qua đường dây nóng cấp Trung ương theo thẩm quyền; đầu mối theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ONMT thông qua đường dây nóng trên phạm vi cả nước; định kỳ hàng tháng, quý, năm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện. Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Quy định cụ thể và bố trí cán bộ thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị qua đường dây nóng cấp địa phương. Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu TN&MT tổ chức xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ TN&MT phần mềm trực tuyến tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về vi phạm pháp luật về TN&MT từ trung ương đến địa phương, hoàn thành trước 30/6/2018.n Tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin ô nhiễm môi trường qua đường dây nóng m NGUYÊN KHÔI 5Tµi nguyªn vµ M«i tr ưêng Kú 1 - Th¸ng 11/2017 Trong những năm vừa qua, khu vực miền núi phía Bắc chịu tác động, ảnh hưởng lớn của một số loại hình thiên tai, điển hình như sương muối, rét đậm, rét hại, mưa đá, gió lốc, lũ quét, sạt lở đất và có xu hướng gia tăng về cường độ, phạm vi ảnh hưởng và ngày càng cực đoan, bất thường. Cùng với việc phát triển nhanh về KT-XH, nhu cầu khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, nạn phá rừng gia tăng đã làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai. Điển hình là năm 2017, tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã xảy ra nhiều đợt mưa lớn gây ra lũ quét, sạt lở đất làm chết nhiều người và thiệt hại lớn về kinh tế. Mặc dù công tác phòng, chống thiên tai đã được các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương quan tâm triển khai thực hiện, thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, bổ sung các kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai, di chuyển dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, qua thực tiễn về hậu quả của các đợt thiên tai cho thấy công tác dự báo, cảnh báo, phòng, chống thiên tai chưa kịp thời, còn bị động với những tình huống xảy ra. Để bảo đảm cho công tác phòng, chống thiên tai được tốt thì việc chủ động là vấn đề then chốt, quan trọng và cần thiết nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra sẽ góp phần ổn định đời sống của nhân dân PTBV của các địa phương, xin có đề nghị: Thứ nhất, Chính phủ sớm xây dựng được quy hoạch tổng thể những vùng bị ảnh hưởng thiên tai, trong đó có những khu vực nguy hiểm thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai để từ đó có những cơ chế chính sách đầu tư và xây dựng các chương trình dự án phòng, chống khắc phục thiên tai gây ra, nhất là dự án sắp xếp di chuyển dân cư ra khỏi khu vực thiên tai nguy hiểm, tránh gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân. Thứ hai, xây dựng hệ thống các trạm quan sát KTTV hiện đại, đo