Tập tính sinh sản:
Mùa vụ đẻ trứng từ tháng 4 - 7, rộ nhất trung tuần tháng 4 - 5.
Cá tròn 1 tuổi, thân dài 20cm nặng 130g đã thành thục đẻ
trứng. Số lượng trứng tuỳ theo cơ thể to nhỏ mà thay đổi. Cá
nặng 0,5 kg số lượng trứng 8.000 - 10.000 cái, cá nặng 0,25
kg, số lượng trứng 4.000 - 6.000 cái
22 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập tính sinh sản và sản xuất cá lóc bột cá lóc giống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập tính sinh sản và sản
xuất cá lóc bột cá lóc
giống
Tập tính sinh sản:
Mùa vụ đẻ trứng từ tháng 4 - 7, rộ nhất trung tuần tháng 4 - 5.
Cá tròn 1 tuổi, thân dài 20cm nặng 130g đã thành thục đẻ
trứng. Số lượng trứng tuỳ theo cơ thể to nhỏ mà thay đổi. Cá
nặng 0,5 kg số lượng trứng 8.000 - 10.000 cái, cá nặng 0,25
kg, số lượng trứng 4.000 - 6.000 cái.
a) Ðẻ tự nhiên:
Diện tích ao đẻ từ 190 - 200m2. Ðáy ao chia làm 2 phần :
Phần sâu 1m, phần nông 0,3m. Trong ao nên trồng một ít cây
thực vật thuỷ sinh như rong, bèo bờ ao đầm nện chặt và cứ để
cho cỏ mọc tự nhiên. Xung quanh ao rào cao 30 - 40cm đề
phòng cá phóng ra ngoài. Thức ăn là cá con, lượng cho ăn
25g/con, hằng ngày cho ăn 1 lần, không nên cho ăn quá nhiều
phòng cá quá béo. Mỗi m3 nước thả 1 con đực và 2 - 3 con
cái. Những con cá đực thành thục thì thân dưới có màu tím
hồng, bụng béo mềm, lỗ sinh dục có màu phấn hồng. Con cái
thành thục có bụng to, phần ngực căng tròn vẩy trắng, mồm
hơi vàng, lỗ sinh dục to và lồi ra có hình tam giác. ở chỗ có
nhiều rong cỏ cá cái dùng cỏ làm ổ, sau đó cá cái và cá đực
kéo đến đẻ trứng và thụ tinh ở đây (đẻ trứng vào sáng sớm).
Ðẻ xong cả con đực và cái không rời khỏi ổ mà nằm phục
dưới đáy bảo vệ trứng cho đến khi nở thành con mới rời ổ và
dẫn đàn con đi kiếm ăn, lúc này cũng là lúc mà cá bố mẹ ăn
cả thịt những con cá con khác đã tách đàn , cho nên đến mùa
sinh sản sáng sớm thăm ao hễ phát hiện thấy có cá con là vớt
đem ương sang ao khác.
b) Sinh sản nhân tạo:
Dùng não thuỳ cá chép, cá mè và prolan B để tiêm cho cá. Số
lượng thuốc tiêm là 14 não cá mè/kg cá mẹ (1 não cá chép
bằng 2,7 - 3 não mè). Tiêm lần thứ nhất 2/5 số lượng, lần thứ
2 tiêm số còn lại. Dùng prolan B thì 1.600 - 2.000 UI/kg cá
mẹ, tiêm lần 1 là 1/3 số thuốc, lần 2 : số còn lại. Cá đực tiêm
bằng 1/2 cá cái.
Tiêm xong ghép cá cái và đực vào bể đẻ, sau 14 tiếng cá
động hớn và đẻ trứng, trứng thụ tinh mới đầu chìm dưới đáy
bể sau khi hút nước trương lên nổi lơ lửng trong nước.
Vớt trứng thụ tinh cho vào bình ấp hoặc bể ấp. Dụng cụ ấp
trước khi cho ấp phải tiêu độc bằng 0,1 ppm xanhmêtylen,
tiêu độc xong lấy nước vào một đầu, đầu kia tháo nước ra giữ
mức nước không thay đổi, trong thời gian ấp giữ nhiệt độ
nước ít thay đổi, biên độ thay đổi chỉ dưới 2oC nếu không sẽ
ảnh hưởng đến tỉ lệ nở. Nhiệt độ nước 25oC thời gian ấp nở là
36 tiếng, nhiệt độ 26 - 27oC thời gian 25 tiếng.
Phương pháp nuôi
2.1 Nuôi cá bột và giống:
Cũng giống như ương nuôi các loài cá bột khác, trước khi thả
cá phải tẩy dọn ao sạch, gây nuôi thức ăn tự nhiên sẵn trong
ao. Mật độ nuôi 5 - 10 vạn/666m2, thông thường là 6 - 7 vạn.
Trong 7 - 8 ngày đầu chưa cần cho ăn, sau đó vừa cho ăn vừa
bón phân, mỗi vạn cá bột cho ăn 3 - 4kg tảo trần, nuôi như
vậy 18 - 20 ngày khi toàn thân cá biến thành màu vàng bắt
đầu xuất hiện vảy, sau đó biến thành màu đen, thân dài 3 - 6
cm, tỉ lệ sống 60 - 65%. Nuôi tiếp 20 ngày nữa, thân dài 6
cm, lúc này có thể cho ăn cá con, tôm con hoặc thức ăn chế
biến giàu đạm. Sau 2 tháng nuôi cá đạt 9 - 12cm, lúc này có
thể thả vào ao to để nuôi thành cá thịt.
Minh Dung, Tạp chí khoa học và công nghệ thuỷ sản -
1/2001
Đặc điểm sinh học của cá lóc
1. Là loài cá dữ, phàm ăn, tính ăn rộng: Cá nhỏ ăn : giáp xác,
chân chèo, ấu trùng bọ gậy, ấu trùng côn trùng, tôm co n,
nòng nọc, các loại cá nhỏ khác. Cá trưởng thành ăn tạp: cá,
ếch, nhái, tôm...
Chúng ăn mạnh vào mùa hè, khi nhiệt độ giảm xuống dưới
12 o C cá ngừng kiếm ăn. Cá béo vào trước mùa đẻ, cá ở
vùng nước lợ béo hơn ở vùng nước ngọt.
2. Sinh sản: Cá 1 - 2 tuổi bắt đầu đẻ trứng, có thể đẻ 5
lần/năm. Sau khi đẻ, cá mẹ bảo vệ cá con khoảng một tháng
rồi tiếp tục đẻ lần khác. Mùa đẻ ở miền Bắc vào tháng 5 - 8,
tập trung vào tháng 4 - 5.
Cá đẻ ở nơi yên tĩnh, có nhiều cây cỏ thực vật thủy sinh, đẻ
vào sáng sớm, sau mỗi trận mưa rào 1 - 2 ngày. Trước lúc đẻ,
cá làm tổ hình tròn, đường kính tổ khoảng 40 - 50 cm. Ở
nhiệt độ 20 - 35oC sau ba ngày nở thành con. Trong môi
trường tự nhiên, sau 3 ngày cá con tiêu hết noãn hoàng, lớn
dài 4 - 5 cm bắt đầu tách khỏi đàn sống độc lập.
3. Sinh trưởng: Cá lớn nhanh vào mùa xuân hè. Cá lóc 1 tuổi
dài 19 - 39 cm, nặng 100 - 750 g. Cá hai tuổi thân dài 38 - 45
cm, nặng 600 - 1400 g. Cá ba tuổi dài 45 - 59 cm, nặng 1.200
- 2.000 g. Cá có thể sống trên 10 năm dài 67 - 85 cm, nặng
7000 - 8000 g.
Cá thích ở nơi có rong đuôi chó, cỏ dừa, tóc tiên, vì nơi này
chúng dễ ẩn mình để rình mồi. Mùa hè thường sống ở trên
tầng mặt, mùa đông khi nhiệt độ dưới 8 o C cá thường xuống
sâu hơn, ở nhiệt độ 6 o C cá ít hoạt động.
4. Phân biệt cá đực, cá cái:
- Cá đực: thân dài, thon, đầu to, bụng nhỏ rắn chắc, lỗ sinh
dục và lỗ hậu môn riêng biệt.
- Cá cái: thân ngắn, đầu nhỏ, bụng to, mềm sệ xuống, lỗ sinh
dục to, lồi gần sát lỗ hậu môn.
Khuyến Ngư Kiên Giang (Theo KS Ngô Trọng Lư)
Chú ý khi nuôi cá lóc con
Căn cứ vào tính ăn của cá lóc có thể nuôi ghép với cá nuôi
như cá mè, trôi, chép, trắm cỏ, rô phi, diếc để khống chế mật
độ của những loài cá tạp và những cá sinh đẻ nhiều như cá rô
phi, cá diếc nhằm đảm bảo thức ăn cho các loài cá kinh tế
chủ yếu, cải tạo và nâng cao sức sản xuất các vùng nước. Tuy
vậy, khi nuôi, cần tính cẩn trọng chú ý tỉ lệ, mật độ, kích cỡ
cá thả.
Trước khi nuôi cá lóc phải dọn tẩy ao sạch sẽ để cho sinh
vật phù du phát triển mạnh mới thả cá bột vào ao. Mật độ
ương 5-10 vạn con/mẫu. Sau khi thả 7-8 ngày chưa cần
cho cá ăn, sau đó một mặt vừa bón phân vào ao, mặt khác
vớt động vật phù du bổ sung vào cho cá ăn (3-4 kg động vật
phù du cho một vạn cá). Nuôi như vậy 18-20 ngày thấy cá
có màu vàng, trên thân xuất hiện vảy, sau đó chuyển sang
màu đen, thân dài 3-6cm, tỉ lệ sống khoảng 60-65%, nuôi
tiếp 20 ngày nữa cá đạt 6cm, lúc này bắt đầu cho cá ăn
tôm, tép, cá con hay thức ăn chế biến có đạm cao. Nuôi
trong 2 tháng cá đạt cỡ 9-12cm thành cá giống đưa ra ao
lớn nuôi thành cá thịt.
NTNN, 31/10/2003 & 6/11/2003
Nhân giống cá lóc đen
Tại khu vực ĐBSCL, kỹ thuật nhân giống cá lóc bằng cách
dùng kích thích tố sinh sản đang được nông dân ứng dụng
khá rộng rãi. Hiệu quả thu được từ nguồn giống này khá
lớn: cứ 100% cá mẹ sinh sản, thu được 70 - 80% cá giống.
Qua nghiên cứu cho thấy, yếu tố quyết định thành công là
khâu chọn, nuôi vỗ cá bố mẹ và sử dụng kích thích tố đúng
liều lượng.
Chọn và nuôi vỗ cá bố mẹ
Nên chọn cá bố mẹ có trọng lượng trung bình 0,3 - 0,8kg
trong tự nhiên rồi tiếp tục nuôi vỗ thành thục sinh dục cá
trong điều kiện nuôi ở lồng đặt trong ao đất có kích thước 2
x 2,5 x 2m và mật độ thả nuôi là 10 con/m2. Trong thời
gian nuôi vỗ, nguồn thức ăn được sử dụng là cá biển và cá
tạp nước ngọt, với khẩu phần ăn dao động từ 1,5-2% trọng
lượng cá/ngày (2 lần/ngày). Quá trình nuôi vỗ được định
kỳ kiểm tra 30 ngày/lần, nhằm xác định độ chín muồi của
tuyến sinh dục và sự phát triển về kích thước trứng.
Việc chọn cá bố mẹ thành thục để tham gia vào sinh sản
nhân tạo là yếu tố quyết định đến kết quả sản xuất. Nếu chỉ
dựa vào các biểu hiện bên ngoài để xác định cá lóc có
tuyến sinh dục thành thục tốt hoặc không tốt là rất khó. Vì
vậy, khi cho cá đẻ, tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết là cá đực
phải có hình dáng thon, đầu nhỏ, lỗ sinh dục cách xa lỗ
hậu môn và có màu hơi đỏ. Cá cái phải có bụng to, tròn
đều, mềm vừa phải, dùng que thăm trứng thấy trứng có
màu vàng tươi, kích thước trứng dao động từ 1,26 - 1,6mm,
nhân có xu hướng chuyển cực.
Sử dụng kích thích tố sinh dục
Có thể sử dụng não thuỳ cá chép hoặc sử dụng hormon
HHG. Hiệu quả sử dụng của 2 loại kích thích tố này tương
đương nhau (100% cá sinh sản, tỉ lệ thụ tinh trên 92%, tỉ lệ
nở trên 66%). Sự khác biệt giữa 2 loại này là ở giá cả thị
trường và sự tiện lợi trong quá trình sử dụng.
NTNN, 16/6/2003
Ép cá bông giống chóng giàu lên - Nghề mới trên đất cù
lao Đồng Tháp Mười
Thị trường xuất khẩu cá tra, ba sa càng sôi động, chính là
động lực thúc đẩy người chăn nuôi đầu tư mạnh, khiến
diện tích các ao, hầm và mặt nước sông ở các tỉnh An
Giang và Đồng Tháp tăng rất đang kể trong thời gian gần
đây. Bên cạnh hai loại cá tra, ba sa, ở ĐBSCL còn có một
loại cá có chất lượng thịt rất ngon được người tiêu dùng
trong nước ưa chuộng và hy vọng có ngày được góp mặt
với bè bạn năm châu, đó là cá bông. Để giảm tỉ lệ hao hụt
trong chăn nuôi và chất lượng thịt ngon đáp ứng yêu cầu
thị trường, chọn con giống là khâu quan trọng đối với
người nuôi.
Anh Lâm Quang Dũng ở xã Long Khánh huyện Hồng Ngự
tỉnh Đồng Tháp, từ đời cha giờ tới đời anh chuyên sống
bằng nghề nuôi cá tra bán cho các hộ nuôi cá thịt trong và
ngoài tỉnh. Vào giữa thập niên 90 về trước, vào khoảng
mùng 5/5 hàng năm, khi nước sông Tiền chuyển từ màu
trong xanh sang màu vàng do phù sa thì gia đình anh
Dũng chạy ghe lên đầu nguồn sông Tiền, nơi tiếp giáp với
biên giới Campuchia để mua cá tra con. Đôi khi phải sang
tận Campuchia mới mua được từ những người đặt lưới đáy
vớt cá tra con từ dưới sông lên bán. Lúc này con cá không
lớn hơn que tăm, nên không thể bắt bằng tay mà phải dùng
muỗng để múc.
Cá “lạc hậu” thu nhập không nhỏ
Sau khi mua về thả vô ao, cho ăn, thức ăn của cá lúc này là
hột vịt và nước nắm kho tán ra, sau một tuần thì cho ăn ốc
xay nhuyễn. Ba tuần sau thức ăn là cá linh trộn với rau
muống xay nhuyển bỏ thêm bột gòn để kết dính thức ăn lại
không bị rả khi thả xuống nước. Lúc cá được 1,5 tháng
tuổi thì bán cho những hộ nuôi cá thịt, lúc này dân trong
nghề gọi là “cá lạc hậu”.
Tuy nhiên, do khai thác một cách bừa bãi nên nguồn lợi
thuỷ sản này mau chóng cạn kiệt và trở nên khan hiếm.
Dần dần cá tra con trên sông Tiền còn quá ít nên không
còn ai đặt lưới. Đến năm 1995 thì hầu như không còn tìm
thấy nguồn cá tra giống trong tự nhiên. Bấy giờ vấn đề con
giống đặt ra buộc người trong nghề phải có biện pháp giải
quyết.
Vào năm 1997, người dân nơi đây mới bắt đầu thành công
trong việc dùng thuốc kích dục kích thích cho cá tra sinh
sản nhân tạo trong hồ, chum, vại. Từ đó mở ra một hướng
đi mới cho người dân sáu xã cù lao: Long Khánh, Long
Thuận, Phú Thuận... của huyện Hồng Ngự. Đó là nghề “ép
cá tra con nhân tạo”. Nhưng riêng gia đình anh Dũng
trong thời gian khan hiếm cá tra giống đã chuyển sang
nuôi một loại cá giống là cá bông con.
Cuối những năm 90, anh Dũng đã tìm kiếm học hỏi và đã
thành công trong việc ép cá bông con bán cho những hộ
chăn nuôi cá thịt trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp. Thấy anh
Dũng thành công nên bà con trong vùng cù lao cũng theo
anh học hỏi kinh nghiệm và phát triển nghề mới này. Nghề
ép cá tra và cá bông mang lại cho bà con sáu xã cù lao phất
lên nhanh chóng.
Anh Dũng kể: “Lúc trước theo nghề của ông già nên tôi
tiếp tục nuôi cá tra lạc hậu. Nhưng từ khi nguồn con giống
trong tự nhiên khan hiếm buộc tôi phải chuyển hướng làm
ăn. Tôi quyết định ép cá bông con, vì thấy thị trường cá
bông thịt trong nước rất ổn định nên được người chăn nuôi
đầu tư nhiều. Từ đó nhu cầu con giống cao, giá cá con ổn
định. Vả lại thời gian từ khi cá mẹ đẻ cho tới lúc bán cá
con cũng ngắn nên không tốn công chăm sóc nhiều”.
Mất công, tốn sức bù lại lợi nhuận cao
Thời gian đầu, anh Dũng nuôi thử nghiệm 60 con cá bố
mẹ. Sau nhiều năm, bây giờ diện tích mặt ao hầm của anh
trên 20.000m2 và số lượng cá bố mẹ trong hầm đã lên đến
1.000 con, mỗi con trong lượng trung bình từ 3 - 4kg/con,
giá cá giống là 50.000 - 60.000 đ/kg. Cá giống phải từ hai
năm tuổi trở lên mới bắt đầu đẻ. Mỗi năm cá mẹ đẻ từ 1- 3
lần, khâu chăm sóc cá bố mẹ lại không quá cực. Từ tháng
1 -5 là vào đầu mùa sinh sản phải cho cá ăn 1 lần /ngày để
cá có đủ sức đẻ, khi cá ngưng đẻ thì cho ăn duy trì 3 -
5ngày/lần.
Thức ăn cho cá bông là cá biển hoặc cá linh thả xuống
hầm. Tóm lại, bất cứ loại cá nào cũng được, thấy rẻ và
không có gai thì mua. Cá bông là loại rất dễ cho ăn. Khi cá
sắp đẻ mỗi ngày bơm tháo nước sông vào hầm một lần cho
mát. Diện tích ao nuôi ngang 30 m, dài 70m và thả không
quá 100 con giống/hầm.
Hiện nay, nghề ép cá bông con đã lan rộng khắp nơi trong
huyện Hồng Ngự. Đầu tiên là anh em của anh Dũng rồi
đến láng giềng và cả xã cùng nuôi. Vào mùa cá đẻ, các
thương lái lui tới xã cù lao này rất nhộn nhịp.
Ông bà ta ngày xưa thường nói “Làm ruộng ăn cơm nằm,
chăn tằm ăn cơm đứng”. Từ khi theo nghề nuôi cá bông
con, anh Dũng cho biết còn cực hơn chăn tăm nhiều, nhất
là trong mùa cá sinh sản. Chăm sóc cá đẻ còn khó hơn
chăm sóc trẻ sơ sinh. Phải theo dõi từng giờ xem con cá thế
nào, khoẻ hay yếu để kịp thời can thiệp bằng thuốc. Bởi vì
đây là thời điểm thu hoạch, nếu cá con có tỉ lệ hao hụt cao
thì ít lời. Vào mùa cá đẻ, hầu như vợ chồng anh Dũng luôn
có mặt tại ao. Khi cá bị bệnh, vợ chồng anh quên cả ăn là
chuyện thường xảy ra.
Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng
Để nhận biết cá sắp đẻ, theo kinh nghiệm của vợ chồng
anh Dũng, khi thấy trong hầm có cặp cá đực, cá cái dùng
miệng cắn rác trên mặt nước lôi đi thì đó là hiện tượng kéo
ổ. Như vậy chỉ còn 5 - 7 ngày cá sẽ đẻ. Sau khi đẻ được 4
ngày, dùng rổ bằng lưới mùng vớt từng ổ cá một, rồi cho
vào vèo (một cái mùng lưới có diện tích 2 m x 1,5 m) đã
được chuẩn bị trước trong một cái ao khác để tránh cho cá
con không bị cá tạp ăn thịt và tiện việc chăm sóc.
Khâu cho ăn và chăm sóc cá con rất quan trọng, giai đoạn
này quyết định thành công hay thất bại cho một mùa cá.
Trung bình mỗi con cá mẹ đẻ khoảng 10.000 con cá con.
Nếu đẻ từ tháng 1 - 3 âm thì tỉ lệ hao hụt là 10%, nếu đẻ từ
tháng 4 - 5 âm lịch thì tỉ lệ hao hụt rất cao, vì lúc này mưa
nhiều nên cá con dễ nhiễm bệnh, nhưng khi mưa xuống
thời tiết mát mẻ lại là mùa cá đẻ nhiều. Để giảm tỉ lệ hao
hụt cá con, anh Dũng đang nghĩ cách làm sao cho cá đẻ rộ
vào tháng 2 - 3 âm lịch để cá con ít chết.
Thức ăn cho cá con cũng dễ tìm, lúc cá mới nở cho ăn
trứng vịt. Sau 3 ngày thì cho ăn cá biển thái bỏ xương xay
nhuyễn. Lúc cá 10 ngày tuổi thì bán được, ở giai đoạn này
giá cá trung bình 200 - 400 đ/con. Chị Dũng tươi cười nói
với chúng tôi “Nghề ép cá bông con cực lắm nhưng vui,
nhất là vào mùa cá đẻ rộ. Thị trường khan hiếm con giống,
lái cá điện thoại tới liên tục yêu cầu mình hẹn ngày cho họ
tới mua cá. Bởi vậy dù cực nhưng kiếm lợi nhiều nên tôi
vẫn ham nuôi”. Trong nghề nhân giống cá, khâu chọn cá
bố mẹ và khâu chăm sóc đóng vai trò rất quan trọng.
Anh Dũng cho biết, lúc đầu vì chưa có kinh nghiệm nên tỉ
lệ sống trên từng ổ cá là 50%, nhưng sau nhiều năm kinh
nghiệm, anh đã nắm chắc nuôi là có lãi mà lãi cao. Khi bắt
con cá giống trên tay chỉ cần nhìn màu vảy là anh biết
được cá đã đẻ rồi hay chưa. Nếu chưa đẻ lớp vảy cá sẽ
bóng mượt và thân hình mập mạp; đẻ rồi thì lớp vảy sần
sùi, cá bị ốm thì trông là biết ngay. Dựa vào những kinh
nghiệm đó, anh Dũng theo dõi đàn cá của mình rất chính
xác để làm ổ cho cá đẻ và vớt cá vào vèo. Nhờ vậy, đàn cá
của anh có tỉ lệ sống rất cao.
Từ khi có dịch cúm gia cầm xảy ra, giá cá tra, ba sa ở thị
trường trong nước tăng vọt kéo theo giá cá bông, hiện nay
giá cá bông trên thị trường là 25.000 - 28.000 đ/kg. Đây là
cái giá “trong mơ” của những hộ nuôi cá bông thịt, giá cá
bông con cũng tăng theo. Đây quả là mùa bội thu của
những hộ chăn nuôi thuỷ sản.
Với những tín hiệu vui trên, chắc hẳn trong năm 2005 sẽ là
một mùa bội thu cho những người làm nghề ép cá giống ở
sáu xã cù lao của huyện Hồng Ngự nói chung và gia đình
anh Dũng nói riêng.
Nguyễn Huyền - VNeconomy, 4/01/2005
Kỹ thuật ương nuôi cá lóc
Ương cá bột 5 ngày tuổi (chiều dài khoảng 6 cm) thành cá
giống 60 ngày tuổi (chiều dài khoảng 6-12 cm).
a. Điều kiện ao ương:
- Diện tích 200-1000 m2, giữ nước được trong mùa kiệt và
không bị nậgp trong mùa lũ. Nguồn nước không bị nhiễm
bẩn, nhiễm phèn. Cấp thoát nước chủ động, độ sâu 1,2-1,5
m.
- Bón vôi để diệt tạp, diệt mầm bệnh và tăng pH (không bị
phèn). Liều lượng vôi: 10-15 kg/100 m2 ao (ao mới đào).
b. Bón phân tạo thức ăn tự nhiên:
- Bón phân chuồng (phân gà, bò, heo....) ủ cho hoai, liều
lượng 10-15kg/100 m2 ao.
- Bón phân đạm (phân urê) 300 gram/100 m2 ao, phân lân
100 gr/ 100 m2 ao. Khi phân bón lót đã phân hủy hết (6-7
ngày) nước có màu xanh đọt chuối thì tiến hành thả cá vào
ương.
c. Mật độ thả ương:
Mật độ thả cá ương từ 5.000- 10.000 con cá bột/100m2 ao.
Nếu ương cá bằng vèo đặt trong ao (có những điều kiện
như trên) mật độ ương là 800- 1000 con/ 1 m2 vèo.
d. Cho ăn và chăm sóc:
- Giai đoạn cá 5-15 ngày tuổi: Chủ yếu cho ăn động vật
phù du (trứng nước), kết hợp với bón phân tạo màu nước
xanh đọt trước.
Trong trường hợp thiếu hợp những loại thức ăn trên có thể
cho cá ăn cua, cá tạp xay nhuyễn: 1 kg cua, cá tạp/ 10.000
cá con/ngày.
- Giai đoạn cá 18-25 ngày tuổi: Vẫn sử dụng những loại
thức ăn trên và bổ sung thêm Vitamin C, Vitamin ADE.
Lúc này cá đã có màu vàng, trên thân xuất hiện vẫy, cá mẹ
không còn quanh quẩn bên cá con và cá con cũng bắt đầu
tách đàn sống độc lập.
- Giai đoạn cá 25-35 ngày tuổi: Cá đã có màu đen giống cá
trưởng thành, chiều dài 2-6 cm. Ăn được cá tạp xay
nhuyễn, lượng cho ăn khoảng 10% trọng lượng thân cá. Tỉ
lệ sống đến giai đoạn này khoảng 80%.
- Giai đoạn cá 35- 60 ngày tuổi: Thân dài 6-12 cm đạt tiêu
chuẩn cá giống. Cho cá ăn các loại cá tạp, tôm tép, liều
lượng 8% trọng lượng cá. Tỉ lệ sống trong giai đoạn này
khoảng 60%. Lúc này đã có thể tuyển lựa cá đồng cở đưa
ra ao lớn nuôi thành cá thịt.
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An
Giang.