Tập tính thường ngày và mối quan hệ giữa chỉ số nhiệt ẩm (thi) với các chỉ tiêu sinh lý của bê lai sind và lai ½ red angus nuôi bán chăn thả tại Đăk Lăk

Nghiên cứu tập tính có vai trò quan trọng trong việc xác định thể trạng sức khỏe, hạn chế stress và cải tiến kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Gia súc nhai lại nói chung và bò thịt nói riêng biểu hiện tập tính thường ngày nhất là tập tính ăn uống, ngủ nghỉ, nhai lại và các tập tính này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, thành phần thức ăn, tuổi gia súc và các tác nhân kích thích khác (Sliworsky, 2009). Nghiên cứu tập tính thường bắt đầu từ các quan sát hành vi và ghi chép sau đó phân tích định tính tạo manh mối cho phân tích định lượng. Do đặc thù của nghiên cứu tập tính thường gắn liền với quan sát hành vi nên đòi hỏi phải có các trang thiết bị chuyên dụng và cán bộ nghiên cứu thực hiện trong các điều kiện khó khăn như quan sát ban đêm, theo dõi ngoài trời nắng nóng vv.... Chính vì vậy đây là lĩnh vực được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nhưng ở Việt Nam, các nghiên cứu này còn khá hiếm, nhất là đối với bò thịt. Cũng giống như nghiên cứu tập tính, việc nghiên cứu tác động của môi trường đến các quá trình sinh lý c ủa con vật nói chung và bò thịt nói riêng có vai trò quan trọng trong việc ứng dụng để nâng cao năng suất vật nuôi. Các ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm và tốc độgió đến một số chỉ tiêu sinh lý bò đã được quan tâm rất sớm và trong nhiều năm qua việc nghiên cứu và ứng dụng chỉ số nhiệt ẩm (temperature humidity index –THI) trong chăn nuôi bò, nhất là bò sữa qui mô lớn rất được quan tâm (Srikandakumar và Johnson,2004; Amundson và cs, 2005; Khongdee và cs, 2006). Việc sử dụng chỉ số THI để dự báo nguy cơ và mức độ stress nhiệt ở vật nuôi có thể giúp người chăn nuôi xây dựng biện pháp thích hợp để phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết đến sức khỏe và năng suất vật nuôi. Mặc dù tầm quan trọng của các nghiên cứu và ứng dựng tập tính và chỉ số nhiệt ẩm trong chăn nuôi gia súc là rất lớn nhưng các nghiên cứu trong lĩnh vực này ở Việt nam còn khá hạn chế. Cho đến nay mới chỉ có một vài báo cáo của các tác giả như Đinh Văn Cải và cs (2004), Lê Văn Phước và cs (2007), Vũ Chí Cương và cs (2007) và Nguyễn Thạc Hòa và cs (2008) được đăng tải và chủ yếu chỉ là nghiên cứu trên bò sữa. Chính vậy, nhằm bổ sung thông tin về tập tính ăn uống, nhai lại và ngủ nghỉ cũng như mối quan hệ giữa chỉ số THI với một số chỉ tiêu sinh lý của bê hướng thịt nuôi ở Việt nam, chúng tôi nghiên cứu “Tập tính thường ngày và mối quan hệ giữa chỉ số nhiệt ẩm (THI) với các chỉ tiêu sinh lý của bê Laisind và lai ½ Red Angus nuôi bán chăn thả tại Đăk Lăk”.

pdf9 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập tính thường ngày và mối quan hệ giữa chỉ số nhiệt ẩm (thi) với các chỉ tiêu sinh lý của bê lai sind và lai ½ red angus nuôi bán chăn thả tại Đăk Lăk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐINH VĂN TUYỀN – Tập tính thường ngày và mối quan hệ giữa chỉ số nhiệt ẩm ... 63 TẬP TÍNH THƯỜNG NGÀY VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ NHIỆT ẨM (THI) VỚI CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA BÊ LAI SIND VÀ LAI ½ RED ANGUS NUÔI BÁN CHĂN THẢ TẠI ĐĂK LĂK Văn Tiến Dũng, Nguyễn Tấn Vui và Đinh Văn Tuyền Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ *Tác giả liên hệ: Đinh Văn Tuyền - Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ VCN-Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội Tel: (04) 37.571.692; Email: vantuyen1973@ gmail.com ABSTRACT Daily behaviour and the relationship between THI index and rectal temperature, pulse rate and respiration rate observed on Lai Sind and Red Angus x Lai Sind crossbred calves in a semi-grazing production system in Dak Lak A one week behaviour study was conducted on 12 calves of 9-10 months old (6 lai Sind and 6 Red Angus crossbred calves) raised under a semi-grazing program in Eakar district of Daklak province. The calves were mustered daily to the pasture for grazing from 7h-10h30 in the morning and 14h-17h in the afternoon and confined in the roofed shed and offered supplement and freshly cut grass during the rest of day. The time that a calf spent collecting and ruminating feeds, standing, laying, sleeping, resting and the number of urinating and drinking water was recorded for a period of 24h. Ambient temperature and humidity and physiological parameters of the calves (rectal temperature, pulse rate and respiration rate) was collected every 3 hours during 5 consecutive days. The results showed that Lai Sind calves spent 359 minutes grazing and/or collecting feeds, 377 minutes rumianting, 149 minutes sleeping, and 445 minutes resting whereas Red Angus crosbred calves spent 374, 400, 120, and 428 minutes for respective activities. Analysis of regression between rectal temperature, pulse rate, respiration rate and temperature-humidity index (THI) showed that in a THI range of 75,1-83,1 only correlation between THI and pulse rate was statistically significant (P<0,05) with a R2 of 0,94. It was concluded that Red Angus crosbred calves seemed to be a better eater and had higher respiration rate but lower rectal temperature than lai Sind calves and that THI at the experiment site in July ranged 75-83 which caused very low heat stress on Lai Sind and Red Angus crosbred calves. Key words: calves, behaviour, rumination, temperature-humidity index, rectal temperature, pulse rate, respiration rate ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu tập tính có vai trò quan trọng trong việc xác định thể trạng sức khỏe, hạn chế stress và cải tiến kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Gia súc nhai lại nói chung và bò thịt nói riêng biểu hiện tập tính thường ngày nhất là tập tính ăn uống, ngủ nghỉ, nhai lại và các tập tính này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, thành phần thức ăn, tuổi gia súc và các tác nhân kích thích khác (Sliworsky, 2009). Nghiên cứu tập tính thường bắt đầu từ các quan sát hành vi và ghi chép sau đó phân tích định tính tạo manh mối cho phân tích định lượng. Do đặc thù của nghiên cứu tập tính thường gắn liền với quan sát hành vi nên đòi hỏi phải có các trang thiết bị chuyên dụng và cán bộ nghiên cứu thực hiện trong các điều kiện khó khăn như quan sát ban đêm, theo dõi ngoài trời nắng nóng vv.... Chính vì vậy đây là lĩnh vực được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nhưng ở Việt Nam, các nghiên cứu này còn khá hiếm, nhất là đối với bò thịt. Cũng giống như nghiên cứu tập tính, việc nghiên cứu tác động của môi trường đến các quá trình sinh lý của con vật nói chung và bò thịt nói riêng có vai trò quan trọng trong việc ứng dụng để nâng cao năng suất vật nuôi. Các ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió đến một số chỉ tiêu sinh lý bò đã được quan tâm rất sớm và trong nhiều năm qua việc nghiên cứu và ứng dụng chỉ số nhiệt ẩm (temperature humidity index – THI) trong chăn nuôi bò, nhất là bò sữa qui mô lớn rất được quan tâm (Srikandakumar và Johnson, 2004; Amundson và cs, 2005; Khongdee và cs, 2006). VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4 - 2010 64 Việc sử dụng chỉ số THI để dự báo nguy cơ và mức độ stress nhiệt ở vật nuôi có thể giúp người chăn nuôi xây dựng biện pháp thích hợp để phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết đến sức khỏe và năng suất vật nuôi. Mặc dù tầm quan trọng của các nghiên cứu và ứng dựng tập tính và chỉ số nhiệt ẩm trong chăn nuôi gia súc là rất lớn nhưng các nghiên cứu trong lĩnh vực này ở Việt nam còn khá hạn chế. Cho đến nay mới chỉ có một vài báo cáo của các tác giả như Đinh Văn Cải và cs (2004), Lê Văn Phước và cs (2007), Vũ Chí Cương và cs (2007) và Nguyễn Thạc Hòa và cs (2008) được đăng tải và chủ yếu chỉ là nghiên cứu trên bò sữa. Chính vậy, nhằm bổ sung thông tin về tập tính ăn uống, nhai lại và ngủ nghỉ cũng như mối quan hệ giữa chỉ số THI với một số chỉ tiêu sinh lý của bê hướng thịt nuôi ở Việt nam, chúng tôi nghiên cứu “Tập tính thường ngày và mối quan hệ giữa chỉ số nhiệt ẩm (THI) với các chỉ tiêu sinh lý của bê Laisind và lai ½ Red Angus nuôi bán chăn thả tại Đăk Lăk”. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu Đối tượng: Nghiên cứu được tiến hành trên 12 bê thịt trong khoảng 9-10 tháng tuổi bao gồm 6 bê lai Sind (3 con đực và 3 con cái) và 6 bê lai ½ Red Angus (3 con đực và 3 con cái). Thời gian và địa điểm:Nghiên cứu được tiến hành tại Trại bò thuộc xã Eađar, huyện Eakar tỉnh Đăk Lăk trong thời gian 1 tuần từ 22-30 tháng 7 năm 2008. Phương pháp nghiên cứu Theo dõi tập tính thường ngày của bê:Trong thời gian theo dõi tập tính ăn uống, ngủ nghỉ và nhai lại, bê được chăn thả ngày 2 buổi, sáng từ khoảng 7h đến 10h30 và chiều từ 2h đến 5h trên bãi chăn thả tự nhiên. Ngoài ra bê được bổ sung thêm thức ăn tinh (gồm hạt bông, bột sắn và urea theo tỷ lệ 50:49,5:0,5) ở mức xấp xỉ 1% khối lượng cơ thể và cỏ ghi nê tươi cũng với mức khoảng 1% khối lượng cơ thể (dạng chất khô). Chế độ cho ăn như sau: sáng chăn thả ngoài đồng cỏ, trưa về ăn cỏ và thức ăn tinh bổ sung (1/2 định mức cho ăn), chiều quay lại bãi chăn và tối về cho ăn nốt khẩu phần bổ sung cỏ và thức ăn tinh. Tập tính ăn uống, ngủ nghỉ và nhai lại của mỗi bê thí nghiệm được theo dõi ghi chép liên tục trong thời gian 24 giờ cả ngoài bãi chăn thả và trong chuồng nuôi thông qua quan sát bằng mắt, đếm, ghi chép thời gian bê thực hiện các hoạt động. Việc theo dõi và ghi chép được thực hiện bởi 2 người và chia theo ca 12 giờ, mỗi người chịu trách nhiệm chính trong 1 ca và thực hiện chế độ luân phiên. Trong suốt thời gian theo dõi tập tính, mỗi ngày chỉ tiến hành theo dõi trên 01 bò liên tục, xong mới chuyển sang theo dõi con tiếp theo. Trong thời gian 1 tháng trước khi bắt đầu thí nghiệm, cán bộ theo dõi trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng bê hàng ngày để làm quen với bê, tránh gây ảnh hưởng đến tập tính của bê trong thời gian theo dõi thí nghiệm. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Tổng thời gian vận động (tìm kiếm thức ăn và nước uống, gặm cỏ và lấy thức ăn sẵn có, các hoạt động khác).Tổng thời gian nghỉ ngơi (thời gian gia súc không nhai lại, không đi lại, không nhắm mắt). Tổng thời gian nhai lại ; Tần suất nhai lại (số lần nhai lại/phút). Số miếng nhai lại (số lần nhai/miếng thức ăn ợ lên nhai lại). Số đợt nhai lại (số miếng thức ăn ợ lên nhai lại/1ngày đêm); Thời gian của mỗi đợt nhai lại. Tổng thời gian nằm; Tổng thời gian đứng; Tổng thời gian gặm cỏ.Tần suất gặm cỏ (số miếng gặm/phút); Tổng thời gian ngủ; Số lần thải phân và nước tiểu Xác định chỉ số nhiệt ẩm và chỉ tiêu sinh lý của bê Trong thời gian theo dõi xác định các chỉ tiêu sinh lý bê được nuôi nhốt hoàn toàn, được cung cấp đầy đủ nước sạch và bổ sung thức ăn tại chuồng ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều (8h sáng và 4h chiều). ĐINH VĂN TUYỀN – Tập tính thường ngày và mối quan hệ giữa chỉ số nhiệt ẩm ... 65 Chỉ số nhiệt ẩm được xác định bằng cách đo nhiệt độ, độ ẩm môi trường trong chuồng nuôi 3 tiếng/lần trong thời gian 24h, bắt đầu từ 7h sáng ngày hôm trước và kết thúc vào 4h sáng ngày hôm sau. Nhiệt kế và ẩm độ kế được đặt trong chuồng nuôi cách mặt sàn chuồng 0,5 mét hướng ngược với ánh sáng mặt trời. Chỉ số THI được tính toán từ số liệu ghi chép nhiệt độ và ẩm độ này theo công thức của Mader và cs (2006): THI = 0,8 x T + (RH/100) x (T-14,4) +46,4 Trong đó: T là nhiệt độ không khí tính bằng độ C. RH là ẩm độ tương đối của không khí tính bằng % Các chỉ tiêu sinh lý bê được xác định trong nghiên cứu này bao gồm thân nhiệt, nhịp tim và nhịp thở. Thân nhiệt được đo tại trực tràng bằng cách đưa nhiệt kế vào sâu trong trực tràng và giữ trong 3 phút. Nhịp tim và nhịp thờ được đo bằng dụng cụ y tế chuyên dùng và mỗi lần đo cũng được thực hiện trong thời gian 3 phút. Các chỉ tiêu sinh lí của mỗi con được đo trong một ngày, tại các thời điểm 7h, 10h, 13h, 16h và 19h - cùng với thời gian xác định nhiệt độ và ẩm độ không khí. Xử lý số liệu: Các giá trị trung bình của các chỉ tiêu theo dõi tập tính, chỉ số nhiệt ẩm và chỉ tiêu sinh lý được tính tóan trên bảng tính Excel (2007). Phần mềm Minitab 14.0 được dùng trong phân tích ANOVA các giá trị trung bình theo giống hoặc giới tính của một số chỉ tiêu tập tính và sinh lý của bê. Phương trình hồi qui tuyến tính giữa chỉ số THI và các chỉ tiêu sinh lý bê (thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở) cũng được xây dựng trên Minitab. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tập tính thường ngày của các nhóm bê Hoạt động của bê trong một ngày đêm: Kết quả theo dõi hoạt động của bê trong thời gian 24h liên tục được thể hiện tại Bảng 1 cho thấy trong một ngày đêm bê lai Sind dành 359 phút (bê đực dành 357 và bê cái 361 phút) cho việc lấy thức ăn tại chuồng và/hoặc gặm cỏ trên bãi chăn, 377 phút để nhai lại (bê đực dành 362 và bê cái 393 phút), 149 phút để ngủ (bê đực dành 156 và bê cái 141 phút), và 445 phút để nghỉ ngơi (bê đực dành 434 và bê cái 456 phút). Tính chung cho cả đực và cái thì mỗi ngày đêm bê lai Sind đứng trong thời gian 636 phút, nằm 492 và đi lại 308 phút. Số lần bê đi lấy thức ăn và nước uống khoảng 6 lần và đi bài tiết phân, nước tiểu khoảng 10 lần. Bê lai ½ Red Angus sử dụng trung bình 374 phút (bê đực dành 351 và bê cái 398 phút) để lấy thức ăn tại chuồng và/hoặc gặm cỏ trên bãi chăn thả, 400 phút để nhai lại thức ăn (bê đực dành 418 và bê cái 382 phút), 120 phút để ngủ (bê đực 117 và bê cái 123 phút), và 428 phút cho việc nghỉ ngơi (bê đực 435 và bê cái 421 phút). Tính trung bình cả bê đực và bê cái thì mỗi ngày đêm bê lai ½ Red Angus đứng trong thời gian 678 phút, nằm 430 phút và đi lại trong 325 phút; số lần bê đi lấy thức ăn và nước uống là 15-16 lần và đi bài tiết phân, nước tiểu là 13-18 lần. Bảng 1 cho thấy, trong cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng thì bình quân thời gian nhai lại của con lai ½ Red Angus cao hơn so với con lai Sind (P<0,05). Số lần đi lấy thức ăn, nước uống và số lần bài tiết của bê lai ½ Red Angus cao hơn đáng kể so với bê lai Sind (Bảng 1) cũng cho thấy dường như bê lai ½ Red Angus phàm ăn hơn, khả năng bài tiết cao hơn và do đó khả năng thu nhận thức ăn tốt hơn bê lai Sind. Tuy nhiên giả thiết này cần phải được kiểm chứng qua thí nghiệm theo dõi thức ăn và sinh trưởng phát triển của hai nhóm bê này và trong thời gian thí nghiệm dài hơn. Ngoài ra tập tính thường ngày của bê cũng phụ thuộc vào giới tính trong đó tổng thời gian đứng của bê đực (599 phút) thấp hơn đáng kể (P<0,05) so với tổng thời gian đứng của bê cái (716 phút). VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4 - 2010 66 Bảng 1. Hoạt động của bê trong một ngày đêm Lai Sind Lai ½ Red Angus Cái Đực TB Cái Đực TB Sai khác thống kê1 Đứng ăn (phút) 180±25,9 136±7,4 158±29,7 185±68,5 136±58 161±62,9 S† Đứng nhai (ph) 217±8,2 176±99,5 197±67 202±99,7 221±22,9 211±65,6 Đứng nghỉ (ph) 323±116 242±75 282±98 322±5 288±3,6 305±19,2 Đứng BT (lần) 10±2 11±2,5 10±2,1 18±4,6 13±1 16±4 B* Tổng thời gian đứng (phút) 720±85,2 553±39,6 637±108,8 712±43,5 645±76,3 678±66,5 S* Nằm ngủ nghỉ (ph) 274±37,0 348±11,8 311±47,6 218±63,3 264±82,6 241±70,6 B†S† Nằm nhai (ph) 176±58,7 186±5,3 181±37,7 180±36 197±6,7 189±24,8 Tổng thời gian nằm (phút) 450±81,6 534±14,6 492±70 399±99,5 461±77,3 430±84,8 Đi lấy TĂ và nước uống (lần) 5,3±1,5 6,0±2,0 5,7±1,6 16,3±3,2 15,0±8,2 15,7±5,6 B** Đi gặm (ph) 181±9,2 221±14,4 201±24,4 212±86,6 215±25,9 214±57,2 Đi lại khác(ph) 88±5,1 126±44,8 107±35,3 113±12,1 109±26,1 111±18,3 Tổng thời gian đi lại (phút) 269±7,8 347±38,5 308±49,4 325±75,1 324±8,7 325±47,8 Tổng thời gian ăn (phút) 361±35,1 357±21,8 359±26,2 398±35 351±83,2 374±62,5 Tổng thời gian nhai lại (phút) 393±66,8 362±105 377±80,3 382±70,7 418±27,9 400±52 B* Tổng thời gian ngủ (phút) 141±22,9 156±79,4 149±52,9 123±41,4 117±50,1 120±41,2 Tổng thời gian nghỉ (phút) 456±92,6 434±46,5 445±66,6 421±20,9 435±36,2 428±27,6 1 S†: ảnh hưởng của giới tính ở mức P<0,1; S* ảnh hưởng của giới tính ở mức P<0,05; B† ảnh hưởng của giống ở mức P<0,1; B* ảnh hưởng của giống ở mức P<0,05; B** ảnh hưởng của giống ở mức P<0,01 Phân bố thời gian nhai lại của bê theo các buổi trong ngày: Trong quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy bê chủ yếu dành thời gian nhai lại vào ban đêm (từ 17h hôm trước đến 7h sáng hôm sau) và buổi trưa (từ 10h30 đến 14h) sau khi từ bãi chăn thả trở về chuồng nuôi. Do đó mặc dù quá trình theo dõi 24 tiếng nhưng kết quả trình bày trong Bảng 2 chỉ liệt kê theo buổi trưa và buổi tối. Bảng 2. Thời gian nhai lại của bê theo thời gian trong ngày Trưa Tối Tổng Giống Tính biệt Thời gian (phút) Tỷ lệ (%) Thời gian (phút) Tỷ lệ (%) Thời gian (phút) Tỷ lệ (%) Đực 65,7 15,73 352 84,27 417,7 100,0 Lai ½ RedAngus Cái 75,5 18,90 324 81,10 399,5 100,0 Đực 72,5 20,03 289,5 79,97 362,0 100,0 Lai Sind Cái 82,5 21,01 310,2 78,99 392,7 100,0 ĐINH VĂN TUYỀN – Tập tính thường ngày và mối quan hệ giữa chỉ số nhiệt ẩm ... 67 Bảng 2 cho thấy, thời gian nhai lại của bê lai Sind và lai ½ Red Angus chủ yếu diễn ra vào buổi tối, chiếm khoảng 80% tổng thời gian; khoảng 20% tổng thời gian còn lại diễn ra vào buổi trưa. Theo Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện (1992) trâu bò sau khi ăn khoảng 30-70 phút thì bắt đầu nhai lại và thời gian nằm nghỉ thì nhai lại dễ phát sinh nhất. Như vậy với phương thức chăn thả 2 buổi thì thời gian buổi tối bê được nghỉ ngơi dài (thường 14-15 tiếng) nên hoạt động nhai lại chủ yếu diễn ra trong buổi tối là phù hợp với đặc điểm sinh lý của bê. Đặc điểm quá trình gặm cỏ và nhai lại: Kết quả tại Bảng 3 cho thấy, tần suất gặm cỏ trung bình của nhóm bê lai ½ Red Angus (50,7 lần/phút) cao hơn đáng kể (P<0,05) so với nhóm bê lai Sind (41,3 lần/phút). Từ kết quả này có thể thấy bê lai ½ Red Angus đã vận động cơ hàm nhiều hơn bê lai Sind, nghĩa là bê lai ½ Red Angus có tiềm năng thu nhận thức ăn ngoài đồng cỏ cao hơn bê lai Sind. Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy tần suất gặm cỏ còn phụ thuộc vào giới tính của bê trong đó bê đực có tần suất gặm cỏ cao hơn bê cái (P<0,05). Bảng 3. Tần suất gặm cỏ và quá trình nhai lại của bê trong một ngày đêm Nhóm bê Tần suất gặm cỏ (lần/phút) Tần suất nhai lại (lần/phút) Số miếng nhai lại/miếng thức ăn (lần ợ) Số đợt nhai lại/ ngày đêm (lần) Thời gian của mỗi đợt nhai lại(phút) Đực ½ Red Angus 52 53 43,7 22,3 18,0 Cái ½ Red Angus 49,3 57,7 43,3 20 20,6 Đực Lai Sind 49 55,3 45,7 18,3 20,7 Cái Lai Sind 33,7 58 49,7 16,3 21,8 TB ½ Red Angus 50,7 55,3 43,5 21,2 19,3 TB Lai Sind 41,3 56,7 47,7 17,3 21,2 Sai khác thống kê1 B*S* - B† B** - 1 S* ảnh hưởng của giới tính ở mức P<0,05; B† ảnh hưởng của giống ở mức P<0,1; B* ảnh hưởng của giống ở mức P<0,05; B** ảnh hưởng của giống ở mức P<0,01 Tần suất nhai lại của bê lai hai giống tương đương nhau nhưng số lần nhai lại cho 1 miếng thức ăn (1 lần ợ thức ăn lên để nhai lại) của bê lai ½ Red Angus (43,5 lần) thấp hơn so với bê lai Sind (47,7 lần). Tuy nhiên sự sai khác này chỉ có ý nghĩa ở mức P<0,1. Thời gian nhai lại cho mỗi miếng thức ăn của bê lai ½ Red Angus cũng thấp hơn nhưng không sai khác về mặt thống kê so với bê lai Sind trong khi tổng số đợt nhai lại trong 1 ngày đêm của bê lai ½ Red Angus lại cao hơn đáng kể (P<0,01) so với bê lai Sind (21,2 lần nhai lại ở bê lai ½ Red Angus so với 17,3 lần ở bê lai Sind). Bảng 1 và 3 cho thấy, bê lai ½ Red Angus có tính phàm ăn và tiềm năng thu nhận thức ăn cao hơn bê lai Sind cùng tuổi và nuôi trong cùng điều kiện. Theo Vũ Duy Giảng và cs, (2008) thời gian trâu bò dùng để nhai lại phụ thuộc chủ yếu vào lượng chất xơ trong khẩu phần. Thức ăn thô trong khẩu phần càng ít thì thời gian nhai lại càng ngắn. Hằng ngày bò chăn thả dành khoảng 6-8 giờ để nhai lại, tức là bằng với thời gian gặm cỏ, mỗi miếng ợ lên nhai lại được nhai 40-50 lần, mỗi lần nhai lại bình quân 40-50 phút. Số lần nhai lại/ngày ở bò 6-8 lần và ở bê là 16-18 lần. Kết qủa cho thấy, số lần nhai lại của một miếng thức ăn (43,3-49,7 lần) hoàn toàn nằm trong khoảng phù hợp với tài liệu nghiên cứu trên. Thời gian của lần nhai lại 18,0-21,8 phút là ngắn hơn nhưng số lần nhai lại trong ngày của hai nhóm bê thí nghiệm nằm trong khoảng 16,3-22,3 lần/ngày lại nhiều hơn so với giá trị đưa ra bởi Vũ Duy Giảng và cs (2008). VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4 - 2010 68 Kết quả theo dõi mối quan hệ giữa chỉ số THI và một số chỉ tiêu sinh lý bê Chỉ số THI, nhiệt độ và ẩm độ: Kết quả theo dõi các chỉ số THI, nhiệt độ và ẩm độ ở Bảng 4 và Đồ thị 1 cho thấy, trong thời gian theo dõi thí nghiệm, nhiệt độ bình quân trong ngày tăng từ 23,20C vào lúc 4 giờ sáng lên đến 32,00C vào lúc 13 giờ trưa và sau đó giảm dần xuống còn 23,60C vào lúc 1giờ sáng. Trong khi đó ẩm độ lại biến thiên theo chiều hướng ngược lại: giảm dần từ 84% vào lúc 4 giờ sáng còn 56% lúc 13 giờ trưa và lại tăng dần lên 83% lúc 1giờ sáng. Do diễn biến nhiệt độ và ẩm độ theo chiều hướng trái ngược nhau, nên chỉ số THI trong giai đoạn theo dõi thí nghiệm biến động trong phạm tương đối hẹp, từ 71,6 đến 83,1. Theo Wiersama (trích bởi Moran, 2005) khi chỉ số THI nằm trong khoảng <72 thì bò sữa không bị stress nhiệt, THI trong khoảng 72-78 sẽ gây stress nhẹ, THI trong khoảng 79-89 sẽ gây stress khá nặng, THI từ 89-98 gây stress rất nặng và khi THI > 98 bò sẽ chết. Số liệu theo dõi cho thấy, chỉ số THI trong thời gian cuối tháng 7 năm 2008 tại địa bàn huyện Eakar, Đăk Lăk điều kiện thời tiết khí hậu tại phần lớn thời gian trong ngày là thích hợp, không gây strees nhiệt cho đàn bê. Nhưng trong khoảng thời gian buổi trưa (10h-16h) bê có thể bị stress nhiệt. Vì vậy, cần xây dựng biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, cần lưu ý là ở bò sữa đặc biệt bò sữa cao sản ở Mỹ quá trình trao đổi chất thường diễn ra rất mạnh, do đó lượng nhiệt mà bò sản sinh có thể lớn hơn rất nhiều so với bê thịt nuôi trong giai đoạn sinh trưởng. Vì vậy mức nhiệt ẩm của thời gian thí nghiệm tại Đăk Lăk có thể không gây ra stress đáng kể nào cho đàn bê lai. Bảng 4. Nhiệt độ, ẩm độ và THI ở các giờ trong ngày Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) THI Giờ TB Min Max TB Min Max TB Min Max 1 23,6 22,8 23,9 83 82 84 73,6 71,9 75,1 4 23,2 22,8 23,9 84 83 84 71,6 70,4 72,0 7 28,1 25,0 28,3 81 79 83 75,8 74,9 76,8 10 29,1 26,7 30,6 65 61 74 82,3 78,9 85,8 13 32,0 28,9 33,9 56 50 61 82,4 81,3 83,4 16 30,6 28,3 32,8 56 52 66 83,1 81,5 85,1 19 26,7 25,6 32,8 79 74 83 75,1 74,2 76,1 22 24,8 23,9 26,1 82 81 84 73,9 73,4 75,3 Bảng 5 cho thấy, mặc dù các chỉ tiêu sinh lý đều có biến động nhưng tất cả vẫn nằm trong giới hạn sinh lý cho phép và phù hợp với kết quả của Đinh Văn Cải và cs (2004) và Kabuga (1992). Kết quả phân tích phương sai cho
Tài liệu liên quan