1. Tế bào gốc
1.1. Khái niệm và phân loại tế bào gốc
Tế bào gốc (TBG) là những tế bào chưa có chức năng chuyên biệt, chúng có khả
năng tăng sinh mạnh mẽ, có tiềm năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau và
có khả năng tự thay mới. Nhờ những đặc điểm này mà TBG đã thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu ứng dụng để chữa một số bệnh của cơ quan tạo máu, một số bệnh di
truyền bẩm sinh liên quan đến chuyển hoá và suy giảm miễn dịch, ung thư máu
10 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tế bào gốc và hiện trạng nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân
22
TẾ BÀO GỐC VÀ HIỆN TRẠNG NGHIÊN CỨU,
ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC Ở VIỆT NAM
STEM CELL AND THE CURRENT STUTUS OF STEM CELL RESEARCH
AND APPLICATION IN VIETNAM
PHẠM MẠNH HÙNG *
LÊ VĂN ĐÔNG **
TÓM TẮT
Báo cáo này sẽ điểm qua một số khái niệm chung về tế bào gốc (TBG), công
nghệ TBG, triển vọng và các khó khăn về kỹ thuật cần phải vượt qua để đưa trị liệu
TBG trở thành thường qui. Sau đó báo cáo sẽ điểm lại tình hình nghiên cứu TBG ở Việt
Nam trước năm 2006-2007 là thời điểm xuất hiện đề xuất của một số nhà khoa học về
việc xây dựng hệ thống ngân hàng và tổ chức mạng lưới nghiên cứu, ứng dụng và trị
liệu TBG ở Việt Nam. Cuối cùng, báo cáo trình bày hiện trạng triển khai thực hiện các
nội dung nghiên cứu, ứng dụng TBG tại các cơ sở trong cả nước cũng như thông tin về
một số hoạt động nghiên cứu phát triển khác về TBG.
Từ khoá: tế bào gốc, công nghệ tế bào gốc, trị liệu tế bào gốc
ABSTRACT
This paper aims to introduce some concepts and definitions on stem cell and
stem cell technology, its therapeutic potentials and challenges need to be overcome in
order to make stem cell therapy to be routine practices. Its then list out some stem cell
researches done before 2006-2007 when stem cell researchers in Vietnam proposed to
set up stem cell banks and network of stem cell research, application and therapy in
Vietnam. Finally, this report will summarize the current situation of stem cell research
and application in Vietnam.
Key words: stem cell; stem cell technology; stem cell therapy.
1. Tế bào gốc
1.1. Khái niệm và phân loại tế bào gốc
Tế bào gốc (TBG) là những tế bào chưa có chức năng chuyên biệt, chúng có khả
năng tăng sinh mạnh mẽ, có tiềm năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau và
có khả năng tự thay mới. Nhờ những đặc điểm này mà TBG đã thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu ứng dụng để chữa một số bệnh của cơ quan tạo máu, một số bệnh di
truyền bẩm sinh liên quan đến chuyển hoá và suy giảm miễn dịch, ung thư máu, và có
* GS.TSKH, Chủ tịch Tổng hội y học Việt Nam
** TS BS, Ngân hàng tế bào gốc MekoStem
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC
23
nhiều hứa hẹn dùng để chữa được nhiều bệnh nan y như tiểu đường, liệt do chấn tương
tuỷ sống, suy tim do tổn thương cơ tim, một số bệnh ung thư và bệnh lý gen...
Có nhiều cách phân loại và gọi tên TBG khác nhau tuỳ theo tiêu chí phân loại, ví
dụ như dựa trên nguồn gốc, thời điểm phân lập, tiềm năng biệt hoá... Có thể chia các
TBG hiện đang được quan tâm nhiều thành các loại sau:
- Tế bào gốc phôi (enbryonic stem cell), chính xác là các tế bào gốc từ phôi,
được phân lập từ phôi (bất kỳ phần nào của phôi, không giới hạn chỉ vào các tế bào
của khối tế bào bên trong phôi nang), là các tế bào gốc toàn năng hoặc vạn tiềm năng.
Để có được các tế bào này thường phải hủy phôi. Đã có những thông báo sinh thiết
phôi lấy ra một số tế bào của phôi sau đó phôi vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên
còn nhiều nghi ngại về tính an toàn của kỹ thuật này đối với phôi được sinh thiết, đặc
biệt là sinh thiết khối tế bào bên trong của phôi nang để có được các tế bào gốc phôi
“kinh điển”.
- Tế bào gốc thai (fetal stem cell) được phân lập từ các mô của thai sau nạo phá
thai, thường là đa tiềm năng hoặc vạn tiềm năng. Việc nghiên cứu và sử dụng các tế
bào này có ảnh hưởng khá nặng nề về đạo đức nghiên cứu, nên thường chỉ giới hạn vào
mục đích tìm hiểu quá trình phát triển phôi thai.
- Tế bào gốc nhũ nhi (infant stem cell) được phân lập từ trẻ sơ sinh hoặc các
phần phụ của thai như dây rốn, nhau thai, màng ối, dịch ối Các tế bào này thường là
đa tiềm năng hoặc vạn tiềm năng. Tùy theo cách thu thập có thể ảnh hưởng hoặc không
ảnh hưởng đến đối tượng cho tế bào. Chọc dịch ối trước khi sinh hoặc chọc tĩnh mạch
dây rốn trước sinh để lấy để lấy tế bào gốc của em bé có trong dịch ối hoặc trong máu
dây rốn có những nguy cơ của các kỹ thuật này là nhiễm trùng, chảy máu, sẩy thai hoặc
đẻ non Tuy nhiên, lấy máu dây rốn từ dây rốn hoặc bánh nhau sau khi đã “mẹ tròn
con vuông” vừa được tế bào có thành phần giống hệt máu tĩnh mạch của trẻ sơ sinh
lại không ảnh hưởng gì đến em bé. Tương tự như vậy, lấy các tế bào từ mô dây rốn và
bánh nhau sau khi sinh cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé vì các thành
phần này là sản phẩm bỏ đi sau khi sinh.
- Tế bào gốc trưởng thành (adult stem cell) được phân lập từ các mô của người
từ trẻ em đến người già. Các tế bào này rất đa dạng, từ đa tiềm năng đến vài tiềm năng
hoặc đơn tiềm năng. Kỹ thuật thu thập ít nhiều đều ảnh hưởng đến sức khỏe của người
cho nhưng mức độ dao động rất lớn. Ví dụ lấy răng sữa hoặc da qui đầu của trẻ sau
khi rụng hoặc cắt bỏ để tách tế bào gốc không ảnh hưởng gì đáng kể đến trẻ; lấy dịch
tủy xương để có tế bào gốc tủy xương của bệnh nhân hoặc người hiến tủy xương là kỹ
thuật tương đối phức tạp có có hưởng nhất định đến người cho vì ngoài việc thao tác
chọc hút còn phải sử dụng thêm một số thuốc tác động lên tủy xương.
- Tế bào giống tế bào gốc phôi (embryonic-like stem cell) hay tế bào gốc vạn
tiềm năng cảm ứng (induced pluripotent stem cell: iPS): được tạo ra bằng cách cảm
ứng các tế bào đã biệt hoá của cơ thể trở lại trạng thái giống như tế bào gốc phôi
hay còn gọi là tế bào gốc nhân tạo. Đây là kỹ thuật chủ yếu thao tác trong phòng thí
nghiệm, người cho tế bào để cảm ứng (ví dụ tế bào da) bị ảnh hưởng rất ít, có thể là
sinh thiết để lấy một miếng da nhỏ.
- Tế bào gốc ung thư (cancer stem cell) được phân lập từ các khối u. Các tế bào
gốc này được coi là nguồn gốc của khối u. Trong chiến lược trị liệu miễn dịch chống
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân
24
ung thư, tế bào này đang được chú ý để làm vaccine chống ung thư với hy vọng điều
trị được “tận gốc” ung thư. Các tế bào gốc ung thư từ khối u của chính bệnh nhân hoặc
khối u cùng loại của bệnh nhân khác được dùng làm vaccine kích thích thích hệ thống
miễn dịch của bệnh nhân chống lại các thành phần của khối u.
Hình 1.1: Phân loại TBG theo nguồn gốc và thời điểm phân lập
Mỗi loại TBG kể trên có tiềm năng biệt hoá khác nhau và do vậy triển vọng ứng
dụng khác nhau. Việc phân lập và duy trì mỗi loại TBG này cũng đòi hỏi những kỹ
thuật và công nghệ khác nhau. Trên phương diện đạo đức y sinh học, việc thu thập
nguồn cung cấp tế bào, tách và sử dụng mỗi loại TBG trên cũng có những tác động
khác nhau. Nhìn bao quát nhiều khía cạnh thì mỗi loại TBG kể trên đều có những ưu
điểm và hạn chế nhất định. Do đó việc lựa chọn loại TBG nào để nghiên cứu phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, trong đó mục tiêu sử dụng thường là yếu tố quyết định.
1.2. Triển vọng và những khó khăn trong ứng dụng của tế bào gốc
Các TBG có rất nhiều triển vọng ứng dụng trong nghiên cứu cơ bản cũng như
lâm sàng. Để thực hiện được các ứng dụng này, cần phải thực hiện 3 nhóm công việc
chính của công nghệ TBG là:
- Phân lập, bảo quản các loại TBG từ các nguồn khác nhau.
- Tăng sinh và biệt hoá các TBG thành một số loại chế phẩm tế bào đã biệt hoá
có hình thái và chức năng khác nhau.
- Ứng dụng TBG và các tế bào biệt hoá từ TBG vào nghiên cứu cơ bản trong y
sinh học, nghiên cứu phát triển thuốc và điều trị bệnh.
Cho tới nay, ngoại trừ TBG tạo máu được ứng dụng thường qui để điều trị một
số bệnh của cơ quan miễn dịch và tạo máu, phần lớn các ứng dụng khác đều còn ở giai
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC
25
đoạn thí điểm. Còn rất nhiều trở ngại kỹ thuật cần vượt qua để biến các triển vọng của
TBG thành hiện thực đưa trị liệu TBG thành phương thức điều trị thường qui.
Trước hết, các nghiên cứu về TBG phôi sẽ cho chúng ta các thông tin về các hiện
tượng vô cùng phức tạp diễn ra trong quá trình hình thành và phát triển cơ thể người.
Mục tiêu chính là nghiên cứu xem bằng cách nào mà các TBG chưa biệt hoá trở thành
các tế bào biệt hoá. Nhờ có nghiên cứu TBG chúng ta đã biết diễn biến chính của quá
trình này là sự bật và tắt của các gen. Các bệnh được coi là nguy hiểm nhất như ung
thư hay các dị tật bẩm sinh cũng có căn nguyên chính là do bất thường trong tăng sinh
và biệt hoá TBG. Vì thế, nếu chúng ta hiểu rõ hơn các gen và phân tử liên quan đến
các quá trình sinh bệnh ấy chúng ta sẽ có các chiến lược điều trị hiệu quả hơn. Trở ngại
cho vấn đề này đó là chúng ta còn chưa hiểu hết được những tín hiệu nào đóng vai trò
bật và tắt các gen liên quan đến quá trình biệt hoá của TBG.
Triển vọng tiếp theo là sử dụng các TBG vào nghiên cứu thử nghiệm và phát
triển các loại thuốc mới. Thông thường để đánh giá tác dụng cũng như độc tính của
một thuốc mới thì cần qua các giai đoạn thử nghiệm trên tế bào, rồi đến động vật, rồi
mới tới thử nghiệm lâm sàng trên người tình nguyện. Yêu cầu của thử nghiệm là đối
tượng thử càng giống nhau và càng giống với điều kiện bệnh lý thực tế thì càng chính
xác. Ví dụ, muốn thử hoạt tính một thuốc chữa bệnh Alzheimer là bệnh mất trí nhớ ở
người có tuổi do các tế bào thần kinh bị thoái hoá, công nghệ TBG có thể giúp tạo ra
được hàng loạt tế bào thần kinh giống hệt nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau
tương ứng với các giai đoạn sinh lý và bệnh lý khác nhau, từ đó cho phép thử sàng lọc
hàng loạt chất khác nhau tìm hoạt chất có tiềm năng ứng dụng trong phòng và chữa
bệnh có tổn thương tế bào thần kinh trong đó có bệnh Alzheimer.
Có lẽ tiềm năng ứng dụng quan trọng nhất của TBG đó là ứng dụng tạo ra các
tế bào và mô dùng trong trị liệu tế bào (cell therapy) để bổ sung và thay thế cho các
mô và cơ quan mất chức năng. Cho tới nay biện pháp hữu hiệu nhất để điều trị những
trường hợp này là ghép mô và cơ quan nhưng nhu cầu mô và tạng ghép hiện nay cao
hơn rất nhiều so với nguồn cung cấp. Do có thể định hướng để các TBG biệt hoá thành
các loại tế bào đặc hiệu nên có thể cung cấp nguồn tế bào và mô để điều trị thay thế
trong các bệnh có thoái hoá hay tổn thương tế bào và mô như các bệnh Parkinson, bệnh
Alzheimer, chấn thương tuỷ sống, đột quỵ não, bỏng, bệnh tim, tiểu đường và nhiều
bệnh khác. Hiện nay một số trung tâm nghiên cứu đã thành công trong việc biệt hoá
một số loại TBG thành nguyên bào cơ tim, thành tế bào thần kinh, thành tế bào chế tiết
insulin Các thực nghiệm trên động vật cho thấy các tế bào sau khi được ghép vào
các mô tổn thương có tác dụng tái tạo lại mô tổn thương hoặc duy trì được hoạt động
chế tiết hormone khi được ghép vào cơ thể. Tuy nhiên, để biến các kỹ thuật này thành
kỹ thuật thường qui dùng cho người bệnh giới khoa học còn phải vượt qua một số trở
ngại cơ bản sau đây:
- Các TBG chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ thể. Khi đã phân lập được chúng thì làm
sao để cho chúng tăng sinh một cách mạnh mẽ, tạo ra đủ lượng tế bào và mô cần cho
điều trị.
- Cần làm cho các tế bào biệt hoá thành loại tế bào như mong muốn. Điều này có
liên quan đến việc lựa chọn loại TBG càng có tiềm năng tạo ra được nhiều loại tế bào
thì thường lại càng ít biệt hoá và như vậy lộ trình làm cho tế bào biệt hoá thành tế bào
cuối cùng càng xa và càng phức tạp. Ngược lại TBG ít tiềm năng thì việc điều khiển
cho chúng đi nốt con đường biệt hoá còn lại ngắn hơn nhưng khả năng tăng sinh của
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân
26
chúng lại kém hơn.
- Các tế bào phải tồn tại được trong cơ thể người bệnh sau khi được ghép vào.
- Các tế bào phải hoà nhập được với các tế bào khác của bệnh nhân xung quanh
chỗ ghép để cùng sửa chữa tái tạo lại mô, cơ quan tổn thương.
- Các tế bào ghép vào phải thực hiện được các chức năng cần thiết một cách hoàn
hảo trong suốt phần còn lại của cuộc đời bệnh nhân.
- Các TBG ghép vào không gây nguy hại cho bệnh nhân.
Cuối cùng, trên phương diện Miễn dịch, cho dù các chế phẩm TBG có được chế
tạo hoàn hảo đến đâu, kỹ thuật cấy ghép có thuần thục đến mấy, nhưng nếu các tế bào
ấy là của người khác thì khi cấy ghép vào cơ thể người nhận có đặc điểm di truyền khác
với của các TBG đều xảy ra quá trình nhận diện và tấn công miễn dịch theo hướng cơ
thể người nhận phát hiện và loại bỏ tế bào ghép (đáp ứng thải ghép) hoặc các TBG
được ghép vào tạo ra các tế bào miễn dịch mới tấn công cơ thể người nhận (bệnh mô
ghép chống túc chủ). Mức độ khốc liệt của quá trình tấn công miễn dịch này tỷ lệ thuận
với mức độ khác biệt về di truyền giữa chủ nhân sinh học của các TBG và người được
cấy ghép TBG. Vì thế việc cấy ghép mô và tế bào nói chung, TBG nói riêng, luôn
mong muốn có được các tế bào có nguồn gốc từ chính cơ thể người nhận hoặc người
có đặc điểm di truyền giống với người nhận. Để đạt được điều này thì một trong những
cách tiếp cận là lấy các TBG ra khỏi cơ thể (đặc biệt là lấy ngay từ khi còn trẻ và chưa
bị bệnh) đem bảo quản trong những điều kiện đặc biệt, duy trì chúng là các tế bào sống
và không bị thay đổi theo thời gian bảo quản dưới dạng ngân hàng TBG. Các tế bào
này khi cần có thể lấy ra để điều trị cho chính chủ nhân sinh học của các TBG đó hoặc
những người khác trong gia đình và cộng đồng có đặc điểm di truyền phù hợp. Ngoài
ra, các TBG này còn có thể dùng trong các mục đích nghiên cứu khác.
2. Thực trạng nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc ở Việt Nam
2.1. Trước năm 2007
Tương tự như trên thế giới, các hoạt động nghiên cứu về TBG ở Việt Nam cũng
được khởi đầu từ những nghiên cứu thuộc lĩnh vực huyết học với các TBG tạo máu.
Ngay cả trước khi bùng nổ sự tập trung chú ý của giới chuyên môn cũng như cộng
đồng vào TBG sau các sự kiện ra đời của cừu Dolly (1996) và phân lập được TBG
phôi người (1998), các nhà huyết học Việt Nam đã có những bước tiên phong trên lĩnh
vực TBG qua triển khai nghiên cứu ghép tuỷ xương (mà bản chất là ghép các TBG tạo
máu) để điều trị các bệnh lý huyết học. Trong thập niên từ 1995 đến 2005 tại các cơ
sở mạnh về huyết học ở nước ta như Trung tâm TM-HH Tp.HCM (nay là Bệnh viện
TM-HH Tp.HCM), Viện HH-TM TƯ, Trung tâm HH-TM Bệnh viện TƯ Huế, Khoa
HH-TM Bệnh viện TƯ Quân đội 108 đều đã triển khai các nghiên cứu thuộc lĩnh vực
này. Có thể nói, về phương diện nghiên cứu ứng dụng TBG tạo máu trong lĩnh vực
huyết học, các nhà huyết học Việt Nam đã triển khai được tất cả các kỹ thuật cơ bản
từ ghép TBG tạo máu lấy từ tuỷ xương đến ghép TBG tạo máu được huy động từ tuỷ
xương ra máu ngoại vi và ghép TBG tạo máu lấy từ máu dây rốn trẻ sơ sinh. Việc cấy
ghép cũng đã được thực hiện với các trường hợp ghép tự thân cũng như các trường hợp
ghép khác gen đồng loài từ người này sang người khác hoà hợp về HLA.
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC
27
Bênh cạnh lĩnh vực huyết học, chúng ta cũng có những nhà khoa học có những
nghiên cứu tiên phong về TBG và nhân bản vô tính như cố GS.TS Nguyễn Mộng
Hùng với các nghiên cứu TBG trên đối tượng động vật ngay từ khi Giáo sư còn học
tập và làm việc ở nước ngoài cũng như các nghiên cứu sau này của ông và các cộng
sự được triển khai tại Đại học KHTN, ĐHQG Hà Nội về TBG phôi gà; Các nghiên
cứu về nhân bản vô tính Sao La được triển khai tại Viện CNSH thuộc Viện KH&CN
Việt Nam; các nghiên cứu về nhân bản vô tính bò tại Viện CNSH thuộc Viện KH&CN
Việt Nam cũng như của Trường đại học KHTN thuộc ĐHQG Tp.HCM phối hợp với
trung tâm CNSH thuộc Sở KHCN Tp.HCM; Các nghiên cứu về TBG phôi chuột nhắt
của Trường đại học KHTN thuộc ĐHQG Tp.HCM; Các nghiên cứu nuôi cấy tinh tử
tại Trung tâm Công nghệ phôi, nuôi cấy nguyên bào sợi và tế bào sừng tại Viện Bỏng
Quốc Gia thuộc Học viện Quân y cũng là những nghiên cứu tiền đề cho nghiên cứu
TBG sinh tinh, TBG trung mô và TBG biểu mô của da sau này. Cùng với việc tiếp
nhận kiến thức hiện đại về TBG của giới chuyên môn cũng như việc truyền bá những
thông tin về TBG của giới truyền thông đại chúng, các nghiên cứu này cũng đã góp
phần gây được chú ý của các cơ quan quản lý khoa học, của cộng đồng khoa học trong
nước cũng như của đại chúng về các nghiên cứu TBG.
2.2. Từ năm 2007
Có thể nói các năm 2006-2007 là những năm giới khoa học và các nhà quản lý,
các nhà đầu tư trong nước hướng sự tập trung chú ý đến TBG khá mạnh mẽ. Đã có
hàng loạt đề xuất nghiên cứu do các cá nhân và đơn vị đưa ra và được chọn triển khai ở
các cấp khác nhau từ cấp Cơ sở, cấp Thành phố đến cấp Bộ và cấp Nhà nước. Giới hạn
nghiên cứu không chỉ dừng lại ở TBG tạo máu điều trị bệnh lý huyết học mà đã tiến
dần đến các loại TBG khác như TBG biểu mô dây rốn, TBG vùng rìa giác mạc, TBG
niêm mạc miệng, TBG trung mô từ tuỷ xương, TBG trung mô màng dây rốn, TBG
trung mô màng ối, TBG trung mô máu dây rốn. Các nghiên cứu biệt hoá TBG cũng đã
được đề xuất và đưa vào triển khai. Bức tranh nghiên cứu TBG đã dần được xây dựng
hoàn chỉnh thành ba mảng lớn là:(i) tạo nguồn TBG (phân lập, lưu giữ TBG các loại);
(ii) biệt hoá TBG thành các tế bào mang tính chuyên biệt hơn và (iii) ứng dụng TBG,
đặc biệt là vào việc điều trị một số bệnh cho người.
Về phương diện vốn đầu tư, Bộ KH&CN đã giao một loạt đề tài cấp Nhà nước
cho các đơn vị để triển khai. Bên cạnh đó Quỹ KHCN do Bộ quản lý cũng tài trợ cho
các nghiên cứu về TBG; các cơ sở nghiên cứu, các bộ ngành, thành phố cũng đầu tư
kinh phí xây dựng phòng thí nghiệm và cấp kinh phí cho các đề tài nghiên cứu TBG,
điển hình nhất là dự án xây dựng Phòng thí nghiệm TBG của Đại học QG Tp.HCM;
Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng Ngân hàng TBG của Công ty cổ phần hoá dược
phẩm Mekophar; Dự án thành lập công ty cổ phần về y học tái tạo (FBM) của Tập đoàn
FPT. Điều này cho thấy mối quan tâm đầu tư vào lĩnh vực TBG không chỉ dừng lại ở
kinh phí nhà nước mà đã bắt đầu có từ khối doanh nghiệp và tư nhân.
Về phương diện kết quả cũng như hiệu quả đầu tư. Phần lớn các đề tài dự án vẫn
còn đang trong giai đoạn triển khai chưa kết thúc nghiệm thu. Từ một số đề tài đã hoàn
thành và đánh giá các kết quả đạt được theo giai đoạn của các đề tài đang triển khai, có
thể nói trong số các kết quả đạt được bước đầu có một số kết quả đáng khích lệ nhưng
vẫn cần thêm thời gian, công sức và kinh phí để khẳng định các kết quả này.
Về ngân hàng TBG, hiện nay chúng ta đã có 2 cơ sở có khả năng thu thập, xử lý
và bảo quản dài hạn các TBG từ máu dây rốn là Bệnh viện TM-HH Tp.HCM và Ngân
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân
28
hàng tế bào gốc MekoStem (cả 2 đều ở Tp.HCM). Riêng ngân hàng Mekostem có khả
năng thu thập và bảo quản cả tế bào gốc màng dây rốn theo sự chuyển giao công nghệ
của công ty Cordlabs (Singapore). Việc xây dựng ngân hàng TBG này tuy đã làm chủ
được công nghệ thu thập, lưu giữ TBG máu hay màng dây rốn, nhưng mới chỉ ở quy
mô nhỏ. Nếu chỉ đáp ứng cho các đối tượng có mục đích sử dụng để cấy ghép tự thân
hoặc cho người thân trong gia đình thì các ngân hàng này đã đáp ứng được yêu cầu và
tỏ ra có hiệu quả. Tuy nhiên, khi việc cấy ghép được thực hiện giữa người cho và người
nhận không cùng huyết thống, đặc biệt nếu không cùng chủng tộc, thì cần có các ngân
hàng TBG với số mẫu rất lớn lên tới hàng chục ngàn mẫu mới có cơ hội tìm ngay được
mẫu TBG phù hợp với bệnh nhân cần TBG để điều trị. Điều này cho thấy, về lĩnh vực
ngân hàng TBG dù được coi là đã làm chủ được công nghệ thì việc đầu tư và khai thác
chỉ đạt hiệu quả khi ngân hàng TBG công có được số mẫu rất lớn.
Về phân lập và bảo quản TBG từ các nguồn khác nhau. Các phòng thí nghiệm cả
ở miền Bắc và miền Nam đều đã có các công bố phân lập được TBG từ tuỷ xương, máu
ngoại vi, máu dây rốn, từ màng ối, màng dây rốn, từ lớp Wharton jelly của dây rốn, từ
gan, từ niêm mạc miệng, từ vùng rìa giác mạc, từ da, từ các mô sinh dục và thậm trí
từ máu kinh nguyệt hay từ phôi gà, từ phôi chuột nhắt. Tuy nhiên, các kết quả nghiên
cứu toàn diện để giải quyết bài toán duy trì tính gốc của các tế bào này và yêu cầu cần
có số lượng tế bào đủ lớn để điều trị vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
Biệt hoá TBG thành một số loại tế bào như tế bào giống cơ tim, tế bào giống tế
bào thần kinh, tế bào da, xương, sụn, mỡ... Đây được coi là hướng nghiên cứu đi song
hành với các nước trên thế giới, nhưng các kết quả chúng ta đ