Tóm tắt
Tệ nạn ma túy là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm
giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và
an ninh quốc gia (Luật Phòng chống ma túy số 23/2000 ngày 9-12- 2000).
Trong những năm gần đây tệ nạn ma túy thực sự trở thành vấn đề đặc biệt được quan tâm trong cả nước,
trong khu vực và trên toàn thế giới. Tệ nạn ma túy đang là hiểm họa cho mọi người và cho cả cộng
đồng, đặt nhân loại vào mối quan tâm như là một sự hủy diệt sức lao động, tinh thần, thuần phong mỹ
tục, truyền thống đạo đức và mầm mống phát sinh các loại tội phạm khác. Hàng năm nhân loại phải mất
đi hàng triệu người, nguy cơ làm giảm và suy yếu sức lao động do căn bệnh HIV và AIDS đang ngày
càng được lan rộng vượt qua khỏi tầm kiểm soát của con người và tiến bộ khoa học thế giới. Tác giả
mong muốn qua bài viết sẽ góp phần chung tay cùng cộng đồng giảm thiểu và ngăn ngừa hiểm họa này
vào hệ thống các trường học trong đó có Trường tác giả đang làm công tác giảng dạy.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tệ nạn ma túy và một số biện pháp phòng chống ảnh hưởng tác động vào trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 8(33) - Thaùng 10/2015
51
Tệ nạn ma túy và một số biện pháp phòng chống
ảnh hưởng tác động vào Trường Đại học Công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh
Drug abuse and some prevention measures against the effects of drug related evils
to Industrial University of Ho Chi Minh City
TS. Đặng Công Tráng
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Ph.D. Dang Cong Trang
Industrial University of Ho Chi Minh City
Tóm tắt
Tệ nạn ma túy là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm
giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và
an ninh quốc gia (Luật Phòng chống ma túy số 23/2000 ngày 9-12- 2000).
Trong những năm gần đây tệ nạn ma túy thực sự trở thành vấn đề đặc biệt được quan tâm trong cả nước,
trong khu vực và trên toàn thế giới. Tệ nạn ma túy đang là hiểm họa cho mọi người và cho cả cộng
đồng, đặt nhân loại vào mối quan tâm như là một sự hủy diệt sức lao động, tinh thần, thuần phong mỹ
tục, truyền thống đạo đức và mầm mống phát sinh các loại tội phạm khác. Hàng năm nhân loại phải mất
đi hàng triệu người, nguy cơ làm giảm và suy yếu sức lao động do căn bệnh HIV và AIDS đang ngày
càng được lan rộng vượt qua khỏi tầm kiểm soát của con người và tiến bộ khoa học thế giới. Tác giả
mong muốn qua bài viết sẽ góp phần chung tay cùng cộng đồng giảm thiểu và ngăn ngừa hiểm họa này
vào hệ thống các trường học trong đó có Trường tác giả đang làm công tác giảng dạy.
Từ khóa: ma túy, bệnh HIV, bệnh AIDS
Abstract
Drug related evils pose a great danger to the entire society, causing harm to the health, degenerating the
race and human dignity, undermining the family happinessand causing serious effects on social order
and safety as well asnational security (Drug Prevention and Fight Law No 23rd/2000 of December 9,
2000).
In recent years Drug abuse has become the serious problem that is concerned by many people around
the country, the region and the world. It’s now being a threat to everybody and community, which puts
human into some problems such as: the destruction of power, mind, fine custom, traditional morality
and the crime seeds from drug. Yearly, millions of life are lost, which may reduce and weaken the labor
force because HIV/AIDS is day by day spreading over the control of human and the advanced science
of the world. The author wants to help the community by this post, to reduce and prevent this threat to
the systems of universities, also the university in which he is now working as a teacher.
Key words: drug abuse, HIV, AIDS
52
Tại Việt Nam ma túy được coi là quốc
nạn. Vấn đề ma túy thường được nằm
trong chương trình nghị sự của các hội
nghị các cấp, các ngành và các đoàn thể
Tuy nhiên, việc ngăn chặn con “bạch tuộc”
khổng lồ này là vấn đề nan giải, là nỗi bức
xúc của toàn xã hội. Theo số liệu thống kê
của Bộ Công an, ma túy đã có mặt ở 100%
các tỉnh thành phố trong cả nước và xu
hướng diễn biến ngày càng phức tạp bới
yếu tố địa lý có ảnh hưởng không nhỏ đến
sự gia tăng các loại tội phạm về ma túy.
Đường biên giới nước ta tiếp giáp với
nhiều quốc gia điểm nóng về sản xuất, sử
dụng và buôn bán ma túy. Việc kiểm soát
hàng ngàn kilômét biên giới đường bộ,
đường biển, đường sông, đường hàng
không đã vượt quá tầm kiểm soát của
lực lượng bộ đội biên phòng, lực lượng
công an nhân dân và các cơ quan chức
năng. Bằng những con đường trên, ma túy
được thẩm lậu vào nước ta với nhiều thủ
đoạn đối phó tinh vi, đa hình thức, thể loại
và rất phức tạp.
Trước tình hình trên, công tác phòng
chống được Đảng và nhà nước đặc biệt
quan tâm bằng cách ban hành Luật Phòng
chống ma túy và nhiều văn bản qui phạm
pháp luật liên quan. Ngoài ra những biện
pháp tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý
và coi cuộc chiến chống ma túy là cuộc
chiến lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ,
thường xuyên, liên tục phát động phong
trào phòng chống trên qui mô lớn với sự
tham gia của toàn Đảng, toàn dân.
Mua bán, tàng trữ, sử dụng và vận
chuyển trái phép chất ma túy đã len lỏi vào
đến hệ thống các trường học nói chung và
không loại trừ chúng đã hiện diện trong hệ
thống các cơ sở đào tạo của Trường Đại
học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi quan tâm đến vấn đề này bởi hệ
thống đào tạo của nhà trường là nhiều cấp
học, ngành học với số lượng lên đến hàng
chục ngàn học sinh, sinh viên. Các cơ sở
của chúng ta đều đóng trên những địa bàn
có điểm nóng về tệ nạn ma túy đặc biệt là
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh
Hóa, Quảng Ngãi.
Thứ nhất, chúng tôi muốn nói đến khu
vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
lân cận là những tỉnh nổi cộm về tệ nạn ma
túy bởi hệ thống đường biên giới rất phức
tạp tạo ra những điều kiện thẩm lậu lý
tưởng cho các hành vi của loại tội phạm
này hoạt động.
Dưới đây là một số liệu minh chứng:
- Theo số liệu của Ủy ban quốc gia về
phòng, chống ma túy năm 2013 phát hiện
điều tra 21.188 vụ, bắt 32.332 đối tượng
phạm tội buôn bán, vận chuyển các chất
ma túy, thu giữ 940 kg heroin, 117 kg
thuốc phiện, 323.772 viên ma túy tổng hợp.
Năm 2013 cả nước có 181.396 người
nghiện ma túy tăng 9.396 người so với năm
2012. Trong các loại ma túy thì heroin là
loại ma túy bị lạm dụng chủ yếu, chiếm
75%. Ngoài ra tình hình sử dụng ma túy đá
(methaphetamine) đang có chiều hướng gia
tăng nhanh trong lứa tuổi thanh, thiếu niên.
- Năm 2014, tội phạm ma túy tiếp tục
diễn biến phức tạp, hoạt động manh động,
tính chất ngày càng nghiêm trọng, quy mô
ngày càng lớn, hoạt động xuyên quốc gia,
có yếu tố nước ngoài. Các lực lượng chức
năng đã phát hiện 5 tuyến ma túy từ Tam
giác Vàng về Việt Nam theo đường Điện
Biên, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh. Xu
hướng mua bán và sử dụng ma túy đá diễn
ra ngày càng phổ biển ở các thành phố lớn,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh niên,
giới trẻ, kéo theo số lượng tụ điểm phức
tạp tăng nhanh. Tội phạm sẵn sàng sử dụng
vũ khí nóng để chống trả lực lượng chức
năng khi bị phát hiện bắt giữ. Theo số liệu
của Ban chỉ đạo 138 Chính phủ trong 06
53
tháng đầu năm, các lực lượng chức năng
bắt giữ 9.214 vụ, bắt 13.873 đối tượng
phạm tội về ma túy, thu giữ 246.039 kg
heroine
(Nguồn Bộ Công an)
- Đối với khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh lân cận: Tỉnh Tây Ninh
có vị trí là cầu nối giữa thành phố Hồ Chí
Minh với thủ đô PhnômPênh (Campuchia).
Theo qui hoạch phát triển giao thông,
đường xuyên Á và tuyến đường sắt Việt
Nam - Campuchia sẽ đi qua cửa khẩu Mộc
Bài. Trong tỉnh có 2 cửa khẩu quốc tế là
Xa Mát và Mộc Bài, 8 huyện có đường
biên giới với Campuchia cùng với hệ thống
đường thủy, đường bộ rất thuận lợi cho
việc vận chuyển hàng hóa. Thông qua các
hệ thống giao thông này, việc thẩm lậu các
mặt hàng lậu và ma túy diễn ra phức tạp
mà từ lâu chưa có biện pháp ngăn chặn hữu
hiệu. Tây Ninh là một trong những tiểu
vùng Đông Nam Bộ quan trọng nhất của cả
nước, là đầu mối của vùng Đông Nam Á và
một phần chuyển tiếp giữa cao nguyên
Nam Trung bộ với đồng bằng Sông Cửu
Long. Việc quản lý nhà nước đối với con
người gặp không ít khó khăn cho các cơ
quan chức năng.
Thứ hai, hệ thống giao thông đường bộ
của tỉnh Long An với các cửa khẩu của tỉnh
giáp với Campuchia và nối với hệ thống
đường biên giới của các tỉnh miền Tây
Nam Bộ là những khu vực rất khó kiểm
soát các hoạt động của tội phạm ma túy.
Những khu vực này ma túy đã làm xáo trộn
đời sống thanh bình xưa nay và gây bức
xúc cho nhiều tầng lớp nhân dân và các
ban ngành, đoàn thể. Nếu khái niệm ma tuý
trước nay chưa xuất hiện thì ngày nay, hầu
hết nhân dân các tỉnh lân cạnh đô thị lớn
nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh
đều hiểu thế nào là ma túy.
Thứ ba, các vụ án ma túy nổi cộm
những năm gần đây xảy ra trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn gốc
thẩm lậu từ các tỉnh phía Bắc vào, đặc biệt
có nguồn gốc từ các cửa khẩu Lao Bảo
(Quảng Bình), Cầu treo Hà Tĩnh cũng là
một mối quan ngại lớn cho các cơ quan
phòng chống ma túy.
Từ những yếu tố nêu trên, các băng
nhóm tội phạm ma túy cạnh tranh địa bàn
lý tưởng để hoạt động, lập đầu mối tiêu
thụ, tổ chức cung cấp cho con nghiện. Biết
bao thanh niên đã sa ngã vào con đường
này, nước mắt và sự đau khổ của biết bao
bậc cha mẹ bất lực trước con cái mình khi
không có phương cách cứu chữa.
Tác động của nó đã ảnh hưởng vào hệ
thống các trường học các cấp từ trung học
cơ sở trở lên trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh nói chung và Trường Đại học
Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng đã làm băng hoại không ít tư chất của
lớp trẻ trong học đường. Mặc dù Trường
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh đã phổ biến nội qui có đề cập đến
vấn nạn này với những hình thức rất
nghiêm khắc như là hễ học sinh, sinh viên
một lần thử ma túy thôi nếu phát hiện sẽ
đuổi học ngay nhưng đây chỉ mang tình răn
đe là chủ yếu. Vấn đề là làm sao phát hiện
được mới khó khăn. Chúng ta chưa tìm
hiểu kỹ không ít học sinh, sinh viên đột
ngột bỏ học ngoài hoàn cảnh khó khăn về
kinh tế, bệnh tật trong đó có nguyên
nhân đã sa ngã vào con đường ma túy
không? Những vụ việc liên tiếp xảy ra lấy
cắp tài sản, trang thiết bị nhà trường, tỷ lệ
học kém chiếm không nhỏ, tư cách đạo
đức, ăn mặc, lối sống của một số ít học
sinh, sinh viên có phải là dấu hiệu của loại
tệ nạn này hay không Lâu nay chưa có
một công trình hay một báo cáo nào đề cập
đến.
Vấn đề tiềm ẩn là trong khối lượng
học sinh, sinh viên trên năm chục ngàn chỉ
có một vài ngàn em được ở ký túc xá, bởi
54
tốc độ xây dựng cơ sở vật chất không theo
kịp nhu cầu nhập học của các hệ đào tạo.
Hầu hết các em tự thuê nhà ở khu vực xung
quanh trường. Không ít các em học sinh,
sinh viên trưởng thành và nhập học vào
trường từ những miền quê thanh bình, chưa
có khái niệm về ma túy nhưng một vài năm
học tập ở thành phố đã tập đua đòi và
nhanh chóng muốn thể hiện mình là dân
thành thị. Một bộ phận không nhỏ gia đình
học sinh, sinh viên có điều kiện kinh tế khá
giả không tiếc con cái khi có yêu cầu về
tiền bạc, thậm chí có em còn kê khai những
khoản tiền không có thực để cha mẹ cung
cấp. Có em nhận tiền đều hàng tháng từ
cha mẹ nhưng không đóng học phí và chi
tiêu phung phí nhưng cha mẹ không hề hay
biết rồi bỏ học sa ngã vào cạm bẫy của
ma túy
Những người làm công tác giảng dạy
và quản lý học sinh, sinh viên chúng ta cần
thiết phải đề cao vấn đề này bởi nghề
nghiệp đã ấn định chúng ta một thiên chức
trồng người. Hãy coi tất cả các em như
những đứa con của chính mình và đặt mình
vào vị trí là cha là mẹ. Có gì mất mát, đau
khổ hơn khi cha mẹ biết con mình sa ngã
mà không có sức mạnh nào ngăn chặn nổi
và những đứa con đã vuột khỏi tay mình,
rất khó tìm lại giá trị đã có.
Nguyên nhân:
- Qua số liệu thống kê của Bộ Công an
năm 2014 về nguyên nhân chủ quan mang
tính chất quyết định dẫn tới nghiện ma túy
là do người sử dụng ma túy thiếu hiểu biết
về tác hại của ma túy nên bị kẻ xấu lôi kéo,
dụ dỗ dùng thử ma túy cho dù chỉ thử một
lần nhưng vẫn bị nghiện ma túy. Sau đó vì
sĩ diện cá nhân, vì danh dự gia đình, dòng
tộc mà bưng bít, giấu kín nhưng đã “đâm
lao thì phải theo lao”.
- Thiếu hiểu biết về ma túy cộng với
tính hiếu kỳ, tò mò, thích chơi trội thể hiện
mình ở các nhà hàng, vũ trường để được
mệnh danh là những đại gia sành điệu ăn
chơi dẫn tới tự nguyện sử dụng ma túy rồi
trở thành người nghiện. Ngoài mâu thẫn
gia đình (bố mẹ ly dị, ly thân) làm cho con
cái buồn chán, bỏ học, bỏ nhà đi bụi đời
hình thành các băng nhóm sống lang thang
trộm cắp, móc túi bị kẻ xấu lôi kéo vào
hút chích ma túy và lợi dụng những đối
tượng này vào con đường vận chuyển trái
phép các chất ma túy.
Một số biện pháp mà chúng tôi muốn
đề cập dưới đây tuy không tuyệt đối ngăn
chặn nhưng cũng phải tiến hành không
chậm trễ:
- Những giáo viên, giảng viên đặc biệt
những giảng viên dạy các môn Luật học
hãy lồng kiến thức chuyên ngành đào tạo
với những lời dạy các em về phòng chống
ma túy. Mỗi ngày dạy một ít sẽ tác động
vào tâm trí các em mối hiểm họa, những
năm tháng học đường các em sẽ nghiêng
về phía chúng ta như những người thầy,
người cha, người mẹ, quay lưng lại với
cám dỗ, cạm bẫy ngoài cổng trường và
trong xã hội và lan tỏa ra cộng đồng.
- Đoàn thanh niên là một tổ chức tham
mưu cho nhà trường các biện pháp, hình
thức sinh hoạt tuyên truyền giáo dục, tổ
chức diễn đàn với những nội dung về
phòng chống tác hại của ma túy. Đoàn
thanh niên phối hợp chặt chẽ với phòng
quản lý học sinh, sinh viên bố trí những
học sinh, sinh viên gương mẫu, có phẩm
chất đạo đức tốt cài cấy vào các phòng ký
túc xá nhằm giúp đỡ, theo dõi phát hiện kịp
thời những hành vi liên quan đến ma túy
của học sinh, sinh viên cùng phòng. Thông
báo kịp thời với thường trực quản lý học
sinh, sinh viên, bảo vệ, thanh tra giáo dục
những đối tượng trà trộn, lôi kéo học sinh,
sinh viên trong trường.
- Bộ phận bảo vệ phải phát huy nghiệp
vụ bảo vệ, nếu thấy có dấu hiệu nghi vấn
phải kịp thời xử lý theo chức trách. Phối
55
hợp với công an khu vực, công an phường
và công an quận hợp thành các mũi giáp
công khi phát hiện các hành vi liên quan
đến các loại tội phạm về ma túy.
- Nhà trường cần có chính sách khen
thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến
cho những cá nhân, tập thể có thành tích
trong việc phòng chống ma túy.
- Theo dõi những học sinh, sinh viên
có dấu hiệu giảm sút học lực, có dấu hiệu
mệt mỏi, mắt lơ đờ, thường xuyên ngáp
như thiếu ngủ, hay dối bạn, vay mượn tiền
bạn bè không có khả năng trả lại, hay ăn
cắp vặt, hệ thống ven tay chân có nhiều vết
kim tiêm, ăn mặc luộm thuộm, ít tắm giặt,
thường xuyên giao lưu tiếp xúc với những
thanh niên lạ, xa lánh bạn bè cùng lớp,
cùng phòng ở, thường xuyên nghỉ học
không lý do đấy là những dấu hiệu nghi
vấn đã sử dụng ma túy.
Qua kinh nghiệm thực tiễn của hệ
thống các trường học tại Thái Lan, phát
hiện tội phạm ma túy với đa số đối tượng
là thanh niên, không ít trong đó là học sinh,
sinh viên. Cơ quan chức năng của họ phân
chia thành 5 loại để gom đối tượng quản lý
lập phương án phòng chống với từng nhóm
bao gồm:
Nhóm thứ nhất: Những thanh niên
chưa từng dùng ma túy họ sẽ được khuyến
khích và giáo dục “nói không với ma túy”.
Sử dụng những thanh niên này làm nòng
cốt trong tuyên truyền vận động trong các
tầng lớp thanh niên.
Nhóm thứ hai: các thanh thiếu niên có
khuynh hướng sử dụng ma túy trong các
trường hợp khủng hoảng hay để “giải
buồn”. Nhóm này rất cần đến sự giúp dỡ
của các cấp các ngành và cơ quan chức
năng, giúp họ nhận thấy rằng bạn bè, thầy
cô giáo trong học đường cũng như cha mẹ,
người thân luôn đứng bên cạnh họ, sẵn
sàng giúp đỡ họ, phải làm cho nhóm thanh
niên này nhận thấy rằng họ không bị ruồng
bỏ, cô lập
Nhóm thứ ba: Gồm những thanh
thiếu niên thỉnh thoảng dùng ma túy, cần
thuyết phục nhóm này nói lên sự thật, nếu
không được sẽ tiến hành thử nghiệm nước
tiểu bí mật để xác định múc độ sử dụng.
Nhiệm vụ của giáo viên, gia đình và các tổ
chức xã hội phải kéo họ xa lánh với sự đeo
bám của ma túy. Nhóm này gia đình có vai
trò chủ đạo.
Nhóm thứ tư: Nhóm này gồm những
thanh thiếu niên đã nghiện. Nhóm này nhà
trường và các tổ chức xã hội có trách
nhiệm tìm những biện pháp, phương cách
trị liệu, nếu cần thiết đưa họ vào những
trung tâm cai nghiện. Tuy nhiên cần lưu ý
rằng các chương trình cai nghiện cùng với
các biện pháp luyện tập thể lực không hẳn
giải quyết vấn đề. Một số thanh thiếu niên,
học sinh, sinh viên được trả lại gia đình,
nhà trường cần tham vấn tối thiểu một năm
để ngăn ngừa họ trở lại con đường cũ.
Nhóm thứ năm: Nhóm này bao gồm
những đối tượng nhóm bốn nhưng kèm
theo các hành vi phạm tội hình sự liên quan
đến ma túy, nhóm này cần khuyến cáo nếu
không sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, kinh nghiệm trên của Thái
Lan chúng ta nên kế thừa những ưu điểm,
những nhược điểm thì có lẽ không phù hợp
với tình hình thực tiễn phòng chống và xử
lý các loại tội phạm này ở nước ta.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng
tôi không thể trình bày hết những kinh
nghiệm phòng chống ma túy trong hệ thống
các trường học bởi cần phải nghiên cứu nó
như một công trình nghiên cứu của nhiều
ngành hữu quan đặc biệt là ngành công an
mới đưa ra những giải pháp hữu hiệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Phòng chống ma túy số 23/2000 ngày 9-
12- 2000).
2. Thông tư liên bộ số 17/2015-BYT-
56
BLĐTBXH-BCA về Thẩm quyền thủ tục xác
định tình trạng ma túy.
3. Quyết định số 679/QĐ ngày 28-6-2015 của
LĐTBXH về Kế hoạch phong trào tình
nguyện viên giúp đỡ người nghiện ma túy hòa
nhập cộng đồng.
4. Báo cáo tổng kết của BCA về tội phạm ma túy
(2014).
5. Báo cáo tổng kết của Phòng công tác sinh
viên IUH về trật tự an toàn quản lý sinh viên
2014.
Ngày nhận bài: 01/10/2015 Biên tập xong: 15/10/2015 Duyệt đăng: 20/10/2015