Thái độ của sinh viên 5 trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh hưởng ứng cuộc vận động “Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị”

1. Lý do chọn đề tài Xây dựng cuộc sống văn minh đô thị là một vấn đề bức thiết hiện nay. Nó góp phần vào việc nâng cao chất lượng của sống của người dân, kích thích kinh tế phát triển Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn của cả nước nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung với khoảng 8 triệu dân. Trong tiến trình hội nhập với thế giới thì việc xây dựng những tiêu chuẩn của một thành phố văn minh, trong đó ý thức của từng công dân là rất quan trọng. Sinh viên là một trong những lực lượng thanh niên nòng cốt sẽ góp phần vào sự thành công của cuộc vận động. Nếu đánh giá được thái độ của sinh viên trong cuộc vận động này ta sẽ có những giải pháp phù hợp để tiến hành vận động trong môi trường đại học tốt hơn. Cuộc vận động vì nếp sống văn minh đô thị của thành phố đã được diễn ra trong một năm, song kết quả được đánh giá chỉ là mới bước đầu. Trong môi trường đại học còn nhiều câu hỏi đặt ra như: Sự tham gia cuộc vận động này của sinh viên như thế nào? Thái độ tích cực đến đâu? Kết quả từng mặt của cuộc vận động ra sao?

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thái độ của sinh viên 5 trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh hưởng ứng cuộc vận động “Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 172 THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HƯỞNG ỨNG CUỘC VẬN ĐỘNG “NĂM THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ” Mai Mỹ Hạnh Nguyễn Văn Hiến Ngô Thị Mỹ Duyên Sinh viên năm 2, Khoa TLGD GVHD: ThS. Lý Minh Tiên 1. Lý do chọn đề tài Xây dựng cuộc sống văn minh đô thị là một vấn đề bức thiết hiện nay. Nó góp phần vào việc nâng cao chất lượng của sống của người dân, kích thích kinh tế phát triểnBên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn của cả nước nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung với khoảng 8 triệu dân. Trong tiến trình hội nhập với thế giới thì việc xây dựng những tiêu chuẩn của một thành phố văn minh, trong đó ý thức của từng công dân là rất quan trọng. Sinh viên là một trong những lực lượng thanh niên nòng cốt sẽ góp phần vào sự thành công của cuộc vận động. Nếu đánh giá được thái độ của sinh viên trong cuộc vận động này ta sẽ có những giải pháp phù hợp để tiến hành vận động trong môi trường đại học tốt hơn. Cuộc vận động vì nếp sống văn minh đô thị của thành phố đã được diễn ra trong một năm, song kết quả được đánh giá chỉ là mới bước đầu. Trong môi trường đại học còn nhiều câu hỏi đặt ra như: Sự tham gia cuộc vận động này của sinh viên như thế nào? Thái độ tích cực đến đâu? Kết quả từng mặt của cuộc vận động ra sao? 2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2.1 Mục đích Đề tài hướng đến tìm hiểu thái độ của sinh viên 5 trường đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh đối với cuộc vận động “Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị”. Cụ thể như sau: - Đánh giá thái độ của sinh viên 5 trường đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh trong cuộc vận động “Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị”. Năm học 2008 – 2009 173 - Đối chiếu để tìm hiểu sự khác biệt về thái độ giữa sinh viên của 5 trường, giữa nam và nữ, giữa các khối sinh viên theo năm học. - Kiến nghị giải pháp góp phần vào hiệu quả của cuộc vận động “Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị” trong trường đại học. 2.2 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 1.1.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể: Sinh viên 5 trường đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh Mẫu gồm 500 sinh viên được chọn từ các trường : Đại học Sư Phạm, Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh Tế, Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. Trong đó, theo giới tính có 203 nam (chiếm tỉ lệ 40.6%), 297 nữ (59.4%). Theo năm học có 21 sinh viên năm 1 (4.2%), 236 sinh viên năm 2 (47.2%), 128 sinh viên năm 3 (25.6%), 115 sinh viên năm 4 (23%). 1.1.2. Đối tượng: - Thái độ của sinh viên 5 trường đại học trên. 2.3 Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện thời gian và những hạn chế về năng lực của nhóm, đề tài được giới hạn: Chỉ tiến hành nghiên cứu trên sinh viên của 5 trường đại học (ĐH Sư Phạm Tp.HCM, ĐH Khoa học Tự Nhiên, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Kinh tế, ĐH Bách khoa). Nội dung cuộc vận động này được triển khai trên nhiều mặt nhưng chúng tôi chỉ chọn 3 lĩnh vực gần gũi với sinh viên. Đó là: A. Giữ gìn trật tự, an toàn giao thông; B. Bảo vệ môi trường; C. Văn hóa giao tiếp ứng xử. Chỉ tìm hiểu về thái độ hưởng ứng cuộc vận động của sinh viên, so sánh thái độ hưởng ứng của sinh viên giữa các trường, giữa nam và nữ, giữa sinh viên các khối 2.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chính là dùng một thang đo thái độ để tìm hiểu thái độ của sinh viên. Thang thái độ được xây dựng gồm 30 câu chia ra 3 phần. Mỗi phần có 10 nội dung phát biểu tích cực và tiêu cực xen kẽ nhau. - Phần A: Các phát biểu về tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 174 - Phần B: Các phát biểu về tham gia bảo vệ môi trường. - Phần C: Các phát biểu về giao tiếp ứng xử. Cách cho điểm: Mỗi phát biểu tích cực có 5 mức điểm theo thứ tự từ: 1 = hoàn toàn không đồng ý  5 = hoàn toàn đồng ý. Những câu nội dung tiêu cực sẽ có điểm hoán đổi đối xứng. Kết quả tính hệ số tin cậy của thang thái độ bằng SPSS cho thấy hệ số Alpha – Cronbach là 0.832. Trị số này cho biết độ tin cậy thang đo là khá tốt. Các phương pháp hỗ trợ: phỏng vấn, phương pháp toán thống kê. 3. Kết quả nghiên cứu. Các tổng điểm và điểm trung bình được sử dụng để mô tả thái độ tích cực của sinh viên. Mỗi sinh viên có 3 tổng điểm cho từng phần và 1 tổng điểm chung. Theo cách cho điểm như nêu trên, ở từng phần tổng điểm thấp nhất = 10, cao nhất = 50, điểm số chỉ mức độ trung tính là 30. Ở thang chung, tổng điểm chung nhỏ nhất = 30, lớn nhất = 150, mức trung tính là 90. 3.1 Kết quả tính trên thang đo chung Bảng 1: Các số thống kê từ Tổng điểm chung Số lượng Tổng điểm nhỏ nhất Tổng điểm lớn nhất Điểm Trung bình Độ lệch tiêu chuẩn Tổng 500 40 148 114.47 14.270 Nhận xét: Điểm trung bình chung = 114.47 trên mức trung tính, cho thấy thái độ của sinh viên với 3 chủ đề của cuộc vận động “Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị” thiên về mức tích cực hưởng ứng. Tổng điểm nhỏ nhất là 40 điểm, lớn nhất là 148 điểm cho phép kết luận biểu hiện thái độ của sinh viên cũng phân tán từ mức tiêu cực đến tích cực, rất đa dạng. Bảng 2: Tổng điểm trung bình theo giới tính Giới tính Số lượng Điểm trung bình Độ lệch tiêu chuẩn T - test Xác suất Nam 203 111.37 14.450 Nữ 297 116.59 13.773 4.073 0.000 Nhận xét: Bảng 2 cho thấy: Điểm thái độ của Nam và Nữ đều ở mức tích cực. Kiểm nghiệm T giữa 2 trung bình đi đến kết quả có khác biệt giữa nam và nữ, trong đó nam sinh viên ít tích cực hơn (trung bình của nam = 111.37 so với nữ = 116.59). độ “đồng ý”). Điều này cũng khá hợp lý với đặc điểm tâm lý và lối sống của nam và nữ. Năm học 2008 – 2009 175 Bảng 3: Tổng điểm trung bình theo từng trường Trường Số lượng Điểm Trung bình Độ lệch tiêu chuẩn ĐHSP 100 115.47 14.116 ĐHKHTN 100 115.89 14.635 ĐHKT 100 111.53 14.356 ĐHKHXH&NV 100 116.27 15.029 ĐHBK 100 113.19 12.815 Tồng 500 114.47 14.270 * Kiểm nghiệm ANOVA giữa 5 trường cho F = 2.048, không khác biệt ý nghĩa. Nhận xét: Quan sát trung bình bảng trên ta thấy trường ĐH KHXH & NV có điểm trung bình cao nhất 116.27, nhỏ nhất là trường ĐHKT 111.53. Nhưng kết quả kiểm nghiệm ANOVA về sự khác biệt trung bình 5 trường là không có khác biệt ý nghĩa ở mức 0.05. Như vậy, thái độ của sinh viên các trường là tích cực như nhau. Bảng 4: Tổng điểm trung bình theo từng khối Sinh viên năm thứ Số lượng Điểm trung bình Độ lệch tiêu chuẩn 2 236 114.81 14.041 3 128 112.34 14.397 4 115 115.33 14.412 Tổng 479 114.28 14.246 * Kiểm nghiệm ANOVA cho 3 năm 2, 3, 4: F = 1.675, không khác biệt ở mức 0.05 Nhận xét: Do khi chọn mẫu, yếu tố năm học là ngẫu nhiên nên mẫu sinh viên năm thứ nhất chỉ có 21 sinh viên. Vì vậy, chỉ so sánh 3 trung bình của sinh viên năm thứ 2, 3 và 4. Kết quả cho thấy không khác biệt ý nghĩa. Như vậy, trong cuộc vận động này thì thái độ của sinh viên các năm 2, 3, và 4 là tích cực như nhau. 3.2 Kết quả trên từng phần nội dung của thang đo 3.2.1 Thái độ hưởng ứng cuộc vận động của sinh viên Gồm 3 nội dung: giữ gìn trật tự, an toàn giao thông (A); bảo vệ môi trường (B); văn hóa giao tiếp ứng xử (C). Bảng 5: Các số thống kê mô tả Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 176 Nội dung Số lượng Điểm nhỏ nhất Điểm lớn nhất Điểm Trung bình Độ lệch tiêu chuẩn Phần A 500 14 50 36.46 5.448 Phần B 500 12 50 39.22 5.957 Phần C 500 11 50 38.78 6.260 Nhận xét: Điểm trung bình từ 36.46 đến 39.22, trong đó phần B (bảo vệ môi trường) có điểm trung bình là 39.22/50 cao nhất, cho thấy thái độ của sinh viên trong cả 3 phần đều tích cực, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường. Ở mỗi phần, điểm nhỏ nhất là rất thấp từ 11/50 đến 14/50 điểm, và cả 3 nội dung thì đều đạt điểm tối đa là 50/50. Nghĩa là thái độ tích cực trong mỗi phần của sinh viên cũng phân tán rất cao. Kết luận chung là về số đông, sinh viên có thái độ hưởng ứng tích cực nhưng tính trong từng sinh viên, thái độ là rất đa dạng, từ rất tiêu cực đến rất tích cực trong việc hưởng ứng 3 nội dung của cuộc vận động này. 3.2.2 So sánh thái độ của sinh viên trên 3 nội dung theo giới tính Bảng 6: So sánh thái độ sinh viên theo giới tính Nội dung Giới tính Số lượng Điểm trung bình Độ lệch tiêu chuẩn T Sig Nam 203 35.33 5.358 -3.885 0.000 A Nữ 297 37.24 5.383 Nam 203 38.67 5.953 -1.723 0.086 B Nữ 297 39.60 5.939 Nam 203 37.37 6.615 -4.242 0.000 C Nữ 297 39.75 5.822 Nhận xét: Các điểm trung bình cho thấy cả nam và nữ sinh viên đều thể hiện mức thái độ tích cực. Kết quả kiểm nghiệm T cho biết: Ở nội dung A và C, điểm trung bình thái độ của sinh viên nữ cao hơn sinh viên nam (có khác biệt). Nhưng nội dung B (bảo vệ môi trường) thì không khác biệt. 3.2.3 So sánh thái độ của sinh viên trên 3 nội dung A, B, C theo trường Bảng 7: So sánh thái độ của sinh viên trên 3 nội dung A, B, C Nội dung Trường Số lượng Điểm trung bình Độ lệch tiêu chuẩn ĐHSP 100 37.03 5.114 ĐHKHTN 100 37.01 5.783 ĐHKT 100 35.40 5.299 ĐHKHXH&NV 100 37.01 5.780 ĐHBK 100 35.87 5.110 A Tổng 500 36.46 5.448 Năm học 2008 – 2009 177 ĐHSP 100 38.99 5.237 ĐHKHTN 100 39.03 6.064 ĐHKT 100 38.60 6.989 ĐHKHXH&NV 100 40.02 6.161 ĐHBK 100 39.48 5.161 B Tổng 500 39.22 5.957 ĐHSP 100 39.45 6.536 ĐHKHTN 100 39.85 6.021 ĐHKT 100 37.53 5.823 ĐHKHXH&NV 100 39.24 6.575 ĐHBK 100 37.84 6.093 C Tổng 500 38.78 6.260 * Kết quả ANOVA giữa 5 trường: không khác biệt ý nghĩa ở mức xác suất 0.05 Nhận xét: Thông qua bảng số liệu trên ta thấy rằng trong từng nội dung A, B, C, thái độ sinh viên từng trường là tích cực và không khác biệt giữa các trường. 3.2.4 So sánh thái độ của sinh viên trên 3 nội dungA, B, C theo năm học Bảng 8: So sánh thái độ của sinh viên trên 3 nội dung A, B, C theo năm học Nội dung Sinh viên năm Số lượng Điểm trung bình Độ lệch tiêu chuẩn Xác suất kiểm nghiệm F 2 236 36.61 5.143 3 128 36.05 5.615 4 115 36.27 5.496 A Tồng số 479 36.36 5.352 0.602 2 236 39.36 5.685 3 128 38.17 6.306 4 115 40.10 6.177 B Tồng số 479 39.22 6.004 0.039 2 236 38.84 6.395 3 128 38.12 6.071 4 115 39.02 6.313 C Tồng số 479 38.69 6.287 0.470 Nhận xét: Qua bảng trên, ta thấy được điểm trung bình thái độ của sinh viên theo năm học là tích cực nhưng không giống nhau. Kiểm nghiệm F cho biết có khác biệt giữa 3 năm ở nội dung B, còn nội dung A và C không khác biệt. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 178 Kiểm nghiệm so sánh từng cặp trung bình cho phép kết luận: Ở nội dung B - bảo vệ môi trường - thái độ hưởng ứng của sinh viên năm thứ tư với điểm trung bình là 40.10 cao hơn sinh viên các năm khác. Thái độ của sinh viên năm thứ ba thấp nhất với điểm số là 38.17. Lý giải kết quả này: Sinh viên năm thứ tư có thái độ tích cực trong cuộc vận động cao hơn các năm khác cũng rất hợp lý bởi vì sinh viên năm tư đã trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài nên trưởng thành và có ý thức cao hơn. 3.2.5 Phân tích từng câu trên 3 nội dung A, B, C Để bổ sung những kết quả chi tiết hơn, các trung bình điểm tích cực và tỉ lệ trả lời tích cực trên từng câu được quan tâm phân tích. Dưới đây là bảng tổng hợp cho mỗi phần. Bảng 9: Điểm trung bình và tỉ lệ trả lời tích cực từng câu phần A Trả lời tích cực Câu TÓM TẮT NỘI DUNG Tần số Tỉ lệ% Trung bình tích cực A1. Ở TP HCM, khi lưu thông không nên vượt đèn đỏ dù chỉ vài lần. 282 56.4 3.46 A2. Phải phạt nặng người có hành vi lạng lách, đánh võng trên đường phố 418 83.6 4.19 A3. Lưu thông trên đường, sinh viên không nên đi xe sánh đôi hoặc hàng ba. 339 67.8 3.76 A4. Đi bộ băng qua đường đúng vạch sơn quy định là rất cần thiết. 414 82.8 4.18 A5. Không đi ngược chiều dù có thể rút ngắn đường đi của mình. 307 61.4 3.66 A6. Không chấp nhận sinh viên chơi thể thao (đá bóng, đá cầu, cầu lông) trên vỉa hè, lề đường.. 331 66.2 3.80 A7. Sinh viên có thể tập trung ăn uống hàng quán trên vỉa hè, lề đường. 142 28.4 2.95 A8. Cô bác không được lấn chiếm vỉa hè, buôn bán trước cổng trường dù có phục vụ nhu cầu của sinh viên. 225 45.0 3.42 A9. Dù đi trong hẻm nhỏ, người điều khiển môtô cũng cần phải đội mũ bảo hiểm. 302 60.4 3.52 A10. Dù là đi xe đạp điện, chủ phương tiện phải đội mũ bảo hiểm để giảm tai nạn giao thông. 293 58.6 3.53 Năm học 2008 – 2009 179 Nhận xét: Quan sát cột điểm trung bình tích cực, có 7 câu đạt trị số > 3.50 và 3 câu thấp hơn mức đó (rõ nhất là câu A7, Mean = 2.95). Quan sát thêm tỉ lệ tích cực, tuy không giống nhau giữa các ý, nhưng đều cao hơn 60%. Đặc biệt có 2 ý A2 và A4 chiếm tỉ lệ cao trên 82%: “Tán thành phạt người có hành vi lạng lách, đánh võng trên đường phố” và “Đi bộ băng qua đường đúng vạch sơn quy định”. Có 3 tỉ lệ tích cực thấp là câu 1, 7 và 8, thuộc các nội dung sau: A 1: Vượt đèn đỏ khi lưu thông tại TP HCM (56,4% tích cực). A 7: Sinh viên có thể tập trung ăn uống hàng quán trên vỉa hè, lề đường (28,4% tích cực). A 8: Cô bác không được lấn chiếm vỉa hè, buôn bán trước cổng trường dù có phục vụ nhu cầu của sinh viên (45% tích cực). Có lẽ không khó khăn khi giải thích tính tích cực thấp trong các trường hợp này, vì đây là những vấn đề đã tồn tại và được phản ánh qua báo chí tại TP HCM nhiều năm qua mà cơ quan chức năng chưa có biện pháp khắc phục thật hiệu quả. Bảng 10: Điểm trung bình và tỉ lệ trả lời tích cực từng câu phần B Trả lời tích cực Câu TÓM TẮT NỘI DUNG Tần số Tỉ lệ% Trung bình tích cực B1. Tán thành việc phạt những người xả rác ngoài đường, khi gần đó có thùng rác. 373 74.6 3.93 B2. Dù trong hoàn cảnh nào cũng không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. 340 68.0 3.86 B3. Không nên hái hoa đẹp nơi công cộng, dù là người yêu thích hoa 355 71.0 3.90 B4. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường (Ngày chủ nhật xanh, ngày thứ bảy tình nguyện) là rất ý nghĩa. 318 63.6 3.76 B5. Không nên thông cảm cho các nhà máy, xí nghiệp về việc thải chất thải công nghiệp ra các con sông, cho dù hệ thống xử lý nước thải rất đắt tiền. 442 88.4 4.45 B6. Không chấp nhận một số người ném súc vật chết ra đường phố, để nhà mình đỡ hôi thối. 446 89.2 4.53 B7. Việc trồng cây xanh trong thành phố không chỉ dành cho những người yêu thích cây xanh. 388 77.6 4.07 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 180 B8. Tin rằng chủ trương hạn chế sử dụng bao ni lông để bảo vệ môi trường sẽ thành công. 162 32.4 2.97 B9. Không nên sử dụng đồ tái chế để bào vệ môi trường 290 58.0 3.62 B10. Không quăng rác xuống sông hay bất kỳ nơi nào, cho dù không nhìn thấy thùng rác. 393 78.6 4.13 Nhận xét: Vấn đề môi trường được hưởng ứng tích cực hơn qua các trung bình tích cực và tỉ lệ tích cực đều cao. Đáng lưu ý là 4 câu có trị số rất cao (Mean > 4.0) thuộc về các vấn đề: - Ném súc vật chết ra ngoài đường (Mean = 4.53 và tỉ lệ 89.2% tích cực). - Chất thải công nghiệp của các nhà máy, xí nghiệp (Mean = 4.45 và tỉ lệ 88.4% tích cực). - Không quăng rác xuống sông hay bất cứ nơi nào công cộng (Mean = 4.13 và tỉ lệ 78.6%). - Việc trồng, bảo vệ cây xanh là nhiệm vụ của mọi người (Mean = 4.07 và tỉ lệ 77.6%) Bảng 11: Điểm trung bình và tỉ lệ trả lời tích cực từng câu phần C Trả lời tích cực Câu TÓM TẮT NỘI DUNG Tần số Tỉ lệ% Trung bình tích cực C1. Không nói chuyện, cười đùa ồn ào với bạn bè nơi công cộng (hay trên xe buýt). 247 49.4 3.45 C2. Khi đi xe buýt, sẵn sàng nhường chỗ cho người được ưu tiên (người già, phụ nữ mang thai, trẻ con). 412 82.4 4.16 C3. Dù đang rất gấp nhưng cũng nên giúp người già và trẻ con sang đường để đảm bảo an toàn cho họ. 376 75.2 3.99 C4. Nhặt rác trên đường và bỏ vào thùng rác là hành vi cần phải làm của bất kỳ ai. 325 65.0 3.82 C5. Mọi sinh viên đều phải có ý thức chào hỏi người lớn tuổi và thầy cô 379 75.8 3.99 C6. Khi xảy ra va chạm trên đường phố, dù không gây ra lỗi, ta cũng bày tỏ lời xin lỗi với người kia. 325 65.0 3.67 C7. Giúp đỡ người bị tai nạn là điều nên làm hơn là đứng nhìn tò mò hoặc sợ rắc rối cho bản 372 74.4 3.94 Năm học 2008 – 2009 181 thân. C8. Sinh viên khi gặp chuyện bực tức mà chửi thề và nói tục là không chấp nhận được. 355 71.0 3.97 C9. Dù trong bất cứ trường hợp nào, sinh viên cũng phải tiểu tiện đúng nơi quy định. 379 75.8 4.14 C10. Các cặp tình nhân cần giữ ý tứ khi thể hiện tình cảm với nhau ở các nơi công cộng. 282 56.4 3.65 Nhận xét: Nội dung văn hoá, giao tiếp ứng xử cũng được sinh viên hưởng ứng tích cực cao, thể hiện qua nhiều câu có các trung bình tích cực xấp xỉ 4.0. Có 2 câu tỉ lệ tích cực thấp: - Không nói chuyện, cười đùa ồn ào với bạn bè nơi công cộng (hay trên xe buýt) (49,4%). - Các cặp tình nhân cần giữ ý tứ khi thể hiện tình cảm với nhau ở các nơi công cộng (56,4%). 4. Ý nghĩa kết quả nghiên cứu 4.1 Ý nghĩa về mặt sư phạm Sống văn minh là một trong những yếu tố không thể thiếu của một người công dân hiện đại. Từ kết quả nghiên cứu, khi đánh giá được thái độ của sinh viên tại 5 trường là tích cực, sẽ làm cơ sở cho bộ giáo dục, sở giáo dục cũng như các trường đại học đề ra những biện pháp và hình thức phù hợp nhằm rèn hành vi văn minh và lối sống tích cực cho sinh viên. Giúp sinh viên nhìn nhận lại thái độ của mình và xây dựng hành vi phù hợp với thái độ tích cực. 4.2 Ý nghĩa về mặt kinh tế Dựa trên kết quả nghiên cứu, thành phố có những chủ trương, biện pháp xác thực hơn với thái độ của sinh viên. Từ đó sẽ đem lại hiệu quả cao trong cuộc vận động này. Đồng thời tiết kiệm được thời gian, chi phí trong cuộc vận động tại môi trường sinh viên. Sinh viên là lực lượng nòng cốt và ảnh hưởng đến xã hội. Khi xác định được thái độ của sinh viên là tích cực và lớn hơn là rèn được hành vi và lối sống phù hợp với thái độ đó thì sẽ có một tác động rất lớn về mặt xã hội. Góp phần mạnh mẽ vào việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh để thu hút đầu tư, phát triển du lịch Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 182 5. Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu chúng ta có thể thấy rằng thái độ hưởng ứng cuộc vận động “Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị” của sinh viên 5 trường đại học là tích cực. Thái độ tích cực này mặc dù không có sự khác biệt giữa các trường. Còn giữa nam và nữ, giữa các khối sinh viên, có khác biệt nhưng sự khác biệt không quá lớn. Trong đó ghi nhận thái độ của nữ sinh viên là tích cực hơn so với nam sinh viên, sinh viên năm thứ 4 cao hơn các năm khác. Đặc biệt là ở lĩnh vực bảo vệ môi trường thì thái độ của sinh viên có phần tích cực hơn. Tuy cuộc vận động mới diễn ra trong một năm nhưng có thể kết luận thái độ hưởng ứng của sinh viên là tốt. Nếu được sự quan tâm nhiều hơn của các Bộ, các Ngành, Thành Đoàn và các trường Đại học, thì kết quả tích cực của cuộc vận động này sẽ tăng lên. 5.2. Kiến nghị Thái độ hưởng ứng cuộc vận động của sinh viên là tích cực. Nhưng chúng ta biết rằng từ thái độ đi đến hành vi là cả một quá trình rèn luyện. Vậy, để thái độ tích cực của sinh viên trở thành hành vi tích cực, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số ý kiến: Với Bộ GDĐT: Cần đưa ra các văn bản, chỉ thị cụ thể, phù hợp để hướng dẫn, khuyến khích sinh viên về các nội dung và hình thức tham gia tương ứng với cuộc vận động. Với Thành đoàn và Hội Sinh viên thành phố: Phải vận động và tổ chức nhiều phong trào hướng vào việc rèn hành vi “văn minh đô thị” cho sinh viên. Với Đoàn và Hội ở tại các trường: Chủ động và tích cực trong việc tuyên truyền và vận động sinh viên tham gia vào các nội dung của cuộc vận động, tránh việc tổ chức theo hình thức mang tính chất nhất thời và ép buộc. Với từng sinh viên: Mỗi sinh viên phải ý thức được ý nghĩa của cuộc vận động này đối với bản thân và xã hội. Từ đó tham gia một cách tích cực vào các phong trào được phát động từ phía nhà trường và địa phương. Đặc biệt là phải bằng những hành động cụ thể: thực hiện và nhắc nhở người khác th
Tài liệu liên quan