Thẩm định dự án đầu tư - Lập dự toán vốn NPV và IRR

Giá trị hiện giá ròng (NPV) trong Thẩm định dự án đầu tư và Tỷ suất hoàn vốn nội tại (IRR) trong Lập dự toán vốn là hai phương pháp sử dụng Dòng tiền Chiết khấu (DCF) để đánh giá dự án đầu tư vốn. Khái niệm Dòng tiền Chiết khấu – DCF Dòng tiền chiết khấu một kỹ thuật trong thẩm định dự án đầu tư có tính đến thời giá của dòng tiền và toàn bộ lợi nhuận trong vòng đời của một dự án.

pdf10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thẩm định dự án đầu tư - Lập dự toán vốn NPV và IRR, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thẩm định dự án đầu tư - Lập dự toán vốn NPV và IRR Giá trị hiện giá ròng (NPV) trong Thẩm định dự án đầu tư và Tỷ suất hoàn vốn nội tại (IRR) trong Lập dự toán vốn là hai phương pháp sử dụng Dòng tiền Chiết khấu (DCF) để đánh giá dự án đầu tư vốn. Khái niệm Dòng tiền Chiết khấu – DCF Dòng tiền chiết khấu một kỹ thuật trong thẩm định dự án đầu tư có tính đến thời giá của dòng tiền và toàn bộ lợi nhuận trong vòng đời của một dự án. Những đặc điểm chính của Dòng tiền chiết khấu  Dòng tiền chiết khấu liên quan đến các dòng tiền của một dự án chứ không phải phần lợi nhuận kế toán. Lý do là các dòng tiền thể hiện các chi phí và lợi nhuận của một dự án khi dự án đó thực sự được thực thi và bỏ qua các chi phí lý thuyết như chi phí khấu hao.  Thời giá của dòng tiền – đặc điểm này rất quan trọng - được ghi nhận toàn bộ theo.Dòng tiền chiết khấu bằng cách chiêt khấu dòng tiền. Kết quả của việc chiết khấu dòng tiền là mang lại giá trị lớn hơn cho mỗi đồng đôla của dòng tiền phát sinh trước đó – thời giá của dòng tiền (1 đôla kiếm được ngày hôm nay có giá trị hơn so với 1 đôla kiếm được vào cuối năm.) Thời giá của dòng tiền: Những quy ước được sử dụng trong Chiết khấu dòng tiền Trong thẩm định dự án đầu tư, tiến hành đánh giá bằng cách sử dụng phương pháp lập dự toán vốn NPP và IRR là rất có ý nghĩa. Các dòng tiền phải được định giá đúng và chính xác. Bạn có thể áp dụng những hướng dẫn dưới đây để làm quy tắc chung khi định giá khoản đầu tư ban đầu, vốn lưu động và dòng tiền trên cơ sở thuế. Ba cách xác định thời giá của dòng tiền  Bất kỳ dòng tiền ra nào chịu phát sinh vào thời điểm bắt đầu của một dự án đầu tư (hiện tại) năm 0. Lưu ý rằng giá trị hiện tại của 1 đôla vào năm 0 là 1 đôla không tính đến giá trị r. Giá trị r = tỷ suất lợi nhuận kép cho từng giai đoạn thời gian.  Bất kỳ dòng tiền ra, khoản tiết kiệm, và dòng tiền vào nào phát sinh trong suốt khung thời gian (ví dụ là một năm) được giả định là đã xảy ra vào cuối của giai đoạn thời gian. Ví dụ, biên lai có giá 12.500 đôla trong suốt năm 1 được ghi nhận là đã phát sinh vào cuối năm 1.  Bất kỳ dòng tiền vào nào phát sinh vào đầu mỗi giai đoạn thời gian (ví dụ bắt đầu năm 1) được giả định là đã phát sinh vào cuối năm trước đó, ví dụ năm ngoái. Do vậy dòng tiền vào là 1.200 đôla vào đầu năm 2 được coi là phát sinh vào cuối năm 1. Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu sâu sắc về các quy ước thời gian của 3 dòng tiền này và hiểu rõ về NPV và IRR. Giá trị hiện tài thuần (NPV) NPV là giá trị có được bằng chiết khấu tất cả dòng tiền vào và dòng tiền ra của một dự án đầu tư vốn theo mứ chi phí vốn đã chọn hay theo tỷ suất lợi nhuận vốn mục tiêu. Phương pháp NPV trong thẩm định dự án đầu tư so sánh giá trị hiện tại (PV) của tất cả dòng tiền vào từ một khoản đầu tư với giá trị hiện tại (PV) của tất cả các dòng tiền ra từ một dự án đầu tư. Công thức tính là: NPV = PV của dòng tiền vào – PV của dòng tiền ra. Ví dụ 1: Ví dụ về cách tính NPV Một công ty đang cân nhắc một dự án đầu tư vốn có các dòng tiền ước tính cho giai đoạn 4 năm như sau: Năm Dòng tiền (đôla) 0 (năm hiện tại) (100.000) 1 160.000 2 90.000 3 20.000 4 30.000 Chi phí vốn của công ty là 15 %. Hãy tính NPV của dự án này và đánh giá xem dự án này có nên thực hiện hay không? Bài giải: Năm / Giá trị hiện tại Dòng tiền Hệ số Chiết khấu 15% (đôla) (đôla) 0 (100.000) (100.000) 1.000 1 139.200 160.000 1/ (1,15)1 = 0,870 2 68.040 90.000 1/ (1,15)2 = 0,756 3 13.160 20.000 1/ (1,15)3 = 0,658 4 17.160 30.000 1/ (1,15)4 = 0,572 Lưu ý: Hệ số chiết khấu cho bất kỳ dòng tiền nào trong năm 0 (năm hiện tại) luôn = 1, cho dù chi phí vốn là bao nhiêu. Thẩm định Dự án đầu tư NPV/Tiêu chí Quyết định Lập dự toán 3 điều nhà quản lý phải làm sau khi tính toán NPV của một dự án. Đó là: 1. Chấp nhận dự án khi NPV dương. Đây là trường hợp lợi nhuận dự các dòng tiền của dự án đầu tư cao hơn chi phí vốn. 2. Từ chối dự án khi NPV âm. Bạn từ chối thực hiện dự án khi lợi nhuận từ dòng tiền của dự án đầu tư thấp hơn chi phí vốn. 3. Bàng quan về triển vọng của dự án. Nhà quản lý cân nhắc những yếu tố phi tài chính khác trước khi quyết định xem có nên thực hiện dự án hay không khi lợi nhuận từ dòng tiền của dự án bằng với chi phí vốn. Dựa trên tiêu chí quyết định đầu tư ở trên, trong ví dụ này, chúng ta chấp nhận dự án vì đó là một dự án đầu tư tốt với NPV dương bằng 137.560 đôla. Tỷ suất hoàn vốn nội tại IRR Không giống như phương pháp NPV trong thẩm định dự án đầu tư được tính bằng chiết khấu dòng tiền với tỉ suất lợi nhuận mục tiêu hoặc chi phí vốn. Phương pháp thẩm định vốn IRR tính toán tỷ suất hoàn vốn dòng tiền chiết khấu chính xác mà một dự án hoặc một cơ hội đầu tư kỳ vọng đạt được, nói theo cách khác nó tỉ suất mà tại đó NPV = 0. Quyết định đầu tư dựa trên quy tắc IRR là chấp nhân dự án nào có IRR hoặc DCF cao hơn tỉ suất hoàn vốn mục tiêu. Nếu không dùng máy tính, có thể dùng phương pháp nội suy để tính IRR. Tính toán IRR Có 3 bước để tính IRR đó là:  Bước 1: Tính NPV của dự án sử dụng chi phí vốn của công ty.  Bước 2: Tính NPV của dự án sử dụng mức chiết khấu khác o Nếu NPV dương, sử dụng tỉ suất thứ hai cao hơn tỉ suất thứ nhất. o Nếu NPV âm, sử dụng tỉ suất thứ hai thấp hơn tỉ suất thứ nhất.  Bước 3: Sử dụng cả hai giá trị NPV để tính IRR. Công thức áp dụng như sau:  IRR = a + {[NPVa/ NPVa – NPVb] (b – a)} % Trong đó:  a là tỷ suất hoàn vốn thấp hơn được sử dụng  b là tỷ suất hoàn vốn cao hơn được sử dụng  NPVa = NPV có được khi sử dụng tỉ suất a  NPVb = NPV có được khi sử dụng tỉ suất b Ví dụ 2: Ví dụ về tính IRR Một công ty đang cân nhắc xem có nên mua một máy móc trị giá 100.000 đôla, máy này có thể giúp tiết kiệm chi phí 25.000 đôla mỗi năm trong vòng 5 năm và máy này có giá trị còn lại là 15.000 đôla vào cuối năm thứ 5. Chính sách của công ty là công ty chỉ thực hiện dự án khi dự án đó phát sinh khoản lợi nhuận đã chiết khấu dòng tiền cao hơn 10%. Hãy quyết định xem dự án đó có nên thực hiện hay không? Bài giải: Bước 1: Tính NPV sử dụng chi phí vốn của công ty là 10 % Năm Dòng tiền mặt (đôla) Hệ số PV 10 % PV của dòng tiền (đôla) 0 (100.000) 1.000 (100.000) 1 - 5 25.000 3.791 94.775 5 15.000 0.621 9.315 NPV = 4.090 Bước 2: Tính NPV thứ hai sử dụng tỉ suất lớn hơn tỉ suất thứ nhất vì tỉ suất thứ nhất đã cho kết quả dương. Giả sử tỷ suất thứ hai là 12 % Năm Dòng tiền (đôla) Hệ số PV 12 % PV của dòng tiền (đôla) 0 (100.000) 1.000 (100.000) 1 - 5 25.000 3.605 90.125 5 15.000 0.567 8.505 NPV = 1.370 Kết quả này gần bằng với 0 và là số âm, nhưng chúng ta vẫn chưa có được số liệu mà chúng ta đang tìm - nằm ở khoảng giữa 2 tỉ lệ này. Bước 3: Sử dụng hai giá trị này để lắp vào công thức Thay các giá trị trên vào công thức, chúng ta có: IRR = 10 + {[4.090/4.090 + 1.370] (12 - 10)} % = 10 +4.090/5.460 x 2/100 IRR = 10.10 % Dự án này nên được chấp nhận vì IRR của dự án cao hơn chi phí vốn.