Tập đoàn phong kiến Chúa Trịnh (1545 – 1787) đã kiểm soát toàn bộ quyền lực nhà nước Đại Việt thời nhà Hậu Lê, với khẩu hiệu “phù Lê diệt Mạc”, đến 1592, con cháu triều Mạc chạy lên Cao Bằng. Trịnh Tùng chiếm lại Thăng Long, cai trị toàn cõi Đàng Ngoài, đặt phủ chúa với hệ thống quan lại riêng, định chế độ cha truyền con nối, thu tóm mọi quyền hành bên cạnh triều đình vua Lê bù nhìn.
Chúa Trịnh vừa phải chống chúa Nguyễn ở Đàng Trong, lại đánh dẹp nhiều cuộc nổi dậy của nông dân đàng ngoài, nhưng họ vẫn ra sức ổn định tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa và ngoại giao, biến Thăng Long thành một kinh đô giàu có và văn hiến. Có thể khẳng định thời Lê - Trịnh đã chứng kiến hai thế kỷ phát triển rực rỡ của kinh tế, văn hóa, chính trí, giúp họ Trịnh giữ gìn xã hội Đại Việt ổn định và thăng tiến trong gần 2 thế kỷ.
Hải Phòng xưa tự hào vì có đến 3 vị trạng nguyên thời Hậu Lê là: Lê Ích Mộc- Thủy Nguyên;Trần Tất Văn, An Lão và trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Bảo. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đã đưa ra lời tiên đoán, khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê phân vùng ổn định, tránh được những cuộc tàn sát và cùng tồn tại phát triển trong một thời gian dài.
28 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tham luận Một số công trình mỹ thuật kiến trúc dân gian thời Lê - Trịnh ở Việt Nam và Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH MỸ THUẬT KIẾN TRÚC DÂN GIAN THỜI LÊ - TRỊNH Ở VIỆT NAM VÀ HẢI PHÒNGĐồng Thị Hồng Hoàn Tập đoàn phong kiến Chúa Trịnh (1545 – 1787) đã kiểm soát toàn bộ quyền lực nhà nước Đại Việt thời nhà Hậu Lê, với khẩu hiệu “phù Lê diệt Mạc”, đến 1592, con cháu triều Mạc chạy lên Cao Bằng. Trịnh Tùng chiếm lại Thăng Long, cai trị toàn cõi Đàng Ngoài, đặt phủ chúa với hệ thống quan lại riêng, định chế độ cha truyền con nối, thu tóm mọi quyền hành bên cạnh triều đình vua Lê bù nhìn. Chúa Trịnh vừa phải chống chúa Nguyễn ở Đàng Trong, lại đánh dẹp nhiều cuộc nổi dậy của nông dân đàng ngoài, nhưng họ vẫn ra sức ổn định tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa và ngoại giao, biến Thăng Long thành một kinh đô giàu có và văn hiến. Có thể khẳng định thời Lê - Trịnh đã chứng kiến hai thế kỷ phát triển rực rỡ của kinh tế, văn hóa, chính trí, giúp họ Trịnh giữ gìn xã hội Đại Việt ổn định và thăng tiến trong gần 2 thế kỷ. Hải Phòng xưa tự hào vì có đến 3 vị trạng nguyên thời Hậu Lê là: Lê Ích Mộc- Thủy Nguyên;Trần Tất Văn, An Lão và trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Bảo. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đã đưa ra lời tiên đoán, khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê phân vùng ổn định, tránh được những cuộc tàn sát và cùng tồn tại phát triển trong một thời gian dài. NHÀ TRỊNH TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM, HẢI PHÒNGVỚI NHÀ LÊ - TRỊNH Nhà Lê suy yếu. Năm 1556, vua Lê Trung Tông mất sớm không có con nối dõi), Trịnh Kiểm định đoạt nhà Lê nhưng ngại dư luận, đã cho người đến hỏi Nguyễn Bỉnh khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với chú tiểu (thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh): "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản“. Trịnh Kiểm hiểu ý Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho người tìm tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên ngôi, tức là vua Lê Anh Tông. Họ Trịnh tôn nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh vẫn có hư danh, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại hơn 200 năm, củng cố và xây dựng đất nước phồn vinh. Điều này còn thể hiện ở các công trình kiến trúc, mỹ thuật còn sót lại thời Lê Trịnh cho đến ngày nay.CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC MỸ THUẬT THỜI LÊ - TRỊNH Các công trình kiến trúc mỹ thuật cung đình của nhà Lê Trịnh đã bị các triều đại sau phá hủy. Nhưng thật may, có một số công trình kiến trúc dân gian phục vụ tín ngưỡng tôn giáo, được xây dựng hoặc trùng tu thời Lê Trịnh xưa vẫn được bảo tồn đến ngay nay, tiêu biểu như: chùa Keo- Thái Bình; chùa Thầy, đình Chu Quyến-Hà Tây; chùa Bút Tháp, đình Phụ Lão, đình Diềm, đình Bảng - Bắc Ninh; đình Thổ Tang, đền Phú Đa-Vĩnh Phúc; chùa Chuông, đền chúa Mụa - Hưng Yên; đình Hàng Kênh, đình Kiền Bái, đình Trấn Dương - Hải PhòngChùa Keo được xây dựng lớn từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ. Chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689 , 1707, 1941... Lần trùng tu năm 1941 có sự giúp đỡ của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp CHÙA KEO - THÁI BÌNHChùa Chuông được xây dựng từ thế kỷ 15, Nhưng phải tới năm 1707, chùa mới được trùng tu lớn với quy mô hoàn chỉnh như hiện nay. Trong cuốn “Hưng Yên tỉnh nhất thống chí” của Trịnh Như Tấu, thời Nguyễn có ghi rằng: “Chùa Chuông - Phố Hiến đệ nhất danh lam”. CHÙA CHUÔNG – HƯNG YÊNĐỀN BÀ CHÚA MỤA - HƯNG YÊN Đền thờ Bà chúa Mụa thờ bà Trần Thị Ngọc Am, là Vương phi đệ nhị cung tần của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, tên hiệu là Pháp Tiên, có nhiều công đức xây dựng chùa tháp nên được các tín đồ tôn làm "Thánh Quang Bồ Tát". Cửa đền có bia “Trần Thị Tiên phả bi” ghi khái quát về lý lịch của bà. Trên mặt trước bia “Chiêu Ân tháp bi” và mặt sau “Tào Lục xã bi” năm 1650.CHÙA NINH PHÚC (BÚT THÁP) BẮC NINHChùa Ninh Phúc (Bút Tháp) được đại trùng tu khi Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diện Viên) rời bỏ cung thất đến đây tu hành. Bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ), xin phép Chúa Trịnh Tráng, bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức để xây dựng chùa lớn như ngày nay. Đến năm 1647, chùa xây dựng và sửa chữa xong. Kiến trúc chùa theo kiểu "Nội Công Ngoại Quốc“, để trở thành một quần thể hoàn chỉnh trên một trục dài hơn 100 mét. Phía bên phải chùa có tháp Bút (Báo Nghiêm) bằng đá xanh năm tầng, cao trên 13 mét; Kiệt tác điêu khắc gỗ dân gian tô điểm cho chùa là pho tượng gỗ “Phật Bà Quan Âm ngàn mắt ngàn tay”- (Quan âm thiên thủ thiên nhãn), cao tới 3,70 mét (1656) và tập hợp 91 bức chạm đá trên lan can bao quanh tòa thượng điện với những đề tài đa dạng (động vật, cỏ cây, mây nước...). Về cơ bản, quy mô và cấu trúc của chùa Bút Tháp hiện nay chính là ngôi chùa được xây dựng trong thời kỳ Lê – Trịnh.CHÙA NÀNH – BẮC NINHChùa Nành còn có tên là chùa Pháp Vân, thuộc xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Đây là một trong bốn chùa lớn ở nước ta thời Hậu Lê: chùa Dâu, chùa Keo, Chùa Đậu, chùa Nành. Chùa Nành được xây theo lối chữ “Công” gồm 100 gian, trước mặt có sân rộng trải dài tới sát tam quan rất bề thế. Đối diện có tòa thủy đình để diễn rối nước trên một hồ nước nhỏ. Chùa Nành được xây dựng từ thời Lý. Trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa thời Lê Trung hưng. Hiện, chùa còn lưu giữ được nhiều di vật quý triều Lê Trịnh như: Tượng, bia đá, chuông đồng (1653), khánh đồng (1733). Chùa Nành đã được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng là Di tích cấp quốc gia. ĐÌNH BẢNG BẮC NINHĐình Bảng do Nguyễn Thạc Lượng (từng làm trấn thủ Thanh Hóa) và vợ là Nguyễn Thị Nguyên hiến gỗ, đứng ra tạo dựng, nhân dân và thợ trong vùng thi công góp sức. Đình được khởi công vào năm 1700, và phải ba mươi sáu năm, tức năm 1736, mới hoàn thành. ĐÌNH DIỀM – BẮC NINH Đình Diềm xưa khá bề thế, gồm 3 gian hai chái khép kín thành một chỉnh thể thống nhất và hài hòa. Đình được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 để thờ Đức thánh Tam Giang, Dân làng lấy năm Nhâm Thân 1692 (năm dựng mái) làm năm xây đình. Sau này do chiến tranh, nhiều kiến trúc độc đáo đã bị phá huỷ, hiện đình chỉ còn 1 gian 2 chái. Ngay từ năm 1964, đình Diềm đã được Nhà nước ta công nhận danh hiệu di tích cấp Quốc gia. Nét độc đáo của đình Diềm chủ yếu ở chiếc cửa võng và chiếc nhang án thờ nơi gian giữa. Chiếc nhang án nằm phía trong cửa cấm, theo các nhà nghiên cứu thuộc Cục bảo vệ di sản (Bộ Văn hóa-Thông tin), giá trị của nó về một số mặt “có thể đưa vào danh sách các bảo vật Quốc gia”. Cửa võng đình được trang trí thành các tầng diềm có nhiều hình rồng, vân mây, hoa bốn cánh với kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, chạm thủng. Hai bên là ván chạm thủng hình “Song nghê triều dương” (hai con nghê chầu mặt trời), và 4 con rồng chầu vào vòng sáng nhọn đầu của chữ “Phúc”. Bên cạnh các hình chạm khắc này, nhang án còn có những hình chạm rất đặc sắc, trong đó có cả hình tượng các cô thôn nữ xinh đẹp, yểu điệu. Điều đó chứng tỏ người dân làng Diềm xưa không hề bó buộc, câu nệ mà đưa cả những cảnh sinh hoạt đời thường vào trang trí tại một nơi thâm nghiêm như đình, chùaĐỀN GIÓNG – PHÙ ĐỔNG, BẮC NINHĐền thờ Thánh Gióng đã có từ thời Hùng Vương và được dựng trên nền nhà cũ của mẹ Gióng. Đến cuối thế kỷ XI, Lý Thái Tổ cho tu bổ thêm và ra lệnh tổ chức hội Gióng. Phía trước đến là thủy đình được dựng theo kiểu "mái chồng" từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII). Phía trước đền có đôi rồng đá, phía sau có đôi sư tử đá tạo vào năm Ất Dậu niên hiệu Vĩnh Thịnh, 1705 triều Vua Lê Dụ Tông. Nhà Thiêu hương do Điền Quận công Nguyễn Huy (1610-1675), Nhà bên trong do Đặng Công Chất, đỗ Trạng nguyên năm 1661, đứng ra hưng công, Hai ngôi nhà ba gian phía đông do Đặng Thị Huệ, chúa Trịnh Sâm (thế kỷ XVIII) cung tiến. Đầu bẩy chạm vào thời Hậu Lê. Đền còn lưu được 12 đạo sắc phong, đời Lê; đền còn lưu được chiếc ngai thờ từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII)CHÙA MÍA - SƠN TÂY Chùa tọa lạc ở làng Mía, xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, trên một ngọn đồi đá ong. Chùa có tên chữ là Sùng Nghiêm tự, được đại trùng tu, xây dựng lại vào năm Đức Long thứ 4 (1632) thời Lê Thần Tông. Chùa Mía có tới 287 pho tượng lớn nhỏ, trong đó một nữa bằng gỗ, một nữa bằng đất luyện. Tất cả được sơn son thếp vàng rất đẹp. Tiêu biểu nhất là 8 bộ Kim Cang ở tòa thượng điện, bằng đất luyện. Pho tượng "Quan Âm Tống Tử" với đường nét chạm khắc mềm mại, sinh động, độc đáo là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác. Chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật như đại hồng chung đúc năm 1743, khánh đồng (1846), bia Bà Chúa Mía dựng năm 1632. CHÙA ĐẬU - HÀ TÂYTheo văn bia dựng năm Dương Hoà 5, Chùa Đậu được trùng tu lớn vào năm 1635 đời vua Lê Thần Tông; Kiến trúc chùa được xây dựng kiểu "nội công ngoại quốc“ như phần lớn các chùa khác thời Lê - Trịnh. Tam quan chùa là một gác chuông đẹp, hai tầng tám mái với các đầu đao cong vút. Nhiều bộ phận gỗ được chạm khắc hình rồng, phượng và hoa lá. Ở chùa Đậu có khá nhiều bia đá từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18. Đặc biệt ở đây có hai tấm biển gỗ sơn son thiếp vàng khắc bài thơ nôm của chúa Trịnh Căn (1682 - 1709) và chúa Trịnh Cương (1709- 1729).CHÙA THẦY - HÀ TÂYChùa Thầy còn lưu giữ 7 tấm bia đá niên đại vào thế kỷ 17, có bia "Hưng tạo sự công" dựng năm Dương Đức thứ 7 (1673) nói về việc xây dựng nơi thờ Thánh và tên người cúng ruộng công đức cho thấy trùng tu lớn nhất vào thế kỷ 17, chùa mới có dạng "nội công ngoại quốc" như ngày nay. Cũng vào dịp trùng tu thời Lê - Trịnh, hai cụm kiến trúc thờ Phật và thờ Thánh đã được tách thành hai công trình riêng biệt, đánh dấu sự ra đời chính thức của kiểu thức chùa tiền Phật - hậu Thánh, là đặc điểm kiến trúc thời Lê - Trịnh. Chùa Trầm được xây dựng năm Ất Hợi (1515) do Trần Văn Tăng, một tướng quân xuất gia đi giảng đạo, khởi xướng. Hiên ở núi Trầm còn một bia đá khắc bài thơ của ông bằng chữ Nôm. Xưa kia toàn bộ khu núi Trầm là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung. Núi Tử Trầm có chùa Hang được xây dựng trong động Long Tiên dưới chân Tử Trầm Sơn với những pho tượng đá, văn bia khắc trên vách động, trống đá, khánh đá... ; có hang Long Tiên Động rất lớn và bàn thờ Phật bên trong. CHÙA TRẦM - HÀ TÂYCHÙA HƯƠNG – HÀ TÂYNgôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17. Đường xuống hang chùa là một dốc gồm 120 bậc lát đá. Trên vách trước cửa động còn lưu giữ bút tích của Tĩnh Đô Vương - Trịnh Sâm (1770) đến vãn cảnh chùa, đã tự tay đề 5 chữ Hán 南天第一洞 (Nam thiên đệ nhất động - Động đẹp nhất trời nam).ĐÌNH CHU QUYẾN – NGÔI ĐÌNH LỚN NHẤT XỨ ĐOÀI – SƠN TÂYĐình Chu Quyến được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Đình có mặt bằng hình chữ nhất, dài 30m, cột cái đình có chu vi đến 2 m, trang trí xà, cốn, cửa võng, nhiều tượng tròn đẹp với các hoạ tiết rồng hoa lá và con người. Đình làm dạng nhà sàn không tường bao, có hàng lan can xung quanh và hệ thống sàn hoàn chỉnh, là một trong những di tích lớn, đẹp và nổi tiếng ở Bắc Bộ hiện nay và xứ Đoài xưa.ĐÌNH THỔ TANG, VĨNH PHÚC Đình Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Đình được xây dựng vào thế kỷ 17. Vào năm 1964 đình đã được Bộ Văn hoá - Thông tin Việt Nam xếp hạng A trong danh mục Di tích Lịch sử Văn hóa tiêu biểu của đất nước, đến năm 1990 được cấp bằng Di tích Lịch sử Văn hoá. Đình hiện còn 21 bức chạm bằng gỗ nổi tiếng như: cảnh đi cày, chăn trâu, đánh ghen, vũ nữ cưỡi rồng, vợ chồng lười, cảnh con mọn, cảnh nghỉ ngơi sau giờ lao động, cảnh đá cầu, đấu vật, múa, bắn hổ, đánh cờ uống rượu thể hiện nghệ thuật chạm trổ tinh vi. Toàn bộ kiến trúc và các bức chạm trổ điêu khắc của đình Thổ Tang đã được đưa vào lịch sử văn hóa nước nhà như là những điển hình của nghệ thuật kiến trúc chạm trổ của dân tộc Việt Nam thế kỷ 17 thời Lê Trịnh.ĐỀN PHÚ ĐA – VĨNH PHÚCĐền Phú Đa (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) được xây dựng từ thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), là công trình nổi tiếng của Vĩnh Phúc thờ Nguyễn Thai.Mặt bằng kiểu chữ Tam, với hai trụ đá xanh và nhiều tượng đá chạm khắc hình người và linh vật bằng đá rất đẹp. CHÙA KIM LIÊN – HÀ NỘI Chùa Kim Liên có từ thế kỷ 17, được dựng trên dải đất của làng Nghi Tàm, bên bờ hồ Tây, nay thuộc phường Nghi Tàm, quận Tây Hồ. Tương truyền nơi dựng chùa là nền cũ của cung Từ Hoa có từ đời Lý. Theo tấm bia hiện còn trong chùa do Bùi Huy Cận soạn năm 1868 thì chùa vốn có tên là Đại Bi, do vợ chồng ông Nguyễn Thế Hựu là người phường này xuất tiền xây dựng vào năm 1631. Bảy năm sau, nhân dân góp công để mở rộng thêm khu chùa. Đến năm 1771, chúa Trịnh Sâm sai bọn Huy Đĩnh dỡ chùa Bảo Lâm ở phía tây kinh thành về tu bổ lại chùa này và đổi tên chùa là Kim Liên.CHÙA GIÁM - HẢI DƯƠNG Chùa Giám tên chữ là Nghiêm Quang Tự xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Chùa xây dựng từ thời Lý, nhưng tới cuối TK XVII, chùa được tôn tạo với quy mô lớn theo kiểu nội công ngoại quốc – kiểu kiến trúc tiêu biểu thời Lê Trịnh . Những công trình này được xây dựng công phu, với tư duy nghệ thuật cao, được nhà nước xếp hạng từ năm 1974. Trước đây chùa ở ngoài đê sông Thái Bình, vào năm 1971 chùa Giám được di chuyển về địa điểm mới này và tôn tạo. Đây được xem là một kỳ công của ngành Văn hoá và nhân dân địa phương. Theo bia ký, đình Hàng Kênh được khởi dựng vào năm 1719, đời vua Lê Dụ Tông và trùng tạo từ năm 1841 đến 1850. Đình lưu giữ hơn 100 mảng điêu khắc có gần 400 con rồng quấn quýt, hòa quyện cùng hoa,lá, cỏ cây, chim, phượng, với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo. Đình Hàng Kênh không chỉ có giá trị lớn về nghệ thuật kiến trúc điêu khắc, mà còn bảo lưu được kiểu kiến thức ván sàn lòng thuyền hiếm có, đưa đình Hàng Kênh trở thành một di sản văn hóa đặc sắc trong các ngôi đình Việt Nam. ĐÌNH HÀNG KÊNH – HẢI PHÒNGĐình Kiền Bái được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII. Đình có cấu trúc kiểu chữ đinh gồm 5 gian tiền đường, 2 gian hậu cung. Tiền đường, trừ gian giữa (khoang thuyền ), 4 gian đều bưng gỗ, lát ván sàn. Trên cột cái, vì xà chính ghi năm tạo dựng ( 1681) và tên những người đóng góp công đức. Đây là công trình kiến trúc điêu khắc tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc thời Lê hiện còn lại ở Hải Phòng. Điểm nổi bật của đề tài trang trí trên công trình kiến trúc nghệ thuật này là bên cạnh hình ảnh rồng, phượng, hoa lá cách điệu, tia lửa, lưỡi mác... còn thấy rất nhiều cảnh sinh hoạt dân gian rất tự nhiên, sinh động. Đó là hình ảnh rồng nối đuôi nhau, trước mặt rồng có nhiều con thú 4 chân leo trèo trong đám vây rồng; có hình ảnh rồng đan xen với thú 4 chân như thằn lằn, voi ngựa, lơn ăn lá dáy; có mảng là cảnh sinh hoạt hình em bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên mình trâu... ĐÌNH KIỀN BÁI – HẢI PHÒNGĐền Trần Quốc Bảo, Thủy Nguyên, Hải Phòng đã trải qua rất nhiều lần trùng tu. Hiện vật giá trị nhất có niên đại thời kỳ Lê - Trịnh là văn bia triều Lê Vĩnh Tộ (1657). Nội dung bia viết là từ ngày 7 tháng 2 năm Giáp Tí (1624) khởi công đại trùng tu xây dựng đền thờ Trần Quốc Bảo và lệnh cấp tạo bia của Nguyên soái thông quốc chính thanh đô vương Trịnh Tráng.ĐỀN THỜ TRẦN QUỐC BẢO – HẢI PHÒNGVĂN HÓA MỸ THUẬT KIẾN TRÚC DÂN GIAN THỜI LÊ - TRỊNH ĐÃ ĐẠT TỚI ĐỈNH CAONghiên cứu một số công trình mỹ thuật kiến trúc thời Lê Trịnh ta thấy:Văn hóa dân gian được quan tâm và phát triển, Nhiều làng nghề hưng thịnh như làng chạm khắc gỗ; chạm bạc; gốm, dệt, tranh khắc... phát triển mạnh.Những ngôi đình ngày càng quan trọng, trở thành trung tâm chính trị, văn hoá, xã hội của nhân dân. Thế kỷ 16 và 17, kiến trúc, mỹ thuật phục vụ tín ngưỡng và tôn giáo ở đình, chùa, miếu có những thành tựu mới. Nghệ thuật điêu khắc gỗ phát triển ở đỉnh cao.Nhiều ngôi đình được xây dựng quy mô, có kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc dân gian độc đáo, tinh xảo (đình Chu Quyến - Sơn Tây; đình Bảng, đình Diềm - Bắc Ninh; đình Thổ Hà, đình Phụ Lão – Bắc Giang, đình Thổ Tang - Vĩnh Phúc, đình Hàng Kênh, đình Kiền Bái – Hải Phòng) với những đường nét chạm trổ tinh tế, miêu tả thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của nhân dân.Khá nhiều chùa, đền, miếu được xây mới hoặc đại trùng tu như chùa Keo- Thái Bình; chùa Bút Tháp, chùa Nành – Bắc Ninh; chùa Đậu, chùa Thây – Hà Tây; chùa Chuông – Hưng Yên; Đền Phú Đa – Vĩnh Phúc; đền Gióng – Phù Đổng, Bắc Ninh là niềm tự hào cho kiến trúc mỹ thuật chạm khắc gỗ dân gian Việt Nam. TÀI LIỆU DẪN VÀ THAM KHẢO Trần Trọng Kim, “Việt Nam sử lược”- NXB Văn hóa thông tin 1999, trang 281-392,“Tổng luận về 2 thế kỷ Lê - Trịnh ở Thăng Long” – Web: ện Sử học, “Nghiên cứu Lịch sử- kỷ niệm 700 năm chiến thắng Bạch Đằng”- số 3,4-1988, Tòa soan tạp chí NCLS, trang 95, 96Lê Văn Hảo, “Thời Trịnh - Lê Mạt (1592-1788) ” - Web:chimviet.free.fr/dantochoc/vnvanhien/Web: TRÂN TRỌNG CÁM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!Đồng Thị Hoàn