Việc giảng dạy các môn tiếng Anh chuyên ngành (AVCN) ở Khoa Kinh tế - QTKD là nhằm cung
cấp các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cần thiết từ tổng quát đến chuyên sâu nhằm giúp sinh viên có
thể giao tiếp được trong môi trường kinh doanh. Các chủ đề của môn học liên quan đến các
chuyên ngành kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh và kinh tế tổng hợp. Hiện AVCN được chia
thành haihọcphần AVCN1 vàAVCN2.
2 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2981 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận về vấn đề giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tại khoa Kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN VỀ VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN
NGÀNH TẠI KHOA KINH TẾ
Nguyễn Đăng Khoa
Tổng quan về việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành ở Khoa Kinh tế - QTKD
Việc giảng dạy các môn tiếng Anh chuyên ngành (AVCN) ở Khoa Kinh tế - QTKD là nhằm cung
cấp các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cần thiết từ tổng quát đến chuyên sâu nhằm giúp sinh viên có
thể giao tiếp được trong môi trường kinh doanh. Các chủ đề của môn học liên quan đến các
chuyên ngành kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh và kinh tế tổng hợp. Hiện AVCN được chia
thành hai học phần AVCN1 và AVCN2.
AVCN1 được giảng dạy cho tất cả các ngành của Khoa Kinh tế - QTKD với thời lượng 60 tiết (4
ĐVHT) theo một giáo trình thống nhất. Các chủ đề được cung cấp bao gồm những kiến thức
chuyên ngành cơ bản về Marketing, Management, Accounting/Finance, Economics and Trend.
AVCN2 được giảng dạy riêng cho từng chuyên ngành riêng biệt cũng với thời lượng 60 tiết (4
ĐVHT). Các chủ đề được cung cấp là các kiến thức chuyên sâu về ngành học chính của sinh viên.
Đồng thời cũng cung cấp các kỹ năng nghe, nói riêng về cách giải quyết tình huống qua điện
thoại, cách thức trình bày báo cáo, cách thức đàm phán và hội họp.
Tất cả các học phần đều đã được thống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy giữa các thành
viên của tổ. Hiện tại các giảng viên đang phụ trách bao gồm: Nguyễn Đăng Khoa, Đặng Hùng
Vũ, Hoàng Tú Uyên, Phạm Trung Tuấn, Nguyễn Ngọc Thiên Tâm và dự kiến sẽ có cả Nguyễn
Thị Ngọc Lan.
Cách đánh giá được chú trọng vào cả bốn kỹ năng và sự tham gia tích cực của sinh viên trong
suốt quá trình học và được chia theo tỉ lệ 50% cho các hoạt động trong lớp bao gồm các bài kiểm
tra nhỏ, kiểm tra viết, nghe và nói và 50% cho bài thi viết cuối khóa.
Ngoài ra, một số các môn học đang được thực hiện việc cho sinh viên nghiên cứu thêm các giáo
trình giảng dạy và tham khảo bằng tiếng Anh như những môn Kinh tế quốc tế, Quản trị doanh
nghiệp, Kế toán Mỹ.
Các ưu điểm:
GV là người nắm rõ chuyên môn nên có thể giúp sinh viên hiểu rõ các thuật ngữ chuyên ngành và
sử dụng các thuật ngữ trên một cách chính xác. Ví dụ như cách thức sử dụng các chứng từ giao
dịch trong kế toán, tài chính, ngoại thương, ngân hành, quản trị kinh doanh. Sinh viên ngoài việc
hiểu được các thuật ngữ trong các giao dịch đó đồng thời có thể sử dụng chúng trong các mẫu
chứng từ thực tế mà sinh viên sẽ gặp khi đi làm.
Nhược điểm:
Số giáo viên đảm trách chưa đủ về số lượng vì đa phần phải giảng dạy các môn học chuyên ngành
khác. Thêm vào đó, hầu hết chưa được đào tạo bài bản về phương pháp giảng dạy tiếng Anh mà
chủ yếu là tự học hỏi và trao dồi. Vì vậy, có nhiều khó khăn trong phương pháp truyền đạt và
chưa tự tin lắm.
Sinh viên chưa tiếp cận với các thuật ngữ cơ bản của chuyên ngành kinh tế nên các giảng viên
phải nỗ lực rất lớn trong việc giúp sinh viên tiếp cận lại. Vì vậy thời gian đào sâu các thông tin
chuyên ngành không nhiều và khả năng sử dụng của sinh viên cũng không cao. Sinh viên cũng
chưa quen với các tình huống sử dụng tiếng Anh cơ bản trong giao tiếp kinh doanh nên khả năng
nghe và nói còn kém.
Đề xuất:
Qua những thông tin nêu trên Khoa Kinh tế - QTKD có đề xuất như sau:
- Khoa sẽ tiếp tục giảng dạy các môn AVCN trong thời gian tới có tham khảo thêm các kỹ
năng giảng dạy từ Bộ môn Ngoại ngữ.
- Lên kế hoạch và xây dựng lộ trình để lồng ghép tiếng Anh vào trong các môn học chuyên
ngành dần tiến tới việc dạy song song hai ngôn ngữ Anh Việt và cắt bỏ môn AVCN trong
chương trình đào tạo. Lộ trình dự kiến sẽ là 5 năm.
- Để làm được như thế, các môn anh văn cơ bản ở những học kỳ đầu phải trang bị cho sinh
viên Kinh tế những kiến thức cơ bản về các tình huống và thuật ngữ chuyên ngành trong
kinh doanh. Bản thân đã nghiên cứu sơ lược về giáo trình Market Leader mà Bộ môn
ngoại ngữ hiện đang giảng dạy cho sinh viên Khoa Kinh tế và cùng thảo luận với các
thành viên tổ ngoại ngữ chuyên ngành của Khoa, tất cả đều thấy rằng nội dung rất hữu
ích và phù hợp. Giáo trình này cũng cung cấp đầy đủ các kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc
viết trong tiếng Anh với các cấp độ từ sơ cấp đến nâng cao. Vì vậy, nên tiếp tục sử dụng
giáo trình này dạy riêng cho sinh viên của Khoa cho các học phần tiếng Anh cơ bản I, II,
III để sinh viên có thể tiếp cận ngay với tiếng Anh cơ bản trong môi trường kinh doanh
thay vì quay trở lại sử dụng giáo trình Know How cho toàn bộ sinh viên các khoa với
những kỹ năng cơ bản về tiếng Anh thông dụng mà sinh viên đa phần đã được cung cấp
trong thời gian học ở phổ thông.
Trên đây là tham luận của Khoa Kinh tế - QTKD, kính mong quí thầy cô đóng góp ý kiến để hoàn
thiện hơn nữa các môn học tiếng Anh chuyên