Thành công và thất bại của các mô hình xử lý nợ xấu

Nợxấu và xửlý nợxấu luôn là vấn đề đau đầu của hầu hết các quốc gia, các hệthống tài chính và các tổchức tài chính. Khi khối lượng nợxấu của các tổchức tài chính gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sựphát triển của nền kinh tếnói chung, hệthống tài chính nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu cho tất cảcác nước cần phải có những biện pháp xửlý và ngăn chặn các khoản nợxấu phát sinh. Trong quá trình phát triển, hệthống tài chính của nhiều quốc gia đã rơi vào khủng hoảng, phát sinh khối lượng nợxấu rất lớn. Tuỳtheo đặc điểm riêng mà mỗi nước đã và đang áp dụng các mô hình xửlý nợkhác nhau. Có nước thành công, có nước không thành công. Nguyên nhân tạo ra sựkhách biệt là gì? Đểtrảlời câu hỏi này, bài viết xin đềcập đến thành công và thất bại của các mô hình xử lý nợvà đưa ra những nguyên nhân được các nhà nghiên cứu coi là quan trọng nhất. Trước khi đi vào mô hình của từng quốc gia hay nhóm quốc gia cụthể, chúng ta cùng xem qua hai mô hình xửlý nợchính, đó là mô hình xửlý nợtập trung và mô hình xửlý nợkhông tập trung (Centralized and Decentralized Model).

pdf6 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành công và thất bại của các mô hình xử lý nợ xấu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết Huỳnh Thế Du 1 THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA CÁC MÔ HÌNH XỬ LÝ NỢ XẤU* Huỳnh Thế Du Nợ xấu và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề đau đầu của hầu hết các quốc gia, các hệ thống tài chính và các tổ chức tài chính. Khi khối lượng nợ xấu của các tổ chức tài chính gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, hệ thống tài chính nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu cho tất cả các nước cần phải có những biện pháp xử lý và ngăn chặn các khoản nợ xấu phát sinh. Trong quá trình phát triển, hệ thống tài chính của nhiều quốc gia đã rơi vào khủng hoảng, phát sinh khối lượng nợ xấu rất lớn. Tuỳ theo đặc điểm riêng mà mỗi nước đã và đang áp dụng các mô hình xử lý nợ khác nhau. Có nước thành công, có nước không thành công. Nguyên nhân tạo ra sự khách biệt là gì? Để trả lời câu hỏi này, bài viết xin đề cập đến thành công và thất bại của các mô hình xử lý nợ và đưa ra những nguyên nhân được các nhà nghiên cứu coi là quan trọng nhất. Trước khi đi vào mô hình của từng quốc gia hay nhóm quốc gia cụ thể, chúng ta cùng xem qua hai mô hình xử lý nợ chính, đó là mô hình xử lý nợ tập trung và mô hình xử lý nợ không tập trung (Centralized and Decentralized Model). Mô hình xử lý nợ tập trung (điển hình là mô hình của Hoa Kỳ): Đây là mô hình mà nhà nước sẽ đóng vai trò chính trong quá trình xử lý nợ bằng việc thành lập ra cơ quan xử lý nợ quốc gia (thường là công ty xử lý nợ quốc gia). Cơ quan này có trách nhiệm chính trong việc xử lý tất cả các khoản nợ xấu của nền kinh tế được chuyển giao từ các tổ chức tài chính. Ưu điểm của mô hình xử lý nợ tập trung là tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô; với khối lượng tài sản lớn nên có thể chứng khoán hoá một cách dễ dàng; sở hữu tập trung các loại tài sản thế chấp tạo ra áp lực cho các con nợ và quản lý hiệu quả hơn; phá vỡ quan hệ ràng buộc giữa ngân hàng và các doanh nghiệp, điều này sẽ tạo ra những khoản vay mới hiệu quả hơn; cho phép các ngân hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh; cải thiện các triển vọng cho việc cơ cấu lại các ngành kinh tế; cho phép áp dụng các chuẩn mực; có thể đưa ra những chính sách đặc biệt (special powers) để thu hồi nợ và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình tập trung cũng có những bất lợi như: Các ngân hàng sẽ có lợi thế hơn các AMC1 trong việc thu thập thông tin của các con nợ; để các khoản nợ tại các ngân hàng có thể cung cấp các ưu tiên tốt hơn cho việc thu hồi chúng và tránh thua lỗ trong tương lai bằng việc cải tiến quá trình xét duyệt cho vay và các thủ tục giám sát nợ vay; các ngân hàng có thể cung cấp các khoản tài trợ tăng thêm mà nó có thể cần thiết trong quá trình cơ cấu lại; các tài sản chuyển giao cho các AMC không được quản lý một cách năng động và có thể tạo ra sự giảm sút giá trị; rất khó để có thể tách bạch hoạt động của một tổ chức công với những áp lực chính trị. Mô hình xử lý nợ phi tập trung (điển hình là mô hình của Thuỵ Điển): Theo mô hình này thì các ngân hàng sẽ tự xử lý các khoản nợ xấu của mình bằng việc thành lập ra AMC hoặc bộ phận xử lý nợ riêng hoặc là các tư nhân đứng ra thành lập các công ty xử lý nợ. Và điều đương nhiên là các AMC tư nhân này hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Những lợi thế và bất lợi của mô hình này ngược lại với mô hình xử lý nợ tập trung. * Bài viết này được tham khảo chủ yếu từ nghiên cứu "The Use of Asset Management Companies in the Resolution of Banking Crices Cross-Country Experience" của Daniela Klingebiel 2000, "Dealing with the Bad Loans of the Chinese Banks" của John P. Bonin&Yiping Huang 2002, Experience of Asian Asset Management Companies (AMCs): Do they Increase moral Hazard? - Evidence from Thailand" của Akiko Terada& Gloria Pasadilla 2004. 1 Công ty quản lý tài sản (Asset Management Company) Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết Huỳnh Thế Du 2 Công ty xử lý tài sản quốc gia của Hoa Kỳ (The Resolution Trust Company in the United States) RTC được thành lập như một cơ quan xử lý nợ nhanh vào năm 1989 để xử lý các khoản nợ xấu của các hiệp hội tiết kiệm và cho vay. Như một cơ quan nhà nước, RTC có rất nhiều mục tiêu, gồm: Tối đa hoá thu nhập ròng từ việc bán các tài sản được chuyển nhượng; tối thiểu hoá tác động lên các thị trường địa ốc và thị trường tài chính địa phương; tối đa hoá việc tạo ra nhà ở cho các cá nhân có thu nhập thấp. RTC thực hiện việc xử lý đối với cả hai loại nợ luân chuyển thông thường và nợ tồn đọng, khó xử lý (Performing and non-performing assets). Kết quả xử lý nợ của RTC là rất tốt. Tổng số tài sản mà RTC đã xử lý được là 465 tỷ USD bằng 8,5% tổng tài sản trong khu vực tài chính, tương đương 8,5% GDP của Hoa Kỳ năm 1989 (Bonin&Huang 2002). Nguyên nhân tạo ra thành công của RTC là do tổng khối lượng nợ xấu chỉ bằng 3% tổng tài sản tài chính trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng nhất. Hơn thế nữa, khoảng 50% tài sản là các khoản vay bất động sản và vay cầm cố, 35% là tiền mặt và các loại chứng khoán khác. Vì vậy, nhiều tài sản được chuyển nhượng là rất tốt và dễ dàng bán thông qua việc đóng gói, chứng khoán hoá và đấu giá trên thị trường tài chính phát triển nhất thế giới. RTC chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn và đã hoàn thành sứ mệnh vào năm 1995. Một trong những yếu tố hết sức quan trọng khác tạo ra sự thành công này là các nhân sự cao cấp của RTC được lấy từ Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (đây là cơ quan có sự hiểu biết rất rõ về vấn đề lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại trong hoạt động tài chính) và đội ngũ nhân viên của họ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các tổ chức tài chính khó khăn, lâm vào tình trạng phá sản. Mặt khác, RTC đã dựa vào những nhà thầu tư nhân để đánh giá, quản lý và bán nhiều tài sản. Một cấu trúc quản lý hiệu quả đã cho phép RTC thu hồi 1/3 tài sản được chuyển nhượng, giảm thiểu đáng kể khối lượng nợ phải bán. Mặc dù tỷ lệ thu hồi trên tổng tài sản được chuyển nhượng đạt 86%, nhưng tổng chi phí hoạt động của RTC là 88 tỷ USD, bằng 20% giá trị tài sản được chuyển nhượng và bằng 1,5% GDP năm 1989. Theo Klingebiel (2000), có nhiều yếu tố không thuận lợi ảnh hưởng đến hoạt động của RTC như: việc tài trợ của chính phủ rời rạc làm gia tăng chi phí xử lý; việc xử lý tài sản nhanh chóng bị cản trở bởi nhiều mục tiêu không nhất quán đan xen. Tuy có một số khó khăn, trở ngại, nhưng nhìn chung hoạt động của RTC là rất thành công vì đã có những điều kiện rất thuận lợi và những yếu tố cơ bản giúp nó thực hiện được sứ mệnh của mình. Mô hình các nước Đông Á sau khủng hoảng 1997 (mô hình tập trung) Đối với những con rồng, con hổ châu Á, năm 1997 quả là một cơn ác mộng đối với họ, Vấn đề còn trầm trọng hơn đối với hệ thống tài chính. Sau cuộc khủng hoảng này, hàng loạt các tổ chức tài chính, các ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản. Tỷ lệ nợ xấu gia tăng đáng kể. Để giải quyết vấn đề này, dù sớm hay muộn các nước Đông Á đều đã thành lập cơ quan xử lý nợ quốc gia như: Indonesia Bank Restructuring Agency (IBRA), Korea Asset Management Company (KAMCO), Thai Asset Management Company (TAMC), DANAHARTA của Malaysia. Kết quả chỉ hơn 7 năm sau khủng hoảng, việc xử lý nợ xấu của các nước này đã cơ bản hoàn tất. IBRA đã ngừng hoạt Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết Huỳnh Thế Du 3 động, TAMC và DANAHARTA dự kiến sẽ chấm dứt hoạt động vào năm 2005, KAMCO đã tham gia xử lý 125 tỷ USD nợ xấu xuống còn 15 tỷ USD2 Nguyên nhân dẫn đến thành công trong xử lý nợ của các nền kinh tế Đông Á là do khủng hoảng xảy ra đột ngột, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất thanh khoản tạm thời nên chưa thể hoàn trả đúng hạn các khoản nợ và các ngân hàng phải chuyển nợ quá hạn làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao, nhưng về mặt bản chất, chủ nợ của các các khoản nợ nêu trên vẫn còn khả năng phục hồi và hoạt động hiệu quả là rất cao. Chính điều này làm cho việc xử lý nợ của các nền kinh tế Đông Á có tính khả thi cao. Nói chung các nền kinh tế Đông Á xử lý nợ hiệu quả là các khoản nợ đều có con nợ và các con nợ này có nỗ lực trả nợ. Từ mô hình xử lý nợ của Hoa Kỳ và các nền kinh tế Đông Á cho thấy rằng, việc xử lý nợ xấu sẽ có tính khả thi cao nếu các khoản nợ được đảm bảo hoặc các khoản nợ vẫn còn con nợ và con nợ có nỗ lực trả nợ. Đối với loại nợ này, sử dụng mô hình xử lý nợ tập trung sẽ mang lại thành công. Mô hình các nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu Mô hình của Cộng hoà Séc(mô hình tập trung): Bắt đầu quá trình cải các hệ thống ngân hàng vào đầu những năm 1990. Lúc này, tất cả vốn lưu động của các doanh nghiệp nhà nước được tài trợ bởi các khoản tín dụng ngắn hạn theo hạn mức với lãi suất thấp được xem là các khoản vay khó đòi (TOZ) (Bonin&Huang 2002). Với mục tiêu tái cấu trúc các khoản vay này theo các điều kiện thương mại, Séc đã thành lập centralized hospital bank với tên gọi là Konsolidacni Banka (KnB). Tất cả các khoản vay khó đòi (TOZ) được chuyển nhượng cùng với một lượng tương ứng các khoản tiền gửi doanh nghiệp từ các ngân hàng khác. Tuy nhiên, các khách hàng là doanh nghiệp nhà nước vẫn duy trì quan hệ với các ngân hàng mà nó đang cung cấp các dịch vụ ngân hàng và các khoản vay mới. Qua nhiều thời kỳ, nhiều khoản vay khác được phân loại nợ xấu và chuyển từ các ngân hàng lớn nhất cộng hoà Séc cho KnB để xử lý và nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng này. Mặc dù được xem thời điểm cải cách là phù hợp, nhưng Séc đã thất bại trong việc tái cấu trúc hệ thống tài chính với mục tiêu xây dựng 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất thành các trụ cột của hệ thống và tách bạch các khoản cho vay chỉ định với các điều kiện ưu đãi sang một ngân hàng chuyên biệt. Nguyên nhân thất bại ở đâu? Đơn giản là vì nền tảng cho khu vực ngân hàng định hướng thị trường mạnh chưa được thiết lập. Các ngân hàng lớn vẫn chưa có sự độc lập từ Chính phủ. Nhà nước vẫn chiếm cổ phần chi phối trong các ngân hàng sau khi chúng được cổ phần hoá. Thứ hai, các ngân hàng không những vẫn giữ lại mối quan hệ với các khách hàng mà còn nắm giữ cổ phần của các khách hàng này trong quá trình cổ phần hoá. Điều này đã làm nảy sinh vấn đề mâu thuẫn giữa lợi ích của chủ sở hữu và chủ nợ. Khi có một cuộc khủng hoảng tiền tệ nhỏ tác động, bảng cân đối của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng (Bonin&Huang 2002). Một điểm thú vị là là chính sách bảo hộ của chính phủ Séc đã cho phép các ngân hàng nội địa duy trì một dải rộng và thu nhập các biên lợi nhuận đáng kể. Mặc dù trong môi trường này trong các ngân hàng có thể tự cấp vốn. Vấn đề nợ xấu không được xử lý vì các khoản tín dụng mềm vẫn được tiếp tục. Để giải quyết triệt để vấn đề này, các ngân hàng lớn của Séc cần một đợt tái cấp vốn đáng kể trước khi có thể bán cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ước tính tổng chi phí của việc tái cấu trúc các ngân hàng của Séc lên đến 30% GDP. Đây là con số cao nhất trong chương trình tái cấu trúc của các nền kinh tế chuyển đổi. 2 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết Huỳnh Thế Du 4 Mô hình Hungary (mô hình phi tập trung): Ngược lại với Cộng hoà Séc, Hungary theo đuổi chính sách cổ phần hoá các ngân hàng quốc doanh bằng việc bán cổ phần chi phối cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài càng nhanh càng tốt. Việc bán như vậy đã yêu cầu tái cấp vốn của các ngân hàng tạo ra sự kết nối giữa giá trị ròng hiện tại và những giá trị đặc lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Hai đợt tái cấp vốn lớn và nhiều đợt tái cấp vốn bổ sung của các ngân hàng trong nước tạo cho Hungary có những ý niệm về vấn đề tâm lý ỷ lại mà trước đó nó gần như chưa được đề cập đến. Đợt tái cấp vốn lần thứ nhất chưa đủ tác động mạnh vì các công cụ được sử dụng chưa đủ thanh khoản và thu hút về phương diện tài chính và bởi vì các ngân hàng được tái cấp vốn vẫn cung ứng tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng kém hiệu quả (vấn đề này tương tự như trường hợp của Cộng hoà Séc). Đợt tái cấp vốn thứ hai sử dụng các công cụ có tính thị trường là sự thành công đáng kể vì việc cổ phần hoá thực sự nhắm đến các nhà đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. Việc kết hợp tái cấp vốn và chiến lược cổ phần hoá đưa Hungary trở thành nước có hệ thống ngân hàng mạnh nhất trong các nền kinh tế chuyển đổi. Kinh nghiệm của Hungary chỉ ra tầm quan trọng của việc vận hành một cách độc lập và giảm thiểu các áp lực từ nhà nước và các khách hàng hoạt động kém hiệu quả. Quan trọng hơn những khoản nợ xấu được thừa hưởng tác động đến hoạt động sắp tới của ngân hàng là phải duy trì quan hệ với những khách hàng kém hiệu quả. Ngân hàng Hungary có doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nhiều nhất là Magyar Hitel Bank (MHB). Đầu tiên tìm kiếm một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, nhưng sau khi được tái ấp vốn, danh mục nợ của MHB được chia thành tài sản tốt và tài sản không tốt. Những khoản nợ xấu cùng với các khoản tiền gửi của các khách hàng này được tách ra khỏi các khoản nợ tốt. MBH đã thành lập bộ phận chuyên xử lý các khoản nợ xấu. Với quan điểm chỉ ngân hàng tốt mới được cổ phần hoá. Điều này đã thu hút được một nhà đầu tư chiến lược tham gia để tăng vốn của ngân hàng này. Mô hình Ba lan (mô hình phi tập trung): Kinh nghiệm của Ba Lan chỉ ra sự không thích hợp của việc tạo ra trách nhiệm của các ngân hàng cho việc cơ cấu lại các doanh nghiệp. Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ một chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp dựa trên khái niệm cho rằng các ngân hàng có đủ thông tin về các con nợ của mình để đưa ra quyết định hoặc là thúc đẩy việc cơ cấu lại hoặc là thanh lý các doanh nghiệp. Phá sản đã được xem là lựa chọn ưa thích hơn trong quá trình tái cấu trúc tài chính. Công cụ chính được sử dụng để cấu trúc lại các khoản nợ là chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu. Lựa chọn này không phù hợp với các ngân hàng yếu. Do các ngân hàng này không có kinh nghiệm trong việc tái cơ cấu các doanh nghiệp lớn, sở hữu những khách hàng hoạt động kém hiệu quả. Hơn thế nữa, các khoản tín dụng mới được cung cấp chỉ giải quyết được phần nào khó khăn trong thời gian đầu, nhưng kết quả ngày một trầm trọng hơn. Trong tình huống nghiên cứu một ngân hàng Ba Lan Bonin and Leven (2000) nhận ra rằng các khoản tín dụng mới được mở rộng cho 3 khách hàng công nghiệp quốc phòng lớn trong chương trình đã vượt quá tổng khối lượng tái cấp vốn và đặt ngân hàng rơi vào tình thế khó khăn hơn với các khách hàng này sau khi cơ cấu lại. Cũng như trường hợp của Cộng hoà Séc, chương trình của Ba Lan đã tạo ra sự ràng buộc lớn hơn giữa ngân hàng và các khách hàng kém hiệu quả. Vì vậy, chương trình của Ba Lan tạo cho các doanh nghiệp yếu kém có điều kiện trì hoãn việc cơ cấu lại bằng những giải pháp quyết liệt hơn. Điều này càng khó khăn hơn cho các ngân hàng trong việc loại bỏ các khách hàng hoạt động kém hiệu quả nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết Huỳnh Thế Du 5 Từ mô hình của 3 nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu cho thấy, việc xử lý nợ có thể được thực hiện tốt nếu giải quyết được những ràng buộc giữa ngân hàng và các doanh nghiệp mà ở đây chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, tránh được vấn đề lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại do thông tin bất cân xứng xảy ra trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là phải xác định rõ con nợ và tạo ra nỗ lực trả nợ của con nợ thì mới có thể xử lý được. Trung Quốc - Mô hình kết hợp Trung Quốc là một trường hợp riêng biệt trong việc lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu do những đặc điểm riêng của họ. Hệ thống ngân hàng có quy mô rất lớn với tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế lên đến gần 2.000 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần GDP. Tổng khối lượng nợ xấu 480 tỷ USD bằng 36% GDP. Nếu xét con số tuyệt đối thì khối lượng nợ này tương đương với khối lượng nợ xấu của Hoa Kỳ năm 1989, nhưng tỷ lệ so với GDP lại gấp hơn 10 lần. Trung Quốc đã lựa chọn mô hình cho riêng mình. Nhà nước đã bỏ vốn để thành lập các AMC. Nhưng thay vì thành lập công ty xử lý nợ quốc gia, năm 1999, Trung Quốc đã thành lập bốn công ty quản lý tài sản với vốn điều lệ khoảng 5 tỷ USD. Mỗi AMC có trách nhiệm xử lý nợ xấu cho một ngân hàng thương mại quốc doanh. Các công ty này chịu sự quản lý và chỉ đạo đồng thời của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa và có mối quan hệ ràng buộc rất lớn với các ngân hàng "mẹ". Trong thời gian này, một khối lượng nợ bằng 170 tỷ USD đã được chuyển giao cho các AMC. Kết quả xử lý đến cuối năm 2003, các AMC chỉ thu hồi được 17 tỷ USD và chuyển nợ thành vốn cổ phần 45 tỷ USD. Theo đánh giá thì hoạt động của các AMC tại Trung Quốc không đem lại kết quả như mong đợi. Bên cạnh khoản nợ chuyển giao cho các AMC, các ngân hàng thương mại quốc doanh Trung Quốc vẫn còn một khối lượng nợ xấu rất lớn (245 tỷ USD vào cuối năm 2002). Họ cũng đã có nỗ lực tự xử lý. Năm 2003 đã xử lý nợ xấu giảm 13 tỷ USD (Còn 232 tỷ USD). Thực ra khoản nợ được xử lý chủ yếu là việc xoá các khoản nợ không còn khả năng thu hồi. Dù thành lập các AMC và để cho các ngân hàng tự xử, nhưng Trung Quốc vẫn đang gặp khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ xấu. Vấn đề là ở chỗ Trung Quốc chưa xác định rõ được con nợ thực sự của các khoản nợ xấu này và chưa tạo ra nỗ lực trả nợ của các con nợ. Với những đặc điểm trên, mô hình xử lý nợ của Trung Quốc được xem là một sự kết hợp của hai loại hình xử lý nợ tập trung và phi tập trung. Việt nam đã và đang làm gì? Trong nỗ lực xử lý các khoản nợ xấu, từ năm 2000, bốn ngân hàng thương mại quốc doanh (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam, Ngân hàng Công thương Việt nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam) đã thành lập các công ty quản lý tài sản của mình với vốn điều lệ cho mỗi công ty là 30 tỷ đồng. Sau đó Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn Thương Tín (Sacombank) cũng thành lập AMC cho riêng mình với số vốn điều lệ là 3 tỷ đồng. Các công ty này thực hiện nhiệm vụ xử lý nợ xấu của ngân hàng mẹ. Nhưng với mức vốn điều lệ như trên, nhiệm vụ chủ yếu của các AMC là xử lý nợ theo sự uỷ thác của ngân hàng mẹ. Các khoản nợ xấu vẫn chưa được đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng mẹ. Kết quả hoạt động của các AMC là rất hạn chế. Song song với việc xử lý nợ qua các AMC, năm 2001, Chính phủ đã phê duyệt đề án xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại với tổng số nợ cần xử lý 21.280 tỷ đồng. Phương thức xử lý các khoản nợ này chủ yếu là các ngân hàng tự xử theo các cơ chế chỉ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết Huỳnh Thế Du 6 đạo của Chính phủ (Nghị định 149/NĐ-CP). Mặt khác, để thúc đẩy việc xử lý nợ của các doanh nghiệp nhà nước, đầu năm 2004, Chính phủ đã quyết định thành lập Công ty xử lý tài sản doanh nghiệp nhà nước với vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng. Đây là mô hình của một công ty xử lý nợ quốc gia. Hoạt động của công ty này mới chỉ bắt đầu nên chưa thể đánh giá hiệu quả. Đối với Việt nam cần có sự phân tích kỹ hơn, nhưng mô hình của Việt nam có vẻ như là sự kết hợp của mô hình tập trung và phi tập trung. Qua các mô hình xử lý nợ cho thấy, việc xử lý nợ thành công hay thất bại phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là các khoản nợ có được đảm bảo hay không và các con nợ có còn và có nỗ lực xử lý hay không? Nếu các khoản nợ có đủ hai yếu tố nêu trên thì việc áp dụng mô hình xử lý nợ nào cũng thành công, nhưng nếu không xác định được con nợ và nỗ lực xử lý của các con nợ không đáng kể thì việc tập trung xử lý hay để cho các ngân hàng tự xử lý các khoản nợ xấu của riêng mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 15/11/2004