Thánh Gióng hay gọi là Phù Đổng Thiên Vương hay Xung Thiên Thần Vương,
là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian ViệtNam(tứ bất tử). Người
có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước.
Truyền thuyết kể rằng: Ông sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội,
thời vua Hùng thứ 6. Thánh Gióng là người "trời" đầu thai làm đứa trẻ tuy lên ba mà
không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi có bộ tộc khác (truyền thuyết ghi là giặc Ân)
tràn xuống thì cất tiếng gọi mẹ nhờ ra gọi sứ giả của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai
thành một thanh niên cường tráng đi đánh giặc. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông bay về
trời. Nơi ông hóa chính là núi Sóc thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
6 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương
Thánh Gióng hay gọi là Phù Đổng Thiên Vương hay Xung Thiên Thần Vương,
là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian ViệtNam(tứ bất tử). Người
có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước.
Truyền thuyết kể rằng: Ông sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội,
thời vua Hùng thứ 6. Thánh Gióng là người "trời" đầu thai làm đứa trẻ tuy lên ba mà
không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi có bộ tộc khác (truyền thuyết ghi là giặc Ân)
tràn xuống thì cất tiếng gọi mẹ nhờ ra gọi sứ giả của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai
thành một thanh niên cường tráng đi đánh giặc. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông bay về
trời. Nơi ông hóa chính là núi Sóc thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Trong trận chiến với nhà Ân Thánh Gióng cùng chiến đấu với Thánh Hùng
Linh Công, cả hai cùng hợp binh lại đánh một trận quyết định ở chân núi An Vũ Ninh
Sơn. Hùng Linh Công là cháu ruột Vua Hùng, một danh tướng thuộc đời Hùng Vương
thứ sáu (1718 - 1631 TCN), ông được vua trao cho kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên
phong cùng với Thánh Gióng đánh tan giặc Ân. Ông được vua Hùng giao cho cai
quản xứ Kinh Bắc, ông cũng có công trừ hổ để giữ cuộc sống an bình cho dân. Ông
sinh ra và mất trên đất Hiệp Hòa, Bắc Giang và được thờ ở Đền IA khoảng 3700 năm
nay. Trong "Trường thiên đối liên" (mỗi vế đối có 71 chữ Hán) còn lưu lại ở Đến IA
có câu nêu công đức của hai Thánh
... Diệt quốc cừu, điện quốc cơ, trùng tiêu quốc xí
Đương ư sóc phong liệt tướng
Thành sở vị: giang nam nhất nhân, giang bắc nhất nhân,
dịch nghĩa:
... Diệt giặc nước, xây móng nền, dựng cờ tổ quốc
Cùng trang liệt tiếng Sóc Sơn
Thành truyền thuyết: phíaNamsông Tướng giỏi, phía Bắc sông Người tài
(tức là phíaNamsông Cầu có tướng giỏi là Thánh Gióng, phía Bắc sông Cầu có
người tài là Hùng Linh Công).
Bài chi tiết: Hùng Linh Công
Sử sách
Đại Việt sử ký toàn thư phần Ngoại kỷ toàn thư, kỷ Hồng Bàng thị ghi chép lại
về Thánh Gióng như sau: - :Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng
ông bà lão nghèo chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức thế mà họ vẫn chưa có con.
Một hôm bà ra đồng thấy 1 vết chân rất to liền ướm thử xem thua kém bao nhiêu,
không ngờ về nhà bà thụ thai và 12 tháng sau sinh được 1 cậu bé khôi ngô tuấn tú. Kì
lạ thay, cậu bé ấy lên ba mà vẫn không biết nói cười, đặt đâu nằm đấy. Gặp lúc trong
nước có tin nguy cấp, vua sai người đi tìm người có thể đánh lui được giặc. Ngày hôm
ấy, đứa trẻ bỗng nói được, bảo mẹ ra mời thiên sứ vào, nói: "Xin cho một thanh gươm,
một áp giáp sắt và một con ngựa, vua không phải lo gì". Vua ban cho gươm và ngựa,
đứa trẻ liền phi ngựa vung gươm tiến lên trước, quan quân theo sau, đánh tan quân
giặc ở chân núi Trâu. Bọn giặc giẫm đạp lên nhau mà chay. Thánh Gióng đuổi theo,
tới chân núi Sóc thì dừng. Đứa trẻ cởi áo giáp, phi ngựa lên trời mà đi. Vua sai sửa
sang chỗ vườn nhà của đứa trẻ để lập đền thờ, tuế thời cúng tế. Về sau, Lý Thái Tổ
phong là Xung Thiên Thần Vương. (Đền thờ ở cạnh chùa Kiến Sơ, hương Phù Đổng).
Truyền thuyết
Thánh Gióng thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu tranh
chống ngoại xâm, giữ nước.
ĐạiNamquốc sử diễn ca (lịch sử ViệtNamdưới dạng các bài hát) có bài:
Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước thiên đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Miếu đình còn dấu cố viên.
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?
Cốt truyện
Chuyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông
lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm
bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem
thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một
thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho
đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm
đấy.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo
sợ. Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin,
bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về
tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá
tan lũ giặc này".
Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho
thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.
Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy
cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng
không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng
gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc
đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái
bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước
lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi
nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, lao
vào thiên binh vạn mã toát lên bá khí cường liệt dị thường , giặc chết như rạ. Bỗng roi
sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám
tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn).Thánh
Gióng về nhà dập đầu lạy mẹ, tạ ơn công nuôi dưỡng sinh thành rồi lên đỉnh núi Sóc
Sơn cưỡi ngựa bay về trời.--115.72.197.176 (thảo luận) 14:16, ngày 9 tháng 3 năm
2013 (UTC) Vua nhớ công ơn, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay
ở quê nhà.
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm
đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện
Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế, còn những vết
chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã
thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy .
Lễ hội
Hội đền Gióng được tổ chức long trọng tại nhiều nơi trong đó có hai nơi: là hội
Gióng ở đền Sóc Sơn tại núi Sóc huyện Sóc Sơn vào 6/1 âm lịch và hội đền Phù
Đổng, xã Phù Đổng huyện Gia Lâm vào ngày mồng 9/4 âm lịch đã được UNESCO
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Phong giao Kinh Bắc xưa có
câu: "Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu cũng kéo về xem
hội Gióng".
Tượng đài
Được khánh thành ngày 5 tháng 10 năm 2010, trên đỉnh núi Ðá Chồng của khu
du lịch tâm linh Ðền Sóc - Chùa Non thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Tượng được
đặt tại nơi tương truyền rằng sau khi dẹp xong giặc Ân, cậu bé làng Phù Ðổng đã cởi
áo giáp, vẫy chào quê hương bay về trời. [1]