Thành Hóa Châu (Thừa Thiên Huế) thời kỳ Champa qua kết quả nghiên cứu mới

Tóm tắt Trong lịch sử Champa và Đại Việt, thành Hóa Châu (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phòng thủ, tấn công, bảo vệ và mở rộng lãnh thổ của các triều đại Champa và sau này là Đại Việt, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng đất Thừa Thiên Huế hiện nay. Đáng chú ý, cho đến nay, tại di tích thành Hóa Châu đã có 1 lần thám sát (năm 2009), 3 lần khai quật (năm 1997, 2010 và 2011), nhờ đó, nhiều vấn đề liên quan đến tòa thành này như vị trí, cấu trúc, niên đại, chủ nhân, đã từng bước được làm sáng tỏ. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy, thành Hóa Châu được xây dựng đầu tiên dưới thời kỳ Champa, khoảng thế kỷ IX, sau đó được nhà Trần kế thừa và tu bổ kiên cố hơn vào đầu thế kỷ XIV, tạo thành một trọng trấn ở vùng biên viễn phương Nam. Trong thời kỳ Champa, thành Hóa Châu là một trị sở của châu Lý theo sử liệu Việt hay Ulik trong bia ký Champa, đóng nhiều vai trò khác nhau như quân sự, hành chính, kinh tế, văn hóa, trong đó, vai trò quân sự nổi trội hơn cả.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành Hóa Châu (Thừa Thiên Huế) thời kỳ Champa qua kết quả nghiên cứu mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5Số 24 - Tháng 6 - 2018 DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA THÀNH HÓA CHÂU (THỪA THIÊN HUẾ) THỜI KỲ CHAMPA QUA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỚI NGUYỄN VĂN QUẢNG Tóm tắt Trong lịch sử Champa và Đại Việt, thành Hóa Châu (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phòng thủ, tấn công, bảo vệ và mở rộng lãnh thổ của các triều đại Champa và sau này là Đại Việt, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng đất Thừa Thiên Huế hiện nay. Đáng chú ý, cho đến nay, tại di tích thành Hóa Châu đã có 1 lần thám sát (năm 2009), 3 lần khai quật (năm 1997, 2010 và 2011), nhờ đó, nhiều vấn đề liên quan đến tòa thành này như vị trí, cấu trúc, niên đại, chủ nhân, đã từng bước được làm sáng tỏ. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy, thành Hóa Châu được xây dựng đầu tiên dưới thời kỳ Champa, khoảng thế kỷ IX, sau đó được nhà Trần kế thừa và tu bổ kiên cố hơn vào đầu thế kỷ XIV, tạo thành một trọng trấn ở vùng biên viễn phương Nam. Trong thời kỳ Champa, thành Hóa Châu là một trị sở của châu Lý theo sử liệu Việt hay Ulik trong bia ký Champa, đóng nhiều vai trò khác nhau như quân sự, hành chính, kinh tế, văn hóa, trong đó, vai trò quân sự nổi trội hơn cả. Từ khóa: Champa, Hóa Châu, Thừa Thiên Huế Abstract In the Age of Champa and Dai Viet, Hoa Chau fortress (Quang Thanh commune, Quang Dien district, Thua Thien Hue province) played an highly important role in the strategies for attacking, defending, protecting and expanding the territory of different reigns of Champa and later, Dai Viet - connecting with plenty of significant historical events for the current land of Thua Thien Hue. More noticeably, until now, at the relics of Hoa Chau ancient fortress, there have been 1 observation (in 2009), 3 excavations (in 1997, 2010 and 2011) - thanks to them, many issues related to this fortress such as position, structure, age, owner... have been made clear step by step. The latest research shows that Hoa Chau fortress has been built firstly in the age of Champa from IXth century, then has been inherited by Tran dynaty and has been repaired in the beginning XIVth century and reinforced to be one important fortress in the further border of the South. In the age of Champa, Hoa Chau fortress was one ruling facility of Ly province - according to the historical material of Viet or Ulik in Champa’s Inscription - and played many different roles in military, administration, economy, culture - in which the role in military was the most outstanding. Keywords: Champa, Hoa Chau, Thua Thien Hue 1. Mở đầu Kết quả nghiên cứu khảo cổ học trong những năm gần đây cho thấy, thành Hóa Châu được xây dựng lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ IX, dưới thời kỳ Champa, được sử dụng liên tục đến đầu thế kỷ XIV. Năm 1307, nhà Trần tiếp nhận vùng đất này đã tái sử dụng tòa thành cũ của Champa, có sửa chữa, tu bổ kiên cố hơn, biến Hóa Châu trở thành trọng trấn ở phương Nam. Các thời kỳ kế tiếp như Hồ, Hậu Trần, Hậu Lê, Mạc cũng đều sử dụng tòa thành này như một cơ sở quan trọng ở vùng biên viễn phương Nam, nơi tiếp giáp với lãnh thổ Champa. Trong các công trình nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã đề cập đến một số vấn đề của thành Hóa Châu như quy mô, cấu trúc, kỹ thuật xây dựng, niên đại và chủ nhân... (14, tr.713-717). Trong bài viết này, bằng các kết quả khai quật khảo cổ học tại thành Hóa Số 24 - Tháng 6 - 20186 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Châu, kết hợp với nghiên cứu thực địa các di tích, di vật Champa ở Thừa Thiên Huế, nhất là xung quanh khu vực thành Hóa Châu, chúng tôi muốn đề cập một số vấn đề liên quan đến thành Hóa Châu trong thời kỳ Champa (trước thế kỷ XIV), nhất là vị trí, vai trò của nó trong bối cảnh khu vực và trong mối liên hệ với các di tích Champa ở Thừa Thiên Huế hiện nay, nhằm bổ sung thêm nhận thức về tòa thành này và cũng bởi lẽ, trong giới nghiên cứu hiện nay, vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng thành Hóa Châu xây dựng đầu tiên vào thời Trần (thế kỷ XIV) và hơn thế nữa, cho đến nay, ít có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này. 2. Vị trí, quy mô, cấu trúc thành Hóa Châu Dấu tích thành Hoá Châu nằm trọn trong địa bàn của 3 thôn Thành Trung, Kim Đôi và Thủy Điền thuộc xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, trong đó, phần lớn diện tích thành nằm trong địa phận thôn Thành Trung. Vị trí của thành thuộc khu vực hạ lưu sông Bồ, nằm gần ngã ba Sình, nơi hợp lưu giữa sông Bồ và sông Hương, gần phá Tam Giang (cách 2,5km), gần biển (cách khoảng 6km). Xung quanh thành Hóa Châu hiện nay là đồng bằng thấp trũng, cao hơn mực nước biển hiện tại từ 1,0m - 1,5m nên thường xuyên ngập nước vào mùa mưa, lúc này, thành Hóa Châu “như một đụn mây dài” (1, tr.89) giữa một vùng mênh mông nước. Xét một cách tổng thể, vị trí của thành Hóa Châu có nhiều điểm tương đồng với các thành lũy Champa khác ở miền Trung Việt Nam, đó là nằm gần sông, lấy sông làm trục. Tuy nhiên, thành Hóa Châu chốt chặn ở khu vực ngã ba sông (ngã ba Sình/ngã ba châu Hóa), lại nằm gần phá Tam Giang, khoảng cách từ thành đến biển không xa, chính vì thế, nó có vị trí trấn giữ cả đường sông, đầm phá và đường biển. Điều này cho thấy thành Hóa Châu tọa lạc ở một vị trí đắc địa, “là nơi thiên tọa đặt bày” (1, tr.89). Về quy mô, cấu trúc lũy thành, kết quả nghiên cứu thực địa cho thấy, thành Hóa Châu có 2 vòng lũy rõ ràng: thành ngoại và thành nội (còn gọi là thành Cụt). Thành ngoại có hình chữ nhật, bị méo và có một số chỗ không nối liền nhau (có thể là dấu vết cửa nước). Lũy thành phía bắc (chạy theo hướng đông bắc - tây nam), có chiều dài gần 1700m, chỗ hẹp nhất là 27m, chỗ rộng nhất 69m, có 2 chỗ không nối nhau và nhiều bãi nổi, gò nổi. Ở phần gối lũy phía tây bắc, ngoài vòng thành ngoại, có 2 lũy thành ngắn ở bên trong và bên ngoài, giữa hai lũy này là hào nước, chảy vào khu ruộng trũng ở phía tây bắc của thành. Lũy thành ngắn ở bên ngoài có chiều dài 685m, hình chữ “L”. Lũy thành phía nam có chiều dài hơn 2000m, chỗ hẹp nhất ở hướng đông là 3,6m, chỗ rộng nhất lên tới 52m (chiều rộng trung bình 12m - 15m), độ cao trung bình từ 1,8m - 2,0m và có 1 chỗ không nối liền nhau (khoảng 110m) giữa đoạn phía tây và đoạn phía đông. Còn ở phía nam của chỗ không nối nhau, có một đoạn lũy ngắn, chiều dài khoảng 340m. Nhìn chung, lũy phía nam có chiều rộng nhỏ hơn lũy phía bắc. Ở góc phía nam của lũy thành phía nam có 2 Bản vẽ 1. Sơ đồ thành Hóa Châu (Nguồn: Nishimura Masanari và Nguyễn Văn Quảng) 7Số 24 - Tháng 6 - 2018 DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA lớp thành ngắn ở ngoài lũy (dài khoảng 350m và 410m). Lũy thành phía đông (giáp thôn Kim Đôi) và lũy thành phía tây (giáp chợ Tây Ba, xã Quảng Thành) đều có chỗ không nối nhau ở đoạn giữa (xung quanh khu vực sông Kim Đôi chạy qua). Nếu kể cả chỗ không nối nhau, lũy thành phía tây có chiều dài hơn 500m, rộng nhất 44m, hẹp nhất 15m và lũy thành phía đông có chiều dài khoảng 600m, hẹp nhất 28m, rộng nhất 60m. Dựa vào kết quả này cho thấy, tổng chiều dài, rộng của thành ngoại (kể cả chỗ không nối nhau) là hơn 4700m. Thành nội (còn gọi là thành Cụt) có hình chữ nhật và nằm ở khu giữa thôn Thành Trung, cách sông Thành Trung 150m về phía bắc. Cả 2 lũy thành phía bắc và phía nam của thành nội đều chạy song song với lũy thành ngoại phía bắc. Theo hiện trạng, lũy phía nam có chiều rộng to hơn lũy phía bắc. Cả hai lũy có chiều dài như nhau, khoảng 234m, chiều rộng lũy dao động từ 35m - 64m. Hai lũy phía tây và phía đông có chiều dài lần lượt là 147m và 137m, chiều rộng trung bình 29m. Như vậy, tổng chiều dài, rộng của thành nội khoảng 750m. Qua khảo sát, chúng tôi cũng xác định ở phía ngoài lũy thành ngoại phía đông có khu vực như lũy thành bao quanh (chúng tôi tạm gọi là thành bắc), thuộc địa phận làng Kim Đôi. Thành bắc chạy theo hướng đông bắc - tây nam, như nối nhau với lũy thành ngoại phía bắc, dĩ nhiên có chỗ không nối nhau. Còn ở phía ngoài lũy thành ngoại phía đông cũng có một lũy chạy song song với nó và chiều dài, rộng tương đồng. Nếu kể cả 4 bên của khu thành này, chiều dài có khoảng 1770m. Giữa 2 lũy thành này, hiện nay có khu ngòi nước, khả năng trong thời gian sử dụng thành chúng có vai trò là hào nước. Như vậy, kết hợp sông Kim Đôi và 2 lũy còn lại (phía bắc và phía tây), khu vực cư trú thôn Kim Đôi hiện nay cũng được xem là một khu thành quách riêng (9, tr.9-28). Bao quanh các lũy thành là hệ thống hào nước sâu, rộng, ôm sát lấy chân thành. Hệ thống sông/hào nước này thông với sông Bồ, sông Hương và phá Tam Giang, vừa tạo nên sự kiên cố cho thành lũy, vừa đóng vai trò to lớn trong giao thông đường thủy, kết nối thành Hóa Châu với hệ thống sông Bồ, sông Hương, phá Tam Giang và biển cả. Đồng thời đây cũng là những đường thoát nước, chống ngập úng cho khu vực thành trong những mùa mưa lũ. Ở những nơi xung yếu, có đóng các cọc gỗ thành hàng, sát nhau dọc mép lũy để giữ chân lũy vững chắc1. Trước và trong Thành cũng có các con sông chạy qua như sông Thành Trung/ sông Kim Đôi, sông Tiền Thành. Hệ thống sông và các hào nước đi vào bên trong thành qua 6 cửa nước (15, tr.660). Với kích thước tổng chiều dài, rộng vòng thành ngoại hơn 4700m, thành Hóa Châu được xem có quy mô lớn hơn rất nhiều so với các thành cổ Champa khác như Trà Kiệu, thành Cha, Thuận Châu, Cao Lao Hạ, thành Lồi, lớn thứ hai trong số các thành lũy Champa ở miền Trung và chỉ nhỏ hơn một chút so với qui mô của thành Đồ Bàn ở Bình Định (3). Các đặc điểm trên cho thấy, thành cổ Hóa Châu được xây dựng khá quy chỉnh, kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự nhiên và nhân tạo, tạo nên tòa thành kiên cố trấn giữ vùng đất trọng yếu ven biển, ven sông, ven đầm phá. Thành mang đậm tính chất của một thủy thành, có ưu thế về quân sự, lúc phòng vệ cũng như tấn công hay một quân thành trấn nhậm vùng gần sông, gần biển. 3. Thành Hóa Châu dưới thời kỳ Champa Những thông tin về thành Hóa Châu trong thời kỳ Champa (trước năm 1306) hầu như không được đề cập trong các sách sử, vì vậy, khi nghiên cứu về thành Hóa Châu trong thời kỳ này, chúng ta chỉ có thể dựa vào tư liệu khảo cổ học. Cuộc khai quật năm 1997 của Viện Khảo cổ học Việt Nam tại thành Hóa Châu lần thứ nhất, với diện tích 222m2 thuộc phạm vi bên trong thành nội đã phát hiện lớp di chỉ văn hóa Champa nằm tiếp giáp trên lớp di tích kiến trúc Đại Việt ở độ sâu trung bình từ 1,1m - 1,7m. Tầng văn hóa có màu đen, chứa đầy các mảnh gốm, gạch, ngói Champa điển hình, đặc biệt có lẫn một số mảnh gốm sứ Trung Quốc. Kết quả giám định cho thấy chúng thuộc các loại hình gốm thô, mịn, thuộc các loại hình chân cà ràng Số 24 - Tháng 6 - 20188 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA (thế kỷ VI - VII), vò (thế kỷ VII - VIII) và các mảnh bát, vò gốm bán sứ Trung Quốc (thế kỷ IX - XIII). Tuy nhiên, các nhà khảo cổ chủ trì khai quật đã cho đây là lớp di chỉ cư trú khá thuần của người Chăm (18). Trong các cuộc khai quật thành Hóa Châu từ năm 2009 - 2011 do Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Huế phối hợp với Đại học Kansai (Nhật Bản) thực hiện cũng phát hiện được tầng văn hóa Champa, chứa đựng nhiều gạch Champa, các mảnh gốm thô, gốm sành Champa thuộc các loại hình nồi, bình, vò có niên đại từ thế kỷ IX trở về sau và nhiều gốm sứ Trung Quốc, chủ yếu là các loại hình bát, đĩa, chậu, vò... có niên đại từ thế kỷ IX - XIII tại các hố THC09.XM1, THC09.XM9, THC11.TN3, THC11. XM13, THC11.XM23. Các hiện vật này được xem là đồ dùng sinh hoạt cho quan lại, binh lính trong thành. Đáng chú ý, tại hố THC10.KTr, tầng văn hóa Champa được xác định nằm trên lớp chứa hiện vật văn hóa tiền Sa Huỳnh. Điều này cho thấy, thành Hóa Châu được người Champa xây dựng trên cơ tầng văn hóa sớm hơn, tương tự như một số thành lũy Champa khác ở miền Trung như Cổ Lũy (Quảng Trị), Trà Kiệu (Quảng Nam), thành Cha (Bình Định) (10). Qua nghiên cứu mặt cắt lũy thành nội phía nam, chúng tôi nhận thấy, địa tầng lũy không cho thấy những lớp nhỏ do trình tường như các lũy thành ở Bắc bộ Việt Nam như thành Cổ Loa và Lũng Khê. Ở lớp trên của lớp đất trong lũy được đắp chủ yếu bằng đất cát, màu vàng, thuần. Còn ở phần dưới của lũy được kê các khối đá tự nhiên (30cm - 50cm) trên nền đất cát màu đen sẫm. Cấu trúc và cách xây lũy này hoàn toàn khác so với các lũy thành ở Bắc bộ Việt Nam và một số thành lũy Champa ở miền Trung Việt Nam như thành Lồi (Thừa Thiên Huế), thành Trà Kiệu (Quảng Nam), thành Đồ Bàn (Bình Định), thành Hồ (Phú Yên). Có thể thấy lớp đất màu đen sẫm phía dưới là lớp thành thời kỳ Champa; còn lớp đất cát, màu vàng, thuần ở trên là lớp đất đắp thêm ở giai đoạn sau, nhất là thời Trần, để tạo nền móng vững chắc, trước khi đắp thêm người xưa đã gia cố thêm lớp đá giữa hai lớp đất. Điều đáng chú ý, ở bên trong phạm vi thành Hóa Châu, phát hiện rất nhiều tác phẩm điêu khắc Champa bằng sa thạch như: bệ đá ốp chân tháp trên lũy thành nội, niên đại thế kỷ IX - X; chân trụ cửa Thành Trung niên đại thế kỷ IX2; bệ thờ tại nhà thờ họ Nguyễn Quang niên đại thế kỷ IX - X; mảnh đá trang trí góc đền - tháp niên đại thế kỷ XII - XIII; tượng thần Vishnu, tượng Phật Thích ca và Phật Sơ sinh đang thờ tại chùa Thành Trung. Như vậy, trừ 3 tác phẩm hiện đang thờ tại chùa Thành Trung chưa có sự thống nhất về niên đại (do bị Việt hóa), các tác phẩm còn lại được xác định niên đại thế kỷ IX - XIII, trong đó đa số các hiện vật có niên đại thế kỷ IX - X. Các hiện vật này cùng với sự phát hiện nhiều gạch Champa trong các cuộc khai quật, cho thấy, bên trong thành Hóa Châu đã từng tồn tại những công trình kiến trúc đền - tháp Champa nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo cho một bộ phận cư dân, trường hợp này chúng ta cũng thấy ở một số thành lũy Champa như Trà Kiệu (Quảng Nam), thành Chas/Tra, Đồ Bàn (Bình Định). Mặt khác, bên ngoài, xung quanh thành Hóa Châu còn có sự hiện diện của nhiều di tích, di vật Champa được phát hiện như tượng nam thần, chóp tháp và phù điêu Vishnu Triều Sơn Nam, thế kỷ X - XI, cách thành 1,5km theo đường thẳng về phía nam; phù điêu Ravana (thế kỷ IX), tượng Quan thế âm Bồ tát ở dạng nam thân (Lokesvara) Thanh Phước (thế kỷ IX - X) cách Thành 600m về phía đông nam; bia Phú Lương, thế kỷ X, cách Thành 01km về phía tây nam; bia Lai Trung, thế kỷ X, cách Thành 2km về phía tây bắc. Các hiện vật này chắc chắn có mối liên hệ mật thiết với trung tâm quân sự - hành chính - kinh tế là thành Hóa Châu, là những cơ sở tín ngưỡng tôn giáo ở bên ngoài Thành, nơi có nhiều cư dân sinh sống. Điều này cho thấy, trong thời kỳ Champa, thành Hóa Châu là trung tâm hội tụ văn hóa của khu vực, là nơi tập trung dân cư đông đúc. Với các bằng chứng về di tích, di vật liên quan, chúng tôi cho rằng thành Hóa Châu được người Champa xây dựng đầu tiên vào khoảng thế kỷ IX trên nền của một khu cư trú 9Số 24 - Tháng 6 - 2018 DI SẢN VĂN HÓA NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA thuộc thời kỳ văn hóa tiền Sa Huỳnh3, sau đó được người Việt kế thừa vào thế kỷ XIV đúng như sử sách đã ghi chép về việc tu bổ thành vào giai đoạn nhà Trần năm 1362 (6, tr.646). Sự xuất hiện của thành Hóa Châu ở khu vực gần đầm phá Tam Giang có liên quan đến sự thay đổi bối cảnh khu vực, nhất là sự suy yếu của nhà Đường, sự nổi lên của các quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó có khu vực phía bắc Champa (Giao Chỉ, Cửu Chân, sau thế kỷ X là Đại Cồ Việt/Đại Việt); sự tăng cường giao lưu buôn bán trên biển, ven sông với vai trò nổi trội của các thương nhân Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập nên các chính thể thường chuyển trung tâm kiểm soát việc buôn bán về gần biển và đặc biệt là sự tăng lên về mực nước của hệ đầm phá Tam Giang trong thời kỳ hình thành của Hóa Châu, bởi lẽ con đường di chuyển đường thủy chủ đạo vào thành Hóa Châu là từ phá Tam Giang vào. Theo các nhà nghiên cứu địa chất, từ khoảng 2.500 năm trở lại đây, do ảnh hưởng tan băng, mực nước đại dương dâng cao với tốc độ tăng dần 0,8-2mm/năm và vượt trội tốc độ nâng tân kiến tạo khá ổn định của khu vực, gây ra hiện tượng biển tiến trở lại vào đầm phá Tam Giang, đồng bằng, mở đầu thời kỳ suy tàn của dãy cồn đụn cát chắn bờ và đầm phá vừa được hoàn thiện. Quá trình dâng lên này của nước biển kéo dài mãi cho đến khoảng giữa thiên niên kỷ thứ II (17, tr.58-59), điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và tồn tại của thành Hóa Châu - một tòa thành trấn nhậm vùng gần sông, ven biển, lấy giao thông đường thủy làm chủ đạo. Thời điểm từ thế kỷ IX là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn chính của việc xây dựng thành lũy Hóa Châu, sau đó người xưa đã sử dụng thành nội và vùng ngoài phía bắc của thành nội đến thế kỷ XII - XIII. Thành nội trong giai đoạn này có khả năng nằm trong phạm vi đất đầm lầy. Kết quả khai quật cho thấy địa hình tự nhiên như ao hồ và sông suối có thể chiếm diện tích khá nhiều cả bên trong và xung quanh của thành ngoại. Trong thời kỳ Champa, thành Hóa Châu có thể là một trong những tòa thành của châu/ tiểu vương quốc Ulik (Ô Lý?) trong bia ký Mỹ Sơn đầu thế kỷ XIII (12, tr.26-32), sau này là châu Lý/Rí theo sử liệu Đại Việt. Đây là vùng phía bắc của vương quốc Champa, nơi tiếp giáp với vùng đất đô hộ của Trung Hoa (trước thế kỷ X) và sau này là lãnh thổ Đại Việt (sau thế kỷ X), vì vậy, khu vực này thường xảy ra các cuộc giao tranh giữa các bên (6, tr.222-567). Chính vì vậy, thành Hóa Châu thời kỳ này đóng Bệ thờ Thành Trung, thế kỷ IX- X (Nguồn: Tác giả) Bia Lai Trung, thế kỷ X (Nguồn: Tác giả) Số 24 - Tháng 6 - 201810 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA vai trò là tấm lá chắn (cùng với các thành lũy khác ở khu vực bắc Hải Vân) cho kinh đô ở phía nam, đồng thời cũng là bàn đạp để Champa tấn công ra khu vực phía bắc đèo Ngang. Sau năm 1069, khi vùng đất từ nam đèo Ngang đến bắc sông Thạch Hãn (tương ứng với các châu Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh) nhập vào Đại Việt, vùng Ô, Lý/Rí trở thành biên viễn phía bắc của Champa, nơi tiếp giáp trực tiếp với Đại Việt thì vai trò quân sự của thành Hóa Châu càng trở nên quan trọng. Điều đáng chú ý là, số lượng hiện vật thuộc thời kỳ Champa phát hiện được trong thành Hóa Châu không lớn. Dựa vào điều này và căn cứ vào vị trí, môi trường cổ của thành này, chúng ta không nên áp dụng mô hình thành quách của Bắc Bộ về tính chất đối với thành Hóa Châu. Khả năng số lượng người ở trong thành trong thời kỳ Champa không nhiều và khu vực sử dụng cũng không lớn. Điều này liên quan đến chức năng của thành. Vì nếu không có vai trò như kinh đô, có dân số lớn trong khu kinh thành, chúng ta bắt buộc phải suy nghĩ rằng, thành Hóa Châu thời kỳ Champa có chức năng quân sự nhiều hơn. Cuộc chinh phạt Champa năm 1044 của vua Lý Thái Tông đã cho thấy thành Hóa Châu là một chốt chặn quân sự quan trọng phải vượt qua ở phía bắc nếu muốn tấn công vào kinh đô Champa ở phía nam (lúc này là thành Đồ Bàn, Bình Định): “Ngày Giáp Thìn, quân đi từ Kinh sư, ngày Ất Tị đến cửa Đại Ác gặp sóng gió yên lặng, đại quân qua biển dễ dàng nên đổi tên Đại Ác thành Đại An4. Đến núi Ma Cô5 có đám mây tía bọc lấy mặt trời. Qua vũng Hà Não6 có đám mây che thuyền ngự, theo thuyền mà đi mà dừng. Ngày hôm ấy đến cửa biển Trụ Nha7. Ngày hôm sau đi, nhờ thuận gió trong một ngày qua hai bãi Đại Tiểu Trường Sa. Đến cửa biển Tư Dung có con cá trắng nhảy vào thuyền. Vua nghe tin Chiêm Thành đưa quân và voi bày trận ở bờ nam sông Ngũ Bồ, muốn chống lại quan quân. Vua xuống chiếu cho quân bỏ thuyền lên bộ, đem quân sĩ đến bờ sông bên bắc, thấy quân Chiêm đã dàn ở bên sông. Vua mới cắt đặt quân sĩ, dựng cờ nổi trống, sang tắt ngang sông để đánh. Hai bên chưa giao chiến, quân Chiêm đã tan vỡ, quan quân đuổi chém được 3 vạn thủ cấp. Quách Gia Di chém đ