I. ĐỊNH NGHĨA
Trước khi tìm hiểu về thành ngữ 4 chữ (사자성어), chúng ta cùng xem xét một
định nghĩa rộng hơn là thành ngữ tiếng Hán 한자성어.
한자성어 là những thành ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hán bị đồng hoá trong hệ
thống chữ, ngữ âm tiếng Hàn. 한자성어 rất đa dạng nhưng thường gồm 4 chữ, 5 chữ
hoặc 8 chữ trong đó số lượng thành ngữ 4 chữ chiếm 75 - 80%.
Thành ngữ 4 chữ có xuất xứ từ tiếng Hán là cụm từ cố định hoàn chỉnh về cấu trúc
và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc gợi cảm không thể giải thích một
cách đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó.
Cũng có cách định nghĩa khác: Thành ngữ 4 chữ là tập hợp từ cố định quen đi với
nhau để truyền đạt một ý nghĩa theo ngôn ngữ truyền thống được lưu truyền trong văn
chương hoặc trong dân gian, có nghĩa định danh, gợi tên sự vật, thường không thế suy ra
từ nghĩa của từng yếu tố cấu thành.
12 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành ngữ bốn chữ - 사자성어, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
348
THÀNH NGỮ BỐN CHỮ - 사자성어
SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh, Trịnh Thị Quỳnh Anh, Đào Thanh Bình,
Phạm Minh Hảo, Nguyễn Phương Lan, Hoàng Lê Hồng Nhung (2H08)
GVHD: Th.s. Nguyễn Phương Dung
I. ĐỊNH NGHĨA
Trước khi tìm hiểu về thành ngữ 4 chữ (사자성어), chúng ta cùng xem xét một
định nghĩa rộng hơn là thành ngữ tiếng Hán 한자성어.
한자성어 là những thành ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hán bị đồng hoá trong hệ
thống chữ, ngữ âm tiếng Hàn. 한자성어 rất đa dạng nhưng thường gồm 4 chữ, 5 chữ
hoặc 8 chữ trong đó số lượng thành ngữ 4 chữ chiếm 75 - 80%.
Thành ngữ 4 chữ có xuất xứ từ tiếng Hán là cụm từ cố định hoàn chỉnh về cấu trúc
và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc gợi cảm không thể giải thích một
cách đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó.
Cũng có cách định nghĩa khác: Thành ngữ 4 chữ là tập hợp từ cố định quen đi với
nhau để truyền đạt một ý nghĩa theo ngôn ngữ truyền thống được lưu truyền trong văn
chương hoặc trong dân gian, có nghĩa định danh, gợi tên sự vật, thường không thế suy ra
từ nghĩa của từng yếu tố cấu thành.
II. NGUỒN GỐC THÀNH NGỮ 4 CHỮ
1. Thành ngữ 4 chữ phần lớn có nguồn gốc từ các điển tích trong lich sử.
사면초가 (Tứ diện Sở ca): Đây là một câu thành ngữ có điển tích diễn tả một hoàn
cảnh bị cô lập hoàn toàn, bị bao vây tứ bề. 사 là”tứ", 면 là”diện", còn 초 là Sở, 가 là bài
ca. Khi hai nước Sở và Hán giao tranh, quân nước Sở bị quân nhà Hán bao vây, đêm đó
quân nhà Hán đồng loạt hát Sở ca khiến tướng nhà Sở ngạc nghiên nghĩ rằng:”Không
phải quân Hán đã chiếm lĩnh Sở rồi hay sao? Sao quân Sở lại còn đông như thế?!"
도원결의 (Đào viên kết nghĩa): Thành ngữ này nói đến sự kiện Lưu Bị, Quan Vũ và
Trương Phi kết nghĩa anh em, từ đó được hiểu theo ý chỉ việc kết nghĩa sống chết có
nhau.
경국지색: tiếng Hán có nghĩa là”Kinh quốc chi sắc”, tiếng Việt có cụm từ tương
đương là”Nghiêng nước nghiêng thành”. Thành ngữ này ám chỉ sự việc diễn ra từ thời
nhà Đường ở Trung Quốc, khi Đường Minh Hoàng vì say mê Dương Quý Phi mà để mất
nước.
2. Thành ngữ 4 chữ được hình thành trong dân gian phản ánh suy nghĩ, kinh
nghiệm, ước mơ của con người trong cuộc sống.
고진감래 (Khổ tận cam lai): Cái khổ đi cái sướng đến. Người xưa có câu hết khổ ắt
sướng đến, chính vì thế hãy gắng chịu đựng vất vả, chờ đợi một ngày mai tươi sáng.
호사다마 (Hảo sự đa ma): Việc tốt thì lắm kẻ dèm pha, ghen ghét.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
349
독불장군 (Độc bất tướng quân): Chỉ việc một mình không thể làm tướng, tất cả mọi
việc phải có sự bàn bạc của mọi người mới thành công.
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH NGỮ BỐN CHỮ
1. Thành ngữ 4 chữ có kết cấu thường theo dạng biền ngẫu.
Biền ngẫu là hình thức cấu trúc của một loại văn chương cổ xưa ở phương Đông
(được gọi là biền văn). Theo nghĩa nguyên, Biền là hai con ngựa chạy song song với
nhau và ngẫu là chẵn đôi. Biền ngẫu là cách nói hình tượng hóa, chỉ câu văn có các vế
sóng đôi đối nhau từng cặp.
금지옥엽: nguyên văn tiếng Hán có nghĩa là “Kim chi ngọc diệp”, ở Việt Nam có
câu tương đương là “Lá ngọc cành vàng”. Ở đây, “kim chi” đối với “ngọc diệp”đều là chỉ
sự giàu sang, phú quý.
경천동지: Kinh thiên động địa, “kinh thiên” đối với “động địa” đều là chỉ những sự
kiện lớn.
동고동락: Đồng khổ đồng lạc, chỉ sự đồng cam cộng khổ, sướng khổ có nhau.
2. Thành ngữ 4 chữ tạo ra sự mặc nhiên hiểu nhau giữa người nói và người
nghe, qua ngữ nghĩa có tính cách ước lệ, đã được thừa nhận theo truyền thống.
공사무척 (Khổng xà vô tấc): Con rắn trong hang làm sao biết nó dài ngắn, trong
tiếng Việt có câu tương đương là “Đếm cua trong lỗ”. Câu thành ngữ này có tính ước lệ
chỉ việc khó có thể nắm bắt được suy nghĩ của người khác.
양두구육 (Dương đầu cẩu nhục): trong tiếng Việt có câu tương đương là “Treo đầu
dê bán thịt chó”, được hiểu mặc nhiên với ý nghĩa chỉ hành vi lừa lọc gian dối trong kinh
doanh.
견원지간 (Khuyển vượn chi gian): Đây là thành ngữ quen thuộc được sử dụng
rộng rãi trong cuộc sống chỉ những người có tính cách trái ngược không thể nào cùng
chung sống hòa hợp trong một môi trường được, tiếng Việt có câu “Như chó với mèo”.
Hàng nghìn thành ngữ 4 chữ được sử dụng trong tiếng Hàn Quốc từ xưa tới nay,
không chỉ bởi những người”thích nói chữ”mà rất phổ biến trong đời sống thường nhật,
do sự cô đọng về mặt ngữ nghĩa khiến các thành ngữ đó có giá trị ứng dụng rất lớn.
Chính vì vậy sự hiểu biết về các thành ngữ dạng này là sự cần thiết để có sự hiểu biết
hoàn hảo về ngôn ngữ tiếng Hàn Quốc.
IV. CÁCH HỌC THÀNH NGỮ BỐN CHỮ
Việc học và sử dụng thành ngữ bốn chữ không chỉ làm cho vốn tiếng Hàn của
chúng ta thêm phong phú mà còn cho thấy niềm đam mê đối với tiếng Hàn, với văn hóa
Hàn Quốc. Do chúng ta không thể liệt kê hết các thành ngữ bốn chữ trong bài nghiên cứu
này nên sau đây chúng tôi xin đưa ra một vài phương pháp học tập mà chúng tôi nghĩ là
nó sẽ có thể giúp ích cho các bạn trong việc học và sử dụng thành ngữ bốn chữ.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
350
1. Thành ngữ 4 chữ chủ yếu được phiên âm theo tiếng Hán nên để hiểu ghi nhớ và
học thuộc được chúng, phương pháp tốt nhất là nắm vững các từ gốc Hán được sử dụng
với mật độ rộng rãi.
Ví dụ
STT
Từ
gốc
Hán
Nghĩa
Gốc Hán –Hàn
Nghĩa hoặc câu
tiếng Việt tương
đương
1
학
Học
Hạc
동문수학 (Đồng môn thụ
học)
군계일학 (Quần kê nhất
hạc)
Chỉ người giỏi
nhất trong một
nhóm người
2 천
Thiên (trời)
Nghìn
천년지애 (Thiên niên chi ái)
청천백일 (Thanh thiên bạch
nhật)
천재일우 (Thiên tại nhất
ngộ)
Chỉ cơ hội hiếm
có, nghìn năm mới
có một
3 구
Cửu (9)
Cửu (vĩnh cửu)
Cẩu (chó)
Khẩu
Cầu
구사일생
천장지구 (Thiên trường địa
cửu)
당구풍월 (Đường cẩu
phong nguyệt)
구밀복검 (Khẩu mật phục
kiếm)
Thập tử nhất sinh
Chỉ sự bất biến
Miệng nam mô
bụng một bồ dao
găm
4
수
Thụ
Thọ
Thủy
Tùy
Thủ(đầu)
동문수학 (Đồng môn thụ
học)
수즉다용 (Thọ tắc đa nhục)
수어지교 (Thủy ngư chi
giao)
부창 부수 (Phu xướng phụ
tùy)
수서양단 (Thủ thử lưỡng
đoan)
Chỉ bạn đồng môn
Chỉ việc càng
sống lâu trên đời
thì tất phải chịu
nhiều hổ thẹn
Chỉ mối quan hệ
như cá với nước,
cá không thể sống
mà thiếu nước
Chỉ sự lưỡng lữ
không biết phải
làm gì như con
chuột thò đầu ra
khỏi cửa hang
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
351
Thủ (tay) 수족지애 (Thủ túc chi ái) Anh em như thể
chân tay
5 교
Giao
Giáo
수어지교 (Thủy ngư chi
giao)
교각살우 Giáo giác sát
ngưu (nắm lấy điểm yếu của
đối phương mà tấn công)
Chỉ mối quan hệ
như cá với nước,
không thể tách rời
Đánh rắn phải
đánh dập đầu
6 유
Lưu
Hữu
Nhu
유언비어 (Lưu ngôn phi
ngữ)
유비무환 (Hữu bị vô hoán)
우유부단 (Ưu nhu bất đoán)
Chỉ tin đồn vô căn
cứ
Cẩn tắc vô ưu
Chỉ người nhu
nhược, thiếu quyết
đoán
7 감
Cảm(cảm giác)
Cam (ngọt)
감지덕지 (Cảm chi đức chi)
감탄고토 (Cam thán khổ
thổ)
Thể hiện sự vô
cùng biết ơn vô
cùng
Vắt chanh bỏ vỏ,
ăn cháo đá bát
8 은
Ân(Ơn)
Ấn
Ẩn
망은배신(Vong ân bội tín)
은인자중 (Ẩn nhẫn tự
trọng)
Vong ơn bội nghịa
9 화
Hoa
Họa (vẽ, tai họa)
Hỏa
Hóa
폐월수화 (Bế nguyệt tu
hoa)
금상첨화 (Kim thượng
điểm hoa)
화사첨족 (Họa xà điểm túc)
전화위복 (Chuyển họa vi
phúc)
상화하택 (Thượng hỏa hạ
trạch)
Hoa nhường
nguyệt thẹn
Phúc bất trùng lai
Vẽ chân cho rắn
10 상
Thượng
Tương
Sương
사상누각 (Sa thượng lâu
các)
상부상조
동병상련 (Đồng bệnh tương
lân)
설상가상 (Tuyết thượng gia
sương)
Xây lâu đài trên
cát
Tương phù tương
trợ
Họa vô đơn chí
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
352
11
백
Bách (một trăm)
Bạch
Phách
백전백승 (Bách chiến bách
thắng)
백년해로
혼비백산 (Hồn phi phách
tán)
Bách niên giai lão
Hồn bay phách tán
12 호
Hồ (hồ ly, cáo)
Hảo
호가호위 (Hồ giả hổ uy)
호사다마 (Hảo sự đa ma)
Cáo đội lốt hổ
Không có chuyện
gì tốt hoàn toàn
13 고
Cô đơn, cô quạnh
Cao
Khổ (đắng)
Cổ (xưa)
고장난명 (Cô chưởng nan
minh)
등고자비 (Đăng cao tự ti)
고짐감래 (Khổ tận
cam lai)
죽마고우 (Trúc mã cố ấu)
Càng ở trên cao
càng thấy mình
nhỏ bé
Thanh mai trúc mã
14 명
Minh (rõ ràng)
Danh
Mệnh, mạng
등하불명 (Đăng hạ bất
minh)
명불허전
가인박명
Gần ngay trước
mắt xa tận chân
trời
Danh bất hư
truyền
Hồng nhan bạc
mệnh
15 망
Vong (mất)
Vọng (ngóng,
mong ước)
Võng (mạng,
lưới)
망양보뢰 (Vong dương bổ
lao)
순망치한 (Thần vong xi
hàn)
망양지탄 (Vọng dương chi
thán)
일망 타진 (Nhất võng đả
tận)
Mất bò mới lo làm
chuồng
Môi hở răng lạnh
Vừa trông ra biển
lớn vừa than khóc
Tóm gọn một mẻ
16 사
Sa (cát)
Sự
Tứ
Rắn
사상누각 (Sa thượng diệp
các)
일사천리 (Nhất sự thiên lý)
사마난취
용두사미 (Long đầu xà vĩ)
Xây lâu đài trên
cát
Chỉ sự nhanh
chóng
Tứ mã nan truy
Đầu voi đuôi
chuột
17 우
Vũ(mưa)
Ngưu
밀운불우 (Mật vân bất vũ)
구우일모 (Cửu ngưu nhất
Chỉ sự việc không
được như ý
nguyện, giống như
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
353
Hữu (bên phải)
mao)
우왕좌왕 (Hữu vãng tả
vãng)
nhiều mây mà
không có mưa
Chạy đông chạy
tây
18 양
Dương(dê)
Dương (biển)
Dưỡng
Lưỡng
Lương
양두구육 (Dương đầu cẩu
dục)
양관삼첩 (Dương quan tam
điệp)
양약고구 (Dưỡng dược khổ
khẩu)
일거양득 (Nhất cử lưỡng
tiện)
양금택목 (Lương cầm trạch
mộc)
Treo đầu dê bán
thịt chó
Thuốc đắng giã tật
Một công đôi việc
Chim khôn chọn
cành mà đậu
19
이
Dị (khác)
Dĩ
Di
Ly
Nhị
자고이래 (Tự cổ dĩ lai)
이심전심 (Dĩ tâm truyền
tâm)
이합집산 (Ly hợp tập tán)
유일무이(Hữu nhất vô nhị)
Từ xưa tới nay
Tâm đầu ý hợp
Chỉ việc tan rồi
hượp, hợp rồi tan
Độc nhất vô
nhị(có 1 không
hai)
20
자
Tử (con)
Tự(tự bản thân)
부자자효 Phụ tử tử hiếu
자업자득 Tự nghiệp tự đắc
Cha mẹ yêu
thương con cái,
con cái hiếu thuận
với cha mẹ
Tự làm tự hưởng
2. Thông qua giao tiếp hàng ngày, qua các video hay các phim truyện tiếng Hàn
Quốc, các show truyền hình, tập quan sát và lắng nghe cách người Hàn Quốc sử dụng
thành ngữ bốn chữ trong đời sống sinh hoạt. Phương pháp này có thể tạo được sự thích
thú khi học tập, đồng thời cũng giúp ta dễ dàng hiểu và áp dụng được thành ngữ bốn chữ
một cách tự nhiên nhất.
3. Thành ngữ 4 chữ là sự đúc kết nguồn tri thức phong phú của nhân dân trên mọi
lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Chính vì vậy để dễ học ta nên hệ thống thành các chủ đề
nhỏ như gia đình, kinh tế, giáo dục, lao động xã hội... Trong kho tàng thành ngữ bốn chữ
của Hàn Quốc có rất nhiều thành ngữ nói về tình cảm gia đình, tình cha con, anh em, tình
cảm vợ chồn hay là những lời khuyên, những bài học về đạo làm con, đạo làm vợ...
Ví dụ các thành ngữ bốn chữ nói về chủ đề tình cảm gia đình
* 골육상쟁 ~ 동족상잔: 형제나 같은 민족끼리 서로 다툼을 뜻함
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
354
Cốt nhục tương tranh, đồng tộc tương tàn ~ cốt nhục tương tàn, huynh đệ tương
tàn: Anh em hay những người trong cùng một tộc lại tranh chấp, bất hòa với nhau.
* 골육지친: 뼈와 살을 같이 나눈 사이로서 서로 떨어질 수 없는 친족이란
뜻으로, 부자와 형제 또는 그와 가까운 혈족을 지칭하는 말
Cốt nhục chi thân: Chỉ sự gần gũi giữa những người có quan hệ huyết thống, những
người thân tộc, phụ tử, anh em cũng giống như cốt – nhục không thể tách rời.
* 농와지경 – 농와지희: 질그릇을 갖고 노는 경사란 뜻으로, 딸을 낳은 기쁨
Niềm vui khi sinh được đứa con gái
* 망운지정: 구름을 바라보며 그리워한다는 뜻으로, 객지에 나온 자식이
고향의 부모를 그리는 정을 가리키는 말
Vọng vân chi tình: Có nghĩa là người con ở nơi đất khách nhớ về cha mẹ ở quê nhà
*수족지애: 형제간의 우애
Thủ túc chi ái ~ Anh em như thể tay chân: Tình cảm giữa anh em
* 반포지효: 까마귀 새끼가 자라서 늙은 어미에게 먹이를 물어다 주는 효라는
뜻으로, 자식이 자란 후에 어버이의 은혜를 갚는 효성을 이르는 말
Xuất phát từ việc con quạ khi trưởng thành đem cái ăn về báo hiếu cho quạ mẹ già,
câu thành ngữ có ý nghĩa con cái sau khi trưởng thành quay lại báo hiếu cha mẹ.
* 백년동락: 부부가 되어 한평생을 사이좋게 지내고 즐겁게 함께 늙음
Bách niên đồng lạc: Trở thành vợ chồng rồi thì cả một đời đối xử tốt và sống vui vẻ
bên nhau.
*부전자전: 대대로 아버지가 아들에게 전함
Phụ truyền tử truyền ~ Cha nào con nấy: Sự truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,
từ cha sang con.
*부창부수: 남편이 주장하고 아내가 이에 잘 따름. 또는 부부 사이의 그런
도리.
Chồng bảo sao thì vợ nghe vậy. Đây cũng là đạo lý trong quan hệ vợ chồng.
* 삼종지도: 예전에, 여자가 어려서는 아버지를, 결혼해서는 남편을, 남편이
죽은 후에는 자식을 따라야 하였다.
Tam tòng chi đạo: Ngày xưa, phụ nữ, khi còn nhỏ thì ở nhà theo cha, lấy chồng
theo chồng, chồng chết theo con.
Ví dụ một số thành ngữ bốn chữ về quan hệ giữa người với người
y 동상이몽 (같은 자리에 자면서 다른 꿈을 꾸다): Đồng sàng dị mộng
y 만구일담 (여러 사람의 의견이 서로 같음): Đồng lòng nhất trí
y 이구동성 (여러 사람의 말이 같음): Dị khẩu đồng thanh
y 죽마고우 (어릴 때부터 같이 놀며 자란 친구): Trúc mã ấu (Thanh mai
trúc mã)
y 가신지인 (믿을 만한 사람): Khả tín chi nhân
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
355
y 붕우유신 (붕우유신 (친구 사이에는 믿음이 있어야
한다있어야 한다: Bạn bè phải tin nhau)
y 간담상조 (서로의 마음을 터놓고 숨김없이 친하게 사귐):
Tương thân tương ái
y 골육상쟁(가까운 일가나 가족끼리 서로 헐뜯고 싸움을 일컫는 말이다.
골육상전, 이혈세혈(피를 피로 씻는다)과 같은 뜻이다): Cốt nhục tương tàn.
y 동병상련 (같은 병을 앓는 사람끼리 서로 불쌍히 여긴다는 말로, 어려운
처지에 있는 사람끼리 서로 가엾게 여김을 이르는 말이다): Đồng bệnh tương liên
y 동조동감 (같은 가락 같은 느낌이라는 뜻으로, 남의 주장이나 이론
따위를 따르거나 같은 뜻을 표시함을 이르는 말): Đồng cam cộng khổ
y 배은망덕 (남에게 입은 은혜와 덕을 배반하거나 잊는다는 뜻으로,
은혜를 모르는 사람을 일컬을 때 흔히 쓴다): Ăn cháo đá bát
y 백년가약 (백 년의 아름다운 약속이라는 뜻으로, 청춘 남녀가 부부가
되어 평생을 함께 하겠다는 아름다운 언약을 일컫는다. 백년가기, 백년언약,
백년지약도 같은 뜻이다.): Hẹn ước trăm năm
y 불구대천(한 하늘을 함께 이고 살아 갈 수 없는 철천지원수를 일컫는
말이다): Không đội trời chung
y 문경지교 (목을 베어 줄 수 있을 정도로 절친한 사귐,또는
그런 벗을 말한다. 동의어로(문경지계)가 있다: Quan hệ bạn bè gần gũi,
thân thiết)
y 장유유서 (어른과 아이 사이에는 차례와 질서가 있어야 함:
Giữ gìn tôn ti trật tự trên dưới)
y 수어지교 (물이 없으면 살 수 없는 물고기와 물의 관계라는
뜻으로, 아주 친밀하여 떨어질 수 없는 사이를 비유적으로 이르는 말):
Thủy ngư chi giao
y 금란지교 (쇠를 끊을 만큼 견고하고 향기로운 난초와 같은
우정): Kim lang chi giao, Kết nghĩa kim lang
y 막역지우 (허물이 없이 아주 친한 친구): Mạc nghịch chi hữu
y 남존여비 (남자가 존재하는 한 여자는 비참하다): Trọng nam khinh nữ
y 부전자전 (아버지가 전씨면 아들도 전씨): Cha truyền con nối
y 부자유친 (아버지와 아들 사이의 도리는 친애에 있음을 이른다: Tình
phụ tử thân thiết, Phụ tử tình thâm
y 이심전심 (마음에서 마음으로 전한다는 뜻으로 글이나 말에 의하지
않고 서로 마음이 통함): Tâm đầu ý hợp
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
356
y 사면초가 (아무에게도 도움을 받지 못하는, 외롭고 곤란한 지경에 빠진
형편을 이르는 말): Tứ diện sở ca
4. Ngoài ra cũng có thể học những thành ngữ có ý nghĩa tương tự như nhau hoặc trái
nghĩa với nhau.
Ví dụ: 이구동성(Dị khẩu đồng thanh) ~ 만장일치(Vạn trường nhất trí)
일석이조(Nhất thạch nhị điểu) ~ 일거양득(Nhất cử lưỡng đắc)
구사일생(Cửu tử nhất sinh) ~ 기사회생 (Khởi tử hồi sinh)
유비무환(Hữu bị vô hoán) >< 망양보뢰(Vong dương bổ lao)
5. Mỗi thành ngữ thường có một hoàn cảnh ra đời riêng, chúng ta cũng có thể tìm
hiểu thêm về các thành ngữ thông qua các điển tích, điển cố của Trung Quốc.
Sau đây là một số ví dụ:
* : Khẩu mật phúc kiếm
Chữ “Khẩu mật” là chỉ mồm miệng ngọt như mật. Còn chữ “Phúc kiếm” là chỉ
bụng dạ đầy dao kiếm. Ý của câu thành ngữ này chỉ, người bề ngoài miệng nói rất hay,
nhưng bên trong thì rất hiểm độc.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ:”Tư trị thông giám- Đường kỷ - Huyền Tông
thiên bảo nguyên niên”.
Lý Lâm Phổ là Binh bộ thượng thư kiêm Trung thư lang thời Đường Huyền Tông,
ông là người có kiến thức uyên bác, rất có tài nhưng cũng là người phẩm hạnh rất kém,
lòng dạ rất hẹp hòi và đố kỵ. Lý Lâm Phổ trong khi tiếp xúc với mọi người, ông đều luôn
luôn tỏ ra rất hòa nhã và đáng mến, nhưng trong lòng lại tìm cách hại người. Có một lần,
ông giả vờ thành khẩn nói với bạn đồng liêu của mình là Lý Thức Chi rằng:”Hoa Sơn là
nơi sản xuất khá nhiều vàng, nếu được khai thác thì nhà nước sẽ nhanh chóng trở nên
giàu mạnh, nhưng đáng tiếc là nhà vua còn chưa biết việc này”. Lý Thức Chi cho là thật
mới đến tâu với vua Huyền Tông nên nhanh chóng khai thác. Vua nghe vậy trong lòng
mừng lắm, mới gọi Lý Lâm Phổ đến bàn về việc này, Lý Lâm Phổ tâu rằng:”Thần đã biết
về việc này. Nhưng vì Hoa Sơn là nơi phong thủy bảo địa của vua chúa các triều đại, ta
làm sao lại có thể tùy tiện khai thác, đây có thể là một dụng ý xấu”.
Vua Đường Huyền Tông lại lần nữa bị Lý Lâm Phổ bưng bít, còn cho ông la bậc
trung thần và dần dần xa lánh Lý Thức Chi.
Hiện nay, người ta vẫn dùng câu thành ngữ này để chỉ người ngoài miệng thì nói rất
hay, nhưng trong bụng lại rất hiểm độc.
* : Khởi tử hồi sinh
Ý của câu thành ngữ này là chỉ người có y thuật cao siêu, đã cứu sống được người
sắp chết. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ”Sử ký - Biển Thước xương công liệt truyện”.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
357
Thời Chiến Quốc có một danh y tên là Tần Việt Nhân, vì ông từng cứu sống được
khá nhiều người sắp chết, nên người ta đều coi ông như thần y Biển Thước thời Hoàng
Đế trong truyền thuyết.
Một hôm, trong lúc hành y tại nước Quắc, khi ông đi ngang qua Hoàng cung thì
nghe tin Thái tử đã mất vào lúc sáng sớm do chứng bệnh huyết khí bất hợp. Sau khi hỏi
rõ bệnh tình, ông cho rằng vẫn còn hy vọng cứu sống, nên bèn đi thẳng vào cung.
Vị đại thần quản sự trong cung sau khi tâu với nhà vua, liền nhanh chóng đưa ông đến
trước giường của Thái tử. Ông khom người quan sát một hồi lâu, thấy Thái tử vẫn còn
hơi thở thoi thóp, hai vế đùi bên trong của Thái tử vẫn còn chút hơi ấm, bắt mạch vẫn còn
đập rất yếu ớt. Ông bèn quay lại nói:”Thái tử mới chỉ ngất đi thôi, tôi sẽ cấp cứu ngay,
may ra còn có thể cứu sống được Thái tử”.
Ông nói xong bèn sai đồ đệ đưa kim châm cứu bằng vàng ra, châm cứu lên trên đầu,
trên ngực và chân tay của Thái tử. Một lát sau, Thái tử quả nhiên thở hắt ra. Ông lại gọi
đồ đệ chườm nước nóng dưới nách của Thái tử thì Thái tử dần dần tỉnh lại. Quốc vương
và các đại thần nước Quắc thấy vậy đều vô cùng mừng rỡ, liên tiếp bày tỏ lời cảm ơn.
Tần Việt Nhân nói:”Để Thái tử sớm bình phục, tôi sẽ kê một đơn thuốc cho Thái tử uống
liền trong 20 ngày thì sẽ khỏi hẳn”. Quả nhiên, sau 20 ngày dùng thuốc, Thái tử đã khỏi
hẳn bệnh. Quốc vương lại lần nữa bày tỏ cảm ơn thì Tần Việt Nhân nói:”Không phải tôi
có thể khởi tử hồi sinh, mà là Thái tử vẫn chưa chết, nên tôi mới cứu được Thái tử”.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví với hiện tượng cứu
vãn được sự việc đã mất hết hy vọng.
* : Hậu sinh khả uý
Từ “Hậu sinh” ở đây là chỉ lớp người trẻ, hay thanh thiếu niên. Còn chữ “Úy” có
nghĩa là kính phục. “Hậu sinh khả úy” có nghĩa là lớp trẻ có thể vượt xa cha ông của họ,
đáng được tôn trọng. Khen ngợi lớp người trẻ thông minh, siêng năng, tương lai sáng sủa.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Luận ngữ - Tử hãn”.
Khổng Tử đang trên đường đi du lịch thì gặp ba đứa trẻ, trong đó hai đứa đùa
nghịch với nhau rất thỏa thích, còn đứa kia chỉ lặng im đứng xem. Khổng Tử thấy lạ mới
hỏi tại sao lại không cùng chơi với các bạn.
Đứa trẻ điềm nhiên nói: “Đánh vật nhau quyết liệt rất dễ phương hại đến sinh mạng
con người, còn cứ lôi kéo xô đẩy nhau thì rất dễ bị thương, dù chỉ kéo rách áo quần thôi,
thì cũng chẳng có lợi gì cho cả hai bên, nên cháu không muốn chơi với chúng nó”.
Một lúc sau, đứa trẻ này dùng đất đắp thành một ngôi thành lũy ngay giữa đường,
rồi vào ngồi trong đó. Xe Khổng Tử không thể đi được mới hỏi tại sao lại không nhường
lối cho xe đi. Đứa trẻ đáp: “Cháu nghe người ta nói xe phải vòng qua thành mà đi, chứ
làm gì có thành lũy lại nhường lối cho xe đi bao giờ” Khổng Tử nghe vậy rất kinh ngạc,
cảm thấy đứa trẻ này người tuy còn nhỏ nhưng rất ranh mãnh, mới nói rằng: “Cháu tuy
nhỏ mà hiểu biết thật không ít”.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
358
Đứa trẻ đáp rằng: “Cháu nghe nói, cá con sinh ra được ba ngày đã biết bơi, thỏ con
sinh ra được ba ngày đã biết chạy, ngựa con sinh ra được ba ngày đã biết đi theo mẹ, đây
là việc rất bình thường chứ có gì lạ đâu”.
Khổng Tử nghe xong bèn than rằng: “Hậu sinh khả úy, lớp trẻ thời nay thật là ghê
gớm”. Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ “Hậu sinh khả úy” để khen
ngợi lớp trẻ vượt xa cha ông của mình, là điều đáng quý; Khen ng