I. HỐI PHIẾU
1/ Khái niệm:
a. Theo luật hối phiếu của Anh 1882: “Bill of Exchange Act of 1882” (BEA).Hối phiếu là một mệnh lệnh
dưới dạng viết của người bán phát ra đòi tiền người mua yêu cầu người mua khi đến hạn quy định của lệnh
phải trảmột sốtiền nhất định cho người bán, hoặc theo lệnh của người bán trảcho một người khác tại một
địa điểm nhất định
b. Theo luật thống nhất vềhối phiếu (Công ước Giơnevơ1930)Hối phiếu là một tờmệnh lệnh yêu cầu trả
tiền vô điều kiện, do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này:
Hoặc khi nhìn thấy phiếu
Hoặc tại một ngày cụthểtrong tương lai
Hoặc tại một ngày có thểxác định trong tươnglai
Phải trảmột sốtiền nhất định cho một người nàođó, hoặc theo lệnh của người này trảcho người
khác, hoặc trảcho người cầm phiếu
c. Theo điều 4, “Luật các công cụchuyển nhượng” của Việt Nam: “Hối phiếu là giấy tờcó giá do người
ký phát lập, yêu cầu người bịký phát thanh toán không điều kiện một sốtiền xác định khi có yêu cầu hoặc
vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụhưởng”
2/ Các thành phần liên quan:
a. Người ký phát hối phiếu: thông thường là người bán, đại diện tổchức xuất khẩu, cung ứng dịch vụ.- Là
người lập và ký HP ra lệnh cho người bịký phát phải trảmột sốtiền nhất định cho người được hưởng lợi.
Hai quyền lợi của người ký phát:
+ Người ký phát HP được quyền ký phát HP cho bất kỳai
+ Là người hưởng lợi đầu tiên của hối phiếu
Hai nghĩa vụcủa người ký phát:
+ Cam kết rằng HP đó sẽ được chấp nhận và được trảtiền khi xuất trình
+ Khi hối phiếu bịtừchối trảtiền, người ký phát phải có trách nhiệm hoàn trảsốtiền hối phiếu
cho người hưởng lợi ( Người ký phát HP phải khác với người chấp nhận HP – không cùng là một
người)
b. Người chịu trách nhiệm thanh toán hối phiếu: là người mà hối phiếu gởi đến cho họ, đòi tiền họ(có thể
là người mua, ngân hàng mởL/C, ngân hàng thanh toán, ...). Là người nhập khẩu hoặc một người khác
được người trảtiền chỉ định, có thể:
+ Là người chấp nhận trảtiền (accepter)
+ Người bảo lãnh (avaliseur)
+ Ngân hàng (Bank) – nếu là NH mởL/C (issuing bank)
c. Người hưởng lợi hối phiếu: trước hết là người ký phát hối phiếu, kế đến là người do người ký phát hối
phiếu chỉ định trên hối phiếu. Theo luật quản chếngoại hối ởnước ta người h¬ởng lợi là các ngân hàng
kinh doanh đối ngoại được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép. - Là người bán và có thểlà một người khác
do người bán chỉ định:
+ Có thểlà bản thân người ký phát thì phải ghi vào HP “… trảcho tôi…” hoặc “… trảtheo lệnh
của tôi…”
+ Có thểlà một người đích danh được ghi vào HP
+ Có thểlà người vô danh ( người cầm HP) thì HP phải đểtrống
d. Người ký hậu HP (endorser) – Người chuyển nhượng - Là người được hưởng lợi tờHP nhường quyền
sởhữu HP đó cho người khác bằng cách ký hậu
- Trách nhiệm: ràng buộc trách nhiệm đối với những người ký hậu tiếp theo và đối với người
cầm phiếu
- Người chuyển nhượng đầu tiên của HP là người ký phát HP
2
4
1
2
2
2
3
3
4 4
5 5
3
5
e. Người được chuyển nhượng Là người được người khác chuyển nhượng HP đó cho mình và lúc này là
người hưởng lợi
f. Người cầm phiếu (bearer)Là người được hưởng lợi tờHP đó với điều kiện HP là loại HP vô danh hoặc
ký hậu vô danh ( đểtrống). Người cầm phiếu có thểtrởthành người được chuyển nhượng bằng cách ghi tên
mình vào HP
g. Người chấp nhận trảtiền HP (accepter)- Thông thường là Ngân Hàng
h. Người bảo lãnh HP : Thường là NH nổi tiếng
i. Người giữphiếu
17 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 6543 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thanh toán quốc tế chương 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ
I. HỐI PHIẾU
1/ Khái niệm:
a. Theo luật hối phiếu của Anh 1882: “Bill of Exchange Act of 1882” (BEA). Hối phiếu là một mệnh lệnh
dưới dạng viết của người bán phát ra đòi tiền người mua yêu cầu người mua khi đến hạn quy định của lệnh
phải trả một số tiền nhất định cho người bán, hoặc theo lệnh của người bán trả cho một người khác tại một
địa điểm nhất định
b. Theo luật thống nhất về hối phiếu (Công ước Giơnevơ 1930)Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu cầu trả
tiền vô điều kiện, do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này:
Hoặc khi nhìn thấy phiếu
Hoặc tại một ngày cụ thể trong tương lai
Hoặc tại một ngày có thể xác định trong tươnglai
Phải trả một số tiền nhất định cho một người nàođó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người
khác, hoặc trả cho người cầm phiếu
c. Theo điều 4, “Luật các công cụ chuyển nhượng” của Việt Nam: “Hối phiếu là giấy tờ có giá do người
ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc
vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng”
2/ Các thành phần liên quan:
a. Người ký phát hối phiếu: thông thường là người bán, đại diện tổ chức xuất khẩu, cung ứng dịch vụ.- Là
người lập và ký HP ra lệnh cho người bị ký phát phải trả một số tiền nhất định cho người được hưởng lợi.
Hai quyền lợi của người ký phát:
+ Người ký phát HP được quyền ký phát HP cho bất kỳ ai
+ Là người hưởng lợi đầu tiên của hối phiếu
Hai nghĩa vụ của người ký phát:
+ Cam kết rằng HP đó sẽ được chấp nhận và được trả tiền khi xuất trình
+ Khi hối phiếu bị từ chối trả tiền, người ký phát phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền hối phiếu
cho người hưởng lợi ( Người ký phát HP phải khác với người chấp nhận HP – không cùng là một
người)
b. Người chịu trách nhiệm thanh toán hối phiếu: là người mà hối phiếu gởi đến cho họ, đòi tiền họ (có thể
là người mua, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thanh toán, ...). Là người nhập khẩu hoặc một người khác
được người trả tiền chỉ định, có thể:
+ Là người chấp nhận trả tiền (accepter)
+ Người bảo lãnh (avaliseur)
+ Ngân hàng (Bank) – nếu là NH mở L/C (issuing bank)
c. Người hưởng lợi hối phiếu: trước hết là người ký phát hối phiếu, kế đến là người do người ký phát hối
phiếu chỉ định trên hối phiếu. Theo luật quản chế ngoại hối ở nước ta người h¬ởng lợi là các ngân hàng
kinh doanh đối ngoại được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép. - Là người bán và có thể là một người khác
do người bán chỉ định:
+ Có thể là bản thân người ký phát thì phải ghi vào HP “… trả cho tôi…” hoặc “… trả theo lệnh
của tôi…”
+ Có thể là một người đích danh được ghi vào HP
+ Có thể là người vô danh ( người cầm HP) thì HP phải để trống
d. Người ký hậu HP (endorser) – Người chuyển nhượng - Là người được hưởng lợi tờ HP nhường quyền
sở hữu HP đó cho người khác bằng cách ký hậu
- Trách nhiệm: ràng buộc trách nhiệm đối với những người ký hậu tiếp theo và đối với người
cầm phiếu
- Người chuyển nhượng đầu tiên của HP là người ký phát HP
2
4
1
2
2
2
3
3
4 4
5 5
3
5
e. Người được chuyển nhượng Là người được người khác chuyển nhượng HP đó cho mình và lúc này là
người hưởng lợi
f. Người cầm phiếu (bearer) Là người được hưởng lợi tờ HP đó với điều kiện HP là loại HP vô danh hoặc
ký hậu vô danh ( để trống). Người cầm phiếu có thể trở thành người được chuyển nhượng bằng cách ghi tên
mình vào HP
g. Người chấp nhận trả tiền HP (accepter)- Thông thường là Ngân Hàng
h. Người bảo lãnh HP : Thường là NH nổi tiếng
i. Người giữ phiếu
3/ LƯU THÔNG HỐI PHIẾU
3.1. Lưu thông HP trả ngay
1. Giao hàng hoá (có thể cả bộ chứng từ)
2. Ký phát HP và uỷ thác cho ngân hàng thu tiền hộ
3. Người mua trả tiền cho người bán khi nhìn thấy HP thông qua hệ thống ngân hàng
3.2. Lưu thông HP trả sau
1. Giao hàng và bộ chứng từ
2. Ký phát HP và thông qua hệ thống Ngân Hàng yêu cầu người mua ký chấp nhận trả tiền vào
HP
3. Hoàn trả HP đã được chấp nhận cho người bán để người bán đòi tiền HP khi HP đến hạn
4. Đòi tiền tờ HP đã được ký chấp nhận
5. Người mua trả tiền
Ngân hàng Ngân hàng
Người Xuất khẩu Người Nhập khẩu
1
2
2 2 3
3
3
Ngân hàng
Ngân hàng
Người Xuất khẩu
Người Nhập khẩu
3
4/ Đặc điểm của hối phiếu:
Tính bắt buộc của hối phiếu: Hối phiếu là "tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện". Người trả tiền hối phiếu
phải trả theo đúng nội dung ghi trên tờ phiếu và không thể viện bất cứ lý do riêng nào của mình để từ chối
trả tiền đối với người ký phát hối phiếu hay người thụ hưởng, trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với
các đạo luật chi phối nó.
VD: Một nhà nhập khẩu đặt mua hàng, sau khi ký hợp đồng thì nhà nhập khẩu này nhận được một
hối phiếu đòi tiền hàng và nhà nhập khẩu đã ký chấp nhận trả tiền vào tờ phiếu do nhà xuất khẩu gửi đến,
hối phiếu đó đã được chuyển sang tay người thứ ba thì nhà nhập khẩu bắt buộc phải trả tiền cho người cầm
phiếu này, ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm hợp đồng không giao hàng cho nhà nhập khẩu.
Tính trừu tượng của hối phiếu: Trên hối phiếu không nêu nguyên nhân phát sinh việc lập hối phiếu, mà
chỉ ghi số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền. Hiệu lực pháp lý của hối phiếu cũng
không bị ràng buộc bởi bất cứ nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu. Nói cách khác, nghĩa vụ trả tiền của hối
phiếu là trừu tượng.
Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn
của nó. Hối phiếu có tính chất này vì hối phiếu là lệnh đòi tiền của người này với người khác
Bill of Exchange
No: 01/XK TPHCM, 25/10/2009.
For: USD 100.000
At sight of this FIRST of exchange (Second of the same tenor and date being unpaid). Pay
to the oeder of ourselves. The sum of one hundred thousand US dollars
Drawn under
Confirmed/irrevocable L/C no.
Date/wired
To………. Import-export Co.
HỐI PHIẾU
Số: 01/XK TPHCM, ngày…
Số tiền: USD 100.000
Ngay sau khi nhìn thấy bản thứ nhất của hối phiếu này (bản thứ hai cùng ngày tháng không
trả tiền) trả theo lệnh của NH Ngoại Thương Việt Nam một số tiền là 100.000 USD.Thuộc
tài khoản của Tổng công ty XNK Tạp phẩm.
Ký phát cho Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Theo L/C số: mở ngày
Gửi: . . . . . . . Tổng giám đốc Tocontap
Ký tên
4/ Hình thức của hối phiếu:
Hình mẫu hối phiếu dài hay ngắn không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của nó. Hối phiếu được viết tay hay
in sẵn theo mẫu đều có giá trị như nhau. Thông thường người ta sử dụng hối phiếu in sẵn có những khoảng
trống để cho người ký phát điền vào những nội dung cần thiết. Ngôn ngữ tạo lập hối phiếu bằng một thứ
tiếng nhất định và thống nhất với ngôn ngữ in sẵn trên hối phiếu, thông thường là bằng tiếng Anh.
Không được viết trên hối phiếu bằng bút chì, mực dễ phai, mực đỏ.
Hối phiếu được lập thành một hay nhiều bản, thông thường là hai bản, mỗi bản được đánh số thứ tự: bản
thứ nhất ghi số “1”, bản thứ hai ghi số “2” và có giá trị ngang nhau, nhung chỉ có một bản được thanh toán.
Hối phiếu không có bản chính, bản phụ.
4
5/ Nội dung hối phiếu:
Theo luật thống nhất về hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý khi có các nội dung sau:
1. Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ hối phiếu (Bill of Exchange).
Phải ghi cùng bằng thứ tiếng lập hối phiếu
Quy định nhằm phân biệt về mặt hình thức một chứng từ có là hối phiếu hay không
Chú ý:Theo BEA và UCC, ko nhất thiết phải ghi tiêu đề HỐI PHIẾU
2. Lệnh thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán vô điều kiện một số tiền nhất định
Mệnh lệnh đòi tiền
Vô điều kiện:
Đối với người ký phát: khi đưa ra lệnh thanh toán, không kèm theo bất kỳ điều kiện, lý do gì.
Đối với người bị ký phát: chỉ có 2 lựa chọn thanh toán/chấp nhận hoặc từ chối thanh
toán/chấp nhận mà không đưa ra bất cứ lý do gì .
Số tiền nhất định: số tiền được quy định cụ thể trên HP
ULB không cho phép ghi tỷ suất lợi tức. Như vậy, người ký phát cần tính ra số tiền lãi phải
trả, cộng với số tiền trả chậm, thành “số tiền nhất định” ghi trong HP.
Đối với HP trả ngay khi nhìn thấy hoặc sau khi nhìn thấy một thời gian nhất định, ULB cho
phép ghi kèm theo “số tiền nhất định” một mức lãi suất (nếu có) vì người ký phát không thể
xác định chính xác thời gian HP đến tay người trả tiền.
Số tiền ghi trên HP:
Nếu số tiền bằng chữ và số tiền bằng số không khớp nhau, số tiền thanh toán căn cứ vào số
tiền ghi bằng chữ.
Nếu số tiền cùng ghi bằng chữ hoặc cùng bằng số nhưng không khớp nhau thì số tiền nhỏ
hơn là cơ sở để thanh toán.
3. Tên và địa chỉ của người bị ký phát
Giúp người thụ hưởng xác định cần phải xuất trình hối phiếu cho ai để được thanh toán/chấp nhận
Người bị ký phát là người nhập khẩu (phương thức nhờ thu); là ngân hàng mở L/C (phương thức
tín dụng chứng từ)
Quyền lợi và nghĩa vụ của người bị ký phát hối phiếu
4. Thời hạn thanh toán hối phiếu
Thanh toán ngay khi nhìn thấy/khi xuất trình (payable at sight / payable on demand / payable on
presentment): AT SIGHT
Thanh toán tại một thời điểm nhất định sau khi nhìn thấy AT X DAYS AFTER SIGHT
Thanh toán tại một thời điểm nhất định sau ngày ký phát AT X DAYS AFTER DATE
Thanh toán tại một thời điểm nhất định sau ngày vận đơn AT X DAYS AFTER BILL OF
LADING DATE
Thanh toán tại một ngày nhất định trong tương lai ON …
Chú ý: thời hạn xuất trình để thanh toán
Trong vòng 1 năm (ULB 1930)
90 ngày (Luật các công cụ chuyển nhượng của VN)
Ví dụ
Trả tiền ngay: Hối phiếu ghi: trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này (At sight
of first (second) Bill of Exchange).
Trả tiền sau:
Trả sau 30 ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: (At 30 days after sight).
trả 30 ngày sau khi ký vận đơn (At 30 days after Bill of Lading date).
trả sau 30 ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu (At 30days after Bill of Exchange date).
5. Địa điểm thanh toán
Nếu không có quy định khác, địa chỉ của người bị ký phát được xem là địa điểm thanh toán của hối
phiếu
5
Hiện nay, thường chọn Ngân hàng nơi người bị ký phát mở tài khoản giao dịch làm địa điểm thanh
toán (trên hối phiếu sẽ ghi cả số tài khoản của người bị ký phát)
6. Tên và địa chỉ của người hưởng lợi
Người thụ hưởng chính là người ký phát: “thanh toán cho tôi (công ty) số tiền…”
Người thụ hưởng đích danh khác: “Thanh toán cho ông/bà…số tiền…”
Chuyển nhượng: bằng hình thức ký hậu (ULB)
Người thụ hưởng theo lệnh: “ Thanh toán theo lệnh của ông/bà…số tiền…”
Chuyển nhượng: bằng hình thức ký hậu
Người thụ hưởng là người cầm phiếu (BEA và UCC cho phép): “Thanh toán cho người cầm
phiếu” hoặc để trống
Chuyển nhượng: bằng hình thức trao tay
Trong hoạt động ngoại thương, người thụ hưởng hối phiếu thường được quy định là ngân
hàng phục vụ nhà xuất khẩu theo luật quản lý ngoại hối
Người hưởng lợi hối phiếu: ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi. Đối với hối phiếu
thương mại, người hưởng lợi là người xuất khẩu và cũng có thể là một người khách do người
hưởng lợi chỉ định.
7. Ngày tháng và nơi phát hành hối phiếu
Luật pháp của nơi phát hành sẽ điều chỉnh hối phiếu.
Nếu trên hối phiếu không ghi rõ địa điểm phát hành, thì địa chỉ ghi bên cạnh người phát
hành được xem là nơi phát hành hối phiếu.
Nếu không ghi cả địa chỉ người phát hành thì hối phiếu vô giá trị.
Hối phiếu không ghi ngày tháng cũng vô giá trị vì không xác định được chính xác thời hạn thanh
toán, thời hạn xuất trình HP.
8. Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát HP
Chỉ những người có thẩm quyền mới được phép ký tên với tư cách người ký phát HP
Chữ ký phải được ký bằng tay
Không được đóng dấu đè lên chữ ký
Người ký phát chịu trách nhiệm thanh toán cuối cùng cho những người hưởng lợi HP
Người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc bên phai của tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong
giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu, ... mà không phải viết tay đều không
có giá trị pháp lý.
Việc ký phát hối phiếu không loại trừ sự ủy quyền. Người được ủy quyền ký phát hối phiếu
phải thể hiện sự ủy quyền ngay bên cạnh chữ ký của mình. Ngôn ngữ của hối phiếu là ngôn ngữ
nào thì ngôn ngữ thể hiện sự ủy quyền phải là ngôn ngữ ấy, điều quy định này tạo điều kiện dễ
dàng cho người có liên quan đến hối phiếu thấy có sự ủy quyền về việc thành lập hối phiếu đó.
6/ Phân loại hối phiếu:
a. Căn cứ vào thời hạn thanh toán, người ta chia hối phiếu làm ba loại:
Hối phiếu trả tiền ngay: (At sight bill) người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm phiếu
xuất trình thì phải trả tiền ngay cho họ.
Hối phiếu trả tiền sau một số ngày nhất định, thường là từ 5 đến 7 ngày: người trả tiền khi nhìn thấy hối
phiếu này do người cầm phiếu xuất trình thì tiến hành ký chấp nhận trả tiền, sau đó thì từ 5 đến 7 ngày
thì trả tiền tờ hối phiếu đó.
Hối phiếu có kỳ hạn: (Usance/time bill) sau một thời hạn nhất định ghi trên hối phiếu, người trả tiền
phải trả hoặc tính từ ngày ký phát hối phiếu hoặc tính từ ngày chấp nhận hối phiếu hoặc từ ngày quy
định cụ thể.
b. Căn cứ vào chứng từ kèm theo hối phiếu, người ta chia hối phiếu thành hai loại:
Hối phiếu trơn: (clean bill) Là hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hối phiếu này không kèm theo
chứng từ thương mại. Thường được sử dụng để thu cước phí vận tải, đòi nợ cũ..
6
Hối phiếu kèm chứng từ: (documentarybill)loại hối phiếu này được gửi đến cho người nhập khẩu có
kèm theo chứng từ hàng hóa. Hối phiếu kèm chứng từ có hai loại:
Loại hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay (Documents against Payment (D/P)).
Loại hối phiếu kèm chứng từ có chấp nhận (Documents against Acceptance (D/A)).
c. Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu, có thể chia hối phiếu làm hai loại:
Hối phiếu đích danh: (nominal bill)là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi hối phiếu không kèm
theo điều khoản “theo lệnh”. VD: Hối phiếu ghi như sau: “Sau khi nhìn thấy hối phiếu này, trả cho ông
(bà) X một số tiền là ...”. Hối phiếu đích danh không chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu theo
luật định.
Hồi phiếu vô danh (bearer bill)
Hối phiếu theo lệnh: là loại hối phiếu ghi trả tiền theo lệnh của người hưởng hối phiếu. VD: Hối phiếu
ghi như sau: “Sau khi nhìn thấy hối phiếu này, trả theo lệnh của ông (bà) X một số tiền là ...”. Hối
phiếu theo lệnh chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu theo luật định. Đây là loại hối phiếu được sử
dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
d. Căn cứ vào người ký phát hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm hai loại:
Hối phiếu thương mại: là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi tiền người nhập khẩu trong nghiệp
vụ về thanh toán hàng hóa xuất khẩu hoặc cung ứng lao vụ lẫn nhau.
Hối phiếu ngân hàng: (bank draft) là hối phiếu do ngân hàng phát hành ra lệnh cho ngân hàng đại lý
của mình thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ định trên hối phiếu
Hối phiếu ngân hàng thực chất là một tấm sec do một Ngân hàng ký phát hành, ra lệnh cho một
ngân hàng đạilý thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợiđược chỉ định.
Nếu chuyển tiền bằng VND, ngân hàng nước ngoài phải mở tài khỏan bằng VND tại ngân hàng
Việt Nam; Hối phiếu được ký phát để ghi Có tài khoản VOSTRO.
Nếu chuyển tiền bằng ngoại tệ, ngân hàng Việt Nam phải mở tài khỏan và duy trì số dư bằng
ngoại tệ để phát hành sec; hối phiếu được ký phát để ghi Nợ tài khoản NOSTRO.
Bất lợi khi thanh toán bằng HP ngân hàng
Người chuyển tiền phải ghi Nợ ngay thời điểm tờ sec được phát hành, trong khi việc ghi Có cho
người thụ hưởng phải chờ mất một thời gian nhất định
Nếu người thụ hưởng không có tài khoản tại ngân hàng trả tiền, việc xử lý tờ sec sẽ phức tạp hơn.
Tờ sec có thể bị thất lạc hoặc bị đánh cắp và có thể bị lợi dụng
Một số quốc gia áp dụng luật quản lý ngoại hối cấm sử dụng sec để chuyển tiền ra nước ngoài
Các ngân hàng áp dụng mức phí cao trong xử lý sec
7. CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN HP
PHÂN BIỆT MỘT SỐ THUẬT NGỮ
Ngày chấp nhận (Date of acceptance): Ngày mà người bị ký phát nhận được HP và làm thủ tục
chấp nhận trên HP đó.
Ngày trả tiền HP (Date of payment):Ngày mà người bị ký phát phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán
cho người thụ hưởng.
Ngày xuất trình HP (date of presentment):Ngày mà người thụ hưởng cuối cùng của HP phải
chuyển HP đến người bị ký phát (trong phạm vi 1 năm kể từ ngày ký phát HP - ULB). Nếu quá
ngày đó mà HP ko được xuất trình, HP sẽ ko còn giá trị.
1. Phát hành hối phiếu
Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán, bao gồm cả hối phiếu.
Người ký phát: nhà xuất khẩu
Người trả tiền: nhà nhập khẩu (phương thức nhờ thu) hoặc ngân hàng của nhà nhập khẩu
(ngân hàng phát hành L/C)
Người ký phát phải đảm bảo cho hối phiếu tuân thủ chặt chẽ về mặt hình thức và nội dung.
Người ký phát không được miễn trừ nghĩa vụ thanh toán Hối phiếu khi người trả tiền từ chối thanh
toán.
7
2. Chấp nhận hối phiếu
Cần thiết đối với hối phiếu có kỳ hạn
Xuất trình HP để chấp nhận: trực tiếp hoặc gửi thư bảo đảm
Chấp nhận HP là hành vi của người bị ký phát cam kết thanh toán HP khi đến hạn.
Chấp nhận thương mại – trade acceptance
Chấp nhận ngân hàng – bank acceptance
Hình thức chấp nhận:
Chấp nhận phải được viết trên mặt trước tờ hối phiếu, được thể hiện bằng từ “chấp nhận”
và được ký bởi người bị ký phát
Chấp nhận bằng văn thư, điện thông báo
Chấp nhận là vô điều kiện (ULB)
Chấp nhận một phần tiền ghi trên hối phiếu (ULB)
Đối với hối phiếu có kỳ hạn sau X ngày kể từ ngày nhìn thấy (ngày chấp nhận hối phiếu), phải ghi
rõ ngày tháng ký chấp nhận
Hối phiếu sau khi được ký phát phải được xuất trình cho người trả tiền để người trả tiền ký chấp
nhận trả tiền, nhất là đối với hối phiếu có kỳ hạn. Rõ ràng là, một hối phiếu đã được ký chấp nhận mới có
sự tin cậy trong thanh toán. Thông thường hối phiếu được gửi tới người trả tiền, để người này ký chấp nhận
bất cứ lúc nào trước ngày hết hạn xuất trình hối phiếu. Thời hạn chấp nhận có thể được giải thích trong hai
trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: nếu hai bên không có qui định gì khác thì ULB qui định thời hạn chấp nhận
là 12 tháng kể từ ngày ký phát hối phiếu.
Trường hợp thứ hai: nếu hai bên qui định rõ với nhau trong hợp đồng mua bán hoặc trong thư tín
dụng thời hạn cụ thể phải xuất trình hối phiếu để chấp nhận, thì hối phiếu phải được xuất trình để
chấp nhận trong thời hạn đó. VD: thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 45 ngày, hay là hết hạn 20
ngày kể từ sau ngày giao hàng thì thời hạn chấp nhận hối phiếu chỉ trong vòng 20 ngày đó, nếu quá
20 ngày đó, tức là L/C hết hiệu lực, ngân hàng mở L/C sẽ từ chối thanh toán tờ hối phiếu gửi đến
(nếu là trả tiền ngay) hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu (nếu là trả tiền sau).Sự chấp nhận được ghi
vào mặt trước, gó dưới bên trái của tờ hối phiếu và được thực hiện bằng chữ “chấp nhận”
(Accepted) viết kế bên chữ ký của người trả tiền.
Ngoài công thức chấp nhận đó, ULB còn cho phép người trả tiền dùng những chữ khác tương tự để
thể hiện sự chấp nhận của mình như “xác nhận”, “đồng ý”, “đồng ý trả tiền”.
Những sự chấp nhận của người trả tiền được thực hiện trên tờ hối phiếu bằng những chữ mơ hồ, tối
nghĩa khiến cho hối phiếu mất tính chất luật định của nó sẽ vô giá trị.
Cũng không loại trừ khả năng, người trả tiền ký chấp nhận vào mặt sau của tờ hối phiếu. Để phân
biệt giữa ký chấp nhận và ký hậu chuyển nhượng, người trả tiền dứt khoát phải tôn trọng đúng công thức
ký chấp nhận nêu trên.
Trong thanh toán quốc tế, người ta đã loại trừ sự chấp nhận bằng văn thư riêng biệt hoặc chấp nhận
gộp nhiều hối phiếu bằng một văn thư chung. Điều này ULB coi là vô hiệu.
Ngày tháng ký chấp nhận không phải là một yêu cầu bắt buộc của công thức ký chấp nhận. Song
trong thực tiễn sử dụng hối phiếu, người ta t