Thao tác dùng lệnh MOVE trong lập trình

Bên phần cửa sổ của các khối chức năng lập trình, ta chọn Move-> MOVE. Sau đó, nhập giá trị ngõ vào và địa chỉ ngõ ra tại các chân IN và OUTcủa khối

pdf10 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thao tác dùng lệnh MOVE trong lập trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 13: Thao tác dùng lệnh MOVE trong lập trình _ Bên phần cửa sổ của các khối chức năng lập trình, ta chọn MoveMOVE. Sau đó, nhập giá trị ngõ vào và địa chỉ ngõ ra tại các chân IN và OUT của khối. 6. Bộ định thời gian S_ODT (On Delay S5 Timer) trong bộ TIMER A. Chức năng: Tạo ra một khoảng thời gian chậm rồi mới thực thi chương trình. Giá trị ngõ vào Địa chỉ ngõ ra _ Kiểu định dạng: Thông số Loại dữ liệu Vùng nhớ Mô tả T TIMER T Số thứ tự của Timer, phụ thuộc vào sự sắp xếp của CPU S BOOL I, Q, M, L, D Khởi động ngõ vào TV S5TIME I, Q, M, L, D Đặt giá trị thời gian R BOOL I, Q, M, L, D Xóa ngõ vào Q BOOL I, Q, M, L, D Trạng thái của Timer BI WORD I, Q, M, L, D Giá trị thời gian còn lại (dạng số nguyên) BCD WORD I, Q, M, L, D Giá trị thời gian còn lại (dạng mã BCD) _ Hoạt động: Timer bắt đầu hoạt động khi có một xung dương kích hoạt chân S (Set). Sự thay đổi của tín hiệu luôn ảnh hưởng đến hoạt động của Timer. Timer chỉ có thể đếm các giá trị đã được chỉnh định tại chân TV khi luôn có xung dương tại chân S. Trạng thái của ngõ ra Q lên mức “1” khi vòng quét của Timer đã hết mà vẫn không có lỗi nào xảy ra, và chân S vẫn còn ở mức logic “1”. Trong khi Timer đang họat động, nếu trạng thái tại chân S từ mức “0” về “1” thì tín hiệu của ngõ ra Q sẽ là mức “0”. + Timer sẽ bị xóa nếu ngõ vào R (Reset) thay đổi từ mức “0” lên “1” trong khi Timer đang hoạt động. Tín hiệu trạng thái ngõ ra Q sẽ ở mức “0”. B. Thao tác dùng bộ định thời gian S_ODT trong lập trình _ Bên phần cửa sổ của các khối chức năng lập trình, ta chọn Timers  S_ODT. Sau dó, nhập số thứ tự cho Timer, nhập thời gian đếm tại chân TV… của bộ đếm. Thứ tự Timer Nhập thời gian đếm IV_ Chương trình điều khiển 1. Nguyên lý hoạt động của thang máy _ Khi nhấn START  Buồng thang sẽ được hạ xuống tầng 1, đồng thời các biến nhớ trung gian trước đó phải được Reset. _ Buồng thang chỉ di chuyển (đi lên hoặc đi xuống) khi các điều kiện bảo đảm an toàn (buồng thang không bị quá tải, cửa buồng thang và cửa tầng phải đóng kín,…) đều thỏa. _ Cửa buồng thang chỉ được mở khi thang dừng đúng tầng. _ Cửa buồng thang chỉ đóng khi cảm biến cửa không nhận ra người trong khoảng thời gian chỉnh định. _ Có chế độ ưu tiên gọi tầng theo chiều thang đang di chuyển. _ Có chế độ ưu tiên đến tầng theo chiều thang đang di chuyển. _ Khi buồng thang chạm HCT/ HCD, nguồn điện cung cấp cho động cơ chính phải bị cắt ngay lập tức. _ Khi thang không hoạt động trong khoảng thời gian chỉnh định, nguồn điện cung cấp cho hệ thống chiếu sáng và quạt thông gió trong buồng thang sẽ được cắt. _ Có chế độ đếm thời gian hoạt động (theo chỉnh định) của động cơ kéo buồng thang để bảo trì. 2. Nguyên tắc điều khiển dừng tầng buồng thang _ Việc điều khiển dừng tầng của thang máy sẽ được quyết định bởi sự phối hợp làm việc giữa ba lá cờ bằng thép (được mắc cố định trên những thanh thép hoặc dây thép chạy dọc theo chiều làm việc của buồng thang) bao gồm cờ LVU (Level Up) _ cờ DZ (Door Zone) _ cờ LVD (Level Down) với 3 móng ngựa (cảm biến quang) và Counter Up_Down (bộ đếm lên_xuống). Trong đó: + LVU (Level Up): Là cờ dùng để phát hiện và đếm tầng khi buồng thang đi lên. + DZ (Door Zone): Là cờ giúp buồng thang dừng bằng tầng (dừng đúng cửa tầng). + LVD (Level Down): Là cờ dùng để phát hiện và đếm tầng khi buồng thang đi xuống. + Móng ngựa 1: Tại 2 đầu có gắn bộ phận phát và thu tín hiệu, khoảng cách giữa đầu phát tín hiệu và đầu thu tín hiệu là 23cm, tín hiệu của móng ngựa 1 sẽ được đưa vào chân CU (đếm lên) của bộ Counter Up_Down (bộ đếm lên_xuống), móng ngựa 1 giúp cho việc đếm tầng khi thang đi lên. + Móng ngựa 2: Tín hiệu của móng ngựa 2 dùng để thực hiện việc dừng bằng tầng (dừng đúng tầng). + Móng ngựa 3: Tín hiệu của móng ngựa 3 được đưa vào chân CD (đếm xuống) của bộ Counter Up_Down, móng ngựa 3 giúp cho việc đếm tầng khi thang đi xuống. + Lưu ý: Vị trí của cả 3 móng ngựa được đặt cố định trên buồng thang và đặt ngang nhau (có thể đặt ở phía sau hoặc ở bên hông buồng thang). Tín hiệu giữa móng ngựa 1 và móng ngựa 3 khi gửi vào bộ đếm Counter Up_Donw phải được khóa chéo lẫn nhau khi thang di chuyển, nghĩa là khi buồng thang đi lên thì chỉ có tín hiệu của móng ngựa 1 gửi vào chân CU, còn khi buồng thang đi xuống thì chỉ có tín hiệu của móng ngựa 3 gửi vào chân CD của Counter Up_Down. _ Nguyên lý hoạt động của 3 lá cờ LVU _ DZ _ LVD: + Xét lúc có tín hiệu làm thang từ tầng 1 đi lên tầng 2: Khi buồng thang bắt đầu lên đến tầng 2, cờ LVU1 sẽ che móng ngựa 1, làm cảm biến tại 2 đầu móng ngựa bị mất tín hiệu, gửi một xung điện vào bộ đếm Counter Up, làm bộ đếm tăng lên 1, lúc này chương trình điều khiển hiểu rằng buồng đang đi đến tầng 2. Việc dừng tầng sẽ được thực hiện khi cờ DZ tại tầng 2 che móng ngựa 2 (và phải thỏa các điều kiện dừng tại tầng 2). + Tương tự như vậy, khi thang bắt đầu lên tầng 3, do tác động của LVU2 lên móng ngựa 1 làm bộ đếm Counter tăng giá trị đếm lên 2. Lên tầng 4, giá trị Counter sẽ là 3. Lên tầng 5, giá trị Counter sẽ là 4. Việc dừng thang tại mỗi tầng sẽ được thực hiện khi cờ DZ tại tầng đó che móng ngựa 2 đồng thời phải thỏa các điều kiện dừng buồng thang tại tầng đó. + Khi buồng thang nhận tín hiệu đi xuống (ta xét từ tầng 4 xuống tầng 1), tại tầng 4, giá trị bộ đếm Counter 1 là 3, khi thang đi xuống gần hết tầng 4, cờ LVD4 sẽ che móng ngựa 3, một xung điện từ móng ngựa 3 sẽ được gửi vào chân CD của bộ Counter 1, làm giảm giá trịa của Counter 1 xuống còn 2. Tương tự khi thang đi xuống gần hết tầng 3, cờ LVD3 sẽ che móng ngựa 3, làm giảm giá trị đếm Counter xuống còn 1. Khi buồng thang xuống gần hết tầng 2 để bắt đầu đi vào tầng 1, giá trị Counter giảm xuống còn 0. Khi giá trị đếm của Counter là 0 thì chương trình điều khiển sẽ hiểu rằng buồng thang đã đến tầng 1, việc dừng tầng sẽ được thực hiện khi cờ DZ che móng ngựa 2 (và thỏa các điều kiện dừng buồng thang tại tầng 1). + Tương tự khi buồng thang đi từ tầng trên xuống các tầng phía bên dưới, giá trị của bộ Counter sẽ giảm dần, mỗi giá trị sẽ tương ứng với mỗi tầng. Việc dừng buồng thang phụ thuộc vào cờ DZ và các điều kiện cho phép thang dừng bằng tầng. + Từ giá trị của bộ Counter, ta có thể xác định được vị trí buồng thang tại mỗi tầng như sau: Counter = 0  Thang ở tầng 1 Counter = 1  Thang ở tầng 2 Counter = 2  Thang ở tầng 3 Counter = 3 Thang ở tầng 4 Counter = 4  Thang ở tầng 5 3. Sơ đồ dừng tầng thang máy và vị trí đặt các lá cờ Trong đó: 1: Móng ngựa 1 2: Móng ngựa 2 3: Móng ngựa 3 Vị trí đặt các cờ LVU_DZ_LVD tại mỗi tầng Vị trí nút nhấn gọi thang bên ngoài buồng thang
Tài liệu liên quan