Tháo sơ mi xilanh: tháo sơ mi xilanh được tiến hành khi độ mài mòn đến giới hạn lớn nhất cho phép, có các khuyết tật khác (vết nứt, ăn mòn lớn) khi đó sơ mi xilanh cần phải sửa chữa hoặc thay thế. Vệ sinh khoang làm mát giữa bề mặt ngoài sơ mi với blốc, gioăng kín nước sơ mi bị hỏng cần phải được thay thế,.
Trước khi tháo sơ mi xilanh phải đánh dấu vị trí lắp ráp giữa sơ mi xilanh với blốc. Nếu động cơ có hệ thống bôi trơn sơmi xilanh riêng biệt phải tháo tất cả các vòi phun dầu bôi trơn ở sơmi và blốc.
Dụng cụ tháo sơ mi xilanh, tuỳ thuộc vào từng kiểu động cơ sẽ có những bộ tháo chuyên dụng khác nhau
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 7092 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tháo và kiểm tra sơ mi xylanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 7 SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ DIESEL TÀU THỦY 7.3 THÁO VÀ KIỂM TRA SƠ MI XYLANH 7.3.1 THÁO SƠ MI XYLANH Tháo sơ mi xilanh: tháo sơ mi xilanh được tiến hành khi độ mài mòn đến giới hạn lớn nhất cho phép, có các khuyết tật khác (vết nứt, ăn mòn lớn) khi đó sơ mi xilanh cần phải sửa chữa hoặc thay thế. Vệ sinh khoang làm mát giữa bề mặt ngoài sơ mi với blốc, gioăng kín nước sơ mi bị hỏng cần phải được thay thế,... Trước khi tháo sơ mi xilanh phải đánh dấu vị trí lắp ráp giữa sơ mi xilanh với blốc. Nếu động cơ có hệ thống bôi trơn sơmi xilanh riêng biệt phải tháo tất cả các vòi phun dầu bôi trơn ở sơmi và blốc. Dụng cụ tháo sơ mi xilanh, tuỳ thuộc vào từng kiểu động cơ sẽ có những bộ tháo chuyên dụng khác nhau 7.3.1 THÁO SƠ MI XYLANH Hình thể hiện các dạng dụng cụ tháo sơmi xylanh ở động cơ. 1- Blốc; 2- Cột chống đứng; 3- Dầm ngang; 4- Thanh kéo; 5- Kích 7.3.2 KIỂM TRA HƯ HỎNG SƠ MI XYLANH 1. Hư hỏng Sơmi xilanh thường bị mài mòn không đều, tạo gờ, rỗ xước bề mặt gương, rạn nứt và ăn mòn. 7.3.2 KIỂM TRA HƯ HỎNG SƠ MI XYLANH Mài mòn sơmi xilanh là hiện tượng tất yếu xảy ra do hoạt động ma sát giữa xéc măng và bề mặt công tác của sơmi xilanh. Tuy nhiên do chiều hướng phân bố lực tác dụng khi động cơ hoạt động, quá trình lắp ráp chỉnh tâm không đúng gây hiện tượng mài mòn không đều tạo dạng côn, elíp hoặc hình trống trên sơmi Hiện tượng tạo gờ gây va đập lúc piston lên đến ĐCT làm gãy xéc măng. Để tránh hiện tượng hư hỏng này, khi chế tạo sơmi người ta thiết kế phần trên của sơmi lớn hơn sao cho xéc măng trên cùng vượt qua mặt công tác từ 3 5mm (nhưng không quá 1/2 chiều cao của xéc măng). 7.3.2 KIỂM TRA HƯ HỎNG SƠ MI XYLANH Rỗ trên bề mặt công tác do chất lượng đúc kém, không bảo đảm kỹ thuật. Xước bề mặt công tác do độ cứng vật liệu không tương ứng giữa sơmi và xéc măng, có các vật rắn rơi vào bề mặt công tác giữa piston và sơmi. Hiện tượng rạn nứt bề mặt công tác, vai gờ sơmi xilanh do chế tạo không đúng, do va đập thủy lực trong xilanh công tác, do chế độ làm mát thay đổi đột ngột do vật liệu kém chất lượng hoặc chế độ lắp ráp nhóm sơmi, nắp xilanh không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật 7.3.2 KIỂM TRA HƯ HỎNG SƠ MI XYLANH 2.Xác định hư hỏng A>Đo đặc, xem xet bên ngoài Kiểm tra xác định độ mài mòn của sơmi xilanh, người ta sử dụng Panme đo trong. Vị trí đo: nếu có dưỡng thì các vị trí đo theo dưỡng ở hai hướng vuông góc với nhau (mũi - lái; trái - phải). a) 4 kỳ; b) hai kỳ; c) dưỡng đo 7.3.2 KIỂM TRA HƯ HỎNG SƠ MI XYLANH 2.Xác định hư hỏng A>Đo đặc, xem xet bên ngoài Nếu không có dưỡng có thể đo ở các vị trí (hình a,b). Vi trí thứ nhất thấp hơn vị trí xéc măng trên cùng khi piston ở điểm chết trên 10mm. Vị trí thứ hai, thứ ba cách nhau 100mm. Vị trí thứ tư, thứ năm,... có thể đo giãn xa hơn theo chiều cao của sơmi. Vị trí đo cuối cùng cách mép dưới của sơmi một khoảng từ 50 100mm Mỗi vị trí cũng đo ở hai hướng vuông góc với nhau.. Các số liệu đo đạc được ghi vào bảng để tính độ tăng đường kính lớn nhất, độ côn và độ elíp. Từ đó so sánh với giá trị mài mòn cho phép trong lý lịch động cơ hoặc có thể theo bảng để có phương án xử lý tiếp theo.. 7.3.2 KIỂM TRA HƯ HỎNG SƠ MI XYLANH 2.Xác định hư hỏng A>Đo đặc, xem xet bên ngoài Nếu không còn tài liệu so sánh ta có thể tham khảo dựa trên Bảng quan hệ giữa độ mài mòn giới hạn cho phép với các thông số động cơ: Sự hư hỏng của sơ mi xi lanh ở dạng rỗ, vết nứt, bị rỉ, các vết xước dọc và vết xây xát trên bề mặt được phát hiện bằng cách dùng kính lúp xem xét bên ngoài hoặc bằng các phương pháp phát hiện khuyết tật khác. Các vết nứt và rỗ trên bề mặt làm việc là những khuyết tật không cho phép 7.3.2 KIỂM TRA HƯ HỎNG SƠ MI XYLANH 2.Xác định hư hỏng B>Thử thủy lực Việc đo đạc và xem xét bên ngoài vẫn chưa đủ để xác định mức độ có thể tiếp tục sử dụng của sơmi xilanh. Thường phải tiến hành thử bằng phương pháp thủy lực Áp suất thử như sau: 1/3 chiều dài trên của sơmi được thử với áp suất thử. Pt = (1,5 0,1k). Pz Trong đó: K- hệ số tra theo bảng phụ thuộc vào áp suất Pz và nhiệt độ nước làm mát ra. Phần còn lại thử với áp suất P1 > 7KG/cm2 Các sơmi xilanh được đúc bằng phương pháp ly tâm, có thể thử áp suất lớn hơn 7KG/cm2 trên suốt chiều dài. 7.3.2 KIỂM TRA HƯ HỎNG SƠ MI XYLANH 2.Xác định hư hỏng B>Thử thủy lực 1- Gioăng cao su làm kín; 2- Sơ mi xilanh; 3- Piston có thể dịch chuyển trong sơ mi xilanh; 4- Giá đỡ nâng sơmi xilanh; 5- Đường ống; 6- Bơm 7.3.2 KIỂM TRA HƯ HỎNG SƠ MI XYLANH 2.Xác định hư hỏng B>Thử thủy lực: Bảng hệ số chọn K 7.5.3 Kiểm tra nắp xylanh Hư hỏng, nguyên nhân Hư hỏng đặc trưng của nắp xilanh là bị cháy, ăn mòn, rạn nứt. Nguyên nhân có thể gây hư hỏng nắp xi lanh là: Do kết cấu nắp phức tạp, có nhiều lỗ rãnh, tiết diện không đều nên thường có ứng suất dư, nhất là sau khi đúc nếu không được gia công nhiệt cẩn thận. Do nắp xilanh làm việc ở điều kiện nhiệt độ, áp suất cao, do điều kiện làm mát không đảm bảo, có nhiều cáu bẩn và dẫn tới khả năng truyền nhiệt ra ngoài kém. Khi khởi động cũng như khi dừng động cơ nhiệt độ nắp xilanh thay đổi đột ngột tạo điều kiện cho rạn nứt. Do vật liệu chế tạo, chẳng hạn gang chịu nén tốt hơn chịu kéo. 7.5.3 Kiểm tra nắp xylanh Kiểm tra, khắc phục Để phát hiện khuyết tật nắp xilanh, người ta tiến hành vệ sinh sạch sẽ, xem xét và thử thủy lực. Xem xét mặt chịu lửa, mặt đế xupáp, ren trong các lỗ và trên gugiông. Dùng bàn rà và thước lá để kiểm tra hiện tượng vênh của nắp xilanh. Trong trường hợp này thước lá có chiều dày 0,05mm không được lọt qua khe hở giữa bàn rà và nắp xilanh. Các vết nứt đặc biệt ở mặt đáy của nắp là khuyết tật không cho phép. Hiện tượng cháy sém ở mặt đáy nắp được kiểm tra bằng dưỡng thép (dày khoảng 2mm) theo hình dạng nắp không bị cháy hoặc theo bản vẽ. Đối với nắp xilanh khi có vết nứt thường được thay thế. Còn khi bị cháy có thể khắc phục bằng phương pháp hàn đắp. Đối với các nắp thép thì hàn hồ quang còn nắp bằng gang thì tiến hành hàn nóng. Sau khi hàn đắp cần phải ủ và gia công lại chỗ hàn. Kiểm tra, khắc phục Thử thủy lực nắp xilanh Việc xem xét bằng mắt đôi khi không phát hiện được vết nứt, do vậy nắp xilanh cần phải kiểm tra bằng phương pháp thử thủy lực 1- Khoang tiếp xúc với khí cháy; 2- Khoang khí khởi động; 3- Khoang làm mát Áp suất thử như sau: Mặt tiếp xúc với khí cháy của nắp thử ở áp suất. Pt = (1,5 + 0,1K). Pz. Khoang khí khởi động: Pt = 40 50 KG/cm2 Khoang nước làm mát: Pt = 7KG/cm2 Nội dung chuẩn bị 7.4 THÁO VÀ KIỂM TRA BẠC TRỤC 7.4 THÁO VÀ KIỂM TRA CÁC THÔNG SỐ CỦA TRỤC KHUỶU 7.4.1 ĐO ĐỘ CO BÓP TRỤC KHUỶU 7.4.2 NÂNG TRỤC KHUỶU 7.4.3 KIỂM TRA HƯ HỎNG CỦA TRỤC KHUỶU