Nước biển dâng cao, nhiệt độ đại dương tăng, lũ lụt và những thảm họa bắt nguồn từ hiệu ứng nhà kính của trái đất khác đang đe dọa các tài sản văn hóa của thế giới, theo khuyến cáo của tổ chức Chương trình Môi trường LHQ (UNEP).
Nghiên cứu của UNEP cho biết thềm san hô ở bờ biển Belize mà Charles Darwin từng mô tả vào năm 1842 là "bãi san hô tuyệt vời nhất ở Tây Ấn" đã bị "tẩy trắng" do nước biển nóng lên.
Những đền đài ở Alexandria, Ai Cập và những tài sản có từ thời tiền Inca ở Công viên quốc gia Huascara tại Peru bị xuống cấp nghiêm trọng vì nước đổ xuống từ những đỉnh núi Andes bị tan băng.
Trong số này có một ngôi đền đuợc xây dựng từ năm 900 trước Công nguyên. Nhiều tòa nhà ca vũ kịch, sân khấu, bảo tàng và thư viện ở CH Séc, nơi lưu trữ 500.000 quyển sách và tài liệu xưa bị tàn phá bởi trận lụt ở châu Âu vào năm 2002.
9 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thay đổi khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một loại san hô vừa được phát hiện ở tỉnh Phang Nga miền nam Thái Lan. Ảnh : AFP
Nước biển dâng cao, nhiệt độ đại dương tăng, lũ lụt và những thảm họa bắt nguồn từ hiệu ứng nhà kính của trái đất khác đang đe dọa các tài sản văn hóa của thế giới, theo khuyến cáo của tổ chức Chương trình Môi trường LHQ (UNEP).
Nghiên cứu của UNEP cho biết thềm san hô ở bờ biển Belize mà Charles Darwin từng mô tả vào năm 1842 là "bãi san hô tuyệt vời nhất ở Tây Ấn" đã bị "tẩy trắng" do nước biển nóng lên.
Những đền đài ở Alexandria, Ai Cập và những tài sản có từ thời tiền Inca ở Công viên quốc gia Huascara tại Peru bị xuống cấp nghiêm trọng vì nước đổ xuống từ những đỉnh núi Andes bị tan băng.
Trong số này có một ngôi đền đuợc xây dựng từ năm 900 trước Công nguyên. Nhiều tòa nhà ca vũ kịch, sân khấu, bảo tàng và thư viện ở CH Séc, nơi lưu trữ 500.000 quyển sách và tài liệu xưa bị tàn phá bởi trận lụt ở châu Âu vào năm 2002...
Trưởng đại diện UNEP, ông Achim Steiner, kêu gọi thế giới lưu ý điều này để có những nỗ lực trước khi quá muộn. Đặc biệt là sự tổn thất về văn hóa sẽ làm các nước nghèo nghèo thêm. Theo ông, cần sử dụng thông tin tình báo và kiến thức khoa học để hỗ trợ quản lý những địa điểm văn hóa quan trọng...
Tượng Phật tại Leshan, tây nam Trung Quốc, được xây dựng dưới đời nhà Đường
TS - Cuộc nghiên cứu do Gerald Haug thuộc Trung tâm nghiên cứu Trái đất (Geoforschungs Zentrum) ở Potsdam, Đức, đứng đầu vừa được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature đưa ra giả thuyết: nguyên nhân sự cáo chung của triều đại nhà Đường, Trung Quốc và nền văn hóa Maya ở Trung Mỹ có thể là những thay đổi khí hậu trong thời kỳ gió mùa ở châu Á, diễn ra từ năm 700 đến năm 900.
Cuộc nghiên cứu cho biết tình trạng hạn hán do sự đảo lộn của chế độ mưa thường niên đã dẫn đến mất mùa triền miên và dân chúng bị bần cùng hóa hoàn toàn. Có thể đây là nguyên nhân sâu xa của tình hình căng thẳng và xung đột khiến các chế độ xã hội tại chỗ không thể tồn tại. Kết luận trên dựa vào việc phân tích các chất trầm tích của hồ Huguang Maar, đông nam Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu Gerald Haug và các cộng sự người Trung Quốc và Mỹ nhận định rằng trong 16.000 năm qua, Trung Quốc đã trải qua ba thời kỳ gió mùa đông thổi mạnh và khí hậu khô, đặc biệt trong thời kỳ suy vong của triều đại thứ 13 ở Trung Quốc, là nhà Đường (trị vì từ năm 618 - 907). Trong ba thế kỷ tồn tại, triều đại này nổi tiếng về nghệ thuật và những trao đổi thương mại với Ấn Độ và Trung Đông.
Bên cạnh đó, theo các nhà nghiên cứu, những biến đổi trong vòng cung mưa nhiệt đới có thể gây tác động đến toàn cầu, hay ít nhất là một phần. Thay đổi khí hậu gây hậu quả tương tự như tại Trung Quốc đã góp phần kết thúc thời đại Maya (250-900) ở Trung Mỹ. Những đô thị Maya (tại Mexico và Guatemala ngày nay) với những nghệ thuật trang trí lộng lẫy, bộ lịch mặt trời 365 ngày và những kim tự tháp rực rỡ... Một nền văn minh lớn của nhân loại đã đột ngột lụi tàn ngay trong thời kỳ vàng son của mình...
Các thành phố ven biển trên khắp thế giới đang đứng trước nguy cơ đối mặt với tình trạng nước biển dâng cao và các thảm họa khác liên quan đến thay đổi khí hậu. Theo AP, Viện Worldwatch - tổ chức nghiên cứu môi trường toàn cầu có trụ sở ở Mỹ - dẫn các nghiên cứu của LHQ và các tổ chức khác cho biết trong số 33 thành phố được dự đoán có dân số ít nhất 8 triệu người vào năm 2015, ít nhất 21 thành phố nằm ven biển và có nguy cơ cao.
Đáng chú ý nhất là các thành phố sau: Dhaka (Bangladesh); Buenos Aires (Argentina); Rio de Janeiro (Brazil); Thượng Hải, Thiên Tân (Trung Quốc); Alexandria, Cairo (Ai Cập); Mumbai, Kolkata (Ấn Độ); Jakarta (Indonesia); Tokyo, Osaka-Kobe (Nhật Bản); Lagos (Nigeria); Karachi (Pakistan); Bangkok (Thái Lan); New York, Los Angeles (Mỹ).
Hơn 1/10 dân số thế giới, tức khoảng 643 triệu người, sống ở các khu vực duyên hải thấp dễ bị ảnh hưởng bởi thay đổi khí hậu. Các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản, Ai Cập, Mỹ, Thái Lan và Philippines cũng đối mặt với những ảnh hưởng ở mức độ khác nhau.
Di sản thế giới và các mối đe doạ
Tại Hội nghị lần thứ 32 tổ chức tại Quebec, Canada, Ủy ban di sản thế giới đã dựa vào báo cáo định kỳ và phương thức theo dõi trên phạm vi toàn cầu để đưa ra dung mạo những nguy cơ đang đe dọa đến sự nguyên vẹn của các địa danh đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Nhìn nhận tình hình theo góc độ tiêu cực, Ủy ban di sản thế giới sẽ đưa các địa danh đang rơi vào tình trạng trên vào “Danh sách các di sản bị đe doạ”.
Chỉ riêng 2007 và 2008 Ủy ban đã xem xét gần 300 báo cáo đánh giá về thực trạng các di sản cần được bảo tồn. Tình hình tại một số quốc gia sau khi được UNESCO khuyên cáo đã được cải thiện rõ rệt. 9 địa danh từng nằm trong danh sách các di sản bị đe doạn đã được rút khỏi danh sách báo động. Ngược lại, một số địa danh mới như Tombouctou (Mali), Machu Picchu (Peru), Samarkand (Ouzbekistan) và Bordeaux (Cộng hoà Liên bang Pháp) lại đang rơi vào tình trạng báo động nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Uỷ ban di sản thế giới đã đưa ra tiếng chuông cảnh báo và áp dụng cơ chế “Theo dõi tăng cường” đối với các địa danh này.
Những đe doạ đè nặng lên một bộ phận không nhỏ của 878 địa danh Di sản Thế giới là bởi sự lấn át của các mục tiêu kinh tế, đó là công trình nhà chọc trời, cầu cống, ống dẫn dầu, du lịch không kiểm soát được, săn bắn và đánh cá trái phép, đặc biệt là do sự thay đổi môi trường và khí hậu rõ rệt trong những năm gần đây.
Trường hợp báo động đầu tiên mà Uỷ ban Di sản Thế giới khảo nhắc tới là công trình xây dựng nhà chọc trời giữa Trung tâm lịch sử Thành phố Vienne, Áo. Các công trình xây dựng này đã gây ra một cuộc luận chiến kéo dài từ năm 2003 đến tận bây giờ. Một ví dụ tiêu cực tiêu biểu gần đây nhất là dự án xây dựng tháp Ohkta tại Saint-Petersbourg của tập đoàn khí gaz tự nhiên khổng lồ Gazprom của Cộng hoà Liên bang Nga. Tại kỳ họp ở Quebec, Uỷ ban đã yêu cầu Liên bang Nga mời phái đoàn bao gồm các chuyên gia của Trung tâm Di sản thế giới và Hội đồng thế giới các công trình kiến trúc và địa danh (ICOMOS) để đánh giá tác động của Tháp Ohkta và yêu cầu không thực hiện bất kỳ một hành động nào cho đến khi có kết quả của phái đoàn chuyên gia.
Các dự án cơ sở hạ tầng, sông ngòi, kênh rạch, đường xá và cầu cống thường xuyên được nhắc đến trong báo cáo đánh giá tình trạng bảo tồn các địa danh. Ở Ấn Độ, chiếc cầu xây giữa tổng thể công trình kiến trúc Hampi đã khiến cho địa danh bị rút khỏi danh sách Di sản thế giới năm 2006. Hay một trường hợp khác cũng cần phải giải quyết là dự án xây dựng chiếc cầu giữa cảnh quan thung lũng Elbe, Dresden, CH Liên Bang Đức. Ủy ban Di sản Thế giới dự định sẽ rút địa danh này ra khỏi danh sách Di sản Thế giới năm 2009 nếu chiếc cầu vẫn sẽ được xây dựng làm ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên của thung lũng.
Nhiều di sản khác lại là nạn nhân của chính sự thành công của sự tăng trưởng của ngành du lịch. Nhiều công ty du lịch đã không do dự sử dụng nhãn "Di sản Thế giớ" như một công cụ quảng cáo để kiếm tiền. Theo thống kê, mỗi ngày có trên 5000 khách du lịch tới đền Angkor ở Cam-pu-chia. Còn tại các đảo Galapagos, số lượng khách du lịch từ 40.000 khách năm 1991 đã vượt tới 120.000 năm 2006. Hình thức du lịch này không chỉ gây nguy hại đến cảnh quan thiên nhiên của các địa danh mà còn gây ảnh hưởng tới an ninh công cộng, chưa kể đến sự xuống cấp và biến thái của dịch vụ. Chính vì vậy, sự phát triển của một ngành du lịch chất lượng cần có sự phối hợp vừa của các nhà tổ chức du lịch, của người chịu trách nhiệm bảo tồn, của những hướng dẫn viên du lịch và của tất cả các khách du lịch.
Bên cạnh đó, Uỷ ban Di sản Thế giới cũng đã nêu ra một loạt các mối đe doạ mà các di sản phải đương đầu, đó là ngành khai thác mỏ, rừng, khí đốt, dầu mỏ cũng như việc săn bắt trái phép động vật cho mục đích thương mại.
Một cải tiến quan trọng : cơ chế “theo dõi tăng cường”
Rất khó để đương đầu với những nguy hiểm và những thảm hoạ thiên nhiên như hiện tượng thời tiết, khí hậu thay đổi một cách bất bình thường, hoả hoạn, lũ lụt, động đất hay sóng thần. Bằng cách liên kết với với các tổ chức chuyên môn có thẩm quyền khác, Ủy ban Di sản thế giới đã xây dựng một hành lang pháp lý với một khuôn khổ chính trị và kế hoạch hành động nhằm quản lý các hiệu ứng thay đổi khí hậu ảnh hưởng tới các Di sản Thế giới.Một đe doạ khác ảnh hưởng rất xấu đến các địa danh là hỗn loạn dân sự và xung đột quân đội tại các địa danh Di sản thế giới. Uỷ ban cũng đã thông qua cơ chế "theo dõi tăng cường" đối với các địa danh ghi vào danh sách Di sản thế giới bị đe doạ, đang được áp dụng cho 5 địa danh của Cộng hoà dân chủ Congo, địa danh ở Dresden, CHLB Đức và ở Jerusalem. Cơ chế này được thúc đẩy bởi Ủy ban di sản thế giới hoặc thông qua quyền hạn của Tổng giám đốc UNESCO đối với từng trường hợp cụ thể và đặc biệt. Tại kỳ họp khoá 32 ở Quebec, Cơ chế này cũng được quyết định áp dụng với các địa danh không thuộc danh sách các địa danh đang bị đe doạ như Tombouctou (Mali), Machu Picchu (Perou), Samarkand (Ouzbekistan) và Bordeaux (CHLB Pháp).
Lần đầu tiên trong lịch sử của Công ước, Ủy ban di sản thế giới đã quyết định một cách bất đắc dĩ rút các địa danh ra khỏi danh sách di sản thế giới. Đền thờ linh dương Ả rập ở Oman bị làm hư hại đến mức làm mất đi giá trị toàn cầu đặc biệt là một ví dụ tiêu biểu. Địa danh này đã bị rút khỏi danh sách di sản thế giới. Tình tiết này cũng đưa ra lời cảnh báo rằng sự bảo vệ của di sản thế giới là trách nhiệm chung của tất cả chúng ta, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ bảo vệ các địa danh văn hoá và thiên nhiên trên lãnh thổ quốc gia. Cũng chính là nghĩa vụ của Cộng đồng thế giới trong tổng hợp thể giúp và hợp tác với các quốc gia thành viên trong tổ chức này.
Tại kỳ họp khoá 32 ở Quebec, Canada đã mong muốn liên kết thế hệ trẻ cho công việc của Ủy ban di sản thế giới. Sự bảo tồn các địa danh trong danh sách Di sản thế giới phụ thuộc vào nhiệt huyết của thế hệ trẻ kế tục trách nhiệm bảo vệ các di sản. Bằng cách khuyến khích thế hệ trẻ tham gia ngày hôm nay là chúng ta có thể hình thành những người quyết định của ngày mai. /.
Hồ
hồ ở Nam Cực biến mất dần trong 30 năm gần đây.
Nhiều hồ ở Nam Cực biến mất trong 30 năm gần đây, theo các nhà nghiên cứu có lẽ do tác động của tình trạng toàn cầu đang ấm lên.
Trong một bài báo đăng trên tạp chí Khoa học ngày 6-3, các nhà khoa học Mỹ đã phân tích hơn 10.000 hồ ở Siberia thông qua những hình ảnh từ vệ tinh.
Họ nhận thấy số các hồ lớn ở Nam Cực giảm từ 10.882 xuống còn 9.712 từ năm 1973 đến năm 1998. Tổng số 125 hồ đã hoàn toàn biến mất trong khi số còn lại cũng giảm dần về diện tích bề mặt.
Những vùng đất bị đóng băng ban đầu ấm dần lên, gây ra sự phát triển của hiện tượng sụp đất, hình thành cái gọi là “vùng đá vôi nóng”. Sự ấm lên ngày càng làm suy thoái các vùng đất bị đóng băng, dẫn đến các vùng đất bị đóng băng “bị thủng” là điều kiện thuận tiện cho nước thoát xuống lớp dưới bề mặt các hồ gần đó, các tác giả cho biết.
Các nhà nghiên cứu cũng báo cáo về sự tăng lên của các hồ ở gần vùng đông bắc Siberia cho thấy có thể khởi đầu cho các vùng đất bị đóng băng suy giảm trong tương lai. “Đây là lần đầu tiên báo cáo cho thấy những thay đổi mà chúng ta đang theo dõi ở các hồ ở Alaska trong phản ứng với khí hậu ấm lên cũng đang xảy ra ở Siberia”, Larry Hinzman, đồng tác giả của nghiên cứu thuộc Trường ĐH Alaska nói.
“Chúng tôi đang mong đợi khu vực các hồ sẽ nhiều hơn khi khí hậu thay đổi”, Laurence Smith, trưởng nhóm nghiên cứu đến từ Trường ĐH California, Los Angeles nói.
Ở những vùng đất bị đóng băng, mùa hè làm tuyết tan, nước tuyết không thể thấm vào đất vì những tảng đất bị đóng băng khá dày. Dữ liệu từ các đo đạc gần đây cho thấy nhiệt độ ấm lên dẫn đến gia tăng diện tích mặt nước khiến cho các vùng đất bị đóng băng trở nên lạnh hơn.
Nhiều hồ giảm kích thước hay hoàn toàn bị khô cạn, trong khi các hồ khác lại tăng về kích thước. Các nhà nghiên cứu nói rằng khí hậu ấm lên, cộng với tuyết tan tích lũy ở các hồ đã hình thành các vùng lạnh hơn ở các vùng đất bị đóng băng dày hơn làm tăng kích thước của các hồ. Tuy nhiên, nếu khí hậu tiếp tục ấm lên, thậm chí các hồ này cũng sẽ dần bị biến mất.
Ở những vùng có các tảng băng mỏng hay không thể tiếp tục đóng băng, mặt đất cũng trở nên khô hơn khi các tảng băng tan dần đi.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, sự biến mất của bề mặt nước chắc chắn sẽ tác động tới hệ sinh thái ở khu vực, dẫn đến các tác động như hình thành thác nước, mất chỗ cho chim di trú, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh tồn, hạn chế gió, nhiều vùng đất hoang dễ cháy hơn...
Các nhà khoa học Chile khẳng định hiện tượng Trái đất nóng lên là nguyên nhân khiến hồ ở Công viên quốc gia Bernardo O’Higgins của nước này biến mất một cách đầy bí ẩn cách đây 2 tháng.
Hồ Bernardo trước khi biến mất - Ảnh: Daily Mail
Theo các nhà khoa học, việc những dòng sông băng gần hồ Bernardo tan chảy đã làm tăng mực nước ở hồ này, dẫn tới áp suất nước tăng, làm vỡ một phần của một dòng sông băng vốn có chức năng như một con đập ngăn nước tự nhiên ở hồ, khiến nước trong hồ thoát ra bên ngoài qua vết vỡ của sông băng này chảy vào một vịnh hẹp gần đó và sau đó chảy ra biển.
Chiếc hồ trên nằm ở khu vực Magallanes ở Patagonia, chứa nước do băng tan từ các con sông băng chảy vào. Vào thời điểm đầu năm nay, hồ có diện tích mặt nước khoảng 5 hecta. Các nhà khoa học đã phát hiện việc hồ bị biến mất trong một cuộc khảo sát thường kỳ vào tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, nước đã lại xuất hiện dưới đáy chiếc hồ cạn này.
Trước đó, tại khu vực trên cũng đã xảy ra hiện tượng hồ biến mất.
Một chiếc hồ lớn rộng khoảng 5ha ở Santiago (Chile) tự dưng biến mất giống như là mặt đất đột ngột mở ra nuốt chửng nó vậy.
Chiếc hồ rộng bằng 10 sân bóng đá này đã biến mất. Dấu vết còn lại chỉ là vài viên đá sỏi và một vết nứt lớn trên bề mặt, nơi nó biến mất.
“Hồi tháng 3 chúng tôi đi qua đây, hồ vẫn đầy nước trong xanh. Nhưng đến tháng 5, chúng tôi trở lại thì cái hồ đã không cánh mà bay” - Juan Jose Romero, giám đốc Hiệp hội rừng quốc gia Chile cho biết. Hiện tại người ta cũng đang bắt tay vào điều tra nguyên nhân dẫn tới sự biến mất của hồ nước rộng lớn ấy. Nhưng có vẻ như họ đang gặp phải những bài toán hóc búa chưa từng có tiền lệ.
Tuy nhiên, có một giả thiết được đưa ra vào lúc này là do những chấn động của bề mặt trái đất. Gần đây, ở miền nam Chile đã bị một trận động đất mạnh. Và có thể chính nó là nguyên nhân dẫn tới chấn động làm nứt đáy hồ khiến cho nó bị… chuyển đi nơi khác. Nhưng giả thiết chỉ là giả thiết, chúng ta cùng chờ ý kiến của các chuyên gia.
Diện tích mặt hồ ở Bắc Cực giảm 6%
(TPO) Một nghiên cứu gần đây cho thấy 125 hồ rộng ở Bắc Cực đã biến mất bởi nhiệt độ tăng lên trong 2 thập kỷ qua.
Trong khi đó, nhiều hồ khác vẫn đang tiếp tục bị thu hẹp.
Những hồ này trước kia nằm trên những tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu. Những nghiên cứu khác cho thấy, tầng đất này cũng đang tan chảy, gây nên sự sụt lún của tầng đất thấp và đá rơi xuống từ các ngọn núi.
"Chúng tôi nghĩ rằng khí hậu nóng đang làm tan tầng đất đóng băng này." Trưởng nhóm nghiên cứu Laurence Smith thuộc đại học California, Los Angeles phát biểu. "Nó giống như giật cái nút chèn ra khỏi bồn tắm đầy nước. Chẳng có gì có thể ngăn cản nước hồ ngấm qua tầng đất xuống dưới tầng ngậm nước phía dưới."
Sự cạn kiệt nhanh chóng của những hồ nước này sẽ dẫn đến sự thay đổi của toàn bộ hệ thống sinh thái lục địa, ảnh hưởng tới chim muông và các lòai động vật hoang dã khác sống phụ thuộc vào các luồng nước, ông Smith và đồng nghiệp nói. Những loài chim di cư thường trông chờ vào các bờ hồ để tìm nguồn thức ăn cho chim non.
Hàng ngàn ao, hồ, đầm lầy nằm rải rác khắp khu vực Bắc Cực trong mùa hè. "Sự biến mất của những hồ này sẽ là một thảm họa sinh thái học." Ông Smith nói.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi sự thay đổi của vùng này từ năm 1972 đến những năm 1990.
Những cuộc nghiên cứu trước đây cũng cho thấy việc nóng lên của trái đất sẽ làm băng tan, và bởi vậy sẽ có thêm nhiều hồ. Quả thực, ở hầu hết các vùng Bắc Cực, khi tầng đất đóng băng vĩnh viễn vẫn còn tồn tại, thì số lượng hồ tăng lên là đúng. Nhưng trên tổng thể, diện tích mặt hồ lại giảm xuống khoảng 6%.
"Chúng tôi rất ngạc nhiên về kết quả này." ông Smith nói. "Chúng tôi hi vọng rằng diện tích mặt hồ sẽ tăng khi khí hậu thay đổi."
Khi nhiệt độ vùng Bắc Cực tăng, cũng như nhiều chuyên gia nhận định, các hồ ở xa Bắc Cực cũng sẽ biến mất.
Kết quả của nghiên cứu được xuất bản tên tờ báo Khoa học và do Hiệp Hội khoa học quốc gia tài trợ.
Các nhà khoa học ở Chile đang nghiên cứu việc biến mất bất ngờ của một hồ băng ở miền nam nước này.
Hồ băng trước đây
Khi những người gác rừng đi tuần ở khu vực này vào tháng 3 thì cái hồ rộng 2 hécta vẫn bình thường, nhưng tháng trước khi quay lại, họ ngạc nhiên thấy một vùng trũng khô, một vết nứt lớn và một số tảng băng mà trước đây trôi bồng bềnh trên mặt nước.
Một trong những giả thiết được đưa ra là một trận động đất đã tạo một vết nứt và nước hồ đã chảy hết vào đó.
Các nhà địa chất và một số chuyên gia khác đã được cử đến vùng này để nghiên cứu.
Vùng này thường xuyên bị động đất và người ta nghi rằng chính trận động đất mạnh xảy ra ở vùng Aysen bên cạnh vào tháng 4 năm nay đã tạo ra vết nứt ở đáy hồ.
Hồ băng trước đây và hiện nay
Một chuyên gia về băng là Andres Rivera nói với tờ báo Chile La Tercera rằng việc biến mất của hồ băng này dường như là một phần trong tiến trình biến đổi quang cảnh của vùng này.
Vùng Magallanes "được chứng kiến những thay đổi thú vị trong vài chục năm gần đây" - Andres Rivera nói và nhấn mạnh rằng 30 năm trước đây thì chính cái hồ băng này cũng chưa có.
Hồ nước tuyệt đẹp giờ đã trơ đáy
Dân chúng tại làng Bolotnikovo của nước Nga đang cực kỳ hoang mang trước sự kiện một hồ nước lớn bỗng nhiên biến mất chỉ sau một đêm. Hồ nằm cách thủ đô Moscow 250 km về phía đông. "Dường như ai đó đã dùng vòi để hút cạn cái bể nước khổng lồ này", phóng viên kênh truyền hình NTV vừa nói vừa bước đi trên đáy hồ đầy bùn nhão.
Một sự trùng hợp đáng ngạc nhiên là tên làng Bolotnikovo trong tiếng địa phương có nghĩa là "bùn đất". Dường như người đặt tên làng đã tiên liệu về sự kiện bí ẩn này. Theo một số quan chức địa phương, hồ nước có thể bị một hang động ngầm dưới mặt đất hút cạn.
Sự kiện kỳ bí bắt đầu vào rạng sáng thứ năm tuần trước, khi một nhóm dân chài đến hồ đánh cá thì phát hiện hồ đã cạn. "Nhìn thấy đáy hồ, tôi thốt lên: "Ôi, điều gì đã xảy ra vậy?". Tất cả chúng tôi hoảng hốt vô cùng", một dân chài kể lại. Sự việc sau đó được thông báo đến chính quyền và một đội cứu hộ được thành lập khẩn cấp. "Nếu một ai đó ở dưới hồ khi thảm họa xảy ra, họ chắc chắn không còn hy vọng sống sót. Nhiều cây lớn bị hút xuống dưới bùn", nhân viên cứu hộ D.Zaitsev nói với phóng viên NTV. Một số người dân Bolotnikovo kể rằng, cách đây 70 năm, nhiều ngôi nhà cũng bị hút xuống đất trong một thảm họa tương tự. Sau vụ hồ nước biến mất, không khí hoảng sợ bao trùm khu làng. Không thể giải thích một cách khoa học, dân địa phương đã đưa ra những cách giải thích đẫm mùi hoang đường. Một cô gái cho biết nhiều người ở đây tin rằng có một nhà thờ lớn dưới đáy hồ. "Chúng tôi vẫn thường tắm ở đây nhưng không ai biết hồ sâu bao nhiêu cả", cô gái nói. Số khác lại cho rằng hồ nước được hình thành bởi máu các nạn nhân bị giết thời Sa hoàng Ivan bạo chúa, giờ đây khi oan khuất được giải, hồ nước đã biến mất. Trong hàng trăm cách lý giải khác nhau đó, có một bà cụ đưa ra lời phán đoán làm tất cả mọi người giật mình: "Tôi nghĩ người Mỹ đã đến đây". Lời của bà cụ không phải vô căn cứ. Làng Bolotnikovo tại vùng Nizhegorodskaya lâu nay được người Mỹ quan tâm đặc biệt vì chứa những bí mật thời Stalin. Hồ nước ở trung tâm làng cũng nổi tiếng thế giới nhờ vẻ đẹp thanh bình của nó. Ông A.Vershbow - Đại sứ Mỹ tại Moscow - từng phát biểu: "Vùng Nizhegorodskaya là hòn ngọc của Đông Âu và thế giới. Chúng tôi ghét điều này". Báo The Spoof sau đó cho biết có thể một tiểu đội lính hải quân Mỹ đã dùng vòi rồng hút cạn hồ nước. Tuy nhiên, nước hồ được hút đi đâu và mục đích của việc làm này là gì thì chẳng ai biết.