Abstract: The main objective of this research was to analyze the relationship between eduation
levels of Vietnamse Youth and their puposes of life. We used the data from the School-to-Work
Transition Survey-SWTS in 2012-2015. Both descriptive statistics and multinomial logit
regression analyses were used for the study. We provide the first evidence that higher levels of
education is closely linked with having purpose of non-monetary life purposes, namely
contributing to society; a successful career or a happy family. In addtion, such effects tend to
increase with higher levels of education. Thus, our research finding implies that better education
not only offers economic benefits for educated individuals but also for their family, communities
and society.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 62 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu The effects of education on Vietnamese youth’s purposes of life, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 36, No. 3 (2020) 1-9
1
Review Articles
The Effects of Education
on Vietnamese Youth’s Purposes of Life
Nguyen Quy Thanh1,*, Le Thai Hung1, Tang Thi Thuy1, Tran Lan Anh1,
Nguyen Thuy Anh2, Le Thi Hoang Ha1, Vu Phuong Lien1, Nguyen Thi Bich1
1VNU University of Education, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
2VNU University of Economics and Business, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Received 24 September 2020
Revised 24 September 2020; Accepted 24 September 2020
Abstract: The main objective of this research was to analyze the relationship between eduation
levels of Vietnamse Youth and their puposes of life. We used the data from the School-to-Work
Transition Survey-SWTS in 2012-2015. Both descriptive statistics and multinomial logit
regression analyses were used for the study. We provide the first evidence that higher levels of
education is closely linked with having purpose of non-monetary life purposes, namely
contributing to society; a successful career or a happy family. In addtion, such effects tend to
increase with higher levels of education. Thus, our research finding implies that better education
not only offers economic benefits for educated individuals but also for their family, communities
and society.
Keywords: Education; Multinomial logit model; purposes of life; Vietnamese youth.
D*
_______
* Corresponding author.
E-mail address: nqthanh@vnu.edu.vn
https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4447
N.Q. Thanh et al. / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 36, No. 3 (2020) 1-9
2
Tác động của giáo dục tới mục đích cuộc sống
của thanh niên Việt Nam
Nguyễn Quý Thanh1,*, Lê Thái Hưng1, Tăng Thị Thùy1, Trần Lan Anh1,
Nguyễn Thùy Anh2, Lê Thị Hoàng Hà1, Vũ Phương Liên1, Nguyễn Thị Bích1
1Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
2Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 24 tháng 9 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 24 tháng 9 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 9 năm 2020
Tóm tắt: Mục tiêu chính của bài viết này là phân tích mối quan hệ giữa trình độ giáo dục với mục
đích cuộc sống của thanh niên Việt Nam. Chúng tôi sử dụng dữ liệu từ cuộc Điều tra quốc gia
chuyển tiếp từ trường học đến việc làm (School-to-Work Transition Survey-SWTS) năm 2012 và
2015. Phân tích thống kê mô tả và hồi quy logit đa thức (multinomial logit regression) được sử
dụng trong nghiên cứu. Bài viết đưa ra bằng chứng định lượng đầu tiên ở Việt Nam rằng giáo dục
cao hơn có ảnh hưởng lớn tới sự lựa chọn mục đích cuộc sống như sự thành công sự nghiệp, gia
đình hạnh phúc và đóng góp cho xã hội. Hơn nữa, tác động này càng mạnh hơn cho các bậc học
vấn cao hơn. Do vậy, kết quả này hàm ý rằng giáo dục không chỉ có tác động tích cực về mặt kinh
tế với cá nhân người học, mà còn có tác động tích cực cho gia đình, cộng đồng và xã hội.
Từ khóa: Giáo dục, mục đích cuộc sống, logit đa thức; thanh niên Việt Nam.
1. Giới thiệu *
Dưới góc độ kinh tế thì chi tiêu cho giáo
dục được coi như là đầu tư vào nguồn vốn nhân
lực, đem lại tác động trực tiếp cho người học và
lợi ích ích cho toàn bộ xã hội. Nhìn chung, các
bằng chứng đều cho thấy điều kiện kinh tế của
nhóm có học vấn cao sẽ tốt hơn nhóm có học
vấn thấp (Vila, 2000) [1]. Có thể chưa chính
xác nếu cho rằng toàn bộ sự khác biệt về điều
kiện kinh tế giữa các các nhân là do giáo dục.
Đó là vì có nhiều nhân tố khác như năng khiếu
bẩm sinh, hoàn cảnh gia đình, sự tương tác
trong quá trình học tập và làm việc cũng như có
vô số nhân tố khác có ảnh hưởng tới sự khác
biệt về kinh tế giữa các các nhân. Tuy nhiên,
bằng chứng khoa học khẳng định rằng với các
điều kiện khác là như nhau, các cá nhân có giáo
dục tốt hơn, nhìn chung, sẽ có công việc tốt hơn
_______
* Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: nqthanh@vnu.edu.vn
https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4447
và thu nhập cao hơn những người có giáo dục
thấp hơn (Doan, Le, & Tran, 2018; Vila, 2000)
[1, 2]. Giáo dục không chỉ đem lại lợi ích kinh
tế cho người học, mà nó còn đem lại nhưng tác
động phi tiền tệ khác không chỉ đối với cá nhân
mà còn với xã hội, cộng đồng và quốc gia.
Thực tế cho thấy những địa phương có mặt
bằng giáo dục cao hơn thường có mức sống cao
hơn, cả về khía cạnh vật chất và tinh thần, so
với những nơi có mặt bằng giáo dục thấp hơn
(Vila, 2000; Wolfe & Haveman, 1988) [1, 3].
Phần lớn các nghiên cứu thường phân tích
lợi ích tiền tệ, mà ít xem xét các lợi ích không
đo bằng tiền mà giáo dục đem lại cho người học
(Fabra & Camisón, 2009; Nguyễn, Nguyễn,
Trần, & Nguyễn, 2020; Vila, 2000) [1, 4, 5, 6].
Những người có trình độ giáo dục tốt hơn sẽ có
được những lợi ích phi tiền tệ từ nhiều khía
cạnh, cụ thể là người lao động có được công
việc ổn định và thú vị, công việc có tính tự chủ
cao, điều kiện làm việc tốt hơn và mối quan hệ
tốt với các đồng nghiệp,(Vila, 2000) [1]. Bên
cạnh đó, trình độ giáo dục cao hơn sẽ tạo ra
N.Q. Thanh et al. / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 36, No. 3 (2020) 1-9
3
ngoại ứng tích cực tới gia đình, cộng động, xã
hội và quốc gia. Ví dụ, các bà mẹ có học vấn tốt
sẽ chăm sóc và nuôi dạy trẻ tốt hơn, thanh thiếu
niên có giáo dục tốt sẽ giảm nguy cơ mang thai
ở tuổi vị thành viên, giảm tỷ lệ hút thuốc,
nghiện rượu phạm tội và tái phạm tội và gia
tăng niềm tin trong cộng đồng (vốn xã hội)
cũng như rất nhiều các lợi ích phi tiền tệ khác
mà giáo dục đem lại (Dziechciarz-Duda &
Król, 2013; Nguyễn et al., 2020; Wolfe &
Haveman, 1988) [3, 5, 7].
Cho tới nay, có khá nhiều nghiên cứu về tác
động của giáo dục và đào tạo tới lựa chọn công
việc, năng suất lao động, tiền lương và thu nhập
của lao động ở Việt Nam (Doan et al., 2018;
Nguyen et al., 2020; Tran, Pham, Vo, Luu, &
Nguyen, 2019) [2, 5, 6]. Qua tổng quan nghiên
cứu cho thấy còn ít các nghiên cứu về tác động
của giáo dục tới các khía cạnh phi tiền tệ. Gần
đây, một nghiên cứu của Nguyễn et al. (2020)
[6] đã phân tích hồi quy về tác động của giáo
dục tới sự hài lòng công việc của nhóm lao
động trẻ (15-29 tuổi) ở Việt Nam. Nhóm tác giả
sử dụng dữ liệu gộp 2013-2015 và mô hình hồi
quy logit đa thức và kết quả cho thấy thanh niên
có mức độ giáo dục càng cao thì khả năng hài
lòng với công việc càng thấp. Nhóm tác giả cho
rằng kết quả này cũng tương tự như ở một số
nước và họ lý giải rằng người lao động có giáo
dục tốt hơn thường có kỳ vọng cao hơn với
công việc, và do vậy họ có xu hướng hài lòng
với công việc ít hơn.
Các nghiên cứu cũng cho rằng giáo dục có
tác động với người học ở khía cạnh tinh thần.
Cụ thể, người có học vấn cao sẽ sống một cuộc
sống có ý nghĩa với mục đích cuộc sống nhân
văn hơn đem lại nhiều lợi ích cho gia đình,
cộng đồng và xã hội (Schinkel, De Ruyter, &
Aviram, 2016) [8]. Với mỗi cá nhân, nhu cầu về
vật chất cho chính họ có thể được coi trọng
hơn. Tuy nhiên, với các điều kiện khác như
nhau, các cá nhân có học vấn cao hơn sẽ có thể
có nhu cầu cuộc sống vượt ra ngoài khía cạnh
vật chất, hướng tới các khía cạnh tình thần, lợi
ích cho cộng đồng và xã hội. Nói cách khác,
trình độ học vấn khác nhau có thể dẫn tới mục
đích cuộc sống khác nhau. Đây chính là giả
thuyết nghiên cứu hay câu hỏi nghiên cứu chính
của bài viết này. Nghiên cứu này kiểm định giả
thuyết nghiên cứu rằng trình độ giáo dục khác
nhau có dẫn tới mục đích cuộc sống khác nhau
của thanh niên Việt Nam hay không?
Bài viết có kết cấu như sau: Dữ liệu và
phương pháp phân tích được trình bày ở mục 2.
Kết quả phân tích và thảo luận được trình bày ở
mục 3, và kết luận cùng hàm ý chính sách sẽ
trình bày ở mục 4.
2. Dữ liệu và phương pháp phân tích
2.1. Nguồn dữ liệu
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu chéo gộp
từ hai cuộc điều tra quốc gia chuyển tiếp từ
trường học đến việc làm (School-to-Work
Transition Survey-SWTS) các năm 2012 và
2015. Cuộc điều tra nhằm thu thập dữ liệu cho
Dự án Việc làm cho Thanh niên (Work4Youth)
trong khuôn khổ hợp tác giữa Chương trình
"Việc làm Thanh niên" của ILO [International
Labour Organization] và Quỹ MasterCard. Việt
Nam là một trong số 28 quốc gia1 tham gia các
cuộc điều tra này. Điều tra SWTS năm 2012 và
2015 lấy mẫu khoảng 3.000 hộ gia đình tại 20
tỉnh và thành phố2. Các hộ gia đình được khảo
sát với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên từ
các thông tin của dàn mẫu được lấy từ bộ dữ
_______
1 28 quốc gia trong các khu vực bao gồm: Châu Á-Thái
Bình Dương (5): Bangladesh, Campuchia, Nepal, Samoa
và Việt Nam; Đông Âu và Trung Á (6): Armenia,
Kyrgyztan, Macedonia, cộng hòa Moldova, Liên bang Nga
và Ukraina; Châu Mỹ -La tinh và Caribe (5): Braxin,
Colombia, El Salvador, Jamaica và Peru; Trung Đông và
Bắc Phi (4): Ai Cập, Jordan, Palestine và Tunisia; Tiểu
vùng Sahara Châu Phi (8): Benin, Liberia, Madagascar,
Malawi, Tanzania, Togo, Uganda và Zambia.
2 Năm 2012: 20 tỉnh được điều tra bao gồm gồm: Hà Nội,
Lào Cai, Hòa Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thái
Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Huế, Bình Định, Bình Thuận,
Đắk Lăk, Lâm Đồng, Đồng Nai, TP. HCM, Bến Tre, Đồng
Tháp, Cần Thơ, Cà Mau. Năm 2015: 20 tỉnh được điều tra
năm 2015 gồm: Hà Nội, Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang, Phú
Thọ, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Huế,
Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình
Dương,TP. HCM, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,
Bạc Liêu.
N.Q. Thanh et al. / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 36, No. 3 (2020) 1-9
4
liệu Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam
năm 2012 và 2015.
Cuộc khảo sát thu thập thông tin chi tiết với
từng thành viên gia đình của hộ có độ tuổi từ
15 đến 29. Tổng số người được hỏi cuối cùng
của mỗi cuộc điều tra là khoảng 2700. Dữ liệu
của SWTS lưu trữ các thông tin chi tiết về lao
động trẻ (15-29 tuổi) bao gồm các thông tin
vềtuổi, giới tính, giáo dục và đào tạo, việc làm,
công việc và thu nhập và các thông tin liên quan
tới điều kiện làm việc và hoàn cảnh gia đình
của lao động trẻ như công việc, giáo dục của
cha mẹ. Đặc biệt, đây là cuộc điều tra duy nhất
có thu thập các thông tin về các khía cạnh cuộc
sống của thanh niên Việt Nam như mục đích
cuộc sống, mong muốn công việc được làm và
sự hài lòng công việc. Những thông tin này
không có trong các cuộc điều tra khác ở Việt
Nam. Nghiên cứu của chúng tôi sẽ sử dụng mẫu
lao động trẻ (hay thanh niên) có đánh giá về mục
đích cuộc sống của mình trong hai năm 2012 và
2015. Chúng tôi kết hợp dữ liệu cả hai năm, và
tạo thành bộ dữ liệu chéo gộp (pooled
cross-sectional data) với tổng số quan sát là 2552.
2.2. Phương pháp phân tích
Bài viết sử dụng phân tích thống kê mô tả
và phân tích hồi quy logit đa thức (multinomial
logit model: MNL). Phương pháp thống kê mô
tả được sử dụng để cung cấp các thông tin cơ
bản về đặc điểm của lao động trẻ như giá trị
trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất về các biến
số và mối quan hệ giữa các biến số theo một vài
đặc điểm như giới tính hay nghề nghiệp.
Biến số mục đích cuộc sống là biến phạm
trù có 4 giá trị với câu hỏi là “ Bạn hãy cho biết
mục đích chính, hay mục đích quan trọng nhất
trong cuộc sống của bạn là gì?” Và 4 phương
án trả lời được mã hóa như sau: (1) thành công
trong sự nghiệp; (2) đóng góp cho xã hội; (3) có
nhiều tiền;(4) gia đình hạnh phúc. Do vậy,
chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy logit đa thức
(Long, 1997) [9] với biến phụ thuộc là mục
đích cuộc sống, và phạm trù kiếm nhiều tiền (3)
được sử dụng là nhóm tham chiếu hay phạm trù
cơ sở (reference or base group), và các mục
đích 1, 2, 4 là nhóm so sánh. Điều đó có nghĩa
kết quả được diễn giải trong quan hệ xác xuất
tương đối giữa một nhóm so sánh và nhóm
tham chiếu.
Mô hình dưới đây sẽ được sử dụng để đánh
giá tác động của giáo dục tới mục đích cuộc
sống của thanh niên, có sự kiểm soát các biến
số liên quan khác được trình bày ở Bảng 1.
ij0 1 1 2 ij 3 ij 4 5 6 ij ij
(1)iPL X Ed O Y t R E
Trong các mô hình trên, iPL là biến phụ
thuộc, thể hiện mục đích cuộc sống của thanh
niên;
ij
X bao gồm các đặc điểm cá nhân và hộ
gia đình như giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân,
sức khỏe của lao động trẻ, điều kiện kinh tế,
quy mô hộ ; ijEd đo lường giáo dục của lao
động trẻ ở bằng cấp cao nhất có được ( nhóm
không bằng cấp là nhóm so sánh); ijO là biến
đặc điểm công việc (nhóm lao động không có
kỹ năng là nhóm so sánh); ijY là biến thu nhập
của hộ và T là biến giả năm (2015); ijR là biến
giả vùng (các tỉnh thành khác ngoài Hà Nội và
TP Hồ Chí Minh là nhóm so sánh) và ijE là sai
số trong mô hình (Lưu ý là i và t biểu thị thanh
niên thứ i ở năm t).
3. Kết quả phân tích và thảo luận
3.1. Phân tích thống kê mô tả
Bảng 1 trình bày kết quả tính toán cho các
biến được sử dụng trong phân tích thống kê mô
tả và phân tích hồi quy. Tỷ lệ giới tính của mẫu
khá bằng nhau và độ tuổi được phân bố như
sau: 19% dưới 20, khoảng 39% từ 20-24 và
42% từ 25-29. Tỷ lệ kết hôn là khoảng 46% cho
hai năm, vào cao hơn không đáng kể vào năm
sau (47%) so với năm trước (45%). Khoảng 6%
cho rằng ít nhất có một khuyết tật về thể trạng.
Tỷ lệ lao động không kỹ năng (lao động giản
đơn) giảm từ 32% xuống 26% trong hai kỳ điều
tra, và tương ứng là sự tăng lên trong tỷ lệ lao
động trực tiếp có kỹ năng (từ 35% lên 38%), và
lao động gián tiếp kỹ năng cao (từ 14% lên
N.Q. Thanh et al. / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 36, No. 3 (2020) 1-9
5
16%). Tính trung bình toàn mẫu, tỷ lệ thanh
niên chưa hoàn thành tiểu học hoặc chưa đi học
là 5%. Tỷ lệ có bằng cao đẳng, đại học tăng
đáng kể, từ 16% lên 20%, và tương ứng tỷ lệ có
bằng chuyên môn nghề nghiệp tăng từ 6% lên
10%. Về điều kiện kinh tế của gia đình, có
khoảng 7% hộ nghèo, 15% cận nghèo, đại đa số
là trung bình 73%, và chỉ 4% giàu.
Bảng 1. Định nghĩa, đo lường và thống kê mô tả cho các biến số trong mô hình
Biến số sử dụng 2012 2015 2012-2015
Giới tính (1=nam; 0=nữ), nữ là nhóm so sánh 52% 52% 52%
Tuổi 15-19: là nhóm so sánh 20% 18% 19%
Tuổi 20-24 37% 41% 39%
Tuổi 25-29 43% 40% 42%
Hôn nhân (1=kết hôn: 0=không): chưa/không là nhóm so sánh 45% 47% 46%
Khuyết tật (Có bị ít nhất một khuyết tật=1; 0=không): không là
nhóm so sánh 6% 6% 6%
Lao động không kỹ năng (1=có; 0=không): là nhóm so sánh 32% 26% 30%
Lao động trực tiếp kỹ năng (1=có; 0=không) 35% 38% 36%
Lao động gián tiếp kỹ năng thấp (1=có; 0=không) 19% 20% 19%
Lao động gián tiếp kỹ năng cao (1=có; 0=không) 14% 16% 15%
Không học/không bằng cấp (1=có; 0=không) là nhóm so sánh 6% 5% 5%
Tiểu học (1=có; 0=không) 22% 19% 20%
Trung học cơ sở (1=có; 0=không) 28% 30% 29%
Trung học phổ thông (1=có; 0=không) 23% 17% 20%
Trung cấp nghề/chuyên nghiệp (1=có; 0=không) 6% 10% 7%
Cao đẳng, đại học và trên đại học (1=có; 0=không) 16% 20% 18%
Quy mô hộ ( tổng số thành viên hộ) 4.79 4.67 4.74
Nghèo (1=có; 0=không) là nhóm so sánh 5% 10% 7%
Cận nghèo (1=có; 0=không) 15% 16% 15%
Trung bình (1=có; 0=không) 76% 71% 73%
Giàu có (1=có; 0=không) 5% 4% 4%
Thành thị (1=có; 0=nông thôn), nông thôn là nhóm so sánh 43% 44% 43%
Trung du và miền núi phía Bắc (1=có; 0=không) 19% 15% 17%
Đồng bằng sông Hồng (1=có; 0=không) 19% 23% 21%
Duyên hải miền trung (1=có; 0=không) 16% 19% 17%
Tây nguyên (1=có; 0=không) 9% 11% 10%
Đông Nam Bộ (1=có; 0=không) 19% 16% 18%
Tây Nam Bộ (1=có; 0=không) 18% 16% 17%
Số quan sát 1411 1112 2553
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ SWTS 2012-2015.
Mẫu chỉ tính với quan sát lao động trẻ với các biến số trên không bị missing.
N.Q. Thanh et al. / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 36, No. 3 (2020) 1-9
6
Bảng 2. Mục đích cuộc sống của thanh niên, 2012-2015
2012 2015 2012-2015
Mục đích cuộc sống Số quan sát Tỷ lệ Số quan sát Tỷ lệ Số quan sát Tỷ lệ
Thành công sự nghiệp 180 12% 157 14% 337 13%
Đóng góp cho xã hội 31 2% 35 3% 66 3%
Kiếm nhiều tiền 475 33% 330 30% 805 32%
Gia đình hạnh phúc 755 52% 590 53% 1,345 53%
1441 1112 2553
6
Bảng 2 mô tả các tham số về biến phụ
thuộc. Tính chung toàn mẫu thời kỳ 2012-2015,
53% cho là mục đích chính cuộc sống là có một
gia đình hạnh phúc, 32% cho rằng kiếm nhiều
tiền, 13% đề cao sự thành công sự nghiệp là
mục tiêu chính của cuộc đời, chỉ 3% cho rằng
đóng góp cho xã hội là mục chính của cuộc
sống. Về cơ bản, cơ cấu trả lời qua hai kỳ điều
tra không có sự khác biệt. Tỷ lệ thanh niên đánh
giá mục đích chính cuộc sống là có tiền nhiều
giảm 3 điểm phần trăm, trong số thanh niên cho
rằng thành công sự nghiệp là mục đích chính
cuộc sống tăng thêm hai điểm phần trăm qua
thời kỳ 2012-2015.
3.2. Phân tích tác động của giáo dục tới mục
đích cuộc sống
Bảng 3 báo cáo kết quả hồi quy logit đa
thức về tác động của giáo dục tới mục đích
cuộc sống của thanh viên Việt Nam. Như đã
nêu ở phần dữ liệu và phương pháp, biến phụ
thuộc là mục đích cuộc sống với lựa chọn một
trong ba ý: (1) Thành công trong sự nghiệp,
(2) đóng góp cho xã hội; và (4) gia đình hạnh
phúc với lưu ý là trong đó lựa chọn (3) được
dùng làm phạm trù tham chiếu hay phạm trù cơ
sở để so sánh với nhóm 1, 2 và 4. Giá trị mũ
của hệ số hồi quy logit đa thức chính là tỷ số
nguy cơ (xác suất) tương đối (RRR) được báo
cáo trong Bảng 3.
Bảng 3 cho thấy khả năng (nguy cơ hay xác
xuất tương đối) cho rằng mục đích chính cuộc
sống là thành công sự nghiệp (hơn là kiếm
nhiều tiền: nhóm tham chiếu) sẽ cao hơn 2,91
lần với một thanh niên có bằng tiểu học so với
nhóm so sánh (thanh niên không đi học/hoặc
không học hết lớp 1).
Bảng 3. Tác động của giáo dục tới mục đích cuộc sống của thanh niên
Biến giải thích Thành công sự nghiệp Đóng góp cho xã hội Gia đình hạnh phúc
Tiểu học 2.91* 1.88 1.37
(1.825) (2.101) (0.285)
Trung học cơ sở 3.87** 2.12 1.25
(2.385) (2.318) (0.255)
Trung học phổ thông 6.89*** 9.36** 1.55**
(4.310) (10.186) (0.338)
Trung cấp/nghề 16.97*** 12.56** 1.73*
(11.134) (14.493) (0.498)
Cao đẳng/đại học 37.07*** 44.93*** 3.05***
(24.179) (50.601) (0.870)
N.Q. Thanh et al. / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 36, No. 3 (2020) 1-9
7
Giới 0.90 1.16 0.40***
(0.138) (0.338) (0.040)
Tuổi 0.94** 0.94 1.00
(0.023) (0.047) (0.015)
Kết hôn 0.66** 0.68 1.91***
(0.119) (0.236) (0.220)
Khuyết tật 0.69 1.51 0.99
(0.228) (0.728) (0.200)
Lao động trực tiếp có
kỹ năng
1.64** 0.66 0.98
(0.340) (0.265) (0.114)
Lao động gián tiếp kỹ
năng thấp
1.40 1.09 0.91
(0.364) (0.514) (0.142)
Lao động gián tiếp kỹ
năng cao
3.69*** 1.81 1.47
(1.211) (0.982) (0.376)
Quy mô hộ 1.09** 0.99 1.00
(0.047) (0.086) (0.029)
Hộ cận nghèo 1.03 0.36 1.17
(0.385) (0.245) (0.236)
Hộ trung bình 1.26 0.57 1.60***
(0.427) (0.308) (0.292)
Hộ khá hoặc giàu 3.33*** 1.81 1.82*
(1.507) (1.265) (0.599)
Thành thị 0.86 0.53** 0.76***
(0.139) (0.164) (0.081)
Hà Nội 0.50*** 0.76 0.84
(0.114) (0.280) (0.135)
TP Hồ Chí Minh 1.25 0.85 1.00
(0.279) (0.400) (0.164)
Năm 2015 1.12 1.44 1.12
(0.162) (0.390) (0.109)
Constant 0.09*** 0.10 1.13
(0.080) (0.160) (0.500)
Pseudo R2 0.123
Quan sát 2,552
*,**,*** ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%.
N.Q. Thanh et al. / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 36, No. 3 (2020) 1-9
8
Khả năng này càng lớn hơn cho các nhóm
có bằng cấp cao hơn, lần lượt là 3,87; 6,89;
16,97 và 37,07 cho nhóm có bằng THCS,
THPT, trung cấp nghề/chuyên nghiệp và cao
đẳng/đại học. Điều đó cho thấy những thanh
niên có học vấn càng cao thì sẽ càng có khả
năng lựa chọn mục đích cuộc sống là thành
công trong sự nghiệp hơn là chỉ có nhiều tiền.
Với lựa chọn mục đích cuộc sống là đóng
góp cho xã hội hay gia đình hạnh phúc, kết quả
cho thấy chỉ số