Một chương trình theo dõi có hệ thống được thực hiện một cách có hiệu quả
là một trong những biện pháp tốt nhất giúp một cơ quan thành công trong
việc tạo ra môi trường thuận lợi để các đồ lưu trữ tồn tại lâu dài. Chương
trình này, bản thân nó không thể giải quyết vấn đề khó khăn của việc quản lý
môi trường, song nó là công cụ tin cậy duy nhất giúp cho việc hoạch định.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm tương đối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm tương đối
Beth Limdblom Patlcus - Chuyên gia tư vấn về Bảo tồn, Walpole, MA
Phần giới thiệu
Sách báo, tranh ảnh hoặc các đồ vật làm bằng giấy đều dễ bị hư hỏng bởi môi
trường. Hơi nóng, hơi ẩm, ánh sáng và bụi bẩn tạo ra những phản ứng hoá
học mang tính huỷ hoại. Tình trạng ấm và ẩm làm thúc đẩy các quá trình sinh
học như nấm mốc và côn trùng sinh sôi nảy nở. Mặc dù một số chất liệu được
sử dụng để làm sách báo, tài liệu và vật phẩm trên giấy có độ bền tương đối,
song những chất liệu khác (như bột giấy nghiền và các loại mực làm từ a-xít)
sẽ hư hỏng nhanh chóng dưới những điều kiện môi trường không thuận. Các
viện bảo tàng, thư viện và khu bảo tồn lịch sử đều phải hứng chịu những hiện
tượng tương tự như bất kỳ một toà nhà nào khác, song những nơi này lại có
trọng trách duy trì, bảo tồn những đồ vật lưu giữ cho các thế hệ trong tương
lai.
Dù chúng ta không thể triệt tiêu mọi quá trình phân huỷ các tư liệu văn hoá
thông qua tiếp cận với các bộ sưu tập, song chúng ta có thể làm chậm lại đáng
kể quá trình gây hư hỏng thông qua việc tạo ra môi trường ôn hoà. Việc kiểm
soát một số nhân tố, như ánh sáng, khá dễ dàng và không tốn kém. Trái lại,
kiểm soát không khí (nhiệt độ và độ ẩm tương đối) lại là một nhiệm vụ khó
khăn hơn nhiều. Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm tương đối có ý nghĩa then chốt
để kiểm soát môi trường hiệu quả. Việc theo dõi này có thể nhằm một vài
mục đích: cung cấp các thông số cho thấy việc kiểm soát môi trường hiện tại
là chưa đủ; lập hồ sơ về các điều kiện môi trường hiện nay để chuẩn bị cho
những đổi mới về trang thiết bị; đánh giá hiệu quả của những đổi mới về
trang thiết bị đã được tiến hành; và/hoặc bảo vệ chống lại những thái cực môi
trường có thể xảy ra.
Tại sao việc kiểm soát môi trường lại quan trọng?
Việc kiểm soát môi trường rất quan trọng vì nhiệt độ và độ ẩm tương đối
không thích hợp có thể hạn chế nghiêm trọng tuổi thọ của các đồ vật lưu trữ
làm từ giấy. Nhiều người cho rằng nhiệt độ có ảnh hướng lớn nhất lên các đồ
lưu trữ (như sức ảnh hưởng của nó đến con người), trong trên thực tế, độ ẩm
tương đối ít nhất cũng góp phần quan trọng không kém vào quá trình gây hư
hỏng giấy. Hầu hết mọi người đều nhận thức được rằng nhiệt độ và độ ẩm
tương đối cao sẽ khích thích sự phát triển của nấm mốc và sự sinh sôi của côn
trùng, song trong thực tế, ảnh hưởng của môi trường lưu trữ lên các đồ lưu
giữ còn phức tạp hơn nhiều.
Cũng cần nhận thấy rằng nhiệt độ và độ ẩm tương đối có mối quan hệ tương
tác – một thay đổi trong yếu tố này có thể đưa tới một thay đổi trong yếu tố
kia. Không khí ấm giữ nhiều độ ẩm hơn không khí mát, nên nếu lượng hơi ẩm
trong không gian không đổi, thì độ ẩm tương đối (thể hiện “dưới dạng phần
trăm lượng nước trong không khí tương ứng với một lượng không khí nhất
định” ) sẽ giảm khi nhiệt độ tăng, và sẽ tăng khi nhiệt độ giảm (mối quan hệ
giữa nhiệt độ và độ ẩm tương đối này có thể tính được bằng biểu đồ đo độ
ẩm). Ví dụ, nếu một không gian đang ở 60 độ F và độ ẩm tương đối 70%, thì
độ ẩm tương đối sẽ giảm xuống còn khoảng 40% nếu nhiệt độ tăng lên 75 độ
F. Mặt khác, nếu nhiệt độ giảm, độ ẩm tương đối sẽ tăng, và khi nó đạt đến
100%, lúc đó không khí sẽ sũng nước và hơi ẩm sẽ đọng thành nước (đây gọi
là điểm ngưng tụ). Ví dụ, nếu một không gian ở nhiệt độ 70 độ F và độ ẩm
tương đối là 50% và nhiệt độ đột ngột hạ xuống dưới 50 độ F, quá trình
ngưng tụ sẽ xảy ra trên các đồ vật lưu trữ.
Quá trình hư hỏng của giấy (cùng với nhiều hình thức phân huỷ khác của các
chất liệu hữu cơ như da, vải và băng từ) là một minh chứng về sự phá huỷ hoá
học, và phản ứng hoá học chi phối quá trình này chủ yếu bị ảnh hưởng bởi
môi trường. Nhiệt độ làm gia tăng tốc độ của các phản ứng hoá học gây ra sự
phá huỷ của a-xít. Một phương pháp đơn giản quen thuộc ước tính rằng các
phản ứng hoá học sẽ tăng gấp đôi nếu nhiệt độ tăng lên 15 độ F (tương đương
10 độ C). Trong trường hợp đặc biệt có chất xenluloza, các thử nghiệm nhân
tạo kéo dài cho thấy nhiệt độ tăng lên 9 độ F sẽ làm cho tốc độ phá huỷ tăng
gần gấp đôi, thậm chí trong điều kiện không có ánh sáng, bụi bẩn, hay các
nhân tố khác. Độ ẩm tương đối mang hơi ẩm cũng góp phần làm tăng những
phản ứng này - độ ẩm càng cao, thì quá trình phá huỷ càng diễn ra nhanh.
Những mẫu nghiên cứu nhằm lượng hoá tác động của nhiệt độ và độ ẩm
tương đối lên quá trình phá huỷ hoá học, đã được đưa ra ứng dụng trong mấy
năm qua. Viện Lưu ảnh (IPI) tại Viện Công nghệ Rochester đã ứng dụng “Chỉ
số bảo tồn”, xây dựng trên công trình của Donald Sebera, trước từng làm việc
cho Thư viện Quốc hội. Công cụ này đưa ra một ý tưởng chung về khoảng
thời gian các đồ lưu trữ bằng giấy bị hư hại rõ nét tại một nhiệt độ và độ ẩm
tương đối cụ thể. Mẫu nghiên cứu này cho thấy các chất liệu hữu cơ có tuổi
thọ ngắn được cất giữ ở nhiệt độ 72 độ F và độ ẩm tương đối 50% sẽ có tuổi
thọ xấp xỉ khoảng 33 năm, nhưng nếu nhiệt độ được hạ thấp xuống 62 độ F
và độ ẩm tương đối còn 40%, những chất liệu này sẽ có tuổi đời là 88 năm.
Mẫu này cũng chỉ rõ nếu các chất liệu chịu những nhiệt độ và độ ẩm cao (như
nhiệt độ 82 độ F và độ ẩm tương đối 75%), thì quá trình hư hỏng sẽ rõ nét chỉ
trong vòng 9 năm hoặc thậm chí ngắn hơn .
Một khía cạnh thú vị khác của nghiên cứu này là nó chứng minh rằng thông
qua nhiều sự kết hợp khác nhau giữa nhiệt độ và độ ẩm tương đối, ta có thể
đạt được cùng một tuổi thọ như đã dự kiến. Ví dụ, các điều kiện nhiệt độ 57
độ F và độ ẩm tương đối 50% hay 82 độ F và 35% sẽ cùng thu về một kết quả
là tuổi thọ dự tính gần 100 năm . Điều này sẽ cho phép các cơ quan bảo tồn,
bảo tàng có thể linh ậnt lựa chọn cách thức kiểm soát môi trường, mặc dù độ
ẩm và nhiệt độ quá cao vẫn luôn là những điều kiện phải tránh do có nguy cơ
phát triển nấm mốc và côn trùng.
Ánh hưởng của những dao động về nhiệt độ và độ ẩm tương đối lên đồ vật
lưu trữ là một mối quan ngại lớn khác đối với việc kiểm soát môi trường.
Những dao động về nhiệt độ rất nghiệm trọng – nghiên cứu được tiến hành tại
Thư viện Quốc hội cho thấy nếu giấy đã từng trải qua những dao động về
nhiệt độ, thì quá trình phá huỷ hoá học của giấy đó diễn ra nhanh hơn so với
giấy được cất tại nơi có nhiệt độ không đổi. Hơn nữa, giấy – giống như nhiều
chất liệu khác – chứa chất hogroscope, có nghĩa là nó có khả năng hấp thụ và
toả hơi ẩm. Điều này có nghĩa là khi nhiệt độ tăng lên và độ ẩm tương đối
giảm xuống, hơi ẩm sẽ được thải từ một đồ vật có chứa hogroscope ra ngoài
không khí, vì đồ vật này cố gắng duy trì trạng thái cân bằng. Khi nhiệt độ hạ
xuống và độ ẩm tương đối lại tăng lên, hơi ẩm lại quay trở lại đồ vật. Quá
trình này có thể gây ra một sức ép tự nhiên vì sự thay đổi tỷ lệ độ ẩm khiến
cho chất liệu nở ra và co lại. Điều này gây tổn hại nghiêm trọng đến những
chất liệu tổng hợp như nội thất và các tác phẩm nghệ thuật, và khiến cho sách
báo và giấy tờ bị quăn và biến dạng (mặc dù trong một số trường hợp, sách
báo và giấy tờ được bảo vệ tránh những dao động vừa phải của độ ẩm tương
đối, vì những thay đổi về độ ẩm có thể gia tăng do điều kiện lưu trữ khép kín
hay do sách báo bị đóng chặt với nhau .
Cuối cùng, các nhà quản lý lưu trữ phải nhận thức được rằng mặc dù không
có nguy cơ cụ thể nào gắn với môi trường lưu trữ ở nhiệt độ thấp (trên thực
tế, việc lưu trữ trong điều kiện như vậy làm giảm đáng kể quá trình hư hỏng),
song độ ẩm tương đổi thấp lại gây tổn hại đến một số chất liệu. Lâu nay,
người ta luôn lo ngại rằng giấy sẽ rất dễ hư hỏng nếu lưu giữ tại các độ ẩm
tương đối thấp. Nghiên cứu cho thấy rằng giấy có thể được lưu giữa an toàn ở
độ ẩm tương đối khoảng 20%, hoặc 30% nếu phải tăng độ ẩm lên; nên không
nhất thiết phải lưu trữ ở những độ ẩm từ 40-50% mới bảo đảm mục tiêu an
toàn. Đối với các chất liệu giấy da và phim ảnh, nên duy trì độ ẩm tương đối
thấp để tạo môi trường hoá học ổn định; song những chất liệu này không
được lưu giữ ở độ ẩm dưới 30%. Đặc biệt, trong trường hợp giấy da, cần hết
sức lưu ý tránh thay đổi môi trường nhanh chóng vì điều này có thể gây hư
hỏng đối với đồ vật .
Việc kiểm soát môi trường rất tốn kém- vậy kết quả thu được ở đây là gì?
Mặc dù giới lưu trữ, bảo tồn không thể thống nhất về những tiêu chuẩn cụ thể
đối với việc kiểm soát môi trường khi lưu giữ những đồ vật làm từ giấy, song
các nhà quản lý vẫn đạt được sự nhất trí về một số kết luận chung rút ra từ
nghiên cứu, đó là:
- Nhiệt độ trên 70 độ F và độ ẩm tương đối trên 55-60% sẽ kích thích nấm
mốc và côn trùng phát triển.
- Quá trình hư hỏng sẽ gia tăng tại những thái cực môi trường: độ ẩm cao làm
gia tăng quá trình hình thành a-xít; độ ẩm tương đối dưới 30% có thể gây hại
cho giấy, giấy da, chất kết dính, nhũ tương phim ảnh và các chất liệu khác.
- Trong khoảng giới hạn này thì nhiệt độ và độ ẩm tương đối càng thấp càng
tốt, với điều kiện chúng không giao động .
Bước đầu tiên nhằm hạn chế sự hư hỏng thông qua việc quản lý môi trường
tốt mà cơ quan lưu trữ cần chú trọng là duy trì điều kiện môi trường ổn định
trong suốt cả năm, nhiệt độ không cao quá 70 độ F và độ ẩm tương đối từ 30-
50%. Đây là những giá trị được đưa ra trong cuốn Nguyên tắc chỉ đạo về môi
trường đối với việc lưu giữ giấy tờ, một báo cáo kỹ thuật của Tổ chức Tiêu
chuẩn Thông tin Quốc gia. Báo cáo chỉ rõ rằng cần lựa chọn một tiêu chí giá
trị trong khoảng 30-50% đối với độ ẩm tương đối, điều này phụ thuộc vào
yếu tố nào hệ thống kiểm soát môi trường của cơ quan đó có thể duy trì ổn
định lâu dài. Báo cáo lưu ý rằng nhiệt độ không nên thay đổi vượt quá mức
±2 độ F và độ ẩm tương đối không nên lên xuống quá mức ±3% trong vòng
24 tiếng đồng hồ. Nếu kiểm soát được những dao động, sự tổn hại đối với đồ
lưu trữ sẽ chậm hơn đáng kể so với hàng loạt những điều kiện lưu trữ hiện
nay tại nhiều khu vực khác nhau của Mỹ và Ca-na-đa.
Các cơ quan chịu trách nhiệm lưu trữ, bảo tồn lâu dài phải được cấp kinh phí
khi cần để có thể đạt được điều kiện môi trường tối ưu. ít nhất, ở những nơi
cần phải có hệ thống sởi cho mùa đông dài, nhiệt độ cũng nên giữ thấp ở mức
nhân viên có thể chịu đựng được (giả thiết đã đạt được độ ẩm tương đối như
mong muốn). ở những nơi nhiệt độ và độ ẩm mùa hè cao, cần để các đồ vật
lưu trữ có tầm quan trọng lâu dài trong phòng điều hoà.
Không có trường hợp nào cần phải tắt thiết bị kiểm soát môi trường hay thay
thế bằng máy điều chỉnh nhiệt dùng vào ban đêm, cuối tuần hoặc trong những
thời gian khác khi phòng lưu trữ không hoạt động. Những thay đổi nhanh
chóng, lặp đi lặp lại khi thiết bị cố gắng chuyển khu vực lưu trữ từ điều kiện
"đóng cửa" sang điều kiện "làm việc" gây ra áp lực lớn đối với các đồ vật lưu
giữ ở đây. ở một số khu vực, thời tiết khắc nghiệt và kinh tế khó khăn buộc
các cơ quan phải đóng cửa vào mùa đông. Trong tình hình như vậy, không
phải thời tiết lạnh gây tổn hại tới đồ lưu trữ, mà chính độ ẩm dễ thay đổi trong
một toà nhà chưa thực sự được cách ly hay đóng kín để ngăn không khí ùa
vào. Các biện pháp nhằm đông hoá các đồ lưu trữ đã được ứng dụng. Thêm
vào đó, việc kiểm soát độ ẩm mùa đông bằng cách hạ thấp hơi nóng đồng thời
sử dụng các thiết bị cảm biến về độ ẩm có thể sẽ có tác dụng.
Nếu mùa đông quá khắc nghiệt, hệ thống sưởi trung tâm có thể làm giảm
đáng kể độ ẩm tương đối trong một toà nhà. ở nơi có thể lắp đặt hệ thống tạo
độ ẩm, thì nên lắp hệ thống chạy bằng hơi nước, và luồng hơi phải sạch và
độc lập với các hệ thống khác. Hầu hết hệ thống sưởi bằng hơi và nước nóng
sử dụng các hoá chất chống ăn mòn để các ống dẫn không bị hư hỏng. Những
hoá chất này có thể có hại cho nhân viên làm việc và đồ lưu trữ nếu chúng bị
phân tán trong không khí.
Dưới điều kiện độ ẩm cao kéo dài, thì mỗi điều hoà không khí thông thường
sẽ không đủ để làm giảm độ ẩm. Vì vậy, cần theo dõi cẩn thận môi trường sử
dụng điều hoà. Các hoá chất hút ẩm cũng có thể đưa những hoạt chất ráp gây
hại vào không khí và chỉ nên sử dụng chúng trong trường hợp khẩn cấp. Sẽ lý
tưởng hơn nếu ta bổ sung thêm một máy thổi mát.
Duy trì những điều kiện hoàn hảo là điều khó thực hiện và tốn kém, đặc biệt ở
khí hậu phía bắc chịu ảnh hưởng của mùa hè nóng nực, ẩm ướt và mùa đông
lạnh giá, khô hanh. Hướng dẫn NISO đã chi tiết hoá các bước cho phép nhiệt
độ và độ ẩm tương đối từ từ tăng lên (tức là thay đổi dần dần theo cùng một
hướng) 3 độ F hay độ ẩm tương đối 3% mỗi tháng, theo sự chuyển mùa. Sự
dao động tối đa cho phép hàng ngày là ±2 độ F và độ ẩm tương đối ±3%.
Việc theo dõi chặt chẽ là điều cần thiết để phát hiện chính xác những thay đổi
này.
Bằng cách nào để xác định liệu môi trường có đạt yêu cầu không?
Cách duy nhất để biết môi trường nào đang tồn tại trong toà nhà của bạn là đo
và ghi lại nhiệt độ và độ ẩm tương đối bằng các thiết bị được thiết kế để phục
vụ cho mục đích này. Điều này cần được tiến hành một cách có hệ thống ở
những nơi lưu trữ những đồ vật có giá trị lâu dài. Một bản tường trình cụ thể,
chính xác có thể giúp việc kiểm soát môi trường không phải dự trù những giả
thuyết mà đi thẳng vào các bước đi hay mục tiêu mang tính thực tế nhằm cải
thiện điều kiện của kho lưu trữ hay phòng trưng bày. Việc thuyết phục các
nhà hoạch định chủ chốt quan tâm tới môi trường hiện tại của toà nhà cũng là
việc làm cần thiết.
Cùng với việc lập hồ sơ về điều kiện môi trường hiện tại, một chương trình
theo dõi có thể hướng dẫn và ghi nhận tác động của những thay đổi khi vận
hành các thiết bị kiểm soát môi trường sẵn có. Hệ thống sưởi, thông gió và
điều hoà không khí (HVAC) hiếm khi được sử dụng một cách tối ưu, thậm
chí cả khi tất cả các thiết bị này đã được lắp đặt. Một kỹ sư chuyên bảo dưỡng
toà nhà hay nhà thầu phụ trách hệ thống HVAC có thể thường xuyên cải thiện
hoạt động của hệ thống, nếu luôn có những thông tin cụ thể cho thấy tác động
của việc thay mới các bộ ổn nhiệt, bộ lọc khí, hay thậm chí sắp xếp lại đồ nội
thất để làm thông các lỗ thông hơi.
Nếu thiết bị kiểm soát môi trường được thiết kế nhằm tạo ra những điều kiện
lý tưởng, song các vấn đề vẫn không giải quyết được bằng những sửa chữa
đơn giản và bảo trì thường xuyên, thì cần lấy lại sự cân bằng cho hệ thống
một cách có chuyên môn. Đây là một quá trình bao gồm việc đo lại luồng khí
và các đặc tính khác của hệ thống HVAC; đòi hỏi phải có một kỹ sư kiểm
soát môi trường chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn cao.
Nếu điều kiện không thể cải thiện được với thiết bị hiện có, một chương trình
theo dõi cần lập hồ sơ về tính chất nghiêm trọng của vấn đề và đề xuất nhu
cầu trang bị thêm máy móc thiết bị. Trường hợp khả quan nhất thì chương
trình này sẽ chỉ rõ rằng thiết bộ kiểm soát môi trường hiện có đang hoạt động
tốt và đảm trách được khối lượng công việc theo yêu cầu. Chương trình cũng
xác định ra những vấn đề nhất thời đôi lúc phát sinh.
Làm thế nào kiểm soát được môi trường?
Có rất nhiều thiết bị khác nhau sẵn có để đo nhiệt độ và độ ẩm tương đối.
Song có thể chia chúng thành hai loại: loại có thể đo nhanh (như thông số về
điều kiện môi trường tại một thời điểm cụ thể) và loại đưa ra một dãy thông
số nối tiếp nhau về điều kiện môi trường. Mỗi cơ quan cần phân tích nhu cầu
và khả năng của từng đơn vị để quyết định thiết bị theo dõi nào là phù hợp
nhất. Dưới đây là những thiết bị phổ biến nhất .
Thiết bị theo dõi nhanh gồm:
1- Nhiệt kế có thể cung cấp những thông tin chính xác về nhiệt độ với giá
khoảng 10 đô/chiếc. Nhiệt kế kiểm tra dùng trong khoa học luôn có bán, song
về mức độ chính xác, một nhiệt kế tiêu chuẩn đo được cả điều kiện môi
trường sắp tới trong toà nhà sẽ thoả mãn thị hiếu của người tiêu dùng. Hầu
hết các thiết bị đo độ ẩm tương đối đều có lắp đặt thêm một bộ cảm ứng
nhiệt, vì độ ẩm tương đối chỉ là một phần của nhiệt độ không khí chỉ lượng
hơi ẩm có trong không khí.
2- Dụng cụ đo độ ẩm kiểu đĩa số đơn giản luôn có bán tại hầu hết các cửa
hàng đồ điện với giá 15 đô hoặc thấp hơn, là một cách tiết kiệm để đo độ ẩm
tương đối, song không nên sử dụng thiết bị này vì có thể không chính xác và
hầu hết đều không kiểm tra lại được. Chỉ ngoại trừ dụng cụ đo độ ẩm đĩa số
sử dụng “màng liên kết của động vật” có độ chính xác cao hơn.
3- Dải băng hay thẻ màu chỉ độ ẩm là một thiết bị theo dõi độ ẩm khác cũng
có chi phí thấp (giá từ 1-5 đô/một dải). Một số dải có thể lộn lại nên tái sử
dụng được, trong khi những loại khác chỉ dùng một lần. Dải băng chỉ độ ẩm
chỉ cung cấp những thông số áng chừng; để chắc chắn, các thông số hiện thị
chỉ ra các điều kiện môi trường cực cao hoặc cực thấp.
4- Thiết bị đo độ ẩm treo dây (giá khoảng 100 đô) là thiết bị ít tốn kém nhất
có khả năng đo độ ẩm tương đối chính xác. Gồm hai nhiệt kế đặt song song.
Bầu nhiệt kết thứ nhất được bọc bởi một chiếc bấc được người sử dụng dùng
nước cất làm ướt. Thiết bị này lúc lắc, mỗi giây quay một vòng trong khoảng
vài phút để lấy thông số chính xác. Kết quả luồng không khí đi qua chiếc bấc
ướt sẽ làm mát nhiệt kế thứ hai, và sự khác biệt giữa nhiệt độ của bầu khô và
bầu ướt được sử dụng để đo độ ẩm tương đối.
- Mặc dù điều kiện môi trường có thể được xác định nhờ sử dụng thiết bị này
(vài lần trong một ngày), song tính chính xác ở đây còn phục thuộc vào cách
thiết kế công cụ và kỹ năng của người sử dụng. Những người phụ trách việc
theo dõi cần thực hành cách sử dụng mới có thể biết cách tạo ra các thông số.
- Lợi thế chính của thiết bị này là chi phí thấp và gọn nhẹ. Một thiết bị có thể
được sử dụng ở nhiều khoảng không gian trong một ngày. Tuy nhiêu, bất lợi
là tính thiếu chính xác nếu người sử dụng không có kỹ năng, các vấn đề xảy
ra khi đo lại và thực tế cho thấy một chương trình theo dõi dựa trên các thông
số tức thời sẽ không thể cung cấp các thông tin quan trọng như tốc độ và tần
suất của những chuyển biến trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Những thiết bị này
chỉ là hình ảnh phác hoạ về môi trường, dựa trên sự điều kiển của con người,
mà đôi khi người đó không thể có ở đó để cập nhật thông tin vào lúc đêm
hôm.
5- Thiết bị đo độ ẩm chạy pin (quạt mô-tơ) hoạt động giống như nguyên tắc
của thiết độ đo độ ẩm treo dây, nhưng dùng một quạt chạy mô-tơ để tạo luồng
không khí. Thiết bị này có giá vừa phải (khoảng 150 đô trở lên), ít bị lỗi và có
thể dịch chuyển thuận tiện để theo dõi nhiều khoảng không gian khác nhau.
Song thiết bị cũng khó có thể đo được những điều kiện môi trường ở các thái
cực và sự thay đổi nhanh chóng trong môi trường, vì còn tuỳ thuộc vào người
sử dụng. Luôn phải có sẵn pin thay thế.
6- Máy đo nhiệt độ/độ ẩm điện tử là một thiết bị cầm tay khác, có một bộ
phận cảm ứng kiểm tra để đo độ ẩm tương đối tại một nhiệt độ nhất định.
Nhiều thiết bị có màn hiện thị bằng tinh thể lỏng cho biết độ ẩm tương đối và
nhiệt độ trong phòng. Thiết bị này có giá từ 300 đô trở lên và cũng phụ thuộc
vào thời gian và tần suất đo. Mặc dù thiết bị có độ chính xác cao và dễ sử
dụng, nhưng một vài loại có giá thành rẻ hơn chỉ có thể đạt độ chính xác ±3-
5% và phải mất nhiều phút để phản ứng trước những thay đổi về độ ẩm tương
đối. Những thiết bị này cần được kiểm tra định kỳ theo gợi ý của nhà sản
xuất.
7- Nhiệt độ kế kỹ thuật số đo mức tối đa/tối thiểu là thiết bị chạy pin bao gồm
bộ cảm ứng nhiệt và độ ẩm tương đối với một con chíp vi tính luôn lưu giữ bộ
nhớ về các giá trị tối thiểu và tối đa cho đến khi được người dùng đặt lại.
Giống như các công cụ đo lường tức thời khác, thiết bị này cung cấp thông tin
về điều kiện môi trường vào một thời điểm nhất định, nhưng chúng cho phép
ghi lại các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thấp nhất và cao nhất qua những
khoảng thời gian nhất định. Người theo dõi phải ghi lại những thông số này
và đặt lại thiết bị đo một lần mỗi ngày. Chỉ số về độ ẩm chỉ chính xác ở mức
khoảng ±5% (ở mức nhiệt độ trung bình - độ chính xác có thể giảm tại các
thái cực của nhiệt độ), song thiết bị