Thi pháp nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ)

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ được mệnh danh là “thiên cổ kỳ bút” (Vũ Khâm Lân), đánh dấu một bước phát triển cao của loại hình văn xuôi tự sự chữ Hán trong nền văn học dân tộc, là quyển truyện truyền kỳ đầu tiên và hay nhất trong văn học viết của ta. Thế giới nhân vật trong tập hợp 20 đoản thiên tiểu thuyết truyền kỳ này có thể được đánh giá như một tín hiệu, một loại “mã” nghệ thuật đầy giá trị trong việc khám phá nhiều vấn đề xung quanh tác phẩm.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi pháp nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2009 – 2010 259 THI PHÁP NHÂN VẬT TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC (NGUYỄN DỮ) Nguyễn Ngọc Đoan Trang (SV năm 2, Khoa Ngữ văn) GVHD: PGS.TS. Đoàn Thị Thu Vân Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ được mệnh danh là “thiên cổ kỳ bút” (Vũ Khâm Lân), đánh dấu một bước phát triển cao của loại hình văn xuôi tự sự chữ Hán trong nền văn học dân tộc, là quyển truyện truyền kỳ đầu tiên và hay nhất trong văn học viết của ta. Thế giới nhân vật trong tập hợp 20 đoản thiên tiểu thuyết truyền kỳ này có thể được đánh giá như một tín hiệu, một loại “mã” nghệ thuật đầy giá trị trong việc khám phá nhiều vấn đề xung quanh tác phẩm. 1. Hệ thống kiểu nhân vật với vấn đề phản ánh hiện thực và “cái nhìn” của tác giả 1.1. Nhân vật xấu xa, điển hình sắc sảo cho hiện trạng xã hội đương thời Thế kỷ XVI - XVII, chế độ phong kiến trung ương tập quyền bắt đầu suy thoái. Là một trí thức tiến bộ, yêu nước, một sĩ phu có trách nhiệm, Nguyễn Dữ đã không hề kiêng dè, khuất phục trước bất cứ một thế lực tàn bạo, xấu xa nào, bằng ngòi bút của mình cất lên tiếng nói phản kháng của muôn dân. Những nhân vật loại này có thể kể đến: bọn thống trị suy đồi (vua chúa, quan lại), cho thấy tầng lớp thống trị đã mất đi vai trò đại diện ưu tú cho tinh thần và phẩm chất dân tộc như ở giai đoạn trước; bọn Nho sinh hư hỏng, chìm đắm trong tình ái; bọn sư sãi giả dối, núp dưới mái chùa làm điều xằng bậy (sư Vô Kỷ, mấy tên hộ pháp); bọn lái buôn, phú thương lừa đảo, háo sắc. Đối với chúng, thái độ Nguyễn Dữ rất rạch ròi: đả kích, phê phán kịch liệt, có khi trực tiếp qua lời bàn bình, có khi để những nhân vật phán xét về nhau hoặc cho thế lực trời đất trừng trị. Nhưng đồng thời, ta cũng thấy cách giải quyết vấn đề còn lúng túng, dè dặt, bế tắc của Nguyễn Dữ (sự bất lực của những thân phận bé nhỏ, sự trừng phạt được tạo ra ở thế giới khác). Điều này cho thấy hạn chế của tác giả trên con đường trừng ác khuyến thiện của mình. Tuy nhiên, đó cũng là hạn chế của lịch sử, không thể phủ nhận những đóng góp của Nguyễn Dữ trong việc khắc họa nên những nhân vật xấu xa mang tính chân thật, quan điểm thân dân, sức phê phán mạnh mẽ. 1.2. Nhân vật đẹp đẽ – ý thức chống đối các thế lực xấu xa Nếu như nhân vật xấu xa xuất hiện trong 16/20 truyện thì nhân vật đẹp đẽ chỉ xuất hiện trong 13/20 truyện. Nhiều truyện có nhân vật xấu xa nhưng không Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 260 có người đứng ra trừng trị hoặc trực tiếp chống đối. Điều đó cho thấy thế lực xấu xa vẫn đầy rẫy, còn những người có ý thức chống đối, lật đổ chúng thì chỉ là những đại diện ít ỏi và khả năng có hạn. Bảng tổng hợp các mức độ đấu tranh của kiểu nhân vật khẳng khái + Ý thức + Khả năng - Ý thức - Khả năng Phép thuật Ngôn biện Hành động Sư Pháp Vân (Truyện nghiệp oan của Đào thị) Hồ Tôn Thốc (Câu chuyện ở đền Hạng vương) Vị đạo sĩ (Truyện cây gạo) Hồ tinh, Viên tinh (Truyện bữa tiệc đêm ở Đà giang) Trịnh Thái Thú (Truyện đối tụng ở Long cung) Văn Tư Lập (Truyện cái chùa hoang ở Đông Triều) Vị đạo sĩ (Truyện yêu quái ở Xương Giang) Văn Dĩ Thành (Truyện tướng Dạ xoa) Ngô Tử Văn (Truyện chức phán sự đền Tản Viên) (Dấu “+” biểu thị sự “có”, dấu “-” biểu thị sự “thiếu”) Lại có những nhân vật ẩn dật, thể hiện thái độ bất hợp tác với giai cấp thống trị suy tàn. Họ chính là hình bóng của tác giả, của tầng lớp Nho sĩ chân chính đương thời, được tác giả ký thác tâm sự, hoài bão, nỗi lòng băn khoăn, trăn trở của mình. Kết quả của mối mâu thuẫn này là Từ Thức mang một bi kịch của kẻ sĩ không chốn nương thân, lão tiều núi Na mãi ẩn mình nơi cô liêu quạnh tịch. Tuy thái độ này cho thấy sự bất lực của tác giả trước thời cuộc, nhưng những nhân vật này lại là một vũ khí đấu tranh sắc mạnh, nói lên tâm huyết đáng quý của nhà văn với đời. 1.2.1. Nhân vật đa tình – ý thức giải phóng cá tính trong tình yêu đôi lứa Có 7/20 truyện mô tả tình yêu đôi lứa với sự xuất hiện của những nhân vật đa tình *. Đây là kiểu nhân vật có tính chất phức tạp, vừa đáng phê phán, nhưng vừa tiêu biểu cho ý thức giải phóng cá tính, khát khao tình yêu tự do. Các nhân vật đa tình thường nảy sinh tình yêu từ những rung cảm ban đầu và chủ động đến với nhau, không kể đến thân phận (nam thì là lái buôn, nho sinh, quan, sư, nữ thì là hồn ma, yêu tinh, danh kỹ, cả những cô con gái nhà quan nền nếp và tiên nữ động lòng phàm nữa). Quả không sai khi nói rằng: “Trong Truyền kỳ mạn lục, * Truyện cây gạo, Truyện kỳ ngộ ở trại Tây, Truyện nghiệp oan của Đào thị, Truyện Từ Thức lấy vợ tiên, Truyện yêu quái ở Xương Giang, Truyện nàng Túy Tiêu, Truyện Lệ Nương. Năm học 2009 – 2010 261 những câu chuyện tình đã làm xôn xao cả cõi trần thế, cả chốn thủy cung và cả nơi thiên giới!” Khi miêu tả những nhân vật đa tình với những cuộc tình đắm say, Nguyễn Dữ đã vướng phải mối mâu thuẫn trong tư tưởng. Một mặt, nhà văn đã biểu lộ một trái tim nhân đạo sâu sắc và thái độ táo bạo. Nhưng mặt khác, những lời bình luận cuối truyện lại tỏ ra khá nghiêm khắc, đứng trên lập trường của nhà Nho chính thống, bảo thủ. Lý trí nhà Nho luôn muốn kìm hãm trái tim nhân đạo của nhà văn. Nhưng dù sao, kiểu nhân vật này cũng mang lại một luồng gió tươi mới hơn giữa cái ngột ngạt, bưng bít của xã hội phong kiến những thế kỷ suy tàn. Đây là một giá trị tiến bộ của tác phẩm. Nó cũng cho thấy sự dũng cảm, tấm lòng nhân đạo nồng hậu của tác giả. 1.2.2. Nhân vật nữ chính – tấm gương phản chiếu những ràng buộc của thời đại Có 13/20 truyện xuất hiện hình ảnh người phụ nữ (65%). Trong đó có 6 nhân vật nữ trung tâm (bên cạnh 9 nhân vật nam trung tâm*). Như vậy, số lượng nhân vật nam trung tâm nhiều gấp 1.5 lần nhân vật nữ trung tâm: một mặt biểu hiện sự khập khiễng âm (nữ) dương (nam), một mặt lại cho thấy quan điểm tiến bộ của tác giả thể hiện qua sự ưu ái đối với người phụ nữ (1.5 chưa phải là sự chênh lệch quá lớn). Dẫu ít chiếm vị trí trung tâm bằng các nhân vật nam nhưng các nhân vật nữ vẫn khẳng định được vị trí của mình trong sáng tác của Nguyễn Dữ. Bảng thống kê các nhân vật nữ chính trong tác phẩm TT Truyện Nhân vật nữ Thân phận Thái độ tác giả 1 Người nghĩa phụ Khoái Châu Nhị Khanh Con gái nhà quan + 2 Cây gạo Nhị Khanh Hồn ma cô gái trẻ _ 4 Kỳ ngộ ở trại Tây Đào Hồng Nương, Liễu Nhu Nương Tinh cây đào và cây liễu _ 5 Nghiệp oan của Đào thị Đào Hàn Than Danh kỹ _ 6 Từ Thức lấy vợ tiên Giáng Hương Tiên nữ 0 * 9 nhân vật nam trung tâm trong các truyện: Câu chuyện ở đền Hạng vương, Truyện cây gạo, Truyện gã trà đồng giáng sinh, Truyện kỳ ngộ ở trại Tây, Truyện chức phán sự đền Tản Viên, Truyện Từ Thức lấy vợ tiên, Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na, Truyện Lý tướng quân, Truyện tướng Dạ xoa. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 262 7 Yêu quái ở Xương Giang Thị Nghi Con gái lái buôn họ Hồ, vì nghèo bị bán vào Phạm gia _ 8 Nàng Túy Tiêu Túy Tiêu Ca nữ _ 9 Người con gái Nam Xương Vũ Thị Thiết Con gái nhà nề nếp + 10 Lệ Nương Lệ Nương Con gái nhà nề nếp, cháu họ ngoại Trần Khát Chân + 11 Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa Ngô Chi Lan Nội trợ hiền, hay thơ, được vua giao cho dạy cung nữ + (Nhân vật nữ trung tâm, “+” khẳng định, “–” phủ định, “0” không thể hiện rõ thái độ) Cuộc đời của phần lớn các nhân vật nữ đều không trọn vẹn. Cái chết đeo đuổi hầu hết các số phận này. Họ không làm chủ được cuộc đời mình mà như những con tốt trong xã hội đầy phong ba. Nỗi bất hạnh cao nhất là không thực hiện được thiên chức phụ nữ của mình, thiên chức ấy bị hủy hoại, triệt tiêu bởi những tác động xã hội. Qua những nhân vật nữ bị những sang chấn về mặt tinh thần, mức tố cáo xã hội của những trang văn Nguyễn Dữ đạt hiệu quả cao hơn. Truyện viết về người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục được xây dựng trên nỗi ám ảnh về cái tàn lụi, tan rã. 2. Thủ pháp xây dựng nhân vật 2.1. Nhân vật người kể chuyện – sự tổng hòa hai loại hình tác giả Trong truyện truyền kỳ, lời kể của tác giả có thể chia làm hai loại: lời trần thuật và lời bàn (bình) cuối truyện. Mỗi loại lời kể tương ứng với một tư cách tác giả. Một là người kể chuyện, một là người bình luận về mặt đạo đức hoặc nghệ thuật có quan điểm xác định. Điều này cho thấy ảnh hưởng của bút pháp viết sử và sử bình đối với văn học, ý thức sáng tác và ý thức phê bình không tách rời nhau. Nhà văn chưa tách được phê bình ra khỏi sáng tác và cũng chưa bao hàm phê bình vào lời trần thuật. Vì vậy, trong lời dẫn dắt truyện, đa số là kiểu câu trần thuật, còn lời bình cuối truyện mới chính là nơi thể hiện tập trung thái độ, quan điểm, lập trường tác giả. Ở đó, tuy ngắn gọn, nhưng ta thấy được cái gọi là “ý niệm về một tính cách mới, độc đáo”. Qua lời bình, có thể thấy rõ một con người Nho gia chính thống - Tống Nho khắc nghiệt, thể hiện qua khuynh hướng khuyến thiện, trừng ác, thái độ yêu ghét rạch ròi. Bên cạnh đó, còn là một con người tuy chịu ảnh hưởng đạo Phật và tư Năm học 2009 – 2010 263 tưởng Lão Trang, nhưng vẫn không chìm đắm trong tôn giáo, trong những cái kỳ ảo mà mình tạo ra, ngược lại, còn rất hiện thực, có tình có lý. 2.2. Các phương thức xây dựng nhân vật 2.2.1. “Phi nhân” hóa thân phận nhân vật “Phi nhân” - hình thức “phi nhân tính” của nhân vật: phóng đại, cách điệu áp dụng trên tâm lý, tính cách của một loại người nào đấy (Từ điển thuật ngữ văn học) - ở đây dùng với ý nghĩa: làm cho không giống người hoặc không phải người bình thường, áp dụng trên thân phận và diện mạo. 1) Vật hóa (động vật hóa hoặc thực vật hóa): vừa ẩn ngụ cho khát vọng tình yêu tự do (Truyện kỳ ngộ ở trại Tây) và tinh thần phản kháng (Truyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang), vừa cho thấy tín ngưỡng bản địa của người Việt: thờ linh vật. 2) Thần tiên hóa: khoác cho nhân vật thân phận của thần linh trên tiên giới, như người hóa tiên, tiên giáng trần hoặc hóa kiếp làm người Những nhân vật này nhuốm đầy màu sắc Lão – Trang, nhưng trên hết là thể hiện mơ ước của nhân dân về cái kết tốt đẹp của những người có nhân cách cao đẹp, đồng thời cũng thể hiện niềm tin vào sự phù trợ của thần linh. 3) Thần ma hóa: khoác cho nhân vật thân phận của thần linh dưới địa phủ (Thần Thuồng Luồng, mấy tên hộ pháp, Thủy thần), hoặc hồn ma hóa thành yêu tinh (yêu cây gạo, yêu quái cướp đền Thổ thần), hoặc hồn ma người chết hiện hình (Hạng vương, Lệ Nương, Ngô Chi Lan). Thực chất thì vật, thần, ma hay tiên cũng chỉ là lớp vỏ gián tiếp phản ánh những nét tính cách, số phận, khát vọng hay hành động của con người trong hiện thực. 2.2.2. “Phi thực” hóa hành động và mối quan hệ của các nhân vật “Phi thực” hóa là phương thức tạo dựng nên hành động và những mối quan hệ vốn không thể tồn tại trong thế giới thực của con người. Ví dụ về hành động “phi thực” hóa: Hồ Tôn Thốc tranh biện với hồn ma Hạng vương (Câu chuyện ở đền Hạng vương), Trịnh Thái thú xuống Long cung kiện Thần Thuồng Luồng (Truyện đối tụng ở Long cung), Phạm Tử Hư “du thiên tào” (Truyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào), Văn Dĩ Thành thuyết lý với chúng quỷ (Truyện tướng Dạ xoa), nam phàm du tiên (Truyện Từ Thức lấy vợ tiên) Những hành động đó được miêu tả như một sự phi thường, thể hiện ước mơ về sự chiến thắng của chính nghĩa, về khả năng đặc biệt dành cho những người sống có tình nghĩa, khí phách. Những mối quan hệ “phi thực” hóa được thể hiện nhiều nhất ở những truyện diễm tình: người kết duyên cùng thần, ma (Truyện cây gạo, Truyện kỳ ngộ Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 264 ở trại Tây, Truyện yêu quái ở Xương Giang), người kết duyên cùng tiên (Truyện Từ Thức lấy vợ tiên), người thống lĩnh chúng quỷ (Truyện tướng Dạ xoa) 2.2.3. Điển hình hóa tính cách nhân vật Nhiều nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục đã đạt đến trình độ điển hình cao về tính cách. Nhà nghiên cứu Soviet Marian Tkatsov khi giới thiệu tác phẩm này ở Liên Xô trước đây đã viết: Nguyễn Dữ “đã suy nghĩ có tính cách phạm trù về thời đại mình” qua hàng loạt những “hình tượng điển hình”. Những tên vua chúa, những tướng quân họ Bạch, quan Trụ quốc họ Thân, Thần Thuồng Luồng điển hình cho tính cách gian tham, xảo quyệt, tàn bạo, dâm ác của thế lực thống trị. Những Văn Tư Lập, Văn Dĩ Thành, Ngô Tử Văn đại diện cho những con người khẳng khái, cương trực, chính nghĩa, không chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu xa, không kiêng sợ cái chết. Những người nghĩa phụ như Nhị Khanh, những Vũ Thị Thiết, Lệ Nương điển hình cho phẩm chất thủy chung, trinh tiết của người phụ nữ Việt Nam v.v Giữa lúc mà sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam còn đang bước đi những bước đầu tiên, thì việc xây dựng được những nhân vật điển hình về tính cách như vậy là thành tựu khẳng định tài năng của Nguyễn Dữ. 2.2.4. “Thi” hóa nội tâm nhân vật Những bài thơ chữ Hán trong tác phẩm xuất hiện như những sáng tác, ứng đối của nhân vật. Phần lớn các nhân vật trong truyện đều có khả năng làm thơ để trang trải nỗi lòng, thù tạc với nhau, tạo nên nét đặc trưng riêng hấp dẫn, thú vị. Truyền kỳ mạn lục nói riêng và truyền kỳ trung đại nói chung không có những đoạn miêu tả diễn biến hoặc đấu tranh trong nội tâm nhân vật. Để giãi bày tâm trạng mình, nhân vật thường chỉ làm thơ và xem thơ là hình thức quan trọng để thể hiện mình. Những lời lẽ, ý tứ trong thơ thể hiện được nỗi lòng, suy tư, quan niệm của nhân vật. Đưa thơ vào văn xuôi, tác giả đã mở rộng khả năng phản ánh của tác phẩm trong việc miêu tả thế giới tâm hồn con người. Nó hoàn toàn khác với những truyện kiểu Tấm Cám, mà ở đó, thơ chỉ đơn thuần là cái mốc đánh dấu sự kiện. Tâm trạng con người trong những bài thơ trong các truyện nêu trên của Nguyễn Dữ có những xạ ảnh đây đó trong thơ Hồ Xuân Hương hay Nguyễn Gia Thiều sau này. 2.3. “Phong vị nước Nam” – tính dân tộc hể hiện qua thế giới nhân vật Trong Truyền kỳ mạn lục, người đọc sẽ bắt gặp những cái tên, những cách xưng hô rất đặc trưng cho văn hóa giao tiếp của người Việt (họ Lý, Trịnh, Ngô, Phạm..., cùng lắm là Văn, Dư của nam, cách gọi Thị Nghi, Vũ Thị Thiết đối Năm học 2009 – 2010 265 với nữ), khác hẳn với truyền kỳ Trung Quốc (họ Lệnh Hồ, họ Toàn, họ Giả, họ Tiết của nam, cách gọi Ái Ái, Thúy Thúy đối với nữ). Về xuất thân của nhân vật, Truyền kỳ mạn lục có sự hạn chế nhất định đối với những nhân vật thương nhân, ca kỹ. Nguyên nhân do quá trình đô thị hóa ở Việt Nam còn chậm chạp và non yếu (ca kỹ, thương nhân là sản phẩm của đời sống đô thị), nhưng quan trọng hơn là trong tín ngưỡng dân gian, người Việt thờ Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh được tôn vào hàng “tứ bất tử”). Trong khi đó những nhân vật lịch sử lại xuất hiện với mật độ dày đặc, dù dưới hình thức nào đi nữa cũng cho thấy một cảm hứng lịch sử dạt dào trong quá trình sáng tác của nhà văn. Về tính cách và phẩm chất của nhân vật người phụ nữ, Nguyễn Dữ xuất phát từ quan điểm dân gian truyền thống: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nhấn mạnh nhiều hơn đến phẩm chất, đức tính, đặc biệt là số phận người phụ nữ trong thời buổi rối ren và làm nổi bật lên phẩm chất thủy chung, trinh liệt (Lệ Nương, Vũ Thị Thiết), khác với truyền kỳ Trung Hoa thường có ý tô đậm vẻ đẹp bên ngoài, cái đẹp hoa ghen nguyệt thẹn, những khả năng khác thường. Cảm hứng về dân tộc nồng đượm khi Nguyễn Dữ dựa vào nhân vật trong kho tàng truyện kể dân gian của dân tộc để sáng tạo nên những nhân vật của tác phẩm văn học viết (Vũ Nương - Truyện người con gái Nam Xương có từ Vợ chàng Trương, Từ Thức - Từ Thức lấy vợ tiên có từ Sự tích động Từ Thức, mô típ nữ tiên giáng trần, nam phàm du tiên, người chết hóa hồn ma, hóa tiên, người được tiên phù trợ). Truyện yêu quái ở Xương Giang có tình tiết khi đào mộ Thị Nghi lên chỉ thấy mấy hòn máu tươi khiến người đọc liên tưởng đến truyện Tấm Cám với cái chết của con Bống, những hòn máu tươi là sự uất kết nỗi oan uổng mà Thị Nghi phải chịu đựng lúc sống. 3. Thi pháp nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục qua cái nhìn đối sánh 3.1. Với các tác phẩm truyền kỳ trung đại Những điểm khác nhau giữa Truyền kỳ mạn lục và Thánh Tông di thảo: cả hai đều khai thác nhân vật trong những truyện kể dân gian nhưng tần số nhiều hơn ở Thánh Tông di thảo; lời bình và nhân vật người kể chuyện trong Truyền kỳ mạn lục là của Nguyễn Dữ, còn trong Thánh Tông di thảo thì ký tên Sơn Nam Thúc và xuất hiện nhân vật người kể chuyện “ta”; Thánh Tông di thảo có mối tương quan giữa cốt truyện và nhân vật không đều bằng Truyền kỳ mạn lục. Những điểm khác nhau giữa Truyền kỳ mạn lục và Truyền kỳ tân phả: Truyền kỳ tân phả không còn lời bình cuối truyện. Đến thế kỷ XVIII, tác giả phê bình tách hẳn tác giả sáng tác, nhưng chưa có sự phát triển về nhân vật người kể Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 266 chuyện, nên tính cách người kể rất mờ nhạt; ở Truyền kỳ tân phả thơ ca quá nhiều nhưng nội tâm nhân vật lại ít được chú ý hơn, do đó chủ yếu là thơ thù tạc. 3.2. Với Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu – Trung Quốc) và Kim ngao tân thoại (Kim Si Seup – Hàn Quốc) qua hai loại truyện chính: loại diễm tình và loại kỳ quái Thuộc loại truyện diễm tình (viết về tình yêu ly – hợp của các nam nữ nhân vật chính), Kim Ngao tân thoại có 2/5 truyện, Tiễn đăng tân thoại có 8/20 truyện, Truyền kỳ mạn lục có 5/20 truyện. Cả ba tập truyện đều có những điểm chung về: thân phận, dung mạo, tài năng của nam nữ nhân vật chính; kết cấu (nữ chủ động kết duyên – ly tán – cả hai hóa ma quỷ để giải mối hận tình yêu chưa trọn vẹn); vai trò nhân vật phụ. Điểm khác biệt của mỗi tập truyện gắn liền với đặc trưng văn hóa – xã hội của từng quốc gia. Đặc biệt, trong Truyền kỳ mạn lục có dấu hiệu của loại diễm tình kết hợp với tiểu thuyết lịch sử - đây là điểm biểu lộ bề ngoài ý đồ sáng tác của tác giả Việt Nam. Loại kỳ quái (miêu tả nhân vật trong bối cảnh thế giới khác): Kim Ngao có 3/5 truyện, Tiễn đăng có 13/20 truyện, Truyền kỳ có 15/20 truyện. Cả ba tập truyện đều có những điểm chung về: xuất thân của nhân vật chính, Long vương trọng đãi nhân vật chính, Long vương và thuộc hạ là nhân vật phản diện. Còn khác nhau về: nguyên nhân xuống Long cung, vai trò của nhân vật dẫn đường, bút pháp miêu tả thế giới Long cung (lý tưởng hóa, thần thánh hóa hay dân gian hóa). Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm văn học viết “mở đầu một cách đích thực cho phong cách nghệ thuật phản ánh những cái bình thường thông tục, phản ánh con người trần thế, có tính hiện thực”. Đây chính là khuynh hướng văn học có tính nhân đạo tích cực. Nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục xuất hiện như những sinh thể sống động vượt mọi giới hạn thời – không: đi lại tự do giữa cõi trời đất, “du thiên tào”, “nhập địa phủ”, từ quá khứ đến hiện tại, lung linh thoắt ẩn thoắt hiện, biến hóa khôn lường khiến cho không khí tập truyện phảng phất, lung linh một sự kỳ ảo, dị thường, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt. Những hồn ma, cây cỏ, con vật với những khả năng dị thường lại rất điển hình cho những con người bằng xương bằng thịt của cả một thời đại. Đó là phương thức để nhà văn gửi gắm tâm sự, thái độ, nguyện vọng của mình một cách kín đáo trước búa rìu phong kiến tàn bạo và vòng kiềng Nho giáo khắc nghiệt. Lặn vào thế giới nhân vật kỳ ảo, người đọc cảm tưởng như đang ở trong thế giới con người bằng xương bằng thịt cách đây mấy thế kỷ vậy!
Tài liệu liên quan