Nằm ngay trái tim của khu vực thị trường lớn nhất thế giới, nước Pháp tạo cho những nhà đầu tư tiềm năng một môi trường kinh tế rất thuận lợi. Nhờ có đồng tiền mạnh và ổn định, một đội ngũ lao động có chất lượng và cơ sở hạ tầng tốt, lại có những lợi thế về chi phí trong nhiều lĩnh vực so với những đối thủ cạnh tranh khác ở châu Âu, nước Pháp đã gặt hái được những thành công trong cuộc cạnh tranh để thu hút những dự án đầu tư quốc tế.
Những thế mạnh phong phú của những địa phương khác nhau cũng như của các doanh nghiệp Pháp đã xếp nước Pháp vào nhóm nước đầu tiên mà các Công ty xuyên quốc gia đặt chân đến tại châu Âu. Trong hai năm vừa qua, hơn 60.000 việc làm đã được những nhà đầu tư nước ngoài tạo ra ở Pháp.
Những doanh nghiệp nước ngoài đóng góp vào việc phát triển kinh tế thông qua việc mang lại nguồn chất xám, công nghệ và năng lực của mình. Năng lực sản xuất và những cố gắng đầu tư, xuất khẩu của những doanh nghiệp này cao hơn mức trung bình quốc gia.
14 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2004 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thị trường Pháp
Nằm ngay trái tim của khu vực thị trường lớn nhất thế giới, nước Pháp tạo cho những nhà đầu tư tiềm năng một môi trường kinh tế rất thuận lợi. Nhờ có đồng tiền mạnh và ổn định, một đội ngũ lao động có chất lượng và cơ sở hạ tầng tốt, lại có những lợi thế về chi phí trong nhiều lĩnh vực so với những đối thủ cạnh tranh khác ở châu Âu, nước Pháp đã gặt hái được những thành công trong cuộc cạnh tranh để thu hút những dự án đầu tư quốc tế.
Những thế mạnh phong phú của những địa phương khác nhau cũng như của các doanh nghiệp Pháp đã xếp nước Pháp vào nhóm nước đầu tiên mà các Công ty xuyên quốc gia đặt chân đến tại châu Âu. Trong hai năm vừa qua, hơn 60.000 việc làm đã được những nhà đầu tư nước ngoài tạo ra ở Pháp.
Những doanh nghiệp nước ngoài đóng góp vào việc phát triển kinh tế thông qua việc mang lại nguồn chất xám, công nghệ và năng lực của mình. Năng lực sản xuất và những cố gắng đầu tư, xuất khẩu của những doanh nghiệp này cao hơn mức trung bình quốc gia.
1. Một nền kinh tế lành mạnh và có sức cạnh tranh nằm ngay trái tim của châu Âu
Vị trí trung tâm của thị trường châu Âu
Pháp: thị trường lớn thứ hai châu Âu
Source : Banque mondiale, 2001
Hệ thống giao thông thuận tiện nhanh chóng nối với các thành phố lớn châu Âu
Với tốc độ 320 km/giờ, mạng lưới TGV của Pháp là mạng tàu cao tốc nhanh nhất châu Âu.
Tuyến đường
Thời gian
Paris-Bruxelles
1h25
Paris-Londres
2h50
Paris-Marseille
3h00
Paris-Geneve
3h25
Lyon-Bruxelles
3h40
Paris-Amsterdam
4h15
2. Một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp
Các thành phố tốt nhất để đặt chân tại châu Âu (Theo kết quả điều tra 500 nhà lãnh đạo doanh nghiệp)
1
Londres
2
Paris
3
Francfort
4
Amsterdam
5
Bruxelles
6
Barcelone
7
Madrid
8
Milan
9
Zurich
10
Munich
11
Berlin
12
Dublin
13
Manchester
14
Dusseldorf
15
Lisbonne
Source : Healey-Baker, 2001
Chi phí đặt chân tại các nước công nghiệp phát triển (Xếp theo thứ tự mức chi phí từ thấp đến cao)
1
Espagne
2
Italie
3
Canada
4
Pays-Bas
5
France
6
Suède
7
Belgique
8
Royaume-Uni
9
Allemagne
10
Etats-Unis
11
Japon
Source : The Economist Intelligence Unit, 2001
3. Một nền kinh tế mở
Trong năm 2000, mức đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chiếm
30 % lao động
35 % doanh số
40 % xuất khẩu
Source : Sessi, 2002
Lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Pháp (tỷ Đô-la theo thời giá)
Source : Cnuced, World Investment Report, 2001
Công nghệ thông tin, trang thiết bị hạ tầng là những khu vực thu hút đầu tư nước ngoài lớn
Số lượng việc tạo ra trong năm 2000-2001
Secteurs
Emplois
Công nghệ thông tin
12 953
Trang thiết bị hạ tầng
10 922
Xe hơi
5 123
Tư vấn
4 905
Các dịch vụ khác
4 994
Kim loại
4 279
Hoá chất
3 670
Dược phẩm, công nghệ sinh học
3 194
Hàng tiêu dùng thông thường
2 999
Giao thông, lưu kho, các dịch vụ hậu cần
2 729
Thuỷ tinh
2 705
Công nghiệp thực phẩm
2 366
Tổng cộng
60 839
Source : AFII, 2002
Từ năm 1996, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Pháp được tự do, không phải xin phép. Việc xin phép chỉ áp dụng đối với những trường hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một lĩnh vực công cộng nhạy cảm.
4. Công nghệ cao
Chi phí dành cho R&D (% của GDP)
Source : OCDE, 2001
Số lượng bằng phát minh theo bình quân đầu người
Source : Eurostat, 2002
Những trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) có thể được áp dụng chế độ khấu trừ thuế tới 6,1 triệu euros môt năm bằng 50% phần tăng chi phí một năm so với chí phí bình quân trong hai năm trước đó.
5. Chi phí năng lượng rẻ, thông tin hiện đại và giao thông nhanh chóng
Giá điện áp dụng với khách hàng công nghiệp trong năm 2000 (US$ cho 100 kWh)
Source : International Energy Agency, 2001
Giá cước điện thoại quốc tế cho một cuộc điện thoại 10 phút sang Mỹ (năm 2000)
Source : Eurostat, 2002
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Pháp- Việt đi vào chiều sâu
Chuyến thăm Pháp lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhằm khẳng định chính sách coi trọng vị trí của Pháp trong tổng thể quan hệ đối ngoại của Việt Nam; thiết lập quan hệ với ban lãnh đạo mới của Pháp, tăng cường quan hệ song phương…
Nhận lời mời của Thủ tướng Pháp Francois Fillon, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân thăm chính thức Cộng hoà Pháp từ ngày 29/9- 3/10/2007. Đây là chuyến thăm Pháp đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam sau khi hai nước có Nguyên thủ quốc gia, Quốc hội và Chính phủ mới.
Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới của Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, quan hệ quốc tế của Việt Nam tiếp tục được mở rộng và đi vào chiều sâu, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao, nhất là sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 14.
Thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ ngày 12/4/1973, thời gian qua, quan hệ giữa Việt Nam và Pháp tiếp tục phát triển tốt đẹp. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao. Qua các chuyến thăm song phương, lãnh đạo cấp cao Pháp khẳng định mong muốn đẩy mạnh quan hệ nhiều mặt với Việt Nam, trước hết về kinh tế, văn hóa và giáo dục đào tạo. Pháp coi trọng vai trò và vị trí của Việt Nam tại khu vực. Việt Nam đã tranh thủ được Pháp với vai trò đầu tầu trong EU, ủng hộ và phối hợp với Việt Nam tổ chức thành công ASEM 5, củng cố và tăng cường quan hệ Việt Nam – EU, hỗ trợ Việt Nam gia nhập WTO, ủng hộ Việt Nam ứng cử vào ghế ủy viên không thường trực HĐBA – LHQ khóa 2008 – 2009.
Hai bên đã thống nhất phương châm hợp tác Việt-Pháp “hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, lâu dài, tin cậy trong thế kỷ 21”. Đối thoại chiến lược giữa hai nước đã được thiết lập và đi vào thực chất. Nhân chuyến thăm Pháp 2005 của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, hai bên quyết định thành lập Hội đồng cao cấp vì sự phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Pháp. Phiên họp đầu tiên của Hội đồng đã họp tại Paris tháng 10/2006 và sẽ họp phiên thứ hai vào mùa thu 2007 tại Hà Nội.
Về hỗ trợ phát triển, Việt Nam là một trong ít nước được hưởng cả ba kênh viện trợ tài chính của Pháp là viện trợ phát triển chính thức từ ngân khố và cho vay ưu đãi từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và từ Quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP). Pháp là nhà tài trợ song phương lớn thứ 2 cho Việt Nam. Hai bên đã ký tài liệu khung về đối tác, trong đó Pháp cam kết viện trợ cho Việt Nam 1,4 tỷ euro cho giai đoạn 2006-2010; Nước này cũng luôn dẫn đầu châu Âu về mức vốn ODA dành cho Việt Nam. Đến nay, Pháp đã cấp cho Việt Nam tổng số vốn trên 1,5 tỷ euro.
Pháp đã định hướng hợp tác trung hạn với Việt Nam, tập trung thế mạnh của Pháp vào 5 lĩnh vực ưu tiên: Pháp luật và chính sách; Giáo dục và nghiên cứu; Trao đổi văn hoá và chuyển giao tri thức; Hỗ trợ quá trình chuyển đổi nền kinh tế; Xoá đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện xã hội.
Về kinh tế, thương mại, trong những năm gần đây, kim ngạch trao đổi thương mại Việt - Pháp tăng liên tục (khoảng 10%/năm), đưa Pháp trở thành một trong những bạn hàng quan trọng thứ 2 của Việt Nam ở thị trường chung châu Âu. Việt Nam luôn xuất siêu sang Pháp. Năm 2006, tổng kim ngạch hai chiều đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Pháp là giày dép, dệt may, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản, hàng nông sản. Các mặt hàng nhập khẩu chính là máy móc thiết bị, máy bay dân dụng, thuốc tân dược, hoá chất và sản phẩm sữa.
Trong lĩnh vực đầu tư, Pháp đứng đầu các nước châu Âu và đứng thứ 9 trong tổng số 77 nước và lãnh thổ đầu tư ở Việt Nam. Tính đến nay, Pháp có 187 dự án còn hiệu lực với tổng vốn thực hiện là 2,38 tỷ USD. Đầu tư của Pháp tập trung chủ yếu vào dịch vụ (50% tổng vốn), công nghiệp (37%), còn lại là nông nghiệp.
Hợp tác văn hoá, khoa học và kỹ thuật giữa Việt Nam và Pháp cũng được tăng cường. Hàng năm, Pháp duy trì ngân sách hợp tác dành cho Việt Nam trị giá khoảng 10 triệu euro, tập trung vào các lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ, cải cách hành chính, xây dựng luật pháp, tài chính, ngân hàng, đào tạo cao học về quản lý kinh tế, luật, hàng không.
Hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có bước phát triển mới với việc ký Hiệp định Hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước vào tháng 3/2007. Trung tâm nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS) là đối tác truyền thống, quan trọng và có hợp tác hiệu quả trong gần 25 năm qua. Ngoài ra, Việt Nam đã ký Thoả thuận hợp tác với Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD), Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Pháp (CIRAD) và Uỷ ban Năng lượng nguyên tử Pháp (CEA).
Bên cạnh các kênh hợp tác truyền thống nêu trên, hợp tác giữa các địa phương hai nước cũng ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu. Hiện có 52 địa phương (Vùng, Tỉnh) của Pháp là đối tác với 54/tỉnh, thành phố vủa Việt Nam. Các dự án hợp tác thường dưới hình thức nhỏ lẻ được thực hiện có hiệu quả, đáp ứng trực tiếp nhu cầu của người dân. Hội nghị hợp tác Phi tập trung lần thứ 6 được tổ chức lần đầu tại Việt Nam năm 2005. Hội nghị lần thứ 7 sẽ được tổ chức tại Pháp 10/2007.
Bên cạnh đó, đều là thành viên của tổ chức Pháp ngữ, Việt Nam và Pháp có nhiều hoạt động hợp tác trong khuôn khổ tổ chức Pháp ngữ, đặc biệt trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Pháp, giảng dạy đại học, các hoạt động nghị viện…
Hợp tác ba bên giữa Việt Nam, Pháp với một tổ chức tài trợ và một số nước châu Phi như Mali, Burkina Faso, Senegal trong cách lĩnh vực nông nghiệp, y tế… đã thu được những kết quả tốt và được các nước thụ hưởng hoan nghênh, đề nghị nhân rộng.
Chuyến thăm tới Pháp lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhằm khẳng định chính sách coi trọng vị trí của Pháp trong tổng thể quan hệ đối ngoại của Việt Nam; thiết lập quan hệ với ban lãnh đạo mới của Pháp, tăng cường quan hệ song phương; thúc đẩy quan hệ kinh tế đi vào chiều sâu đồng thời trao đổi biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, viện trợ phát triển… Đây cũng là dịp Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác với EU với việc Cộng hoà Pháp sẽ là Chủ tịch EU trong 6 tháng cuối năm 2008.
Nhân chuyến thăm này, hai bên cũng dự kiến sẽ ký kết một số thoả thuận và hợp đồng kinh tế quan trọng. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cùng một số đối tác Pháp tổ chức “Những ngày Việt Nam tại Pháp”. Hoạt động này sẽ góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Pháp. Đồng thời thu hút đầu tư, du lịch của Pháp và EU, tăng cường quan hệ hợp tác kinh doanh giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, Cộng hoà Pháp và EU./.
Nhân chuyến thăm nước Cộng hoà Pháp của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh từ ngày 6 đến 9/6/2005, chúng ta cùng nhìn lại quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp trong lĩnh vực kinh tế-thương mại thời gian qua.
Một góc bệnh viện Việt-Pháp, mô hình hợp tác Pháp-Việt.
Trong những năm vừa qua, cùng với các mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá-xã hội, giáo dục-đào tạo, quan hệ hợp tác về kinh tế-thương mại giữa Việt nam và Pháp liên tục tăng trưởng và mở rộng, đáp ứng nhu cầu của cả hai bên.
Hiệp định thương mại và Hiệp định thanh toán đầu tiên được ký kết giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp ngày 14/10/1955 chính thức mở đầu cho mối quan hệ thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên từ những năm 50 đến những năm 80 của thế kỷ trước, kim ngạch thương mại giữa hai nước ở mức rất thấp. Kim ngạch xuất nhập khẩu dao động từ vài trăm ngàn đến vài triệu đôla mỗi năm và Việt Nam thường ở thế nhập siêu. Chỉ từ năm 1989, trao đổi thương mại giữa hai nước mới có bước phát triển nhanh, xuất khẩu thường xuyên tăng mạnh hơn nhập khẩu, và từ năm 1997, Việt Nam luôn ở thế xuất siêu trong buôn bán với Pháp. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu cũng có nhiều thay đổi. Về hàng xuất khẩu, có sự tăng nhanh kim ngạch của một số nhóm mặt hàng mới. Bốn nhóm hàng quan trọng nhất là giầy dép, hàng may mặc, đồ gia dụng, và đồ da. Về hàng nhập khẩu, tỷ trọng máy móc thiết bị và dược phẩm ngày càng lớn.
Trong những năm gần đây, buôn bán hai chiều tiếp tục tăng trưởng ổn định. Pháp luôn là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam ở Tây Âu. Theo thống kê, năm ngoái, xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp tăng trưởng với tốc độ 9,6%, đạt hơn 924 triệu euro. Trong khi đó, nhập khẩu từ Pháp có xu hướng giảm, đạt hơn 315 triệu euro, giảm gần 18% so với năm 2003. Điều quan trọng là cơ cấu hàng xuất khẩu đã có những thay đổi tích cực. Mặc dù bốn nhóm hàng giầy dép, hàng may mặc, đồ gia dụng và đồ da vẫn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng xuất khẩu một số mặt hàng mới như xe đạp và phụ tùng, đồ gỗ, đồ nhựa, sản phẩm điện-điện tử đang tăng trưởng nhanh, trên 20%/năm. Tuy nhiên, theo Bộ phận Thương vụ (Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp), từ năm nay, đối với hai mặt hàng chủ lực là giày dép và dệt may, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Pháp sẽ khó khăn hơn trước một số nước như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Bangladesh, Rumani.... là những nước có khả năng và chiếm ưu thế cạnh tranh hơn nhiều về mặt bằng giá lẫn khoảng cách địa lý. Ông Trần Ngọc Hải - Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cho biết: "Chúng ta vẫn phải tiếp tục dựa vào các sản phẩm hàng đầu của chúng ta xuất vào Pháp là dệt may và da giày. Tuy vậy, đến nay mà nói, tình hình thế giới khác hẳn, hạn ngạch bị xoá bỏ, sự cạnh tranh quyết liệt của hàng giá rẻ Trung Quốc và một số nước Đông Âu mới gia nhập EU, do đó, nếu các doanh nghiệp Việt nam không tự mình vươn lên mà vẫn dựa vào mối quan hệ truyền thống cũng như sự ưu ái của EU đối với mặt hàng của chúng ta thì chúng ta sẽ tự đào thải mình ra khỏi thị trường này. Cho nên, chúng ta phải đi sâu vào nâng cao chất lượng và công nghệ sản phẩm của mình để có thể có những sản phẩm về da giày, may mặc cao cấp. Chúng ta phải có đội ngũ cán bộ hiểu được vấn đề, phải có chính sách hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp, bên cạnh đó là chính sách đào tạo con người giỏi, lúc đó chúng ta mới có thể thành công trên thị trường này".
Theo ông Trần Ngọc Hải, năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trên dưới 10% và có thể lần đầu tiên vượt mức 1 tỷ euro. Nhập khẩu cũng có thể sẽ tăng trở lại, đạt khoảng trên dưới 400 triệu euro. Đặc biệt, việc EU bỏ quota dệt may cho Việt Nam kể từ năm nay tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu mặt hàng này sang Pháp, nhưng cũng đặt ra cho các doanh nghiệp trong nước sức ép cạnh tranh rất lớn, vì từ năm nay, hạn ngạch dệt may cũng được bãi bỏ hoàn toàn giữa các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hơn nữa, điểm yếu của dệt may và giày dép Việt Nam vẫn là không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, không có công nghệ thiết kế mẫu mã, không có thương hiệu và uy tín. Vì thế, chúng ta cần khắc phục những nhược điểm này để nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép và dệt may Việt Nam. Điều đó sẽ quyết định tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Pháp, vì hai mặt hàng này chiếm tỷ trọng trên 60% tổng giá trị xuất khẩu hàng năm của Việt Nam sang thị trường Pháp.
Thực tế, thời gian qua, các đoàn lãnh đạo cấp cao, các Bộ, ngành địa phương và doanh nghiệp hai nước đã tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội hợp tác kinh doanh. Hai nước đã ký nhiều hiệp định tạo khuôn khổ pháp lý cho quan hệ hợp tác song phương, như: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế trùng, Hiệp định hợp tác hàng không... Đây là cơ sở cho triển vọng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Pháp trong tương lai.
VOV (Paris)
Tình hình xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2009 (08/09/2009)
Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2009 lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam đạt 14.467 tấn với kim ngạch 35,54 triệu USD, giảm nhẹ 5,3% về lượng và tăng 0,1% về kim ngạch so với tháng 6, song lại tăng đến 41,2% về lượng và tăng 0,1% về kim ngạch so với tháng 7/2008. Tính chung 7 tháng đầu năm 2009, tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu đạt 82.465 tấn với kim ngạch 193,71 triệu USD, mặc dù giảm nhẹ 4,2% về kim ngạch nhưng lại tăng 43,85% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong những năm qua, ngành hồ tiêu Việt Nam đã có những bước phát triển bền vững và là một trong những sản phẩm ổn định trong ngành nông nghiệp.
Theo Hiệp hội tiêu thế giới, năm 2009 Việt Nam vẫn là nước đứng đầu về sản lượng thu hoạch hồ tiêu với 93.000 tấn, tiếp đến là Ấn Độ 60.000 tấn, Brazil 37.000 tấn, Indonesia 25.000 tấn, Malaysia 22.000 tấn. Thực tế, đến nay cả nước đã thu hoạch xong vụ hồ tiêu 2008/09 với sản lượng 95.000 tấn tăng 4.000 tấn tương đương với 4,4% so với năm 2008. Từ sự áp đảo về sản lượng nên Việt Nam có tiếng nói rất quan trọng đối với ngành hồ tiêu quốc tế.
Thị trường xuất khẩu của hồ tiêu Việt Nam được mở rộng ra 80 quốc gia trên thế giới đặc biệt là các loại tiêu chất lượng cao được xuất sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU… ngày càng tăng. Tuy nhiên, để phát triển mạnh hơn thì yếu tố tiên quyết của ngành hồ tiêu xuất khẩu là phải nhanh chóng nâng cao giá trị hồ tiêu. Hiện tại, tỉ lệ xuất hồ tiêu thô còn khá cao, chiếm trên 60% sản lượng do đó kim ngạch xuất khẩu đạt được lại không cao. Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), do uy tín, năng lực, công nghệ chế biến… của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, chưa sánh kịp với các nhà phân phối hồ tiêu hàng đầu thế giới, họ đã có thương hiệu nổi tiếng nên được người tiêu dùng tín nhiệm.
Việt Nam, hiện có 13 nhà máy chế biến hồ tiêu, công suất khoảng 60.000 tấn/năm, chủ yếu xử lý bằng hơi nước, và mới chỉ cho sản phẩm tiêu sạch. Khoảng cách giữa tiêu chuẩn tiêu sạch với tiêu đạt chuẩn ASTA là vài trăm USD/T. Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 90.000 tấn, chủ yếu là xuất tiêu đen xô FAQ, với chất lượng như hiện nay thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này luôn thất thu từ 18-45 triệu USD/T. Bảy năm trở lại đây, hồ tiêu Việt Nam luôn đứng đầu thế giới nhưng lợi nhuận thu được vẫn kém xa so với sản phẩm cùng loại của các nước khác. Về cơ bản, chất lượng tiêu của nước ta không thua các nước khác, nhưng quan trọng là phải tạo ra được những doanh nghiệp lớn có uy tín, tạo được thế đứng trên thương trường và chuyển hướng đầu tư từ lượng sang chất như nhiều các nước khác đã làm để thay đổi cục diện.
Về giá xuất khẩu: Giá hồ tiêu xuất khẩu trung bình trong tháng đạt 2.457 USD/T, tăng 132 USD/T so với tháng 6/2009 nhưng lại giảm đến 29% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, giá tiêu trắng đạt 3.397 USD/T, tăng 246 USD/T. Giá tiêu tại thị trường nội địa cũng tăng theo giá xuất khẩu. Đầu tháng giá thu mua tại các hộ nông dân đạt từ 36.000-38.000 VND/kg, giữa tháng và cuối tháng giá tăng đột biến lên 43.000-45.000 VND/kg. Dự đoán, giá tiêu từ nay đến cuối năm sẽ tương đối ổn định, nếu có tăng cũng chỉ tăng lên không đáng kể.
Về thị trường xuất khẩu: So với tháng cùng kỳ năm 2008, lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường đều có sự gia tăng.
Tuy nhiên, hai thị trường lớn của hồ tiêu Việt Nam là Hoa Kỳ và Đức lại giảm so với tháng trước. Lượng hồ tiêu xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tháng 7/2009 đạt 1.680 tấn với kim ngạch 4,3 triệu USD, giảm 20% về lượng và giảm 23,27% về trị giá so với tháng trước, đồng thời giảm 29,23% về kim ngạch nhưng lại tăng nhẹ 5% về lượng so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung 7 tháng đầu năm, lượng hồ tiêu xuất khẩu sang đây đạt 8.117 tấn với kim ngạch 22,66 triệu USD, tăng 26,14% về lượng và tăng 10,67% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2008.
Tiếp đến là thị trường Đức, với lượng xuất khẩu sang thị trường này đạt 1.136 tấn với kim ngạch 3,11 triệu USD, giảm 27,32% về lượng và 18,95% về kim ngạch so với tháng 6/2009, đồng thời lại tăng 73,28% về lượng và 18,35% về trị giá so với tháng 7/2008. Như vậy, tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu sang Đức trong 7 thán đạt 7.110 tấn với kim ngạch 17,61 triệu USD, tăng nhẹ 8,7% về kim ngạch nhưng lại tăng mạnh 90,41% về lượng so với 7 tháng đầu năm 2008.
Ngoài ra