Thích ứng với biến đổi khí hậu trong mô hình quản lý đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Đô thị có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) là đô thị đảm bảo việc cung cấp và vận hành hệ thống hạ tầng đô thị cho người dân trong các tình huống xảy ra thiên tai do tác động của BĐKH. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang phải đối diện với những thách thức mới do tác động của BĐKH. Để hạn chế nguy cơ của BĐKH đe dọa đến mục tiêu phát triển, thành phố cần chủ động tăng cường khả năng thích ứng. BĐKH tác động đến đa lĩnh vực, do đó để đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát bằng phiếu hỏi đối với cán bộ công chức quản lý các cấp tại TP.HCM ở 8 lĩnh vực (cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, môi trường, nhà ở - xây dựng - quy hoạch, kinh tế, tư pháp, nghiên cứu, văn phòng - thống kê) dựa trên bộ tiêu chí nhằm đánh giá khả năng thích ứng của các cấp, các ngành trước thách thức của BĐKH. Kết quả đánh giá giúp nhận diện những mặt tồn tại từ đó sẽ có những kiến nghị về điều chỉnh trong công tác quản lý tại TP.HCM nhằm nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH của TP.HCM

pdf13 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thích ứng với biến đổi khí hậu trong mô hình quản lý đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 05 - 2020 BÀI BÁO KHOA HỌC Ban Biên tập nhận bài: 12/4/2020 Ngày phản biện xong: 18/5/2020 Ngày đăng bài: 25/5/2020 THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Nhật Nguyên1, Trịnh Thị Minh Châu1, Lê Thị Phụng2, Nguyễn Kỳ Phùng3 Tóm tắt: Đô thị có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) là đô thị đảm bảo việc cung cấp và vận hành hệ thống hạ tầng đô thị cho người dân trong các tình huống xảy ra thiên tai do tác động của BĐKH. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang phải đối diện với những thách thức mới do tác động của BĐKH. Để hạn chế nguy cơ của BĐKH đe dọa đến mục tiêu phát triển, thành phố cần chủ động tăng cường khả năng thích ứng. BĐKH tác động đến đa lĩnh vực, do đó để đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát bằng phiếu hỏi đối với cán bộ công chức quản lý các cấp tại TP.HCM ở 8 lĩnh vực (cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, môi trường, nhà ở - xây dựng - quy hoạch, kinh tế, tư pháp, nghiên cứu, văn phòng - thống kê) dựa trên bộ tiêu chí nhằm đánh giá khả năng thích ứng của các cấp, các ngành trước thách thức của BĐKH. Kết quả đánh giá giúp nhận diện những mặt tồn tại từ đó sẽ có những kiến nghị về điều chỉnh trong công tác quản lý tại TP.HCM nhằm nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH của TP.HCM. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, khả năng thích ứng, quản lý đô thị, Thành phố Hồ Chí Minh. 1. Giới thiệu chung Nghiên cứu tiếp cận mô hình quản lý đô thị là hệ thống gồm thể chế, chính sách, tổ chức bộ máy, nguồn lực, cơ sở vật chất tác động đến các đối tượng quản lý trong đô thị để thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu đảm bảo cho đô thị phát triển ổn định bền vững, đảm bảo hài hòa các lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân trước mắt và lâu dài [1]. Khả năng thích ứng đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động, xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay thực sự đã và đang xảy ra của khí hậu [2-3]. Theo đó, nghiên cứu xác định khả năng thích ứng với BĐKH của mô hình quản lý đô thị tại TP.HCM là khả năng thích nghi của các công cụ quản lý đô thị (bao gồm thể chế, tổ chức, nguồn lực và cơ sở vật chất) với một loạt những tình huống mới và những biến động bất thường của BĐKH đến các đối tượng quản lý. Tiêu chí là thước đo do các nhà phân tích, nhà quản lý đặt ra trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chính sách [4]. Tiêu chí thường được sử dụng để kiểm định hay để đánh giá một đối tượng và được sử dụng làm căn cứ để đánh giá, xếp loại, phân loại một sự vật, hiện tượng. Để đánh giá đô thị có khả năng thích ứng với BĐKH hay không có thể xem xét đánh giá dựa trên các tiêu chí [5-6]. Ở nước ta, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước cũng được nhiều nghiên cứu sử dụng bằng bộ tiêu chí, như bộ tiêu chí thích ứng với BĐKH phục vụ công tác quản lý nhà nước về BĐKH [7]; bộ tiêu chí đánh giá khả năng đáp ứng do di dân trong điều 1Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM 2Đại học Tài nguyên và môi trường TPHCM 3Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM Email: tnnguyen.hids@tphcm.gov.vn DOI: 10.36335/VNJHM.2020(713).11-23 12 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Số tháng 05 - 2020 BÀI BÁO KHOA HỌC kiện BĐKH [8]; tiêu chí đánh giá mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biêń đôỉ khí hậu ở Việt Nam, từ đó lựa chọn và đề xuất các mô hình phù hợp để nhân rộng [9];. Như vậy, sử dụng bộ tiêu chí để đánh giá một đối tượng hoặc một hoạt động đã được nhiều nghiên cứu áp dụng. Trong nghiên cứu này cũng tiếp cận đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH của mô hình quản lý đô thị tại TP.HCM bằng bộ tiêu chí. TP.HCM đang phát triển nhanh, mật độ đô thị ngày càng tăng và đang phải đối mặt với những thách thức của quá trình đô thị hóa. Ngoài ra, Thành phố đang đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của BĐKH và nước biển dâng do TP.HCM là một trong 10 đô thị lớn bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH [10]. Trong bối cảnh BĐKH toàn cầu, ứng phó với BĐKH trở thành một thách thức quan trọng đối với quản lý đô thị TP.HCM. Thành phố đang hướng tới một đô thị thích ứng với BĐKH và có khả năng chống chịu trong tương lai, do đó cần thiết đánh giá khả năng thích ứng của mô hình quản lý đô thị tại TP.HCM như thế nào để nhận diện những tồn tại hiện nay cần cải thiện. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu TP.HCM nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Là đô thị hạt nhân, trung tâm tri thức, trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng hiện đại ngang tầm với các đô thị trong khu vực Đông Nam Á [11]. TP.HCM đã luôn duy trì tăng trưởng ở mức cao và sự đóng góp của TP.HCM cho cả nước ngày càng lớn. Theo Cục Thống kê của TP.HCM, GRDP của thành phố năm 2019 đóng góp 22,27% cho GDP của cả nước. Bên cạnh sự phát triển kinh tế, trong những năm qua, thành phố đang phải đối mặt với những thách thức của quá trình đô thị hóa. Quá trình đô thị hoá mang lại nhiều hiệu quả tích cực song cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập trong quy hoạch và quản lý đô thị liên quan đến các khía cạnh về kinh tế - xã hội và môi trường [12]. Là địa phương nằm phía hạ lưu của các con sông lớn như sông Đồng Nai và sông Sài Gòn có địa hình tương đối thấp (gần 63% diện tích có cao độ tự nhiên < +1,5m), TP.HCM đang đối diện với tình trạng ngập lụt không chỉ do mưa mà còn chịu ảnh hưởng bởi thủy triều xâm nhập từ Biển Đông. Bên cạnh đó, những vấn đề khác liên quan đến quản lý đô thị như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đạt được các mục tiêu phát triển của Thành phố trong tương lai. Để ứng phó tốt hơn trong điều kiện BĐKH đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý đô thị, tăng cường sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan, có hệ thống thể chế chính sách ứng phó phù hợp và đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị [5]. Đến nay, do chưa có định nghĩa mang tính pháp lý về “quản lý đô thị” nên cách tiếp cận về mô hình quản lý đô thị trong nghiên cứu dựa trên các khái niệm được các nhà nghiên cứu đưa ra. Theo đó, mô hình quản lý đô thị được xác định là hệ thống gồm thể chế, chính sách, tổ chức bộ máy, nguồn lực, cơ sở vật chất tác động đến các đối tượng quản lý trong đô thị [1,13]. Dựa trên tổng hợp các văn bản hiện hành, các nghiên cứu liên quan và thực tế quản lý tại TP.HCM, đối tượng trong mô hình quản lý đô thị được đề cập trong nghiên cứu này gồm 8 lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, môi trường, nhà ở - xây dựng - quy hoạch, kinh tế, tư pháp, nghiên cứu, văn phòng - thống kê. Về cơ bản, mô hình bộ máy quản lý đô thị của một đô thị có vị trí, vai trò đặc biệt như TP.HCM không khác gì mô hình quản lý của các tỉnh, thành khác [14]. Với vai trò quan trọng trong khu vực và cả nước, để đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM, việc đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH của mô hình quản lý để xác định những tồn tại, từ đó có giải pháp nâng cao 13TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 05 - 2020 BÀI BÁO KHOA HỌC khả năng thích ứng của thành phố là cần thiết, nhằm đạt được những thành quả về tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. 2.2.Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá thực trạng khả năng thích ứng với BĐKH của mô hình quản lý đô thị tại TP.HCM, nhóm nghiên cứu thực hiện theo các bước sau [8]:                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        ;k\GӵQJEӝWLrXFKtÿiQKJLi ;iFÿӏQKWUӑQJVӕFKRWLrXFKt /ӵDFKӑQWKDQJÿRÿӇÿiQKJLiWLrXFKt .KҧRViWÿiQKJLi 7әQJKӧS[ӱOêVӕOLӋX 2.2.1 Phương pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá Để có cơ sở đề xuất bộ tiêu chí đánh giá, nhóm nghiên cứu dựa trên học tập kinh nghiệm của các nghiên cứu trong và ngoài nước [5-7, 8,15], điều chỉnh dựa trên cơ sở pháp lý của Việt Nam và lấy ý kiến chuyên gia để đưa ra các tiêu chí đánh giá phù hợp với định hướng phát triển của TP.HCM trong bối cảnh BĐKH. Đồng thời, chú trọng các đặc điểm sau đây: (1) Có thể lượng hóa kết quả đánh giá; (2) Có thể thu thập được số liệu/dữ liệu phục vụ đánh giá; (3) Phù hợp với mục đích nghiên cứu; (3) Rõ ràng, dễ hiểu, không trùng lắp. Theo đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn 6 tiêu chí chính, bao gồm: (1) Nhận thức của cán bộ công chức, viên chức về BĐKH; (2) Thể chế, chính sách liên quan đến BĐKH; (3) Công tác phối hợp với các bên liên quan; (4) Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực liên quan đến BĐKH; (5) Cơ chế tài chính về BĐKH; (6) Cơ sở hạ tầng trong điều kiện BĐKH. Mỗi tiêu chí chính sẽ được đánh giá bằng các tiêu chi ́ phụ khác nhau để xem xét nhiều khía cạnh liên quan và mỗi tiêu chí đánh giá sẽ được lượng hóa bằng các giá trị tính toán cụ thể dựa trên dựa trên kết quả khảo sát thực tế đối với đối tượng đánh giá. Trong 6 tiêu chí chính đề cập ở trên bao gồm 23 tiêu chí phụ (bảng 3). 2.2.2 Xác định mức độ quan trọng của tiêu chí thông qua trọng số a) Lựa chọn phương pháp Lựa chọn phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) [16] để xác định trọng số cho tiêu chí. Bởi vì, AHP là một phương pháp phân tích định lượng thường sử dụng để so sánh lựa chọn phương án. AHP giúp người đánh giá thu được các kết quả đánh giá chủ quan và khách quan, kiểm tra mức độ hợp lý của các đánh giá và vì vậy giảm được các sai số trong quá trình ra quyết định. Phương pháp này bắt đầu từ việc xây dựng sơ đồ thứ bậc, bao gồm một số bước so sánh từng cặp nhân tố (tiêu chí) trong từng bậc, lần lượt đi từ các tiêu chí chính đến các tiêu chí phụ. Kết quả so sánh trong từng bậc chính là trọng số (mức độ quan trọng). Các bước tiến hành AHP như sau: Bước 1: Phân tích vấn đề và xác định lời giải yêu cầu. Bước 2: Xác định các yếu tố sử dụng và xây dựng cây phân cấp yếu tố. Bước 3: Điều tra thu thập ý kiến chuyên gia về mức độ ưu tiên. Bước 4: Thiết lập các ma trận so sánh cặp. Bước 5: Tính toán trọng số cho từng mức, từng nhóm yếu tố. Bước 6: Tính tỷ số nhất quán (CR). Tỷ số nhất quán phải nhỏ hơn hay bằng 10%, nếu lớn hơn, cần thực hiện lại các bước 3, 4, 5. Bước 7: Thực hiện bước 3, 4, 5, 6 cho tất cả các mức và các nhóm yếu tố trong cây phân cấp. Bước 8: Tính toán trọng số tổng hợp và nhận xét. Tỉ số về tính nhất quán (CR - Consistency Ratio) được xác định theo công thức : Trong đó CI (Consistency Index) là chỉ số về                                                                                        ܥܴ ൌ ஼ூோூ                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           với                                                                                        ܥܫ ൌ  ఒ೘ೌೣି௡௡ିଵ                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        (1) 14 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 05 - 2020 BÀI BÁO KHOA HỌC tính nhất quán; RI (Random Index) là chỉ số ngẫu nhiên (được xác định sẵn theo kích thước ma trận); λmax là giá trị trung bình của các vector nhất quán; n là kích thước của ma trận. λmax được xác định đựa trên vector nhất quán. Vector nhất quán = vector tổng có trọng số/vector trọng số. Chúng ta có thể sử dụng phần mềm Expert Choice 11.0 hỗ trợ trong việc tính toán theo phương pháp quá trình phân tích thứ bậc AHP. b) Lựa chọn chuyên gia để đánh giá trọng số của tiêu chí Số lượng chuyên gia tối thiểu được đề nghị lấy ý kiến cho phương pháp AHP từ 5 đến 7 người với cơ cấu thích hợp. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện lấy ý kiến với 37 chuyên gia ở các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, quy hoạch xây dựng, môi trường và BĐKH, kinh tế và về nhà ở (bao gồm đại diện các Sở có thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của TP.HCM (từ cấp Phó phòng trở lên), đại diện cấp Quận/Huyện, đại diện các nhà khoa học) bằng bảng hỏi AHP để xác định các trọng số cho các tiêu chí chính và tiêu chí phụ. Các ý kiến của các chuyên gia được xem như có vai trò quan trọng như nhau (có cùng “trọng số”). Phương pháp thu thập ý kiến: sử dụng phương pháp hỗn hợp, tiếp xúc trực tiếp với chuyên gia để giải thích mục đích và nội dung khi cần. 2.3. Lựa chọn thang đo đánh giá tiêu chí Sau khi xác định các trọng số cho tiêu chí chính và các tiêu chí phụ, đối với mỗi tiêu chí phụ xây dựng 5 mức độ xem xét theo kiểu tính điểm Likert từ thấp đến cao, từ mức 1 đến mức 5. Thang đo chia thành 5 khoảng vì những lý do chính như sau: (1) vừa đủ để đánh giá; (2) có điểm trung bình trong đánh giá; (3) phù hợp với thang đo dùng phổ biến hiện nay; (4) phù hợp ý kiến chuyên gia. - Điểm của từng tiêu chí là được tính theo thang điểm 1 - 5, điểm số trung bình là 3. Mỗi mức độ được cụ thể hóa và diễn giải trong bảng hỏi định lượng cho từng tiêu chí để đối tượng khảo sát có thể lựa chọn mức độ đánh giá phù hợp. - Điểm đánh giá chung theo cách tính trung bình có trọng số cũng có cùng thang đo là 5, giá trị trung bình là 3. Giá trị trung bình của các điểm đánh giá chung của toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức là điểm đánh giá trung bình và được phân theo 2 hình thức để phân tích: (1) theo cấp chính quyền: 3 cấp (cấp Sở/ngành, cấp Quận/Huyện và cấp Phường/xã); (2) và phân theo lĩnh vực quản lý. Quy ước phân loại: - Điểm từ 1 đến 2: Khả năng thích ứng ở mức độ hạn chế. - Điểm từ 2 đến 3: Khả năng thích ứng ở mức độ dưới trung bình. - Điểm từ ≥3 đến 4: Khả năng thích ứng ở mức độ tốt. - Điểm từ ≥4 đến 5: Khả năng thích ứng ở mức độ rất tốt.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               5ҩWKҥQFKӃ+ҥQFKӃ7UXQJEuQK7ӕW5ҩWWӕW          7KDQJÿR 2.4. Khảo sát đánh giá Đối tượng khảo sát: cán bộ, công chức, viên chức khối Nhà nước. Quy mô mẫu được xác định theo công thức [17]: Trong đó n là cỡ mẫu; N là số lượng tổng thể (N = 68.878 cán bộ, công chức khối Thành phố, Quận/Huyện và Phường/xã năm 2018 [14]); e là sai số tiêu chuẩn (độ chính xác là 96%, ứng với e là 4%). Theo đó, tổng số mẫu khảo sát là 693, trong đó: có 166 phiếu tại 20 Sở/ngành (tỷ lệ 24,0%); 247 phiếu tại 24 quận/huyện (tỷ lệ 35,6%) và 280 phiếu tại 72 phường/xã (tỷ lệ 40,4%). 2.5. Tổng hợp đánh giá số liệu sau khảo sát Khả năng thích ứng của chính quyền Thành phố trong điều kiện BĐKH được xác định thông (2)                                ݊ ൌ ேଵା୒כ௘మ                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        
Tài liệu liên quan