Tóm tắt. Dạy học với sự hỗ trợ của E-learning có nhiều ưu điểm khác biệt so với dạy học
truyền thống. Cho đến nay đã có những nghiên cứu về E-learning, về những ưu điểm mà
phương tiện dạy học hiện đại này mang lại. Tuy nhiên ở các nghiên cứu này, quy trình tổ
chức học tập của E-learning chưa đảm bảo yêu cầu phân hóa người học, tương tác giữa giáo
viên và học sinh còn ít, hiệu quả rèn luyện và phát triển các kĩ năng chưa cao. Bài báo này
chúng tôi thiết kế các khóa học E-learning dạng phân nhánh theo các quy luật nhận thức
của học sinh, tổ chức cho học sinh tự học và rèn luyện các kĩ năng tự học, đáp ứng yêu cầu
đổi mới dạy học bộ môn vật lí.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế E-learning dạy học một số kiến thức hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 nhằm rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0005
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 1, pp. 38-46
This paper is available online at
THIẾT KẾ E-LEARNING DẠY HỌCMỘT SỐ KIẾN THỨC HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
VẬT LÍ 12 NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Mai Văn Trinh1, Trương Thị Phương Chi2
1Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
2Nghiên cứu sinh khoa Vật lí, Đại học Vinh
Tóm tắt. Dạy học với sự hỗ trợ của E-learning có nhiều ưu điểm khác biệt so với dạy học
truyền thống. Cho đến nay đã có những nghiên cứu về E-learning, về những ưu điểm mà
phương tiện dạy học hiện đại này mang lại. Tuy nhiên ở các nghiên cứu này, quy trình tổ
chức học tập của E-learning chưa đảm bảo yêu cầu phân hóa người học, tương tác giữa giáo
viên và học sinh còn ít, hiệu quả rèn luyện và phát triển các kĩ năng chưa cao. Bài báo này
chúng tôi thiết kế các khóa học E-learning dạng phân nhánh theo các quy luật nhận thức
của học sinh, tổ chức cho học sinh tự học và rèn luyện các kĩ năng tự học, đáp ứng yêu cầu
đổi mới dạy học bộ môn vật lí.
Từ khóa: Tự học, E-learning, phương tiện dạy học hiện đại, hạt nhân nguyên tử.
1. Mở đầu
E-learning bao gồm tất cả các hình thức dạy học được hỗ trợ bởi phương tiện điện tử. Các
hệ thông tin và truyền thông đóng vai trò như một môi trường cụ thể để tiến hành quá trình học
tập. Về cơ bản, E-learning là quá trình chuyển tải kĩ năng và kiến thức dựa vào máy tính và mạng
internet [6].
Học tập với E-learning đã phát huy được những ưu điểm và giải quyết những hạn chế của
phương pháp dạy học truyền thống, đáp ứng được các tiêu chí giáo dục hiện đại: Học mọi nơi, học
mọi lúc, học theo sở thích và học suốt đời. Tính phân hóa cao và nội dung học mềm dẻo, người
học chủ động trong quá trình học tập, tổ chức một môi trường học tập thuận lợi cho người học tự
mình khám phá, chiếm lĩnh kiến thức,. . . là những ưu điểm giải quyết những hạn chế mà phương
pháp dạy học truyền thống còn mắc phải. E-learning đã mở ra cơ hội cho giáo viên phát huy hơn
nữa những thành tựu của phương pháp dạy học truyền thống, đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện đại:
Dạy học theo quan điểm phát triển năng lực người học.
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về E-learning và những ưu điểm của
phương tiện dạy học hiện đại này như luận án của tác giả Trần Thanh Bình [1] xây dựng hệ thống
E-learning hỗ trợ dạy học phần "dao động sóng cơ" nhưng tác giả chỉ nghiên cứu các hình thức
dạy học có thể triển khai trên E-learning mà chưa đi sâu khai thác các khía cạnh có thể phát triển
năng lực cá nhân cho học sinh khi học bằng E-learning. Luận án của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Hồng [2], Lê Thanh Huy [4] nghiên cứu những ưu điểm khi ứng dụng E-learning vào dạy học cho
đối tượng sinh viên đại học, là đối tượng mà thể chất, nhân cách đã hoàn thiện và trưởng thành hơn
so với học sinh trung học phổ thông. Luận án của tác giả Nguyễn Văn Hồng [3] đã nghiên cứu khá
Ngày nhận bài: 10/10/2014. Ngày nhận đăng:17/01/2015 .
Liên hệ: Trương Thị Phương Chi, e-mail: phuongchi.it@gmail.com.
38
Thiết kế E-learning dạy học một số kiến thức hạt nhân nguyên tử Vật lí 12...
cụ thể những ứng dụng E-learning vào dạy học Toán lớp 12,... Tuy nhiên, ở các nghiên cứu này
chưa đề cập đến những tiêu chuẩn và ứng dụng cụ thể của E-learning vào dạy học vật lí trung học
phổ thông nhằm bồi dưỡng và rèn luyện năng lực tự học cho học sinh. Chính vì vậy, chúng tôi đã
thiết kế các khóa học "Hạt nhân nguyên tử" trên E-learning để có thể khai thác triệt để những hiệu
quả của phương tiện dạy học hiện đại này mang lại.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thiết kế khóa học E-learning vật lí rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh
Tự học là quá trình người học tự giác, tích cực, chủ động tác động vào đối tượng học qua
đó tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, hoàn thiện bản thân. Tự học là hoạt động độc lập, mang
đậm sắc thái cá nhân của học sinh, nhưng hiệu quả tự học không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực của
học sinh mà còn chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ hoạt động dạy tự học, từ những “kịch bản” giáo án
được giáo viên thiết kế nhằm điều khiển, tổ chức cho học sinh tự mình chiếm lĩnh kiến thức, rèn
luyện kĩ năng, để có thể tự học suốt đời.
Đối với cấp THPT, hoạt động tự học của học sinh bao gồm toàn bộ những công việc học tập
của cá nhân trên lớp, trước giờ lên lớp (chuẩn bị bài), sau giờ lên lớp (ôn lại bài, đọc tham khảo).
Học sinh THPT chủ yếu tự học với sự hướng dẫn của giáo viên và sự hợp tác của bạn bè. Vì vậy, ở
nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào mô hình tự học có hướng dẫn với sự hỗ trợ của E-learning.
Các khóa học E-learning được thiết kế theo từng môđun dạng phân nhánh: Giáo viên dự
kiến khả năng nhận thức của từng nhóm đối tượng học sinh mà định hình những con đường học
tập khác nhau sao cho phù hợp. Cấu trúc phân cấp E-learning có thể biểu diễn theo sơ đồ:
Các khoá học→Môđun→ Các tiểu Môđun→ Đơn vị kiến thức
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc phân cấp của E-learning
Các khóa học theo tiêu chí tự học có hướng dẫn của E-learning bao gồm:
- Bài học điện tử: Đồng bộ video hình ảnh giáo viên, sơ đồ nhánh tiến trình dạy học theo
nội dung được số hóa thành các môđun dạng slide. Học sinh có thể lựa chọn nội dung tự học theo
nhu cầu cá nhân. Trên từng slide bài học, học sinh nghe giảng bài và ghi chép vào vở cá nhân hoặc
hồ sơ học tập trên E-learning. Nếu chưa nắm được bài, học sinh có thể quay trở lại slide cũ. Giáo
viên hướng học sinh ghi chép bằng lược đồ tư duy, không những ghi lại nội dung học tập mà còn
nắm được cấu trúc chung của bài học và mối quan hệ quan trọng của từng nội dung với nhau. Học
tập với E-learning không bị giới hạn về thời gian vì thế học sinh có thể điều chỉnh việc học tập
theo nhu cầu và năng lực của mình.
- Bài tập điện tử: Được thiết kế có cấu trúc tương tự bài học điện tử, được phân loại theo
mục tiêu cần đạt của chương trình học và kĩ năng tự học cần rèn luyện tương ứng. Bài tập điện tử
để học sinh tự học bao gồm đề bài, nhiệm vụ học tập, tiêu chí và kĩ năng cần đạt, hướng dẫn giải
cụ thể từng bước có có giải thích, ghi chú, nhắc lại kiến thức liên quan. Ngoài ra bài tập điện tử
của E-learning liệt kê các cách giải tương tự nếu có qua đó học sinh dễ dàng nắm được cách giải
theo sự hướng dẫn của giáo viên, tự mình lựa chọn cách giải phù hợp nhất cho mình, tự chiếm lĩnh
và củng cố kiến thức
- Khóa học trực tuyến dạng phân nhánh: “Khóa học trực tuyến dạng phân nhánh là khóa
học được thiết kế gồm các đơn vị kiến thức được chia nhỏ để từng cá nhân tham gia khóa học có
thể học tập theo từng nhánh khác nhau phù hợp với năng lực và điều kiện học tập cụ thể” [4].
Hiện nay các khóa học E-learning hầu như được tổ chức theo cấu trúc chương trình hóa
kiểu tuyến tính. Toàn bộ nội dung kiến thức được chia thành nhiều liều kiến thức nhỏ, tất cả học
sinh sẽ tiến hành trật tự thao tác giống nhau đối với mỗi liều kiến thức. Học sinh nắm được toàn
39
Mai Văn Trinh, Trương Thị Phương Chi
bộ nội dung bài học khi hoàn thành đủ tất cả các liều kiến thức. Như vậy, để cho toàn bộ học sinh
không phân biệt trình độ đều có thể học được, giáo viên thiết kế dạng khóa học này bắt buộc phải
dựa trên mức tiếp thu dễ nhất ứng với trình độ của học sinh trung bình- yếu cũng có thể hoàn thành
được mục tiêu bài học đặt ra. Cấu trúc này không phù hợp yêu cầu dạy học phân hóa, học sinh khá,
giỏi sẽ cảm thấy nhàm chán, không hứng thú thậm chí tự mãn, hiệu quả học tập không cao. Chính
vì lí do đó chúng tôi đề xuất cấu trúc tổ chức học tập trong khóa học E-learning dạng phân nhánh
theo sơ đồ Hình 2.
Tiến trình học tập sẽ được tiến hành theo trình tự: Giáo viên cung cấp những dữ kiện ban
đầu như khái niệm, định luật, định lí, những kiến thức tiền đề cho học sinh tự học, có hướng dẫn
minh họa. Học sinh tự học, tự tiến hành các hoạt động để tích lũy kiến thức. Cuối cùng, học sinh
phải tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh qua các nhiệm vụ được giáo viên giao cho dưới dạng các
câu hỏi, bài tập củng cố trên E-learning, mức độ đánh giá tăng dần theo cấp độ của câu hỏi hoặc
bài tập giao cho học sinh. Học sinh hoàn thành nhiệm vụ thì mới được học nội dung tiếp theo. Nếu
chưa đạt, E-learning tổ chức cho học sinh thực hiện các câu hỏi phụ tương ứng với từng bước tư
duy trung gian cho đến khi hoàn thành được nhiệm vụ. Bằng cách này, học sinh tự khái quát và rút
ra được các bước cần thiết để trả lời cho từng loại câu hỏi nhiệm vụ, rèn luyện cho học sinh các kĩ
năng tư duy và khả năng vận dụng kiến thức.
Hình 2. Sơ đồ tổ chức học tập của E-learning dạng phân nhánh
2.2. Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh thông qua dạy học một số kiến thức
phần "Hạt nhân nguyên tử" với sự hỗ trợ của E-learning
Để cụ thể hóa Hình 2, chúng tôi thiết kế E-learning hỗ trợ dạy học chương “Hạt nhân nguyên
tử” thuộc chương trình Vật lí 12. Thời lượng chương này gồm 13 tiết trong đó có 9 tiết lí thuyết,
3 tiết bài tập và 1 tiết kiểm tra. Đây là chương có nhiều kiến thức trừu tượng, quá trình dạy học
không có dụng cụ thí nghiệm. Vì vậy, để học sinh lĩnh hội những kiến thức, kĩ năng và thái độ theo
chuẩn và trên chuẩn phụ thuộc rất nhiều vào tính sáng tạo, kĩ năng, trình độ của giáo viên cũng
như các kịch bản sư phạm tổ chức hoạt động học tập cho học sinh đã được giáo viên thiết kế trước.
Căn cứ vào nội dung chính của chương, chúng tôi xây dựng các khóa học E-learning
tương ứng với 3 vấn đề chính “Hạt nhân nguyên tử”. Sản phẩm E-learning được đăng tải trên
Ở nội dung này các khóa học E-learning bao gồm: Khóa học 1. Cấu tạo hạt
nhân và năng lượng liên kết hạt nhân; Khóa học 2. Phóng xạ; Khóa học 3. Phản ứng hạt nhân. Ứng
với mỗi khóa học sẽ được phân thành các môđun và các tiểu môđun theo chương trình phân nhánh.
40
Thiết kế E-learning dạy học một số kiến thức hạt nhân nguyên tử Vật lí 12...
2.2.1. E-learning dạy học một số nội dung lí thuyết
Yêu cầu tiên quyết khi giáo viên thiết kế các các chuỗi hoạt động trong mỗi môđun phải phù
hợp với các quy luật nhận thức của học sinh, phù hợp chương trình và chuẩn kiến thức đã được quy
định, ví dụ trong bài "Cấu tạo hạt nhân và năng lượng liên kết hạt nhân" Vật lí 12 THPT gồm [6]:
- Yêu cầu về kiến thức: Nêu được cấu tạo hạt nhân, lực hạt nhân là gì, các đặc điểm của lực
hạt nhân; độ hụt khối và công thức tính độ hụt khối của hạt nhân; năng lượng liên kết và công thức
tính năng lượng liên kết của hạt nhân hạt nhân.
- Yêu cầu về kĩ năng: Xác định được nguyên tố hóa học dựa trên số prôtôn và nơtron; vận
dụng thành thạo công thức tính độ hụt khối, năng lượng liên kết.
- Yêu cầu về thái độ: Học sinh hứng thú tìm hiểu các hiện tượng vật lí, áp dụng những hiểu
biết vào thực tiễn; tích cực rèn luyện tính trung thực, cẩn thận, chính xác khi quan sát các mô
phỏng, hình ảnh và tìm hiểu các hiện tượng vật lí; sẵn sàng cộng tác với bạn học, đấu tranh bảo vệ
quan điểm của mình, có ý thức bảo vệ hòa bình (không chế tạo và sử dụng vũ khí hạt nhân).
Khóa học 1 "Cấu tạo hạt nhân và năng lượng liên kết hạt nhân" được chúng tôi thiết kế theo
2 môđun và 9 tiểu môđun bao gồm:
- Môđun 1: Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.
+ Tiểu môđun 1: Cấu hạt nhân nguyên tử.
+ Tiểu môđun 2: Đồng vị.
+ Tiểu môđun 3: Đơn vị khối lượng nguyên tử.
+ Tiểu môđun 4: Khối lượng và năng lượng.
+ Tiểu môđun 5: Một số hạt thường gặp
- Môđun 2: Độ hụt khối – Năng lượng liên kết của hạt nhân.
+ Tiểu môđun 1: Lực hạt nhân.
+ Tiểu môđun 2: Độ hụt khối của hạt nhân z
A
X.
+ Tiểu môđun 3: Năng lượng liên kết Wlk của hạt nhân zAX.
+ Tiểu môđun 4: Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân.
Để học sinh không chỉ ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà phải nhận rõ dấu hiệu bản
chất, đặc trưng của nội dung được học, chúng tôi ưu tiên thiết kế chuỗi hoạt động nhận thức cho
học sinh theo con đường qui nạp. Sau khi cung cấp cho học sinh các kiến thức tiền đề để có thể tự
học, giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học dưới hình thức giao nhiệm vụ bằng các câu hỏi
trong phiếu học tập, có thể trả lời cá nhân hoặc nhóm theo cách tổ chức học tập của giáo viên. Hệ
thống câu hỏi có thể được xây dựng dưới dạng:
- Câu hỏi gợi mở: Là loại câu hỏi mà học sinh có thể trả lời thông qua đọc Sách giáo khoa
hoặc tài liệu tham khảo. Các câu hỏi gợi mở sẽ hướng dẫn học sinh nắm nội dung, cấu trúc bài
học, giúp học sinh phân loại các ý chính, ý phụ. Loại câu hỏi này sẽ giúp học sinh rèn luyện kĩ
năng đọc tài liệu đồng thời gia tăng năng lực ngôn ngữ.
Ví dụ: Dựa vào mô hình nguyên tử Rutherford, hãy trình bày cấu tạo của hạt nhân nguyên
tử? (giáo viên tổ chức cho học sinh xem thí nghiệm mô phỏng mô hình nguyên tử Rutherford trên
E-learning).
- Câu hỏi yêu cầu nắm vững kiến thức cơ bản: Câu hỏi này giúp học sinh tiếp cận nội dung
bài học, hiểu các thuật ngữ và cấu trúc diễn đạt của các định luật, định lí. Học sinh không thể chỉ
dựa vào các thông tin có sẵn trong tài liệu mà phải động não, suy nghĩ dựa trên nền các kiến thức
và kĩ năng đã có, tư duy, tương tác với nội dung học. Mục tiêu của loại câu hỏi yêu cầu nắm vững
kiến thức cơ bản, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng tư duy.
41
Mai Văn Trinh, Trương Thị Phương Chi
Ví dụ: Hãy nêu cấu tạo của các nguyên tử 168 O và
226
88 Ra? học sinh muốn trả lời được câu
hỏi dạng này phải nắm vững cấu tạo của nguyên tử.
- Câu hỏi yêu cầu học sinh đào sâu nội dung, vận dụng, liên hệ thực tế: Học sinh muốn trả
lời các dạng câu hỏi này phải đi vào bản chất các định lí, định luật vật lí, phải tra cứu thêm tài liệu
ngoài Sách giáo khoa. Học sinh nắm vững bài tập ở cấp độ vận dụng để giải thích các vấn đề liên
quan nội dung học, nhờ đó mà kiến thức học tập được khắc sâu hơn. Ngoài ra các câu hỏi liên hệ
thực tế giúp học sinh mở rộng kiến thức đối với nội dung đang học, hiểu được nội dung đó ứng
dụng trong thực tế như thế nào. Loại câu hỏi này rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tìm kiếm, tra
cứu tài liệu tham khảo, tư duy logic.
Ví dụ: Một nhóm nghiên cứu khi phân tích một mẫu brom lỏng chỉ tìm được 3 giá trị khối
lượng phân tử. Trưởng nhóm kết luận rằng brom có 2 đồng vị. Kết luận này có chính xác không?
Giải thích?
Để đánh giá kết quả và những tiến bộ mà học sinh đã rèn luyện được, giáo viên có thể dựa
vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của học sinh. Cụ thể:
+ Phát biểu, trả lời các câu hỏi: Học sinh nêu nhận xét, trình bày quan điểm của mình. Giáo
viên dựa trên câu trả lời của học sinh mà đánh giá mức độ kiến thức nắm được đồng thời còn đánh
giá được năng lực ngôn ngữ, kĩ năng nghe giảng, kĩ năng ghi chép, trình bày (nếu bài làm nộp cho
giáo viên hoặc gửi trên E-learning) hay kĩ năng trình bày, lập luận, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Vật
lí... (nếu trả lời trước lớp).
+ Chất vấn: Nội dung câu hỏi và cách học sinh nêu câu hỏi với giáo viên hay bạn học. Dựa
trên các câu hỏi chất vấn, giáo viên sẽ đánh giá mức độ nắm kiến thức của học sinh, hướng dẫn và
rèn luyện cho học sinh cách đặt câu hỏi, cách trình bày ý kiến về 1 vấn đề quan tâm, cách khơi gợi
sự chú ý, suy nghĩ của người khác.
+ Thảo luận: Cùng các bạn trong nhóm trao đổi thông tin, thu nhập dữ kiện để giải đáp các
câu hỏi. Quá trình này rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng tập
trung được suy nghĩ của người khác, kĩ năng hòa hợp để tạo quan điểm chung. Ngoài ra học sinh
còn được tạo mội trường để xây dựng và củng cố các mối quan hệ tốt với bạn bè xung quanh.
+ Tranh luận: Học sinh dựa trên các thông tin mà bản thân thu được để bảo vệ quan điểm
cá nhân, biết cách phản đối các ý kiến trái chiều, xác nhận tính đúng đắn của vấn đề.
+ Thuyết trình: Tổ chức cho học sinh thuyết trình trước lớp. Muốn hoàn thành được nhiệm
vụ này đòi hỏi học sinh phải biết lựa chọn, kết hợp kiến thức, phân tích, sắp xếp logic các ý chính
phụ liên quan đến nội dung cần thuyết trình để có thể thuyết phục, thu hút được người nghe. Hoạt
động này rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đọc, khai thác, tìm kiếm tài liệu, kĩ năng phân tích,
xử lí dữ kiện, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng nói trước đám đông...
+ Tổng kết ôn tập kiến thức bằng bản đồ tư duy. Cách làm này hướng dẫn, rèn luyện cho học
sinh cách ghi chép hiệu quả. Học sinh nắm được nội dung cơ bản trong bài, biết cách hệ thống hóa
bằng sơ đồ, ghi nhớ nội dung đã học sâu sắc hơn, rèn luyện kĩ năng tóm tắt, lập dàn bài khi học
tập. Cách vẽ, đọc và hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy bằng clip nằm sẵn trên khung hỗ trợ của
E-learning. Để rèn luyện cho học sinh cách ghi chép này, sau mỗi môđun, giáo viên giao cho học
sinh các nhiệm vụ cá nhân hoặc nhóm, yêu cầu tổng kết, hệ thống hóa kiến thức bằng bản đồ tư
duy, thông báo cụ thể thời hạn nộp bài và trả kết quả đánh giá. Kết quả được gửi vào hồ sơ học tập
của học sinh có kèm theo bản đồ tư duy mẫu để học sinh đối chiếu, hoàn thiện bài làm của mình.
2.2.2. E-learning dạy học bài tập
Khi thiết kế, giáo viên xác định các yêu cầu, mục đích cụ thể trong các câu hỏi dưới dạng
bài tập giao cho học sinh. Phải cụ thể hóa bằng hành động và phân hóa theo từng trình độ học
sinh, đảm bảo vừa sức nhưng không gây nhàm chán cho học sinh khá giỏi. Câu hỏi nhiệm vụ thể
hiện dưới dạng trắc nghiệm 4 lựa chọn. Với mỗi nhánh lựa chọn, học sinh sẽ được hướng dẫn theo
hướng suy luận thích hợp.
42
Thiết kế E-learning dạy học một số kiến thức hạt nhân nguyên tử Vật lí 12...
Hình 3. Mẫu bản đồ tư duy tóm tắt bài phóng xạ để học sinh đối chiếu
Mỗi học sinh có cách tư duy, suy luận khác nhau đối với 1 đối tượng học tập, vì thế mức độ
nắm bắt kiến thức cũng như vận dụng cũng khác nhau. Các bài tập theo hướng phân nhánh sẽ cho
kết quả phân hóa học sinh rõ rệt. Học sinh được tổ chức hoạt động trên từng nhánh ứng với mức
độ tư duy của mình. Đối với nhánh tư duy của học sinh yếu, cần nhiều bước trung gian hơn, nhiều
câu hỏi phụ và hướng dẫn bổ trợ hơn. Chẳng hạn với nhiệm vụ củng cố khái niệm vừa học, đối với
học sinh trung bình - yếu chỉ yêu cầu các em nhận dạng được khái niệm và vận dụng ở mức cơ bản
nhất nhưng với học sinh khá giỏi thì mức độ yêu cầu phải biết so sánh, tìm ra đặc trưng, vận dụng
khái niệm trong tình huống phức tạp hơn.
Ví dụ: Khi học tiểu môđun "Cấu tạo hạt nhân nguyên tử", học sinh hiểu được cấu tạo hạt
nhân nguyên tử và kí hiệu hạt nhân.
Bảng 1. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử:
Hạt nhân được cấu tạo bởi hai loại hạt sơ cấp gọi là nuclôn
Hạt sơ cấp
(nuclon) Kí hiệu Khối lượng theo kg
Khối lượng theo u
1u=1,66055.10-27kg Điện tích
Prôtôn p =11 H mp = 1, 67262.10−27kg mp = 1, 00728u +e
Nơtrôn n =01 n mn = 1, 67493.10−27kg mn = 1, 00866u
Không mang
điện tích
Hình 4. Mô hình nguyên tử Beryllium
43
Mai Văn Trinh, Trương Thị Phương Chi
Kí hiệu hạt nhân: ZAX
A = số nuctrôn: Số khối; Z = số prôtôn = điện tích hạt nhân; N= A - Z : Số nơtrôn
Bài tập cho nội dung này có thể như sau:
Câu hỏi 1: Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về cấu tạo hạt nhân nguyên tử?
A. Prôtôn và nơtrôn bên trong hạt nhân tích điện trái dấu.
B. Hạt nhân được cấu tạo từ các nuclôn
C. Có hai loại nuclôn là prôtôn và nơtrôn
D. Số prôtôn trong hạt nhân đúng bằng số electrôn trong nguyên tử.
Tính năng phản hồi tức thì sẽ thông báo ngay cho học sinh kết quả phương án lựa chọn là
đúng hay sai đồng thời có chú thích cụ thể cho học sinh đối chiếu, xem cách lập luận và thao tác
làm bài để tự hoàn thiện phương pháp đúng cho mình. Cụ thể nếu phương án lựa chọn của học
sinh là:
- Phương án A: Là phương án trả lời đúng. Học sinh nắm được kiến thức cấu tạo hạt nhân,
nhớ được chi tiết nơtrôn không mang điện.
- Phương án B hoặc C: Hai nội dung B và C có ngay trong tài liệu, học sinh chọn sai phương
án vì chưa nhớ được kiến thức hoặc xác định sai yêu cầu của đề bài. Trợ giúp trong trường hợp này
hoặc sẽ xuất hiện hộp hỗ trợ giữa màn hình để học sinh đọc lại kiến thức hoặc sẽ lưu ý nhắc học
sinh cách chú ý những từ khóa then chốt trong câu hỏi.
Từ khóa ”SAI” được phóng to tạo nhắc nhở học sinh chú ý đọc kĩ yêu cầu đề bài, tránh mắc
sai lầm vì không đọc kĩ đề bài.
- Phương án D vì nhớ nhầm số prôtôn và nơtrôn bằng với số electrôn trong nguyên tử, trợ
giúp trên E-learning sẽ mở lại cửa sổ có trích dẫn p