Các cấp độ đo lường
• Thang đo định danh (Nominal): Phản ánh sự khác nhau về tên gọi, màu sắc, tính chất, đặc
điểm (gọi chung là các đặc điểm thuộc tính) của các đơn vị điều tra
• VD: Nam = 1; Nữ = 0;
Đã có gia đình = 1, chưa có gia đình = 2
• Thang đo thứ tự (Ordinal): phản ánh sự khác biệt về thuộc tính VÀ về thứ tự hơn kém giữa các đơn vị
• VD: Mức độ ưa thích các sản phẩm (xếp theo thứ tự 1,2,3 )
30 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 3135 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế nghiên cứu điều tra: Thang đo - Bảng hỏi – phương thức điều tra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA
THANG ĐO - BẢNG HỎI –
PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRA
Các cấp độ đo lường
• Thang đo định danh (Nominal): Phản ánh sự
khác nhau về tên gọi, màu sắc, tính chất, đặc
điểm(gọi chung là các đặc điểm thuộc tính)
của các đơn vị điều tra
• VD: Nam = 1; Nữ = 0;
Đã có gia đình = 1, chưa có gia đình = 2
• Thang đo thứ tự (Ordinal): phản ánh sự khác
biệt về thuộc tính VÀ về thứ tự hơn kém giữa
các đơn vị
• VD: Mức độ ưa thích các sản phẩm (xếp theo thứ
tự 1,2,3 )
Các cấp độ đo lường
• Thang đo khoảng (Interval): là một dạng đặc
biệt của thang đo thứ tự, trong đó khoảng
cách giữa các thứ tự đều nhau
VD: Sản phẩm có mức giá hợp lý
Rất không đồng ý Rất đồng ý
1 2 3 4 5
• Thang đo tỷ lệ (Ratio): là một dạng đặc biệt
của thang đo khoảng, trong đó giá trị 0 của
thang đo là điểm gốc cố định.
• VD: Mét, kg, tấn, tạ .
Các cấp độ đo lường
# Thiết kế thang đo
• Thang đo phân loại:
- Hai chọn một (phân loại đơn giản)
- Nhiều lựa chọn, một trả lời
- Nhiều lựa chọn, nhiều trả lời
Thiết kế thang đo
• Thang đo đánh giá:
- Thang đo dạng Likert (Likert-type)
Đây là một dạng thang đo lường về mức độ
đồng ý hay không đồng ý với các mục được
đề nghị
Thường bao gồm 2 phần: Phần nêu nội dung,
và phần nêu những đánh giá theo từng nội
dung đó
Thiết kế thang đo
• Thang đo có hai cực đối lập – thang
đo đối nghĩa
# VD: Đánh giá chất lượng của dịch vụ EMS:
Thiết kế thang đo
• Thang đo có hai cực đối lập - thang đo
số
Đây là một thang điểm, được biểu hiện dưới
dạng một dãy số liên tục từ 1 đến 5, hay
từ 1 đến 7, hay từ -3 đến +3; trong đó hai
cực của thang đo này luôn đối lập nhau về
mặt ngữ nghĩa.
Thiết kế thang đo
• Thang đo số (tt)
# VD:
Thiết kế thang đo
• Thang đo Stapel
Được biểu hiện dưới dạng một dãy số liên
tục từ dương (+) đến âm (-), chẳng hạn
từ +3 đến -3, +5 đến -5 để đo lường
hướng và cường độ của thái độ của người
trả lời.
Trong thang đo này chỉ dùng một tính từ
duy nhất, thường tương ứng với số 0 nằm
ở giữa
Thiết kế thang đo
• Thang đo Stapel (tt)
# VD: Bạn hãy cho biết đánh giá của bạn
về nhà hàng A:
Thiết kế thang đo
• Thang đo đánh giá đồ họa
# VD: Bạn có giới thiệu dịch vụ Complete Care cho
người khác?
(Đánh dấu X tại vị trí trên đường ngang phản ánh chính
xác nhất ý kiến của bạn)
Hầu như luôn luôn I---------------x--------I Không bao giờ
Thiết kế thang đo
• Thang đo liệt kê nhiều đánh giá
# VD:
Thiết kế thang đo
• Thang đo có tổng điểm cố định
# VD: Hãy chia 100% cho sự đánh giá của bạn về tầm quan trọng
của các yếu tố sau đây khi bạn quyết định mua quần áo thể
thao cho chơi tenis. Yếu tố nào được bạn đánh giá càng quan
trọng thì bạn cho điểm càng cao, nếu nó hoàn toàn không quan
trọng đối với bạn thì bạn hãy cho điểm 0.
Tiện lợi khi mặc . %
Bền . %
Nhãn hiệu nổi tiếng . %
Kiểu dáng . %
Giá cả hợp lý . %
Hợp thời trang .... %
Cộng 100%
Thiết kế thang đo
• Thang đo so sánh từng cặp
# VD: So sánh mức độ ưa thích giữa 5 nhãn
hiệu dầu gội đầu : A, B, C, D, E bằng cách
tạo ra những so sánh từng cặp : A-B, A-C,
A-D, A-E, B-C, B-D, B-E, C-D, C-E, D-E.
Thiết kế thang đo
• Thang đo xếp hạng theo thứ tự
# VD: Hãy chỉ ra mức độ yêu thích âm nhạc
của bạn, với 1 là thích nhất, 2 là thích thứ
nhì,cho mỗi loại âm nhạc dưới đây:
____ Nhạc trẻ
____ Quan họ
____ Cải lương
____ Ca trù
____ Hát bội
Thiết kế thang đo
• Thang đo đối chiếu với chuẩn mực
# VD:
Các tiêu chuẩn
lựa chọn thang đo
• Độ tin cậy
- Một thang đo cung cấp những kết quả nhất
quán qua những lần đo khác nhau được coi là
đảm bảo độ tin cậy vì nó đã loại trừ được
những sai số ngẫu nhiên, đảm bảo chất
lượng của dữ liệu thu thập.
- Để đánh giá độ tin cậy của thang đo thường
dùng các cách sau
Các tiêu chuẩn
lựa chọn thang đo
• Kiểm tra và tái kiểm tra:
• Dùng 1 công cụ đo và đo 2 lần trên 1 nhóm
khảo sát. Chỉ số tương quan của kết quả sẽ thể
hiện độ tin cậy của công cụ đo
• Mẫu tương đương (Equivalent forms):
• lập 2 mẫu đo lường khác nhau nhưng đo cùng
1 hiện tượng. Chỉ số tương quan giữa 2 mẫu sẽ
thể hiện độ tin cậy của công cụ đo
• Độ nhất quán nội tại:
• Cronbach alfa (chấp nhận khi chỉ số > 0.7)
Các tiêu chuẩn
lựa chọn thang đo
• Giá trị của thang đo
Là khả năng đo lường đúng những gì mà nhà
nghiên cứu cần đo. Muốn đảm bảo giá trị của
thang đo, cần xác định đúng các đặc tính cần
đo và lựa chọn các cấp độ đo lường thích hợp.
• Tính đa dạng của thang đo
Một thang đo phải đáp ứng được nhiều mục đích
sử dụng: giải thích cho kết quả nghiên cứu, từ
kết quả thu thập đưa ra những kết luận suy
đoán khác
Các tiêu chuẩn
lựa chọn thang đo
• Tính dễ trả lời
Không được để xảy ra tình trạng người được
hỏi từ chối trả lời vì khó trả lời, hay đưa ra
những nhận định sai lệch bản chất do
cách đặt câu hỏi không phù hợp
# Thiết kế bảng hỏi điều tra
- Quy trình thiết kế:
B1: # Xác định các dữ liệu cần tìm
B2: # Xác định phương pháp phỏng vấn
B3: # Phác thảo nội dung bảng câu hỏi
B4: # Thiết kế, chọn dạng cho câu hỏi
B5: # Xác định từ ngữ thích hợp cho bảng
câu hỏi (bao gồm cả dịch câu hỏi và mã
hóa câu hỏi)
- Quy trình thiết kế
B6: # Xây dựng cấu trúc bảng câu hỏi
B7: # Thiết kế việc trình bày bảng câu hỏi
- Tên bảng hỏi ngắn gọn, rõ ràng, có mã số,
có đánh số tất cả các trang
- Có hướng dẫn trả lời, lời cảm ơn
- Thận trọng với việc sử dụng nhiều câu hỏi
lọc
- Không nên hỏi 2 ý cùng lúc trong 1 câu hỏi
- Quy trình thiết kế
- Bảng hỏi càng ngắn gọn (về số trang) càng
tốt. Số lượng câu hỏi càng ít càng tốt.
- Bảng hỏi phải có bố cục và liên kết hợp lý
- Dùng thang đo thống nhất
- Nhấn mạnh các từ quan trọng bằng in đậm,
gạch chân
- Trình bày in ấn đẹp, dễ đọc và dễ điền câu
trả lời (font chữ, cách dòng )
- Quy trình thiết kế
B8: # Điều tra thử để điều chỉnh bảng câu
hỏi; đánh giá độ giá trị của các câu hỏi
và độ tin cậy kỳ vọng của dữ liệu thu
thập được
“Dù bị áp lực về thời gian, hãy cố hết sức để
thử nghiệm bảng câu hỏi” (Bell, 2005) bởi
vì nếu không có thử nghiệm, sẽ không có
cách nào để biết được bảng câu hỏi sẽ
thành công
- Quy trình thiết kế
* Các thông tin cần biết qua điều tra thử:
- Thời gian cần để hoàn thành bảng câu hỏi
- Độ rõ ràng của các chỉ dẫn
- Câu hỏi nào chưa rõ ràng hoặc đa nghĩa
- Câu hỏi nào mà người trả lời thấy khó trả lời
- Có nội dung nào bị bỏ qua không
- Bố cục đã rõ ràng, hợp lý chưa
- Những nhận xét khác
- Quy trình thiết kế
* Các thông tin cần biết qua điều tra thử:
Đối với các bảng câu hỏi do phỏng vấn viên thực
hiện, cần phải thử nghiệm với các phỏng vấn
viên để phát hiện:
- Có câu hỏi nào nên có công cụ trực quan hỗ trợ
không ?
- Họ có khó khăn trong việc tìm ra cách để hoàn
thành bảng câu hỏi không ?
- Họ có ghi chép chính xác các câu trả lời không ?
# Các dấu hiệu của bảng hỏi tốt
- Thu thập được đầy đủ dữ liệu cần thiết
- Bảng hỏi trình bày đẹp, ngắn gọn, dễ hiểu
- Sử dụng thang đo thống nhất, độ tin cậy cao
- Các câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ trả lời
- Câu hỏi phải có đầy đủ các phương án trả lời
- Các câu hỏi phải được sắp xếp logic, hợp lý
Phương thức điều tra - Phỏng
vấn cá nhân trực tiếp
# Ưu điểm của phương pháp:
- Cơ hội phản hồi thông tin
- Độ dài phỏng vấn
- Khả năng hoàn tất
- Khả năng minh họa
- Tỷ lệ trả lời cao
Phỏng vấn cá nhân trực tiếp
# Hạn chế của phương pháp:
- Khả năng phát sinh sai sót
- Khả năng tái phỏng vấn
- Vấn đề chi phí
# Các biện pháp nâng cao hiệu quả:
- Kỹ năng đặt câu hỏi
- Kỹ năng giao tiếp
- Quan điểm trung lập, trung thực