Kỹ thuật nhiệt là học phần có tính chất lý thuyết cơ sở ngành nhằm giúp cho sinh viên thu nhận và củng cố kiến thức phục vụ cho các môn chuyên ngành: Công nghệ ôtô, Cơ khí chế tạo và ngành nhiệt. Đặc biệt là ngành Công nghệ ôtô giúp sinh viên nắm bắt các chu trình nhiệt áp dụng vào quá trình cháy của động cơ nhiệt và tính toán kết cấu dựa vào các yếu tố ban đầu làm cơ sở cho các môn: Nguyên lý động cơ, tính toán kết cấu động cơ, quá trình cháy trong động cơ, mô hình hóa quá trình cháy, đồ án tính toán nhiệt cho động cơ đốt trong
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng thể cho cả học phần: Kỹ thuật nhiệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A: THIẾT KẾ TỔNG THỂ CHO CẢ HỌC PHẦN: KỸ THUẬT NHIỆT (dành cho hệ cao đẳng chính quy_ 30 tiết)
Vai trò của học phần trong chương trình đào tạo :
Kỹ thuật nhiệt là học phần có tính chất lý thuyết cơ sở ngành nhằm giúp cho sinh viên thu nhận và củng cố kiến thức phục vụ cho các môn chuyên ngành: Công nghệ ôtô, Cơ khí chế tạo và ngành nhiệt. Đặc biệt là ngành Công nghệ ôtô giúp sinh viên nắm bắt các chu trình nhiệt áp dụng vào quá trình cháy của động cơ nhiệt và tính toán kết cấu dựa vào các yếu tố ban đầu làm cơ sở cho các môn: Nguyên lý động cơ, tính toán kết cấu động cơ, quá trình cháy trong động cơ, mô hình hóa quá trình cháy, đồ án tính toán nhiệt cho động cơ đốt trong…
Lĩnh vực khoa học của học phần:
Học phần kỹ thuật nhiệt là một trong những học phần cơ bản của các khối ngành kỹ thuật - công nghệ, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở về năng lượng nhiệt, chu trình nhiệt áp dụng nhiều cho chuyên ngành Công nghệ ôtô và xây dựng mô hình cháy trong động cơ đối với các nghiên cứu khoa học.
Mục đích của học phần:
Sau khi hoàn tất môn học sinh viên có khả năng:
Nắm được các quá trình biến đổi năng lượng chủ yếu là cơ năng và nhiệt năng, đồng thời trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về trao đổi nhiệt trong các hệ thống thực tế và các chu trình nhiệt để áp dụng cho nhiều môn chuyên ngành. Đây là môn cơ sở ngành rất quan trọng.
Những nội dung khác:
Học phần này phục vụ trực tiếp cho đồ án tính toán nhiệt cho động cơ đốt trong.
Học phần này là cơ sở để sinh viên ngành Công nghệ ôtô làm đồ án tốt nghiệp về chuyên ngành kỹ thuật động cơ nhiệt.
Làm nền tảng cho các học viên cao học và nghiên cứu sinh tính toán mô phỏng các quá trình cháy trong động cơ để cải tiến thiết kế buồng cháy.
- Tài liệu học tập
- Sách, giáo trình chính
[1] Hoàng Đình Tín, Cơ sở nhiệt công nghiệp, NXB ĐHQG, 2006
[2] Hoàng Đình Tín – Bùi Hải, Bài tập nhiệt động lực học kỹ thuật, NXBĐH QG, 2004.
Tài liệu tham khảo
[1]. Hoàng Đình Tín, Lê Chí Hiệp - Nhiệt động lực học kỹ thuật - Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật - 1997.
[2]. Yunus A. Cengel, Michael A. Boles - Thermodynamic: an engineering approach, International Edition - 1994.
[3]. Gordon Van Wylen - Fundamentals of Classical Thermodynamics - John Wiley & Sons, New York - 1978.
5. Nội dung chi tiết học phần:
TT
Nội dung chương trình
Số tiết
Phân bố thời gian
Ghi chú
Lí thuyết
Thực hành
Tự học
1
Khái niệm cơ bản và phương trình trạng thái của vật chất ở thể khí
2
2
2
Định luật nhiệt động thứ nhất và các quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng
4
4
3
Định luật nhiệt động thứ 2
2
2
4
Hơi nước
3
3
5
Một số quá trình đặc biệt của khí và hơi
4
4
6
Không khí ẩm
3
3
7
Chu trình và thiết bị hệ thống lạnh
3
3
8
Dẫn nhiệt
3
3
9
Tỏa nhiệt đối lưu
3
3
10
Bức xạ nhiệt
3
3
TỔNG CỘNG
30
30
Chương 1 : KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA VẬT CHẤT Ở THỂ KHÍ
Các vấn đề chung
Một số khái niệm và định nghĩa
Thông số trạng thái
Phương trình trạng thái vật chất ở thể khí
Hỗn hợp khí lý tưởng
Chương 2 : ĐỊNH LUẬT NHIỆT ĐỘNG THỨ NHẤT VÀ CÁC QUÁ TRÌNH NHIỆT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG
Công
Nhiệt lượng
Định luật nhiệt động thứ nhất
Một số quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng
Chương 3: ĐỊNH LUẬT NHIỆT ĐỘNG THỨ 2
Khái niệm
Chu trình nhiệt động
Các phát biểu cơ bản của định luật nhiệt động thứ 2
Chương 4: HƠI NƯỚC
Tổng quát.
Quá trình hóa hơi đẳng áp.
Các giản đồ biểu thị mối quan hệ P – V –T của các chất thuần khiết.
Quá trình nóng chảy và quá trình thăng hoa.
Cách xác định thông số trạng thái của nước và hơi nước.
Các quá trình nhiệt động cơ bản của nứơc và hơi nước
Chương 5: MỘT SỐ QUÁ TRÌNH ĐẶC BIỆT CỦA KHÍ VÀ HƠI
Quá trình lưu động
Quá trình tiết lưu
Quá trình hỗn hợp khí và hơi
Máy nén khí
Chu trình động cơ đốt trong
Chu trình turbine khí
Chương 6: KHÔNG KHÍ ẨM
6.1 Khái niệm cơ bản
6.2 Các thông số đặc trưng của không khí ẩm
6.3 Quá trình bão hòa đoạn nhiệt và nhiệt độ nhiệt kế ướt
6.4 Các quá trình nhiệt động cơ bản và ứng dụng
Chương 7: CHU TRÌNH VÀ THIẾT BỊ HỆ THỐNG LẠNH
7.1 Khái niệm chung
7.2 Môi chất lạnh
7.3 Một số chu trình hệ thống lạnh
Chương 8: TỎA NHIỆT ĐỐI LƯU TỰ NHIÊN
8.1 Đặc trưng của chuyển động tự nhiên
8.2 Tỏa nhiệt đối lưu tự nhiên trong không gian vô hạn
8.3 Tỏa nhiệt đối lưu tự nhiên trong không gian hữu hạn
Chương 9: TỎA NHIỆT ĐỐI LƯU KHI CHẤT LỎNG CHUYỂN ĐỘNG CƯỠNG BỨC
9.1 Đặc trưng của chuyển động trong ống
9.2 Tỏa nhiệt khi chảy rối
9.3 Tỏa nhiệt khi chất lỏng chảy tầng
9.4 Tỏa nhiệt ở trạng thái quá độ
9.5 Chảy ngang qua tấm phẳng
9.6 Chuyển động ngang qua ống đơn
9.7 Tỏa nhiệt khi dòng chất lỏng chuyển động ngang qua ống
Chương 10: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BỨC XẠ
10.1 Khái niệm cơ bản về bức xạ nhiệt
10.2 Các định nghĩa cơ bản của bức xạ nhiệt
10.3 Các định luật cơ bản của bức xạ nhiệt
10.4 Bức xạ chất khí
6. Những chương cần phải lồng vào dạy phương pháp nhận thức cho sinh viên.
Tất cả các chương, đặc biệt là chương I, II, III, IV, V, VII.
Bởi vì: các chương này giúp sinh viên nắm bắt những kiến thức bổ trợ cho các môn chuyên ngành và làm đồ án môn học chuyên ngành công nghệ oto. Nó là môn cơ sở ngành đòi hỏi sinh viên phải học để vận dụng vào chuyên ngành trong suốt quá trình học cung như sau này.
Bài soạn số 01
Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM Năm học: 2010
Môn học: Kỹ thuật nhiệt Lớp: NCOT3NA
Bài dạy: Khái niệm cơ bản và phương trình Ngày dạy:…………
trạng thái của vật chất ở thể khí
Số tiết: 02 (Lý thuyết)
Chương 1 : KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA VẬT CHẤT Ở THỂ KHÍ
* Mục tiêu: Sinh viên nắm được các khái niệm về hệ thống nhiệt, nguồn nhiệt, môi chất và các thông số cơ bản áp suất, nhiệt độ, thể tích riêng và khối lượng riêng, bên canh đó tính toán được các thông số nội năng, Entanpi, Entropi…Đồng thời nắm bắt được phương trình trạng thái của chất khí để xây xựng phương trình trạng thái của hỗn hợp khí.
* Dán nhãn: là chương mở đường, tương đối dễ tiếp thu
* Giải thích: - Chương 1 là chương mở đường với các khái niệm, nội dung cơ sở nhiều nên yêu cầu sinh viên phải tập trung nắm vững.
- Nội dung “các thông số cơ bản” là nội dung để sinh viên nắm được ý nghĩa và đơn vị của các thông số khi tính toán các thông số khác
- Nội dung “ phương trình trạng thái” giúp sinh viên năm được mối quan hệ giữa các thông số trạng thái của hệ ở trạng thái cân bằng đẻ bổ trợ cho các chương sau.
* Quyết định:
+ Nội dung sẽ dạy
Các vấn đề chung
Một số khái niệm và định nghĩa
Thông số trạng thái
Phương trình trạng thái vật chất ở thể khí
+ Nội dung sinh viên tự lực nghiên cứu:
Hỗn hợp khí lý tưởng
II. Phân tích nội dung và xác định trọng tâm của bài
Tiết 1: tiết mở đường, dễ tiếp thu
Các vấn đề chung
Một số khái niệm và định nghĩa
● Tiết 2: tiết cơ bản của bài đòi hỏi sinh viên phải nắm bắt được, khó tiếp thu phương pháp tính các thông số qua phương trình trạng thái.
Là đơn nguyên quan trọng mở đường cho các chương sau và học chuyên ngành
1.3 Thông số trạng thái
1.4 Phương trình trạng thái vật chất ở thể khí
III. Lựa chọn phương pháp hoặc hệ phương pháp để truyền tải kiến thức
- Thuyết trình
- Đàm thoại
IV. Lựa chọn phương tiện dạy học
- Bài giảng
- Project
- Ghi bảng
V. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học
- Lớp bảng
- Thảo luận tại lớp
- thuyết trình
- Seminar
VI. Ghi giáo án
Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức lớp, tạo tâm thế học tập (thời gian: 2p)
- Điểm danh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
- thời gian: 8p
- Nội dung kiểm tra: Các bạn cho biết thiết bị nhiệt và hệ thống nhiệt là gì?
- Hình thưc kiểm tra: Đàm thoại trực tiếp
3. Nghiên cứu kiến thức mới
(Sinh viên sẽ tự trình bày theo quy định cụ thể của giáo viên như sau)
Thời gian
Nội dung
Phương pháp dạy học
(Hoạt động của thầy, của trò, các phương tiện tương ứng)
15p
Các vấn đê chung:
- Động cơ nhiệt
- máy lạnh
- bơm nhiệt
Một số khái niệm, định nghĩa
- Hệ thống nhiệt: là tập hợp những đối tượng được tách ra để nghiên cứu các hiện tượng về nhiệt.
- Nguồn nhiệt: những vật trao đổi nhiệt với môi chất.....
- Môi chất: chất mà dùng để truyền tải và chuyển hóa năng lượng.....
- Trình chiếu
- thuyết trình
- Phát vấn
- thuyết trình
- Phát vấn
35 p
Khái niệm
- Trạng thái là tập hợp các thông số xác định tính chất vật lý của môi chất hay của hệ ở một thời điểm nào đó. Các đại lượng vật lý đó gọi là thông số trạng thái.
- Nhiệt độ là một thông số trạng thái biểu thị mức độ nóng lạnh của vật, nó thể hiện ở mức độ chuyển động của nguyên tử và phân tử.
- 3 thông số trạng thái cơ bản của nhiệt kỹ thuật:
+ Nhiệt độ
+ Áp suất
+ Thể tích
riêng, khối lượng riêng
a. Nhiệt độ và định luật nhiệt động thứ không
b. Áp suất tuyệt đối
c. Thể tích riêng
- Máy chiếu
- Sinh viên trình bày khái niệm, giáo viên quan sát lớp và theo dõi sinh viên trình bày đúng sai, chưa chính xác chỗ nào.
- Chỗ nào sai khi SV vừa kết thúc ý, GV yêu cầu dừng lại hỏi lớp có thắc mắc gì không? Bạn trình bày thế được chưa? Cần Bổ sung thêm gì? Bạn nào thắc mắc vấn đề gì thì hỏi? giáo viên sẽ giải đáp.
- Nếu không ai thắc mắc gì nữa thì giáo viên đặt câu hỏi:
- Nhìn vào định luật nhiệt động thứ không về mặt giải tich các em thấy nó có tính chất gì?
- Theo các bạn Các thông số đó tính toán bằng lý thuyết hay thực nghiệm?
40p
- Phương trình trạng thái khí lý tưởng: biểu diễn quan hệ giữa các thông số trạng thái của khí lý tưởng ở một thời điểm nào đó. Khi nhiệt ở độ cao thì lực tương tác càng nhỏ, do đó có thể coi α = 1 và biểu thức sẽ được viết là:
- TÝnh h»ng sè R
- Giáo viên thuyết trình, sinh viên nghe giảng
- Giáo viên giải thích lại, hỏi sinh viên xem có ai thắc mắc gì nữa không và giải đáp
- Các bạn cho biết phương trình trạng thái xác định bởi các thông số nào?
4. Củng cố kiến thức (5 p)
- Giáo viên sẽ trình bày lại toàn bộ nội dung đã học, nhấn mạnh những đơn nguyên các cần áp dụng tính toán như các thông số và phương trình cơ bản.
- Yêu cầu sinh viên làm bài tập tính toán các thông số ở phần tự lực qua các thông số và phương trình trạng thái đã học.
5. Hướng dẫn công tác tự lực ở nhà (5p)
1. Xây dựng phương trình trạng thái của hỗn hợp khí?
2. nhiệt độ đo được tại giàn ngưng tụ của máy lạnh là 450C, khi chuyển sang độ F ta được giá trị ?
3. nhiệt độ đo được tại giàn bay hơi của máy lạnh là 590F, khi chuyển sang độ C ta được giá trị ?
Bài soạn số 02
Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM Năm học: 2010
Môn học: Kỹ thuật nhiệt Lớp: NCOT3NA
Bài dạy: Định luật nhiệt động thứ nhất và các Ngày dạy:…………
quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng
Số tiết: 04 (Lý thuyết)
Chương 2 : ĐỊNH LUẬT NHIỆT ĐỘNG THỨ NHẤT VÀ CÁC QUÁ TRÌNH NHIỆT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG
*Mục tiêu: Sinh viên nắm được quá trình sinh công, nội năng của quá trình nhiệt và các chu trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng phục vụ một phần cho bài tập lớn nguyên lý động cơ đốt trong, đồ án tính toán nhiệt động cơ.
* Dán nhãn: kiến thức khó tiếp thu, là chương cơ sở.
* Giải thích: Đây là chương phụ trợ cho những chương sau và chương cơ sở ngành vì nó phục vụ cho các môn chuyên ngành, nó dễ tiếp thu vì đây là định luật bảo toàn và biến hóa năng lượng của các chu trình nhiệt động không cần phải chứng minh, các chu trình là lý tưởng.
* Quyết định:
+ Nội dung sẽ dạy: toàn bộ
Công
Nhiệt lượng
Định luật nhiệt động thứ nhất
Một số quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng
II. Phân tích nội dung và xác định trọng tâm của bài
Tiết 1: tiết cơ bản, dễ tiếp thu
Công
Nhiệt lượng
● Tiết 2: tiết mở đường của bài đòi hỏi sinh viên phải nắm bắt được, để làm nền tảng học chương sau.
Là đơn nguyên quan trọng mở đường cho các chương sau và học chuyên ngành
Định luật nhiệt động thứ nhất
● Tiết 3,4 là tiết trọng tâm nội dung phục vụ trực tiếp cho môn chuyên ngành
Một số quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng
III. Lựa chọn phương pháp hoặc hệ phương pháp để truyền tải kiến thức
- Thuyết trình
- Đàm thoại
IV. Lựa chọn phương tiện dạy học
- Bài giảng
- Project
- Ghi bảng
V. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học
- Lớp bảng
- Thảo luận tại lớp
- thuyết trình
- Seminar
VI. Ghi giáo án
Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức lớp, tạo tâm thế học tập (thời gian: 2p)
- Điểm danh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
- thời gian: 8p
- Nội dung kiểm tra: Các bạn phát biểu định luật nhiệt động I và cho biết ý nghĩa của nó?
- Hình thưc kiểm tra: Đàm thoại trực tiếp
3. Nghiên cứu kiến thức mới
(Sinh viên sẽ tự trình bày theo quy định cụ thể của giáo viên như sau)
Thời gian
Nội dung
Phương pháp dạy học
(Hoạt động của thầy, của trò, các phương tiện tương ứng)
40p
Công: là đại lượng đặc trưng cho sự trao đổi năng lượng của môi chất với môi trường khi có chuyển động vĩ mô.
- công thay đổi thể tích
- công kỹ thuật
Công ngoài
Nhiệt lượng: là đại lượng đặc trưng cho sự trao đổi năng lượng của môi chất với môi trường khi có sự chênh lệch nhiệt độ
- Thuyết trình
- phát vấn, trả lời phát vấn
- Quan sát, ghi chép
- sinh viên phải nắm bắt được cách tính công, nhiệt lượng cho từng chu trình nhiệt động
60p
Định luật nhiệt động thứ nhất:
- phát biểu:là định luật bảo toàn và biến hóa năng lượng
-ý nghĩa: cho ta viết được phương trình cân bằng năng lượng
- các biểu thức định luật I
- Thuyết trình
- phát vấn, trả lời phát vấn
- Quan sát, ghi chép
- Sinh viên cần hiểu nội dung cách viết phương trình cân bằng năng lượng cho một chu trình nhiệt động
80p
Một số quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng:
- khái niệm: khi hệ cân bằng ở một trạng thái nào đó thì các thông số trạng thái sẽ có giá trị xác định.
- Các quá trình
+ quá trình đẳng tích
+quá trình đẳng áp
+ quá trình đẳng nhiệt
+ quá trình đoạn nhiệt
+ quá trình đa biến
- thuyết trình
- phát vấn
- trả lời phát vấn
Sinh viên cần nắm bắt được bản chất từng quá trình no còn là nội dung xuyên suốt cho các môn chuyên ngành
4. Củng cố kiến thức (5 p)
- Giáo viên sẽ trình bày lại toàn bộ nội dung đã học, nhấn mạnh những đơn nguyên các cần áp dụng tính toán và ý nghĩa định luật nhiệt động I để dễ tiếp thu chương tiếp theo.
- Yêu cầu sinh viên làm bài tập tính toán các thông số ở phần tự lực với các quá trình nhiệt động, nắm rõ và phân biệt được từng quá trình cụ thể.
5. Hướng dẫn công tác tự lực ở nhà (5p)
1. Tìm hiểu phương pháp tính công và nhiệt lượng đối với các chu trình nhiệt động?
2. Làm các bài tập áp dụng cho các quá trình nhiệt động trong sách bài tập kỹ thuật nhiệt?
Bài soạn số 03
Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM Năm học: 2010
Môn học: Kỹ thuật nhiệt Lớp: NCOT3NA
Bài dạy: Định luật nhiệt động thứ 2 Ngày dạy:…………
Số tiết: 02 (Lý thuyết)
Chương 3. ĐỊNH LUẬT NHIỆT ĐỘNG THỨ 2
*Mục tiêu: Sinh viên hiểu rõ về định luật nhiệt động I và tìm điều kiện xảy ra quá trình cho định luật I và nắm bắt được các quá trình xảy ra trong một chu trình và các thông số đặc trưng cho chu trình.
* Dán nhãn: là chương dễ hiểu, dễ tiếp thu.
* Giải thích:
- Đây là chương mà sau khi học xong sinh viên dựa vào chương 2 sẽ rất dễ nắm bắt được và hiểu sâu về định luật nhiệt động I.
- các chu trình được xét trong điều kiện lý tưởng nên dễ tiếp thu bài.
* Quyết định:
+ Nội dung sẽ dạy:
3.1 Khái niệm
3.2 Chu trình nhiệt động
+ Nội dung sinh viên tự lực nghiên cứu:
3.3 Các phát biểu cơ bản của định luật nhiệt động thứ 2
II. Phân tích nội dung và xác định trọng tâm của bài
Tiết 1: tiết mở đường, dễ tiếp thu
3.1 Khái niệm
3.2 Chu trình nhiệt động
● Tiết 2: tiết cơ bản của bài đòi hỏi sinh viên phải nắm bắt được, khó tiếp thu
Là đơn nguyên quan trọng mở đường cho các chương sau và học chuyên ngành
3.2 Chu trình nhiệt động
3.3 Các phát biểu cơ bản của định luật nhiệt động thứ 2
III. Lựa chọn phương pháp hoặc hệ phương pháp để truyền tải kiến thức
- Thuyết trình
- Đàm thoại
IV. Lựa chọn phương tiện dạy học
- Bài giảng
- Project
- Ghi bảng
V. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học
- Lớp bảng
- Thảo luận tại lớp
- thuyết trình
- Seminar
VI. Ghi giáo án
Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức lớp, tạo tâm thế học tập (thời gian: 2p)
- Điểm danh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
- thời gian: 8p
- Nội dung kiểm tra: Các bạn cho hãy phát biểu định luật nhiệt động I và cho biết ý nghĩa của nó?
- Hình thưc kiểm tra: Đàm thoại trực tiếp
3. Nghiên cứu kiến thức mới
(Sinh viên sẽ tự trình bày theo quy định cụ thể của giáo viên như sau)
Thời gian
Nội dung
Phương pháp dạy học
(Hoạt động của thầy, của trò, các phương tiện tương ứng)
15p
Khái niệm: mọi quá trình tự phát trong tự nhiên đều xảy ra theo một chiều hướng nhất định
- Thuyết trình
- phát vấn, trả lời phát vấn
- Quan sát, ghi chép
- sinh viên phải nắm bắt được định luật II giải quyết vấn đề nào của định luật I?
40 p
60p
Chu trình nhiệt động:
- Chu trình thuận chiều: là chu trình môi chất nhận nhiệt từ nguồn nóng nhả cho nguồn lạnh và biến một phần thành công(chu trình sinh công).
+ Đồ thị p-V, T-s
+ Thông số
. Công l > 0
. hiệu suất
- Chu trình ngược chiều: là chu trình mà môi chất nhận công từ bên ngoài để lấy nhiệt từ nguồn lạnh nhả cho nguồn nóng.
+ Đồ thị p-V, T-s
+ thông số
. Công l < 0
. hệ số làm lạnh ε
. hệ số làm nóng φ
- Chu trình carnot: là chu trình gồm 4 quá trình trong đó có 2 quá trình đoạn nhiệt thuận nghịch, 2 quá trình đẳng nhiệt thuận nghịch diễn ra xen kẽ nhau.
+ Chu trình carnot thuận chiều:
- Đồ thị p-V, T-s
- hiệu suất ηct
- nhận xét
+ Chu trình ngược chiều:
- Đồ thị p-V, T-s
- Hệ số làm lạnh của chu trình εc
- Hệ số làm nóng của chu trình φc
- Thuyết trình
- phát vấn, trả lời phát vấn
- Quan sát, ghi chép
- Sinh viên cần nắm được thế nào là chu trình thuận chiều, và tính hiệu suất?
- Sinh viên phải so sánh được chu trình thuận chiều và ngược chiều?
- So sánh 2 chu trình carnot thuận chiều và ngược chiều?
- Nắm bắt được hiệu suất và các hệ số để áp dụng tính toán?
4. Củng cố kiến thức (5 p)
- Giáo viên sẽ trình bày lại toàn bộ nội dung đã học, nhấn mạnh những đơn nguyên các cần áp dụng tính toán và cách nhận so sánh các chu trình.
- Yêu cầu sinh viên làm bài tập tính toán các thông số ở phần tự lực với các bài tập trong sách nhiệt kỹ thuật cơ bản, nắm rõ và phân biệt được từng chu trình cụ thể.
5. Hướng dẫn công tác tự lực ở nhà (5p)
1. Hãy so sánh các chu trình thuận chiều và ngược chiều?
2. Làm các bài tập áp dụng cho các chu trình trong sách bài tập kỹ thuật nhiệt?
3. Tìm hiểu các phát biểu của định luật nhiệt động II?
4. Định luật nhiệt động II đã giải quyết được vấn đề gì ở Định luật I?
Bài soạn số 04
Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM Năm học: 2010
Môn học: Kỹ thuật nhiệt Lớp: NCOT3NA
Bài dạy: Hơi nước Ngày dạy:…………
Số tiết: 03 (Lý thuyết)
Chương 4: HƠI NƯỚC
* Mục tiêu: Sinh viên hiểu sâu về hơi nước nó là chất phổ biến và gần gũi nhất, nó mang đầy đủ các đặc tính nhiệt động chung của các chất thuần khiết nên khảo sát quá trình biến đổi trạng thái của hơi nước đại diện cho các chất thuần khiết.
* Dán nhãn: Chương trọng tâm, khối lượng kiến thức nhiều
* Giải thích: - chương trọng tâm vì nó là kiến thức cơ bản cho các chương 5,6,7 giúp sinh viên nắm bắt nhanh hơn.
- vì nó đại diện cho các chất thuần khiết nên nó xét nhiều khía cạnh nên lượng kiến thức nhiều.
* Quyết định:
+ Nội dung sẽ dạy: toàn bộ
Tổng quát.
Quá trình hóa hơi đẳng áp.
Các giản đồ biểu thị mối quan hệ P – V –T của các chất thuần khiết.
Quá trình nóng chảy và quá trình thăng hoa.
Cách xác định thông số trạng thái của nước và hơi nước.
Các quá trình nhiệt động cơ bản của nứơc và hơi nước
II. Phân tích nội dung và xác định trọng tâm của bài
● Tiết 1: tiết cơ sở, hơi khó tiếp thu
4.1 Tổng quát.
4.2 Quá trình hóa hơi đẳng áp.
4.3 Các giản đồ biểu thị mối quan hệ P – V –T của các chất thuần khiết.
● Tiết 2: tiết trọng tâm của bài đòi hỏi sinh viên phải nắm bắt được, khó tiếp thu cách xác định các thông số bằng đồ thị .
4.4 Quá trình nóng chảy và quá trình thăng hoa.
4.5 Cách xác định thông số trạng thái của nước và hơi nước
● Tiết 3: là tiết cơ sở, hơi k