Việc dịch chuyển của đời sống xã hội vào mobile là tất yếu nhưng không phải
mobile thay thế hoàn toàn các phương tiện truyền thông khác. Do vậy, doanh
nghiệp đừng xem mobile ads hay mobile marketing như một phương thức quảng
cáo, tiếp thị độc lập.
Đó là lời khuyên của Bà Phan Đặng Trà My (Đồng Giám đốc Điều hành Admicro -đơn vị sở hữu mạng quảng cáo trên di động phủ tới 95% độc giả Mobile Internet
Việt Nam) tại hội thảo “Giải mã vai trò của mobile” do Hiệp hội Mobile Marketing
Toàn cầu (MMA) tổ chức ngày 23/10 vừa qua tại Tp. Hồ Chí Minh
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết lập chiến dịch quảng cáo cho Mobile, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết lập chiến dịch
quảng cáo cho Mobile
Việc dịch chuyển của đời sống xã hội vào mobile là tất yếu nhưng không phải
mobile thay thế hoàn toàn các phương tiện truyền thông khác. Do vậy, doanh
nghiệp đừng xem mobile ads hay mobile marketing như một phương thức quảng
cáo, tiếp thị độc lập.
Đó là lời khuyên của Bà Phan Đặng Trà My (Đồng Giám đốc Điều hành Admicro -
đơn vị sở hữu mạng quảng cáo trên di động phủ tới 95% độc giả Mobile Internet
Việt Nam) tại hội thảo “Giải mã vai trò của mobile” do Hiệp hội Mobile Marketing
Toàn cầu (MMA) tổ chức ngày 23/10 vừa qua tại Tp. Hồ Chí Minh.
Trong hội thảo, với bài phát biểu được đánh giá cao “Mobile Ads - Từ ý tưởng tới
hiện thực”, Bà Phan Đặng Trà My đã đưa ra những lời khuyên hữu ích dành cho cả
doanh nghiệp, Publisher và Ad Platform nhằm xây dựng và thực hiện chiến dịch
quảng cáo trên di động sao cho hiệu quả nhất. Trong đó, doanh nghiệp là nhân tố
nòng cốt để hiện thực hóa các ý tưởng này.
Không đầu tư một cách mù quáng vào mobile marketing
Thị trường mobile marketing quả thật đang hết sức sôi động: độc giả cũng như đời
sống xã hội không ngừng dịch chuyển vào mobile. Tuy vậy, doanh nghiệp vẫn cần
cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn hình thức mobile marketing, định dạng mobile ads
đúng đắn, phù hợp.
Các hình thức quảng cáo trên di động mà doanh nghiệp sử dụng phải phù hợp với
tính chất ngành hàng kinh doanh, mục tiêu chiến dịch, đối tượng khách hàng, tình
hình ngân sách, tài chính, nhân lực,… Quy mô doanh nghiệp Big Brand hay SMB
cũng là yếu tố cần xem xét. Trong khi phần lớn Big Brand quan tâm đến việc làm
thương hiệu thì SMB (doanh nghiệp vừa và nhỏ) quan tâm nhiều đến việc kích sản
lượng, giá trị ngắn hạn và cần thấy hiệu quả ngay.
Xét riêng Mobile Ads, có 4 giải pháp quảng cáo phù hợp với các nhu cầu
marketing của doanh nghiệp: Banner, Download Apps, PR/Sponsored Post và
Tăng sản lượng. Các định dạng banner như Pop-Up, Catfish, Medium Banner giúp
doanh nghiệp tạo ấn tượng với khách hàng về mặt thương hiệu. Download Apps
gia tăng lượng khách tải ứng dụng. PR/Sponsored Post là một trong những hình
thức quảng cáo tự nhiên có khả năng truyền tải rõ ràng thông điệp về sản phẩm,
dịch vụ mà doanh nghiệp muốn đưa tới khách hàng. Trong khi đó, nhóm quảng cáo
tăng sản lượng với các hình thức tính phí theo hiệu quả cuối cùng của quảng cáo
vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách, vừa kích thích khách hàng tương tác,
tạo ra nhiều đơn đặt hàng mới cho các đơn vị kinh doanh.
Mobile là xương sống
Việc dịch chuyển của đời sống xã hội vào mobile là tất yếu nhưng không phải
mobile thay thế hoàn toàn các phương tiện truyền thông khác. Do vậy, doanh
nghiệp đừng xem mobile ads hay mobile marketing như một phương thức quảng
cáo, tiếp thị độc lập. Doanh nghiệp cần kết hợp chiến dịch mobile ads với các hình
thức digital marketing hoặc offline marketing khác. Trong đó, mobile ads sẽ là
xương sống (nhân tố chính) để gia tăng hiệu quả thương hiệu.Ví dụ, trong cùng
một chiến dịch quảng cáo, mobile sẽ là tâm điểm nhưng khéo léo kết hợp với báo
in (thông qua QR Code), sự kiện (thông qua tương tác bình chọn), Internet (thông
qua check-in, banking,…), thông điệp của doanh nghiệp sẽ lan tỏa tới khách hàng
một cách tổng thể và mạnh mẽ hơn.
Coi trọng Ad Landing Page
Doanh nghiệp không nên sử dụng chung một Ad Landing Page Format cho cả định
dạng web và mobile. Cần xác định rõ mục tiêu chiến dịch và làm hài lòng công
chúng với các công cụ, phương tiện phù hợp với mobile nhất có thể.
Khi thiết kế Mobile Landing Page, cần lưu ý đến các yếu tố đơn giản, kích thích
“action”. Màu chữ, font chữ của trang phải dễ đọc. Hình ảnh nên đặt ở kích thước
lớn để độc giả không phải zoom mà chỉ cần nhìn lướt qua là có thể thấy được trọn
vẹn. Nếu bạn dành thời gian để thiết kế mobile site trên di động giống như đang
thiết kế một tài sản quý giá và có ý nghĩa lâu dài, chắc chắn người truy cập Mobile
Landing Page sẽ cảm thấy hài lòng.
Trước đây, các thương hiệu luôn mặc định có PC Web trước rồi mới thiết kế
mobile site. Tuy nhiên, giờ đây, doanh nghiệp hãy tư duy ngược lại, thiết kế ổn
trên di động trước rồi hãy trở về tạo phiên bản ở Lap và PC.
Các hình thức Ad Landing Page cần phù hợp với các mục tiêu khác nhau của chiến
dịch quảng cáo như mua hàng (click to call), tải ứng dụng (download app), đăng ký
người chơi (User Sign Up), mobile web hay các “action” khác.
Không nhất thiết xây dựng app nếu không cần thiết
Mặc dù ưu điểm của app là cung cấp đầy đủ nhiều tính năng tới người sử dụng và
được coi như một “văn phòng ảo trên di động” nhưng 85% app của doanh nghiệp
được xây dựng một lần và… “bỏ không”. Bởi vậy, trường hợp bạn là một doanh
nghiệp lớn và có thể sinh lời ngay với ứng dụng thì mới nên nghĩ tới việc tạo app
riêng cho mình. Ngược lại, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, app chỉ nên được
xem như một chiến lược lâu dài và là ưu tiên sau, mobile site sẽ là lựa chọn thông
minh hơn.
App chỉ làm việc trên loại thiết bị mà nó được thiết kế dành riêng cho. Bạn có thể
chọn app khi chiến dịch mobile ads chỉ nhắm đến nhóm công chúng trên một loại
thiết bị nhất định, ví dụ người sử dụng android, fan của iPhone hay nhóm người sử
dụng Blackberry,… Trong khi đó, với “responsive design”, mobile site có thể được
thiết kế phù hợp với mọi thiết bị di động, kích cỡ màn hình và hệ điều hành khác
nhau.
Trường hợp bạn quyết tâm đầu tư xây dựng app phù hợp với nhiều thiết bị khác
nhau sẽ tạo ra nhiều tốn kém. Mặt khác, để duy trì, cập nhật và thường xuyên sửa
lỗi cho app, cần một hệ thống nhân sự công nghệ và cần sự chấp nhận từ app store,
thay vì sự tự do, chủ động hơn với mobile site.
Định dạng và thiết kế quảng cáo: đơn giản là đẹp
“Less is more” là nguyên tắc đầu tiên khi thiết kế quảng cáo trên di động. Điều này
được hiểu là “Đơn giản là hiệu quả”. Các quảng cáo cần được thiết kế tối giản sao
cho phù hợp với nhiều loại màn hình có kích thước nhỏ.
Định dạng và hình thức quảng cáo cần phù hợp với mục đích chiến dịch: mục đích
branding hay performance based.
Nếu là branding, thiết kế cần làm nổi bật và nhận diện được hình ảnh của thương
hiệu. Nếu là performance based, thiết kế cần tạo ra sự tương tác của độc giả với
các “lời mời” do doanh nghiệp đưa ra.
Các thiết kế và định dạng này cần được phân phối trên các thiết bị và hệ thống site
phù hợp.
Cách thiết lập mục tiêu tập trung trong chiến dich social media
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng thu hẹp hơn và gắn kết
với nhau nhiều hơn nhờ Internet. Trên thực tế, ở bất cứ nơi nào, mọi người đều có
thể tận dụng các công cụ mạng xã hội để kết nối và chia sẻ quan điểm cá nhân của
mình về bất kỳ thứ gì có ích cho cộng đồng, Quay về cách đây 8 năm, ta thấy
người dân việt nam hoàn toàn không có khả năng hưởng ứng công khai và chia sẻ
ý kiến cá nhân về những vấn đề một cách dễ dàng đến như vậy. Và họ cũng không
dám mơ rằng ý kiến của mình có thể truyền cảm hứng để mọi người hành động và
đạt được hiệu quả theo cách đó. Nhưng đây chính là những gì đã xảy ra…
Mặc dù các công cụ mạng xã hội được sử dụng rộng rãi để khuyến khích hành
động, nhưng những người sử dụng hiệu quả nhất đều có một điểm chung: tập trung
vào một mục tiêu duy nhất. Dù một số phong trào dường như diễn ra với quy mô
lớn gây ấn tượng mạnh mẽ - những người vốn “thất thế” đứng lên bảo vệ quyền lợi
của nữ giới, Chương trình vì trái đất 60’, Vấn đề chuyển giá của các tập đoàn nước
ngoài hay những lời kêu gọi giúp đỡ cho chính con thơ của họ mắc phải bệnh hiểm
nghèo, hay vấn đề xã hội , môi trường…. – mỗi chiến dịch đa phần đều bắt đầu từ
một cá nhân hay một nhóm nhỏ, chỉ vài người với một mục tiêu duy nhất.
Họ chỉ có một mục tiêu tập trung duy nhất để đưa ra định hướng, động lực và
hướng dẫn hành động. Một mục tiêu tập trung bao gồm nhiều yếu tố, mà tôi
gọi HATCH để dễ ghi nhớ (HATCH là chữ viết tắt của Humanistic – Tính nhân
văn, Actionable - Khả năng ứng dụng thực tiễn, Testable - Khả năng kiểm chứng,
Clarity – tính minh bạch, và happiness - Niềm vui/hạnh phúc).
Các nguyên tắc thiết lập mục tiêu tập trung
Nguyên tắc thứ 1 – Tính nhân văn
Embrace một tổ chức phi lợi của một nhóm sinh viên chuyên nghành thiết kế đã
chế tạo thành công túi ngủ dành cho trẻ sơ sinh thiếu tháng chỉ 25 usd rất tiện dụng
không cần sạc điện - Nạp điện bằng nước nongs^^ để giữ ấm thân thể cả trẻ sơ
sinh, dễ di chuyển, dễ vệ sinh và đặc biệt là phù hợp với văn hóa "chuột túi" -chăm
sóc trẻ sơ sinh, nó đã thay thế cho lồng kính mới với giá 20.000 usd. Hiện tại
Embrace đang sản xuất loại sản phẩm này tại Ấn Độ - đất nước chiếm 40% trẻ sơ
sinh thiếu tháng trên thế giới, Dự đoán Embrace có thể cứu hơn 15 triệu trẻ em sơ
sinh thiếu tháng trong vòng mười năm tới, họ đang thúc đẩy truyền thông trên các
công cụ mạng xã hội tới các bà mẹ tại các nước đang phát triển nhằm phổ biến sứ
mệnh của họ.
Các bạn thấy đấy một mục tiêu có tính nhân văn sẽ giúp bạn làm những chiến dịch
social hiệu quả hơn, cộng đồng sẽ giúp bạn truyền thông và thông điệp hay mục
tiêu của bạn sẽ lan tỏa sâu và rộng hơn. Việc đầu tiên ta cần tìm ra tính nhân văn
của mỗi chiến dịch social của chúng ta là gi???
Nguyên tắc thứ 2: - Tính thực tiễn
Khả năng cân bằng giữa các mục tiêu tưởng tượng và các mục tiêu thực tế là điểm
máu chốt để cân bằng sự tập trung. Những mục tiêu dễ đạt được sẽ không làm thỏa
mãn người tham gia và không tạo nhiều ấn tượng cho mục đích của bạn. Còn
những mục tiêu vượt quá tầm sẽ khiến mọi người nhụt chí, dẫn đến việc dễ dàng từ
bỏ hoặc không cố gắng. Để cân bằng giữa hai thái cực này, hãy chia mục tiêu đó
thành nhiều phần khác nhau: một mục tiêu vĩ mô dài hạn và nhiều mục tiêu ngắn
hạn hay mục tiêu vi mô.
Ban đầu, đừng tập trung vào mục tiêu dài hạn. Thay vào đó, hãy chú trọng đến
những mục tiêu vi mô để có được bức tranh rõ ràng về tiến trình phát triển. Việc
hình dung tiến trình đạt được một mục tiêu (ví dụ học hành chăm chỉ để chuẩn bị
cho kỳ thi) sẽ hiệu quả hơn so với việc nghĩ đến thứ hạng A. Việc theo đuổi các
mục tiêu vi mô có tính thực tiễn sẽ giúp biến một vấn đề phức tạp thành một điều
gì đó trong tầm kiểm soát. Nói cách khác, các mục tiêu vi mô không chỉ cho phép
bạn dễ dàng theo dõi được tiến triển mà còn giúp bạn tỉnh táo và ít căng thẳng.
Ví dụ, một người có thể thực hện được nhiều mục tiêu “duy trì sức khỏe”. Vậy sẽ
bắt đầu từ đâu? Loại bỏ những bữa ăn muộn? Bắt đầu đến phòng tập thể dục? Chọn
món salat thay vì món pizza? Việc theo đuổi tất cả những giải pháp này sẽ nhanh
chóng khiến người đó cảm thấy “quá tải”. Khoảng cách quá lớn giữa trạng thái
hiện tại và trạng thái mong muốn ( cách sống không lành mạnh với cách sống lành
mạnh) thường dẫn đến trạng thái nãn lòng và từ bỏ mục tiêu”. Nếu mục tiêu đặt ra
là chạy 30 phút quanh bờ hồ mỗi ngày, người thực hiện sẽ thấy dễ dàng và từ đó
hướng tới mục tiêu lớn hơn là duy trì sức khỏe để ngày càng khỏe mạnh hơn.
Nhận thấy rằng trên thực tế mọi người thường đưa ra những quyết định nhanh
chóng, các nhà kinh tế học hành vi đã nhấn mạnh đến vai trò của việc lựa chọn,
hay cách đưa ra một sự lựa chọn, để ảnh hưởng đến các quyết định. Với phương
pháp tiếp cận đúng đắn, chúng ta có thể giúp mọi người đưa ra những quyết định
tốt hơn và từng bước tạo ra những thay đổi to lớn.
Nguyên tắc thứ 3: Khả năng kiểm chứng
Hãy đảm bảo rằng mục tiêu của bạn là thứ có thể kiểm chứng được. Không có cách
nào dễ dàng để đánh giá những thứ phức tạp như việc chữa lành một căn bệnh ung
thư hay mang lại hòa bình cho thế giới, nhưng bạn có thể tính được số người đăng
ký hiến tuỷ, hoặc số người tham gia một cuộc biểu tình và số bài báo mà nó nhận
được, hoặc số phiếu bầu trong một cuộc bầu cử. Hãy thiết lập các thước đo để đảm
bảo được tiến độ phát triển. Sự kết hợp giữa việc đặt mục tiêu và thông tin phản
hồi sẽ hiệu quả hơn so với việc chỉ thiết lập mục tiêu.
Đặt ra các thời hạn cụ thể. Mọi người sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi hướng đến
một thời hạn cụ thể. Việc có được các điểm mốc trong quá trình thực hiện sẽ giúp
theo dõi được tiến triễn, vừa làm tăng cơ hội vượt qua các thử thách, vừa cho phép
hoạt động hiệu chỉnh.
Các mục tiêu có thể kiểm chứng sẽ đặt ra các cột mốc và cơ hội để đánh dấu thành
tích đạt được. Các nhà tâm lý đã chỉ ra rằng phương pháp tiếp cận này có mối quan
hệ mật thiết với những ưu tiên của con người về việc học tập, động lực thúc đẩy
và sự nhận biết. Việc đạt được nhiều thành công nhỏ (trái ngược với ít thành công
lớn) sẽ là nguồn động lực tích cực và tạo đà phát triển. Tất cả chúng ta đều nghĩ
rằng mình muốn đạt được thành công to lớn, nhưng thực tế cho thấy rằng những
thành công lớn có thể chứa đựng nhiều kết quả tiêu cực nằm ngoài dự kiến. Việc
nhìn qua đỉnh ngọn núi có thể tạo tâm trãng bất an về những gì sắp xảy ra và gây
cảm giác luyến tiếc về cuộc hành trình đã qua.
Bạn có thể nhận thấy điều này khi một người nào đó về hưu, hoặc một công ty
khởi nghiệp bị thâu tóm và nhóm hoạt động ban đầu trở nên “mất phương hướng”
trong tổ chức mới.
Nguyên tắc thứ 4: Tính rõ ràng
Rất ít mục tiêu được trang bị sẵn các điểm giới hạn, vì vậy, bạn cần phải tự đặt ra
các giới hạn cụ thể. Quả thực, một mục tiêu rõ ràng có thể có nhiều hướng, nhưng
việc theo đuổi nhiều mục tiêu sẽ phản tác dụng vì nó khiến mọi người mất tập
trung. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân khiến nhiều người không đạt được
mục tiêu không phải vì họ không cố gắng hay tư duy theo hướng chến lược, mà
đơn giản là vì họ đặt ra quá nhiều mục tiêu hoặc những mục tiêu xung đột nhau.
Hãy xem xét điều này: một nghiên cứu của trường đại học Stanford trí óc của
những người đảm đương nhiều công việc cùng một lúc sẽ hoạt động kém hơn so
với những người đảm đương ít công việc. Khi bị dồn dập bởi quá nhiều nguồn
thông tin khác nhau, chúng ta khó có thể nhận diện được những thông tin không
cần thiết. Tục ngữ có câu: “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”.
Những mục tiêu cụ thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với những mục tiêu chung
chung. Chúng sẽ đạt được mức độ hài lòng cao hơn, và cuối cùng là mức độ cam
kết mạnh mẽ hơn. Vì sao ư? Những mục tiêu không cụ thể khiến cho vỏ não trước
trán hoạt động quá mức, nơi chủ yếu dành cho sức mạnh ý chí. Khi vỏ não trước
trán phải kiêm nhiệm quá nhiều việc khác như giải quyết các vấn đề mơ hồ, duy trì
sự tập trung và xử lý trí nhớ ngắn hạn, sức mạnh ý chí sẽ bị suy yếu.
Một ví dụ điển hình của Climate Change US đã chứng tỏ được sức mạnh của một
mục tiêu rõ ràng trong việc làm tăng cơ hội tạo ra những thay đổi quy mô lớn. Với
mục tiêu trở thành đại diện đáng tin cậy chuyên cung cấp thông tin khoa học về sự
biến đổi khí hậu, Climate Change US bắt đầu bằng một tài khoản Twitter để gia
tăng sự nhận biết về Báo cáo Global Climate c ủa Hoa K ỳ vào tháng 06 năm 2009.
Chương trình đã thu hút được sự chú ý, v à sau một vài tuần, tổ chức này đã mở
rộng mục tiêu hướng đến việc chia sẻ những thông tin khoa học mới nhất về khí
hậu được đánh dấu bởi các chuyên gia trong ngành. Chỉ trong vài tuần, Climate
Change US đã đạt được mục tiêu ban đầu và tạo dựng được uy tín lớn hơn: một
nguồn tin đáng tin cậy cho các phóng viên, nhà gi áo d ục v à c ông d ân. Hãy lưu
ý rằng khả năng chuyên môn là thứ thường mang tính bắc cầu; một khi bạn tạo
dựng uy tín và được công nhận trong một lĩnh vực, mọi người sẽ cho rằng bạn có
thể áp dụng chuyên môn đó vào các lĩnh vực khác.
Nguyên tắc thứ 5: Niềm vui /Hạnh phúc
Mục tiêu mà bạn lựa chọn cần phải có ý nghĩa về mặt cá nhân. Trong một chừng
mực nào đó, chỉ cần nghĩ đến việc đạt được một mục tiêu cũng khiến bạn hạnh
phúc. Nếu chính bạn không cảm thấy phấn khích với mục tiêu mà mình đề ra thì
làm sao người khác có thể cảm nhận được điều tương tự.
Thông thường trong kinh doanh, mục tiêu đặt ra là phải tăng doanh số hoặc tối đa
lợi nhuận, những thứ rõ ràng nhưng rất khó tạo động lực. Những doanh nghiệp có
khả năng vượt ra khỏi các mục tiêu tài chính để hướng đến các mục tiêu có ý nghĩa
hơn sẽ tạo sự phấn khích cho nhân viên của mình.
-Kaiser Health là tổ chức hướng đến việc giúp các thành viên ngày càng trở nên
khỏe mạnh
- Whole Foods thì nổ lực tạo ra niềm vui trong thói quen ăn uống lành mạnh.
- Còn tã lót Pampers của P&G muốn đem lại sự chăm sóc tốt nhất cho các em bé
tất cả những mục tiêu có ý nghĩa với khả năng khơi nguồn cảm hứng. Nếu thật sự
quan tâm đến mục tiêu của bạn, mọi người sẽ sẵn lòng làm việc lâu dài hơn và
chăm chỉ hơn.
Hãy tự hỏi chính mình liệu mục tiêu của bạn có ý nghĩa về mặt cá nhân không.
Mục tiêu đó có một câu chuyện hấp dẫn không? Mọi người sẽ không thể giúp đỡ
nếu họ không hiểu rõ lý do vì sao bạn đang thực hiện những điều mà bạn đang làm.
Những người đặt ra mục tiêu dựa trên các giá trị và lợi ích cá nhân sẽ gặt hái được
nhiều thành công hơn bởi họ có động lực và do đó luôn duy trì sự tập trung. Nếu
đạt được mục tiêu đề ra, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Nếu không đạt được mục tiêu đề
ra, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Câu trả lời cho những câu hỏi này cần phải có khả
năng khơi nguồn cảm hứng.