Tóm tắt. Bài viết khảo sát tình hình sáng tác, số lượng thơ đi sứ của Nguyễn Huy Oánh,
nhà thơ - sứ thần tiêu biểu thời Lê Trung hưng (1533 - 1788). Từ kết quả khảo sát, bài
viết phân tích ba đặc điểm nổi bật của thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong vận động thơ sứ
trình thời Lê Trung hưng: đối thoại văn hoá và giao tình văn chương qua thơ xướng hoạ; vẻ
đẹp mĩ lệ, giàu chất thơ của bức tranh thiên nhiên, con người, cuộc sống; sự hình thành xu
hướng thơ kỷ sự.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 195 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong dòng thơ sứ trình thời Lê Trung Hưng (1533 - 1788), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0008
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 44-51
This paper is available online at
THƠ ĐI SỨ NGUYỄN HUY OÁNH TRONG DÒNG THƠ SỨ TRÌNH
THỜI LÊ TRUNG HƯNG (1533 - 1788)
Đỗ Thị Thu Thủy
Khoa Viết văn - Báo chí, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết khảo sát tình hình sáng tác, số lượng thơ đi sứ của Nguyễn Huy Oánh,
nhà thơ - sứ thần tiêu biểu thời Lê Trung hưng (1533 - 1788). Từ kết quả khảo sát, bài
viết phân tích ba đặc điểm nổi bật của thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong vận động thơ sứ
trình thời Lê Trung hưng: đối thoại văn hoá và giao tình văn chương qua thơ xướng hoạ; vẻ
đẹp mĩ lệ, giàu chất thơ của bức tranh thiên nhiên, con người, cuộc sống; sự hình thành xu
hướng thơ kỷ sự.
Từ khóa: Sứ thần, thơ đi sứ, Nguyễn Huy Oánh, Lê Trung Hưng.
1. Mở đầu
Nguyễn Huy Oánh (1713 - 1789) là nhà văn hoá, nhà thơ, nhà giáo dục học, nhà khảo cứu
tiêu biểu của Việt Nam nửa sau thế kỉ XVIII. Ông còn là nhà ngoại giao tài ba dưới triều Lê Cảnh
Hưng (1740 - 1786), từng sang sứ Trung Hoa năm 1766 - 1767. Như nhiều sứ thần, trong thời
gian đi sứ, Nguyễn Huy Oánh cũng làm thơ xướng hoạ với văn nhân các nước, đề vịnh phong cảnh
núi sông hoặc biểu lộ tấm lòng nhớ nước, nhớ quê. Các bài thơ này được tập hợp trong Phụng sứ
Yên đài tổng ca/ Phụng sứ Yên Kinh tổng ca (tính nhật kí) và Thạc Đình di cảo, chiếm một phần
đáng kể trong “gia tài” thơ văn của ông. Đã có nhiều công trình khảo cứu, nghiên cứu về thơ đi
sứ Nguyễn Huy Oánh của Lại Văn Hùng, Trần Hải Yến, Phạm Văn Ánh [2, 3], Nguyễn Thanh
Tùng [5, 7], Nguyễn Thanh Chung [1], Hà Thị Thanh Nga [4]... nhằm khẳng định cống hiến của
ông trong giao lưu văn hoá Việt - Triều, Việt - Nhật hoặc những sáng tạo nghệ thuật thơ qua các
thi tập. Tuy nhiên, nhìn trong vận động thơ đi sứ trung đại, những thành tựu và đóng góp của thơ
Nguyễn Huy Oánh chưa được đề cập một cách đầy đủ, hệ thống. Bài viết của chúng tôi bổ sung
thêm vấn đề này qua việc khảo sát tình hình sáng tác và phân tích những đặc điểm nổi bật của thơ
đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong dòng thơ sứ trình Lê Trung hưng.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tình hình sáng tác thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh
Năm Cảnh Hưng 26, triều vua Lê Hiển Tông (1765), sứ bộ Đại Việt do Nguyễn Huy Oánh
làm chánh sứ, Lê Doãn Thân (1720 - 1773) và Nguyễn Thưởng (? - ?) làm phó sứ phụng chỉ triều
Ngày nhận bài: 12/12/2014 Ngày nhận đăng: 20/4/2015
Liên hệ: Đỗ Thị Thu Thủy, e-mail: thuydothithu@gmail.com
44
Thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong dòng thơ sứ trình thời Lê Trung hưng (1533 - 1788)
đình sang sứ nhà Thanh, Trung Hoa. Theo ghi chép của tác giả ở 470 câu thơ lục bát chữ Hán phần
Tổng ca, tập Phụng sứ Yên đài tổng ca/ Phụng sứ Yên Kinh tổng ca (tính nhật kí), đoàn sứ bộ bắt
đầu khởi trình từ Thăng Long vào tháng Giêng năm Bính Tuất, Cảnh Hưng 27 (1766) theo hướng
Bắc qua Bắc Ninh, Bắc Giang tới Lạng Sơn. Trải qua hành trình từ Quảng Tây - Hồ Nam - Hồ Bắc
- Giang Tây - An Huy - Giang Tô - Sơn Đông - Hà Bắc, sứ bộ tới Yên Kinh vào tháng Mười Hai.
Sau khi hành lễ tiến biểu (dâng biểu chương/tờ trình tuế cống), triều kiến (bái kiến vua Kàn Long),
triều hạ (mừng năm mới) và dự yến tiệc thết đãi của nhà vua, ngày 16 tháng Hai, Cảnh Hưng 28,
Đinh Hợi (1767), sứ bộ phụng chỉ hồi trình, tháng Mười Một cùng năm về tới Thăng Long kết thúc
chuyến đi. Như vậy, thời gian đi và về của sứ đoàn kéo dài trong khoảng gần hai năm, hành trình
tương đối suôn sẻ, thuận lợi, không gặp phải thiên tai, bệnh dịch hoặc binh biến trên đường đi.
Cũng theo Tổng ca (câu 109 - 114) thì đây là chuyến đi “tuế cống” (dâng cống phẩm/cống
lễ tới vua Trung Hoa), một trong hai hoạt động chủ đạo của những chuyến Hoa trình phản ánh
quan hệ bang giao Việt - Trung thời trung đại. Thạc Đình di cảo có 21 bài xướng hoạ, trong đó
ngoài 19 bài với quan nhân nhà Thanh trên suốt lộ trình còn có một bài tặng sứ thần Triều Tiên
(Tặng Cao Ly sứ), một bài tiễn sứ thần Nhật Bản (Tiễn Nhật Bản sứ hồi trình). Đây là lí do tạo nên
nội dung cảm hứng phong phú trong những bài thơ của Nguyễn Huy Oánh, có ý nghĩa quan trọng
trong vận động thơ đi sứ và thơ ca đương thời.
2.1.1. Văn bản thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh
Như đã đề cập, thơ đi sứ của Nguyễn Huy Oánh tập hợp chủ yếu trong Phụng sứ Yên đài
tổng ca/ Phụng sứ Yên Kinh tổng ca (tính nhật kí) và Thạc Đình di cảo. Về tập Phụng sứ Yên Kinh
tổng ca, hiện trong Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 2 bản chép tay với các kí hiệu: A.373
(156 trang, khổ 31 x 22) và VHv.1182 (76 trang, khổ 26 x 15), trong đó bản A.373 là bản đầy đủ
hơn gồm hai phần:
- Mở đầu: phần Tổng ca có 470 câu thơ lục bát chữ Hán mang tính chất một nhật kí thơ
thuật kể lại chi tiết, cụ thể hành trình sứ bộ từ Thăng Long tới Yên Kinh và “hồi trình” từ Yên Kinh
về Thăng Long trong khoảng thời gian gần hai năm, từ 1766 - 1767.
- Phần cuối: có 137 bài thơ Đường luật chữ Hán ghi chép lại những điều “mắt thấy tai nghe”
nơi sứ bộ đi qua, đồng thời thể hiện “hứng thú núi sông” và tâm trạng nhà thơ những ngày xa xứ.
Ngoài hai bản trên, tại Thư viện quốc gia Việt Nam hiện cũng lưu giữ một bản thơ đi sứ của
Nguyễn Huy Oánh nhan đề Phụng sứ Yên đài tổng ca, kí hiệu: R.1375. Theo tác giả Đinh Khắc
Thuân, “sách do con trai của Nguyễn Huy Oánh là Nguyễn Huy Tự chép, người tổ chức khắc in
là đệ tử Nguyễn Huy Vượng người làng Hồng Lục, làng nghề khắc in nổi tiếng ở Hải Dương” [3,
tr.8], hiện được bảo tồn nguyên vẹn từ tờ bìa cho tới trang cuối sách. Tiến hành so sánh, đối chiếu
giữa hai bản chúng tôi nhận thấy, thực chất đây là hai tên gọi khác nhau của cùng một tập thơ (sau
đây thống nhất chung nhan đề là: Phụng sứ Yên đài tổng ca). Tuy nhiên so với bản A.373, phần
Tổng ca bằng lục bát (470 câu) ở bản R.1375 không tách biệt riêng thành một phần độc lập mà sắp
xếp xen kẽ với các bài thơ Đường luật chữ Hán, kèm theo lời dẫn bằng văn xuôi, có nội dung tương
đối thống nhất. Số lượng bài thơ Đường luật cũng nhiều hơn ba bài: Hựu sà giang ổn phiếm dụng
ngũ ngôn bài luật, Phủ giang kỷ kiến, Đề Hợp Giang đình y Tùng Tuyền khắc thạch vận, tổng: 140
bài. Vì vậy, có thể khẳng định đây là bản đầy đủ nhất về thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh tính đến thời
điểm hiện tại, được nhóm tác giả Lại Văn Hùng – Nguyễn Thanh Tùng với sự cộng tác của Phạm
Văn Ánh, Trần Hải Yến biên dịch trọn vẹn, sát với nguyên tác [3].
Về tập Thạc Đình di cảo (bản A.3135, Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm), đây là tập thơ
văn thứ hai của Nguyễn Huy Oánh, phần lớn là sáng tác trong nước gồm 127 bài thơ, một số bài
45
Đỗ Thị Thu Thủy
tản văn, kí. . . Tuy nhiên, trong số sáng tác này có ít nhất 21 bài thơ Đường luật chữ Hán viết trong
các cuộc giao lưu, gặp gỡ với quan lại - nhân sĩ Trung Hoa và sứ thần Triều Tiên, Nhật Bản. Căn
cứ vào nhan đề, nội dung, mục đích sáng tác. . . có thể khẳng định gần như chắc chắn đây là những
bài được Nguyễn Huy Oánh viết trong dịp đi sứ, cùng thời điểm ra đời với các bài thơ trong tập
Phụng sứ Yên đài tổng ca. Trong số 21 bài trên, riêng bài Tặng Cao Ly sứ xếp riêng trong mục thơ
ngũ ngôn trường thiên (14 câu), 20 bài còn lại viết theo thể thất ngôn luật tập hợp chung trong mục
Hoàng hoa tặng đáp phụ lục ở ngay đầu tập thơ, hầu hết là thơ “trình” (1 bài), “tạ” (8 bài), “tặng”
(7 bài), “tống”/tiễn (4 bài).
Như vậy, ngoài 470 câu thơ lục bát phần Tổng ca, tổng số thơ đi sứ của Nguyễn Huy Oánh
trong hai tập thơ trên là 161 bài, chủ yếu là thơ Đường luật chữ Hán.
2.2. Thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong dòng thơ đi sứ thời Lê Trung hưng
Sau thành tựu đầu mùa dưới thời Trần - Hồ (1225 - 1407), Lê sơ (1428 - 1527), Mạc (1527
- 1592), thơ đi sứ thời Lê Trung hưng (1533 - 1788) bước vào thời kì “bội thu” với hàng loạt thi tập
tiêu biểu của Phùng Khắc Khoan - Mai Lĩnh sứ hoa thi tập, Nguyễn Quý Đức - Hoa trình thi tập,
Đinh Nho Hoàn - Mặc Ông sứ tập, Nguyễn Công Cơ - Sứ hoa thi tập, Ngô Đình Thạc - Hoàng
Hoa nhã vịnh, Lê Hữu Kiều - Bắc sứ hiệu tần thi, Nguyễn Tông Khuê - Sứ hoa tùng vịnh, Sứ trình
tân truyện, Lê Quý Đôn - Liên châu thi tập, Đoàn Nguyễn Thục - Hải An sứ vịnh, Hồ Sĩ Đống -
Hoa trình khiển hứng tập, Lê Quang Viện - Hoa trình ngẫu bút lục, Trịnh Xuân Chú - Sứ hoa học
bộ thi tập. . . Diện mạo thơ đi sứ Việt Nam đến giai đoạn này không chỉ phong phú, bề thế về số
lượng mà còn đa dạng về khuynh hướng, bút pháp, thể hiện những đặc trưng nghệ thuật của thơ sứ
trình so với các kiểu/loại thơ sáng tác trong nước.
Xuất hiện ở chặng gần cuối thời Lê Trung hưng, thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh là sự kết tinh
đặc điểm, thành tựu thơ đi sứ thời này ở những khía cạnh tiêu biểu nhất: đối thoại văn hoá và giao
tình văn chương qua thơ xướng hoạ; vẻ đẹp mĩ lệ của bức tranh thiên nhiên, con người, cuộc sống;
sự hình thành xu hướng thơ kỷ sự.
2.2.1. Đối thoại văn hoá và giao tình văn chương qua thơ xướng hoạ
Dưới thời Lê Trung hưng, cùng với sự khởi sắc của hoạt động bang giao, tư tưởng “ngoại
giao văn chương/ngoại giao thơ ca” được ý thức như một lợi thế nhằm “xiển dương” văn hoá Đại
Việt, đồng thời thể hiện quan hệ hữu hảo, bình đẳng với các nước trong khu vực. Nhìn vào 21 bài
xướng hoạ, thù tạc, tặng tiễn trong Thạc Đình di cảo, ta thấy những hoạt động giao lưu, gặp gỡ sôi
nổi của Nguyễn Huy Oánh với quan lại Trung Hoa và sứ thần các nước. Trong số này, đáng chú ý
nhất là hai bài viết tặng sứ thần Cao Ly/Triều Tiên, nhan đề: Tặng Cao Ly sứ và sứ thần nước Lưu
Cầu/Ryukyu (nay là một phần lãnh thổ Nhật Bản), nhan đề: Tiễn Nhật Bản sứ hồi trình. Đáng chú
ý trước hết là bởi trong lịch sử bang giao Đại Việt, sau Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Huy Oánh là
trường hợp thứ hai (có lẽ là trường hợp cuối cùng) có giao lưu, xướng hoạ thơ với văn nhân - sứ
thần của cả ba nước trong khu vực Đông Á. Chính nhờ vậy mà thông qua “kênh” ngôn ngữ và thơ
ca, vị sứ thần triều Lê đã thể hiện một cách phong phú tư tưởng, cảm hứng chính trị - bang giao
đặc sắc của thời đại ông cũng như của các triều đại Việt Nam nói chung: tinh thần bình đẳng, hoà
hiếu giữa các quốc gia dựa trên sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau; ý thức khẳng định chủ quyền và
văn hiến dân tộc. Trong bài Tặng Cao Ly sứ, bằng tri thức uyên bác, sâu rộng, Nguyễn Huy Oánh
đã định vị không gian riêng trong sự tồn tại đầy tự chủ, thống nhất của các quốc gia từ cương vực,
vị trí địa lí tới cội nguồn lịch sử, ngôn ngữ, phong tục tập quán. Tuy nhiên, song song với ý niệm
phân định ranh giới quốc gia, vị sứ thần Việt Nam cũng nỗ lực tìm kiếm những điểm tương đồng
46
Thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong dòng thơ sứ trình thời Lê Trung hưng (1533 - 1788)
gần gũi giữa hai dân tộc tuy có nhiều khác biệt nhưng cùng nằm trong khu vực “đồng văn”, cùng
ảnh hưởng và hấp thu một sinh quyển văn hoá chung: “Vũ trụ đồng bao quát,/ Cơ tâm tự bức viên./
Thành Thang quân viễn tổ,/ Viêm Đế ngã gia tiên./ Đảo tự phân chư quốc,/ Tinh hà cộng nhất
thiên” - “Vũ trụ này bao trùm tất cả,/ Cõi lòng này tự tu dưỡng cho tròn đầy./ Thành Thang là ông
tổ xa của ngài,/ Viêm Đế là tổ tiên của tôi./ Đảo lớn nhỏ phân ra thành các nước,/ Nhưng đều cùng
dưới một trời sao này.”. Ở đây, chất “đồng văn” như một yếu tố văn hoá vùng vốn là tư tưởng -
cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt trong những bài thơ xướng hoạ - bang giao của sứ thần nói chung.
Xét trong quan hệ giữa các nước “đồng cảnh” vốn bị xem là “ngoại biên”, “phiên thuộc” trong
“trật tự thế giới kiểu Trung Hoa” như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, đồng văn là một đối thoại
văn hoá mang ý nghĩa tích cực kiến tạo truyền thống bang giao hữu hảo, tốt đẹp đậm chất Đông
Á theo tinh thần “tứ hải giai huynh đệ”, “đại hữu tương đồng xứ”. Mặt khác, điều này còn ngầm
thể hiện chủ ý đối thoại, phản biện tư tưởng Hoa - Di (tư tưởng phân biệt nước lớn, nước nhỏ) của
“thiên triều” Trung Hoa, khẳng định Việt Nam và các nước khác trong khu vực là những dân tộc
có nền văn minh, văn hiến lâu đời chứ không phải là “di quốc”. Phủ nhận Hoa - Di cũng chính là
một cách hạn chế bớt những đặc quyền chính trị và áp đặt văn hoá của các triều vua Trung Hoa,
đưa các dân tộc xích lại gần nhau dựa trên sự tôn trọng, hiểu biết và bình đẳng. Tinh thần này tiếp
tục được Nguyễn Huy Oánh thể hiện trong bài thơ Tiễn Nhật Bản sứ hồi trình song thiên về bày
tỏ tình cảm một cách tự nhiên, dung dị, gửi gắm niềm yêu mến và tâm trạng lưu luyến, bịn rịn khi
chia tay với người bạn sứ phương xa. Đây cũng là điểm khác biệt của bài thơ này so với những bài
thơ bang giao Việt - Nhật của Phùng Khắc Khoan và Lý Văn Phức. Một điểm độc đáo thú vị nữa
là: xét ở phương diện từ vựng học, theo như phân tích, diễn giải của Nguyễn Thanh Tùng, “Nguyễn
Huy Oánh đã sử dụng những từ có trong các bản từ vựng Nhật - Hán để sáng tác bài thơ tặng sứ
giả Nhật Bản” [3]. Như vậy là ngay cả khi Hán tự đóng vai trò như một ngôn ngữ/văn tự thông
dụng và chính thống ở các quốc gia “đồng văn” thì với mong muốn/tham vọng có được “chiếc chìa
khoá vạn năng” để “mở cửa vào cuộc sống nội tâm của một dân tộc”, Nguyễn Huy Oánh đã có ý
thức học và sử dụng thành thạo “ngoại ngữ” (tiếng Nhật) để giao tiếp. Điều này chứng tỏ kĩ năng,
sự “chuyên nghiệp” và tầm nhìn của vị sứ thần này trong hoạt động ngoại giao của bản thân hướng
tới lợi ích tối cao của dân tộc.
2.2.2. Vẻ đẹp mĩ lệ, giàu chất thơ của bức tranh thiên nhiên, con người, cuộc sống
Như chúng tôi đã từng khẳng định, thơ đi sứ không chỉ là thơ văn bang giao mà còn là thơ
kí sự, hoạ cảnh, tâm tình trên đường đi của sứ thần, từ đó tạo nên nội dung trữ tình phong phú và
giá trị văn chương đặc sắc. Xét ở phương diện này, thơ thiên nhiên là một trong những nét nổi bật
làm nên dấu ấn riêng của thơ đi sứ thời Lê Trung hưng. Do lộ trình sứ bộ chủ yếu là “sơn trình”
và “thuỷ trình” nên thơ sứ thần không hiếm bài miêu tả vẻ kì thú của cảnh núi non, sông nước
song chưa ở đâu khung cảnh ấy lại hiện lên với vẻ mĩ lệ, diễm tình như trong thơ của Nguyễn Tông
Khuê, Lê Quý Đôn, Hồ Sĩ Đống, Đoàn Nguyễn Thục. . . Phụng sứ Yên Kinh tổng ca của Nguyễn
Huy Oánh phản ánh đặc điểm nổi trội trong bút pháp miêu tả thiên nhiên của thơ đi sứ thời này:
xu hướng diễm lệ hoá thiên nhiên. Thơ ông thường xuất hiện những tứ thơ tân kì, độc đáo diễn tả
vẻ tuyệt mĩ của bức tranh thiên nhiên, tạo vật. Đây là những câu thơ miêu tả vẻ đẹp thác Lục Hiệp:
“Bạch ngọc thuỳ tương xuyến nhất điều,/ Khanh hanh kha bội hưởng sơn yêu./ Dịch phi Chức Nữ
tao vân kiển,/ Định thị tiên nhân bộc phúng tiêu./ Thanh đoạt Ngân Hà thôn nguyệt kính,/ Lương
phân Lục Hiệp tẩm hồng kiều.” - “Ngọc trắng ai đem xâu từng chuỗi,/ Tiếng vàng tiếng ngọc vang
lưng núi./ Nếu chẳng phải Chức Nữ kéo mây làm kén,/ Thì hẳn là người tiên hong tơ./ [Nước] trong
hơn cả Ngân Hà, nuốt luôn gương trăng,/ Mát chia Lục Hiệp, ướt đẫm cầu vồng.” (Kinh Lục Hiệp
than). Vẫn là những cảnh sắc quen thuộc của suối, của thác, tiếng nước chảy, bóng trăng trong
47
Đỗ Thị Thu Thủy
lòng sông song trong cảm nhận của nhà thơ, thiên nhiên hiện lên thật sống động với vẻ tao nhã,
thơ mộng, phảng phất phong vị Đường thi. Đây đó lại xuất hiện những tứ thơ vừa phóng khoáng,
vừa hồn hậu diễn tả cái sống động, hữu tình của bức tranh thiên nhiên trong sự giao hòa giữa cảnh
với người: “Sấn khư hiêu cổ độ,/ Tản võng náo hàng hôn./ Quần thúy dao trà uyển,/ Song lưu địch
tửu tôn.” - “Người đi chợ làm rộn bến đò xưa,/ Tung lưới khiến hoàng hôn náo động./ Bầy chim
trả làm xao động chén trà,/ Hai dòng [Trường Giang, Hán Khẩu] rửa sạch chén rượu.” (Hựu đề đô
thiên am nhất luật ngũ ngôn luật). Ở các bài thơ khác như Tương Âm vãn diểu, Thuận phong ổn
phiếm, Hựu đề đô Thiên Am nhất luật ngũ ngôn luật. . . , cảm hứng thiên nhiên hoà quyện với cảm
hứng tôn giáo, tâm thi hài hoà cùng tâm Tiên, tâm Phật tạo nên những bức tranh tạo vật với vẻ đẹp
nhẹ nhàng, thoát tục. Nếu đường đời là “sâu hiểm quanh co”, quan trường là tranh giành, cạm bẫy
và thái độ nhà Nho thường là ẩn mình, thủ thế thì thiên nhiên chính là không gian trong trẻo, tinh
khôi, thuần khiết để cái tôi nghệ sĩ trú ngụ và thăng hoa trong những cảm xúc phóng khoáng, sảng
khoái nhất: “Chiêu Giang thuỷ cúc trà âu đạm,/ Oanh lĩnh phong phân khách tụ lương./ Ẩn kỷ văn
cầm thanh giác cận,/ Đối hoa an tự cú lưu hương.” - “Múc nước Chiêu Giang pha âu trà đạm,/
Gió chia bên đỉnh Oanh Lĩnh áo khách se lạnh./ Tựa ghế nghe đàn, âm thanh bỗng thấy gần,/ Đối
hoa định chữ câu thơ như lưu lại mùi hương” (Lữ thứ Đoan Dương); “Trung lưu chử mính thi hoài
tráng,/ Tiểu chước phân hồ nhập khách bình” - “Giữa dòng đun trà, ngâm thơ hoài tráng,/ Múc
một ít của mênh mang rót vào bình khách” (Thuận phong ổn phiếm). . .
Trong thơ Nguyễn Huy Oánh, người đọc cũng luôn cảm nhận “chất thơ của không gian”
gắn với chiều sâu văn hoá lịch sử. Ở đó, thiên nhiên không chỉ được tạo nên bởi những cái “của
nó”, “ở bên trong nó” mà còn bởi những gì mà con người đã “in dấu vào nó” bằng tình yêu và khát
vọng bất tử hoá cái đẹp. Chất văn hoá thấm đẫm trong mỗi bức tranh cảnh vật trên suốt chặng hành
trình từ Nam Quan tới Yên Kinh thể hiện một cái tôi nghệ sĩ vừa tài hoa, vừa uyên bác. Đó là vẻ
đẹp “thanh phong lục thuỷ” nơi đền Bạch Mã gắn với sự tích vị trạng nguyên Lương Tung được
lưu truyền từ đời Ngũ đại; vẻ tráng lệ của toà thành Chiêu Bình nơi có bia mộ lưu tên ba người
nghĩa liệt mà khí chất của họ khiến sông nước cũng như thêm mạnh mẽ (Tổng ca, câu 83 - 86);
không gian thanh bình một buổi chiều tà với tiếng chuông chùa ngân nga vọng đến từ núi Giám
chót vót chạm trời; cái thơ mộng, hữu tình của sắc xanh núi Độc Tú mờ ảo bên dòng Ly Giang, nơi
huyện thành Linh Xuyên có miếu Phục Long thờ thừa tướng Gia Cát nhà Hán (Tổng ca, câu 143
- 150). Đó còn là vẻ đẹp mảnh đất Sơn Đông địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra những bậc anh tài
xuất chúng, “mũ áo nối đời” nên có “thế đất như hình rồng” và những nóc đền cao đứng nguy nga
đầu thành gợi vẻ hùng vĩ, tráng lệ (Tổng ca, câu 329 - 332). ..
Có thể nói việc cảm nhận, khám phá, miêu tả thiên nhiên không chỉ ở phương diện khách
thể thẩm mĩ mà còn ở giá trị văn hoá - lịch sử là một biểu hiện của cảm hứng du kí đặc trưng trong
thơ Nguyễn Huy Oánh.
2.2.3. Sự hình thành xu hướng thơ kỷ sự
Sự hình thành xu hướng kỷ sự như một đặc điểm thuộc về phương pháp sáng tác trong thơ
sứ thần từ thời Lê Trung hưng trở về sau xuất phát từ hai lí do. Thứ nhất là lí do thuộc về tâm thế
và hoàn cảnh sáng tác. Đây là thơ viết trên đường đi, trước hết là những chuyến đi công vụ.dài
ngày, hành trình xa xôi, không gian hải ngoại. Điều này tất yếu dẫn tới thói quen ghi chép sự việc,
phong cảnh, con người trên đường đi, đồng thời thể hiện hứng thú và cảm nghĩ của tác giả trước
mỗi phong cảnh, vùng đất, câu chuyện, sự việc mà mình sở kiến. Về điểm này có thể thấy xu hướng
kỷ sự sớm đã hình thành trong những bài thơ đi sứ của Nguyễn Trung Ngạn từ TK XIII và tiếp tục
được thể hiện ngày càng rõ rệt ở các thế kỉ sau, khi ý niệm “đi” được mở rộng, gắn với cả chuyện
48
Thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh trong dòng thơ sứ trình thời Lê Trung hưng (1533 - 1788)
thăm thú, du ngoạn. Thứ hai, “kỷ sự” phản ánh đặc điểm của thơ ca và văn học Việt Nam trong
các thế kỉ XVIII, XIX: ý thức về cái tôi cá nhân, trước hết ở phía chủ thể sáng tạo đã hình thành xu
hướng “li tâm Nho giáo”, đưa văn chương trở về với cái đời thường, gần gũi, diễn tả hiện thực sinh
động của cuộc sống và tâm trạng con người. Sự phát triển của thể kí văn xuôi chữ Hán và những
thể loại có quy mô lớn như truyện thơ, tiểu thuyết chương hồi phản ánh xu hướng vận động trên
của văn học. Trong thơ, bên cạnh nội dung trữ tình, các tác giả cũng có ý thức về việc ghi chép,
phản ánh “những điều trông thấy” tạo nên nội dung hiện thực, thể hiện dấu ấn cá nhân người viết.
Thơ đi sứ Nguyễn Huy Oánh là điển hình cho xu hướng kỷ sự trong sáng tác thơ sứ thần và
thơ ca đương thời. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở sự đa dạng của thể thơ cùng kết cấu độc đáo
trong các bài thơ/thi tập sứ trình của ông.
Một là: hình thức thơ lục bát chữ Hán
Trong kho tàng thơ văn bang giao người Việt có hai hiện tượng đặc biệt, nhìn từ phương
diện hình thức thể loại. Đó là Sứ trình tân truyện của Nguyễn Tông Khuê và Phụng sứ Yên đài tổng
ca của N