Thờ nữ thần ở Phú Quốc: Từ tín ngưỡng thờ Bà Thuỷ đến tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu

TÓM TẮT Sử dụng các kiến thức điền dã các ngôi dinh thờ nữ thuỷ thần ở Phú Quốc: Dinh Bà Dương Đông, Dinh Bà Hàm Ninh, Dinh Bà Ông Lang, Dinh Bà Cửa Cạn, bài viết đã chỉ ra nhu cầu mãnh liệt của người dân trong tục thờ cúng các vị nữ thần được thờ ở các Dinh Bà trên đảo, về sự đa dạng của văn hoá tộc người và sự đa dạng của văn hoá vùng miền thể hiện trong tín ngưỡng thờ Bà ở các ngôi Dinh. Từ điểm nhìn đương đại, bài viết đã chỉ ra sự vận động của tín ngưỡng thờ Bà ở các Dinh từ tục thờ bà Thủy của các cư dân ngư nghiệp (trên đảo) và người đi biển (ở trên đảo và ở các vùng khác) đến tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu của các tầng lớp cư dân (trên đảo, trong nước và nước ngoài) với tư cách là một hệ thống mở để có thể đáp ứng nhu cầu gửi gắm niềm tin của người dân trước những biến đổi mau lẹ của đời sống hôm nay.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thờ nữ thần ở Phú Quốc: Từ tín ngưỡng thờ Bà Thuỷ đến tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 20 - Thaùng 4/2014 5 THỜ NỮ THẦN Ở PHÚ QUỐC: TỪ TÍN NGƯỠNG THỜ BÀ THUỶ ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ THÁNH MẪU TRẦN THỊ AN (*) TÓM TẮT Sử dụng các kiến thức điền dã các ngôi dinh thờ nữ thuỷ thần ở Phú Quốc: Dinh Bà Dương Đông, Dinh Bà Hàm Ninh, Dinh Bà Ông Lang, Dinh Bà Cửa Cạn, bài viết đã chỉ ra nhu cầu mãnh liệt của người dân trong tục thờ cúng các vị nữ thần được thờ ở các Dinh Bà trên đảo, về sự đa dạng của văn hoá tộc người và sự đa dạng của văn hoá vùng miền thể hiện trong tín ngưỡng thờ Bà ở các ngôi Dinh. Từ điểm nhìn đương đại, bài viết đã chỉ ra sự vận động của tín ngưỡng thờ Bà ở các Dinh từ tục thờ bà Thủy của các cư dân ngư nghiệp (trên đảo) và người đi biển (ở trên đảo và ở các vùng khác) đến tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu của các tầng lớp cư dân (trên đảo, trong nước và nước ngoài) với tư cách là một hệ thống mở để có thể đáp ứng nhu cầu gửi gắm niềm tin của người dân trước những biến đổi mau lẹ của đời sống hôm nay. Từ khoá: tín ngưỡng, thờ cúng, nữ thần, thờ Thánh Mẫu ABSTARCT Based on countryside knowledge of temples with naiad worship in Phu Quoc such as: Lady Duong Dong’s Temple, Lady Ham Ninh’s Temple, Lady Ong Lang’s Temple, Lady Cua Can’s Temple, the article has shown the strong demand of the people in the practice of worshipping goddesses at Ladies’ Temples on the island as well as the diversity of the ethnic culture and the regional culture shown in goddess worshipping faiths at different Ladies’ Temples. Based on the contemporary points of view, the article points out the developments of the naiad worshipping beliefs at the temples from naiad worshipping beliefs of the fishery residents (living on the island) and the seafarers (living on the island and in other regions) to “Thanh Mau” worshipping beliefs of different classes of the people (living on the island as well as in Vietnam and foreign countries) as an open system which can meet the people’s needs of relying their faiths in facing the rapid change of modern life. Keywords: belief, worship, goddess, “Thanh Mau” worship *Là một hòn đảo lớn nhất trong số 22 hòn đảo của huyện đảo Phú Quốc với diện tích là 574 km² (toàn huyện đảo là 593,05 km²), đảo Phú Quốc là nơi có cảnh sắc thiên nhiên đẹp, đ a hình đa dạng: có núi, có sông, có suối và bao quanh tứ bề là biển. Với đặc điểm này, Phú Quốc được coi là một nơi trú ẩn an toàn, một nơi dừng chân (*)PGS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. lí tưởng trên các chuyến hải hành hay những chuyến tìm đất nên đã đón nhận nhiều đợt di dân. Bên cạnh đó, do nhiều cơ duyên trong l ch sử, đảo Phú Quốc cũng đã là nơi dừng chân, nơi trú ngụ của một số nhân vật l ch sử quan trọng. Những đặc điểm đ a lý, l ch sử này khiến cho Phú Quốc trở thành nơi hội tụ nhiều luồng văn hóa và sự đan xen văn hoá của các cộng đồng dân cư trong quá trình cộng cư và đã 6 làm nên nét đặc sắc của văn hoá nơi đây. Bao quanh là biển, do vậy, để bám trụ lại hòn đảo này, dù không hành nghề chài lưới thì người dân nơi đây cũng phải thường xuyên đối diện với biển; họ đương nhiên phải thích ứng với biển để tồn tại, phải nương vào biển để sống. Sự thích ứng ấy dẫn đến sự gắn bó sâu sắc với vùng đất đang sống; sự nương tựa đó dẫn đến một lòng biết ơn và tình yêu với biển khơi. Nó đã được chưng cất thành những biểu tượng của đời sống tâm linh con người Phú Quốc. Một trong những biểu hiện của tính đa sắc thái văn hóa, tính thích ứng và nương tựa vào biển cả của Phú Quốc là tín ngưỡng thờ nữ thần, mà người dân ở đây quen gọi là Bà và di tích thờ Bà được gọi là Dinh: Dinh Bà. 1. VỀ HỆ THỐNG DINH BÀ Ở ĐẢO PHÚ QUỐC Đảo Phú Quốc có 4 ngôi Dinh Bà, đó là: Dinh Bà Dương Đông (thờ Thủy Long Thánh Mẫu) ở th trấn Dương Đông; Dinh Bà Ông Lang (còn gọi là Dinh Bà Lớn Tướng, thờ bà Lê Kim Đ nh) ở ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, Dinh Bà Hàm Ninh (thờ Thiên Ya Na ở xã Hàm Ninh), Dinh Bà Cửa Cạn (thờ bà Kim Giao) ở xã Cửa Cạn. Phú Quốc có 5 khu dân cư chính thì các di tích thờ Bà trên nằm ở 3 khu dân cư/làng chài: th trấn Dương Đông (vốn là một làng chài lớn của đảo), làng chài Hàm Ninh và làng chài Cửa Cạn. 1.1. Dinh Bà Dương Đông Nổi tiếng nhất đối với du khách là Dinh Bà Dương Đông (nằm trên đường Võ Th Sáu, Khu 1, Th trấn Dương Đông) trông ra biển, dưới chân núi Dinh Cậu. Dinh Bà Dương Đông thờ Thuỷ Long Thánh Mẫu. Dinh Bà Dương Đông được bài trí đơn giản: từ ngoài đường vào, qua một cái sân nhỏ có một bức bình phong là một gian thờ Mẫu có tên là Thủy Long Thánh Mẫu cung. Phía trong, không gian thờ cúng gồm một gian thờ có ba ban: ban chính giữa thờ Mẫu có bức đại tự: “Vạn cổ anh linh”, ban bên phải thờ Tiền hiền, ban bên trái thờ Hậu hiền. Ban thờ Mẫu được thiết kế gần giống với điện thờ Tứ phủ gồm có phía trên thờ Mẫu, và phía dưới là một khám nhỏ. Nhìn vào cách bài trí này, có thể thấy ở đây sự hội nhập giữa việc thờ Mẫu với tín ngưỡng thờ các v khai canh (tiền hiền, hậu hiền) – vốn là một bước đệm cho việc xây dựng biểu tượng của tín ngưỡng thờ thành hoàng từ Trung Bộ vào Nam Bộ. Bên trái của lối vào gian thờ là một tủ quần áo của Mẫu do người dân cúng Bà, tủ quần áo này giống như tủ quần áo mà ta thấy ở đền thờ bà Chúa Xứ (Châu Đốc, An Giang). Về nhân vật được thờ, một số tài liệu cho biết, Dinh thờ bà Kim Giao, công chúa của vương quốc Khmer có công khai phá đảo. Dinh Bà Dương Đông và Dinh Bà Cửa Cạn đều cùng thờ Bà. Trong khi đó, Trương Thanh Hùng lại cho rằng, dinh Bà Dương Đông thờ Thủy Long Thánh Mẫu, được gọi là Dinh Bà Ngoài để phân biệt với Dinh Bà Trong thờ Kim Giao 1 . Điều này cũng được xác nhận thêm bởi ch Tư, người trông coi Dinh Bà Dương Đông trong d p điền dã tháng 6/2013 của chúng tôi. Ch Tư cho biết: Dinh Bà Dương Đông thờ Thủy Long Thánh Mẫu, trong Dinh hiện có bức cuốn thư đề Thủy Long Thánh Mẫu cung khẳng đ nh đây là cung điện thờ Thánh Mẫu. Hiện nay, bức cuốn thư được trang trí rất đẹp nhưng một bức ảnh khác (nguồn Internet, không rõ năm chụp) cho thấy vào năm 1970, năm chữ này chỉ mới được viết lên tường (phụ đề dưới cụm từ trên là “Kỉ niệm tái thiết năm canh tuất ngày 18-10-1970”). Bức ảnh này cho ta 7 biết ít nhất là việc đ nh danh “Thủy Long Thánh Mẫu” đã có từ năm 1970. Hai bên cửa ra vào của gian thờ Thánh Mẫu (cùng với bức ảnh ghi năm tu sửa 1970) là đôi câu đối: Siêu tứ thủy dĩ vi vương công năng phối địa Mại quần long nhi lập cực đức khả tham thiên Có nghĩa là: Vượt qua bốn bể làm vương, công sánh cùng với Đất Cao hơn cả đoàn rồng để lập ngôi cao, đức lớn ngang Trời. Đôi câu đối này đã dùng 2 chữ “Thủy” và “Long” ở 2 vế để chỉ danh xưng Thủy Long của Mẫu và dùng những lời tán tụng để ca ngợi công đức sánh ngang Trời, Đất của ngài. Điều này cho thấy người soạn đôi câu đối đã bày tỏ lòng tôn kính bà Thủy Long với tư cách là v vua biển mà công đức được đánh giá ở mức tuyệt đối. 1.2. Dinh Bà Ông Lang Cách th trấn Dương Đông 7 km về phía Tây Bắc là một ngôi Dinh Bà Ông Lang (ở ấp Ông Lang, xã Cửa Dương) là một ngôi dinh nằm sát bờ biển phía Bắc đảo. Nằm trong một khuôn viên rất rộng, nhưng Dinh cũng chỉ mới có một gian thờ nhỏ. Theo đại tự ghi ngay cửa vào Dinh thờ, Dinh được dựng năm 1946, và mới được tu sửa lại năm 2007 với kiến trúc rất mới. Trong gian thờ chỉ có một ban thờ bà Lê Kim Đ nh. Ngai thờ được bài trí bằng một bức tượng bà mặc quần áo có màu sắc rực rỡ và đeo vòng xuyến rất đẹp và bên trái là bức chân dung Nguyễn Trung Trực. Hai bên ban thờ là 2 dòng chữ đắp nổi theo hàng dọc: “Anh hùng dân tộc” và “Trung trinh liệt nữ”. Lối vào bên trái cũng có một tủ quần áo Bà Lớn Tướng được người dân cúng như ở Dinh Bà Dương Đông. Ngoài sân, phía trông ra biển có hai pho tượng thờ Quan Âm Nam Hải. Về nhân vật được thờ, Dinh Bà Ông Lang thờ bà Lê Kim Đ nh, tương truyền là vợ Nguyễn Trung Trực. Bà cùng ông tham gia chống quân Pháp những năm cuối đời nên được dân gian tôn vinh là bà Lớn Tướng (người kể cho tôi biết gọi như thế bởi bà vừa là bà tướng, vừa là vợ ông lớn). Cách đó khá xa, nằm ngay sát mé biển là ngôi mộ của bà. Đường đi đến mộ bà tương đối khó khăn, phải vượt qua một cánh đồng cát trắng, chưa có đường ô tô, qua một cái cầu nhỏ, đến mép biển thì mới đến mộ. Mặc dù nằm giữa một vùng cát khá hoang vu nhưng ngôi mộ của bà được xây khá khang trang. 1.3. Dinh Bà Hàm Ninh Ở làng chài Hàm Ninh có một ngôi dinh được gọi là Dinh Bà Hàm Ninh. Khác với hai ngôi dinh trên, Dinh Bà Hàm Ninh không nằm sát biển mà nằm sâu trong xã. Người dân ở đây kể lại là trước đây, ngôi dinh nằm sát biển nhưng do sạt lở đã được chuyển vào v trí hiện nay. Ông Vạn (65 tuổi ở tổ 13, ấp Rạch Hàm, xã Hàm Ninh) và ch Phúc (47 tuổi, nhà ở ngay cạnh Dinh) cho biết, khi ông Vạn về đây ở (cách đây 40 năm) và khi ch Phúc còn nhỏ, ngôi dinh đã được chuyển về đ a điểm này. Dinh Bà Hàm Ninh có 2 gian thờ là Dinh Ông Nam Hải và Dinh Bà Thuỷ; phía ngoài sân là hai khám thờ nhỏ bên trái bên phải kiểu như ban thờ Cô, thờ Cậu trong tín ngưỡng Tứ phủ. Trong Dinh Ông Nam Hải có một bộ xương cá Ông, trong Dinh Bà Thủy có hai cung thờ, cung phía ngoài chỉ có một bát hương và hai con hạc chầu hai bên; cung trong thờ Bà, có một pho tượng Bà khá nhỏ nhắn, cao chừng 30 cm. Hai bên của ban thờ Bà có 2 chiếc thuyền gỗ và một số sản vật biển như san hô. Phía trái lối vào có một tủ quần áo cúng Bà, các bộ quần áo ở đây bằng kích thước quần áo 8 của người bình thường dùng để treo và một số bộ quần áo nhỏ để thay cho bà vào d p lễ hội (tối 22, ngày 23/3 âm l ch). Đặc biệt, ngay trước cửa vào gian thờ bà Thủy là một tấm liễn nhỏ bằng gỗ, chính giữa khắc chữ “Tâm”. Dòng lạc khoản hai bên ghi là: Quang Tự, Quý Mão niên, quý xuân nguyệt, cát đán, Hải Nam tín phàm Hoàng Ứng Tinh, Khánh Vân, Đắc Lan, Quách Viễn Phiên đồng kính phụng (có nghĩa là: Ngày tốt đầu tháng Ba năm Quý Mão, niên hiệu Quang Tự (1903), Tín chủ là người phàm trần ở Hải Nam là Hoàng Ứng Tinh, Hoàng Khánh Vân, Hoàng Đắc Lan và Quách Viễn Phiên cùng kính thờ). Đây là một thông tin hết sức quan trọng. Thông tin này cho biết: đây là tấm liễn do những người ở đảo Hải Nam ghé lên bờ cúng. Có thể đây là những người làm ăn trên biển (theo lời người dân kể là Dinh Bà trước đây nằm sát bờ biển), trên đường đi đã lên cúng ở Dinh Bà, do được bà phù hộ nên đã trở lại lễ tạ. Nếu đúng là như vậy thì có thể thấy rằng, Dinh Bà Hàm Ninh đã nổi tiếng là một đ a chỉ thiêng ít nhất vào cuối thế kỉ XIX. Về đối tượng được thờ, Dinh Bà Hàm Ninh thờ Ông Nam Hải (cá Ông) và thờ Bà Thuỷ (Thuỷ Long Thánh Mẫu). Theo lời kể của ông Vạn, Thủy Long Thánh Mẫu đây là Thiên Ya Na được người dân Hàm Ninh rước từ Khánh Hòa vào thờ. Ngày rước bà là ngày 23/3, ngày Ông lụy cũng là ngày 23/3 nên đó là ngày lễ hội của Dinh. 1.4. Dinh Bà Cửa Cạn Cách Dinh Bà Ông Lang chừng 5 km về phía Tây Bắc, nằm ở hữu ngạn sông Cửa Cạn, là một ngôi Dinh khác, được gọi là Dinh Bà Cửa Cạn (thường được gọi là Dinh Trong – để phân biệt với Dinh Ngoài thờ Thủy Long Thánh Mẫu ở Dương Đông). Dinh nằm ở cửa sông, cạnh vũng nước sâu (dân đ a phương gọi là “búng”) nên còn được gọi là Búng Dinh Bà. Về nhân vật được thờ, các tài liệu truyền ngôn cho biết, Dinh thờ Bà Kim Giao, tương truyền là người Khơ Me, thuộc dòng dõi vua Campuchia. Do vua b lật đổ nên Bà lánh nạn sang đảo Phú Quốc. Khi đi, Bà mang theo đàn trâu để khai phá đất đai tìm đất làm ruộng. Tương truyền, Bà Kim Giao lập trại bên bờ Búng, hiện vẫn còn cánh đồng gọi là Đồng Bà và các dấu vết cột được coi là cột buộc trâu của Bà xưa kia. Người dân Phú Quốc có một niềm tin thiêng liêng đối với Bà – với tư cách là người khai khẩn hòn đảo này. Nhìn một cách tổng thể 4 di tích Dinh Bà ở đảo Phú Quốc, có thể bước đầu rút ra một số nhận xét sau: việc hình thành tín ngưỡng thờ Bà và lập Dinh để thờ là một quá trình khá lâu dài, thể hiện trong đó trước hết là nhu cầu về đời sống tâm linh của người dân. Trong quá trình thích ứng với vùng đất mới gồm một phức hệ đ a lý rừng, núi, sông biển, các cư dân đảo đã có một nỗ lực không ngừng để chung sống với môi trường đ a lý-xã hội mới. Sự nỗ lực thích nghi trong đời sống xã hội đã thể hiện rõ trong đời sống tâm linh khi mà tín ngưỡng được hình thành, được tin tưởng, trở thành một động lực tinh thần vô giá cho con người lạ lẫm trước vùng đất mới và chơi vơi giữa biển khơi. Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ Bà ở đảo Phú Quốc đã thể hiện quá trình hội nhập không ngừng của các chiều cạnh khác nhau của niềm tin, và đến nay, đã hình thành một tín ngưỡng thờ Bà trong các dinh, dù đã được đ nh v phần nào nhưng vẫn là một hệ thống mở để đón nhận những sắc thái mới của đời sống tâm linh người dân. 9 2. CÁC LỚP VĂN HÓA TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ BÀ Ở PHÚ QUỐC Qua việc giới thiệu di tích của 4 ngôi Dinh Bà ở trên, có thể thấy các lớp văn hoá đan xen trong tín ngưỡng của người dân Phú Quốc như sau: 2.1. Tín ngưỡng thờ thần phù hộ ngư dân Ở 4 ngôi Dinh Bà và mộ Bà Lớn Tướng Lê Kim Đ nh, một bộ phận lớn người đi lễ là ngư dân. Theo lời của người dân mà chúng tôi có d p phỏng vấn trong tháng 6/2013 (người hướng dẫn du l ch, người lái xe ôm, những người trông coi tại các di tích: Dinh Bà Dương Đông, Dinh Cậu, Dinh Bà Hàm Ninh, Dinh Bà Ông Lang, Đình thần Nguyễn Trung Trực) thì hầu hết các chủ ghe, tàu đều gửi niềm tin vào sự phù hộ của các v thần được thờ ở các di tích trên. Các chủ ghe, tàu khi đi đánh cá thì có thể không lên cầu cúng ở các di tích trên vì ghe, tàu nào cũng đều có ban thờ Quan Âm Nam Hải nhưng khi đi qua họ đều bái vọng lên các di tích. Ông Võ Vạn, thành viên Ban quản tr Hội Dinh Bà Hàm Ninh cho biết: “Dân ở đây tin dữ lắm. Vào ngày vía Bà, người dân Hàm Ninh dù có đánh bắt xa bờ đến đâu cũng quay về đến lễ Bà. Người dân trong xã từ nhỏ tới lớn đều rất tin Dân ở đây làm nghề hạ bạc, Ông Nam Hải độ cho đánh được nhiều cá, ghe cộ chìm thì ông đưa vô bờ. Bà phù hộ, độ cho cô bác ngư dân chài lưới, nghèo khổ, không con cái, buôn bán, sức khỏe, ai cầu gì được nấy” (Phỏng vấn ngày 5/6/2013). Trong Dinh Bà Hàm Ninh, như đã nói ở trên, có một gian thờ Nam Hải; trong sân ngôi Dinh Bà Ông Lang có 2 pho tượng Quan Âm Nam Hải; các ngôi Dinh Bà đều trông ra biển và tọa lạc ở ngay bờ biển (trừ Dinh Bà Hàm Ninh do b sạt lở nên chuyển sâu vào trong đảo). Câu đối ở Dinh Bà Dương Đông (như đã nói ở trên) đã thể hiện sự ca tụng của người dân đối với một v vua của biển cả. Đôi câu đối ở Dinh Cậu cũng thể hiện một cảm hứng ngợi ca như thế: Phong điều vũ thuận dân an lạc, Hải yến hà thanh thế thái bình, D ch nghĩa là: Mưa thuận gió hòa, dân an lạc, Sông yên biển lặng đời thái bình. Ước muốn về mưa thuận gió hòa, về sông yên biển lặng là ước muốn thường trực nhất của cư dân biển, và họ đã tìm thấy nơi nương tựa về mặt tinh thần ở những v thần linh này. Hơn nữa, trong 4 ngôi Dinh Bà ở đảo Phú Quốc thì có 2 ngôi dinh có tên là Thủy Long Thánh Mẫu, riêng Dinh Bà Hàm Ninh lại có cung thờ ghi là Dinh Bà Thủy. Điều này cho thấy lớp tín ngưỡng thờ thần phù hộ ngư dân là rất rõ ở các Dinh Bà Phú Quốc. 2.2. Tín ngưỡng thờ người mở cõi Trong các truyền thuyết của người dân được lưu truyền trên các trang mạng, Dinh Bà Dương Đông và Dinh Bà Cửa Cạn đều thờ một v thần là Kim Giao, tương truyền là người khai phá đảo Phú Quốc. Các truyền thuyết về bà Kim Giao, như đã nói ở trên, đều kể về một người có công khai khẩn hòn đảo này và người dạy dân cách làm ruộng ở đây. Hiện bà Kim Giao được thờ ở dinh Cửa Cạn, nơi còn vết tích cánh đồng bà khai hoang và hàng loạt cột buộc trâu xưa kia. Còn Dinh Bà Dương Đông, nơi hiện nay thờ Thủy Long Thánh Mẫu thì vẫn còn những dấu vết của tín ngưỡng thờ thần khai canh. Dù người trông coi Dinh Thủy Long Thánh Mẫu Dương Đông khẳng đ nh, ngôi Dinh này thờ bà Thuỷ Long nhưng trong hậu cung, có hai ban thờ Tiền hiền và Hậu hiền - những người có công khai khẩn trong tín ngưỡng của người dân miền Trung trở vào Nam. 10 2.3. Tín ngưỡng thờ nhân vật lịch sử Một hiện tượng đã thành phổ biến trong truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian Việt Nam là xu hướng “l ch sử hóa truyền thuyết” và “truyền thuyết hóa l ch sử”. Điều này có nghĩa là các lớp truyền ngôn thường có xu hướng được dân gian “gắn” vào một sự kiện l ch sử nào đó để tăng tính chính thống, tầm vóc và quy mô của sự kiện và nhân vật được kể trong truyền thuyết. Ngược lại, các nhân vật và sự kiện l ch sử nhiều khi được “ảo hóa” bằng cách gán cho họ những chi tiết nhuốm màu sắc thần kỳ để tăng tính kỳ vĩ của nhân vật l ch sử. Hai xu hướng này đan quyện vào nhau khiến cho nhiều truyền thuyết đàng hoàng đi vào l ch sử và nhiều nhân vật l ch sử được tôn vinh như những v thánh, thần. Xu hướng này có thể thấy trong tín ngưỡng thờ Bà Lê Kim Đ nh (được cho là phu nhân Nguyễn Trung Trực) ở ngôi Dinh Bà Ông Lang. Đáng chú ý là, sách sử ghi chép về chiến công của Nguyễn Trung Trực đều không ghi chép về vợ của ông. Tuy nhiên, do Nguyễn Trung Trực đã gắn bó với đảo Phú Quốc vào 2 năm cuối đời (1885-1886) với một tinh thần yêu nước rạng ngời nên người dân Phú Quốc đã viết thêm một trang sử mới về ông, nối dài cuộc đời ngắn ngủi của ông, tạo nên những vầng hào quang lung linh khiến cuộc đời ông bất tử để có thể sống với người dân trong những thời khắc đương đại: đó là việc thêu dệt nên truyền thuyết về bà Lê Kim Đ nh. Và truyền thuyết này đã không chỉ được lưu truyền trong ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Gành Dầu (một bãi biển đẹp của Phú Quốc) mà còn nhanh chóng chiếm chỗ trong Dinh thờ Bà và hội nhập với tín ngưỡng thờ Bà Thủy nơi đây. Bằng việc thờ cúng hai nhân vật (một l ch sử, một dã sử) này, tín ngưỡng thờ Bà của cư dân đảo Phú Quốc đã tạo nên sự gắn kết giữa l ch sử chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc với đời sống của cư dân trên đảo. 3. TÍN NGƯỠNG THỜ BÀ – SỰ HỘI TỤ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU 3.1. Tín ngưỡng thờ Bà - Cậu Nói đến tín ngưỡng thờ Bà của ngư dân đảo Phú Quốc không thể không nhắc đến tín ngưỡng thờ Bà - Cậu. Bà - Cậu là ai? Tín ngưỡng đặc biệt này đã được nhắc đến trong các bài viết của Huỳnh T nh Của, Nguyễn Thanh Lợi (2004 và 2012) 2 , Dương Hoàng Lộc (2010)3 và Trương Thanh Hùng (2012) 4 . Về vấn đề này, Trương Thanh Hùng viết: “Hầu hết người dân hoạt động trên sông nước đều rất tin tưởng “Bà Cậu”. Họ cho đó là một v thần có quyền năng rất lớn, chi phối đến đời sống, làm ăn của dân làm nghề sông biển, kể cả dân đánh bắt và giao thông. Đến nay, nhiều người không hiểu Bà Cậu là ai, là một người hay hai người. Chỉ biết rằng, nếu Bà Cậu độ thì làm ăn sẽ phát đạt, đánh bắt trúng, an toàn khi hành nghề. Hình tượng Bà Cậu đối với dân sông nước nói chung có thể là Bà Thiên Hậu (đối với người Hoa), Bà Chúa Liễu, Thủy Long Thánh Mẫu, là một v hoàng tử con của Long Vương, là một v thuỷ thần, sau cùng là những người khuất mặt nào đó tế độ cho người làm nghề sông nước Trên ghe tàu có một bàn thờ Bà Cậu mà bài v được viết bằng chữ Hán là “Thủy Long Thánh Mẫu” hay “Thánh Mẫu nương nương”. Như vậy, chúng ta thấy rằng, Bà Cậu không còn là hai v thần Bà và Cậu mà đó là một v thần gọi là Bà Cậu. Tuy nhiên, nếu trên bờ thì lại phân biệt rõ ràng Bà và Cậu, có Miễu Bà và Dinh Cậu” (tr.90). Về nguồn gốc tục 11 thờ này, Trương Thanh Hùng đã dẫn ý của Huỳnh T nh Của cho rằng, “Bà - Cậu chính là “ba Bà, bảy Cậu” gắn với việc thờ Liễu Hạnh Công Chúa”. 5 Bên cạnh đó, có một số ý kiến khá thống nhất cho rằng, Bà là Bà Thủy, còn Cậu đây là Cậu Tài, Cậu Quý. Đó là các ý kiến của Dương Hoàng Lộc