Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Xuân Diệu đến với cuộc đời mới
trong niềm vui chào đón, hồ hởi. Một chặng đường mới, những đóng góp mới tiêu
biểu nhất trong những năm đầu Cách mạng tháng Tám là Ngọn quốc kỳ vàHội nghị
non sông. Xuân Diệu gọi đó là những trường ca “viết bằng hồn”, khi tâm hồn gắn với
đất nước và nhân dân, và đất nước đã bước sang trang sử mới. Tứ thơ, lời thơ toả sáng
mà ấm áp với bao cảm xúc yêu thương, trân trọng, ngợi ca những biểu tượng về cuộc
sống, con người của đất nước mới hồi sinh. Xuân Diệu cảm kích với ngày hội non
sông “Giòng giống Việt thật hả lòng, hả dạ!” và tác giả thắm thiết ngợi ca:
Hội này đây mặt trời dọi với trăng
Cả dân tộc đứng hiên ngang nhật nguyệt
Đất trường cửu ngắm với trời với đất
Nói vô cùng còn mãi
8 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thơ Xuân Diệu và tình yêu cuộc sống, yêu nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thơ Xuân Diệu và tình yêu cuộc sống,
yêu nhân dân
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Xuân Diệu đến với cuộc đời mới
trong niềm vui chào đón, hồ hởi. Một chặng đường mới, những đóng góp mới tiêu
biểu nhất trong những năm đầu Cách mạng tháng Tám là Ngọn quốc kỳ vàHội nghị
non sông. Xuân Diệu gọi đó là những trường ca “viết bằng hồn”, khi tâm hồn gắn với
đất nước và nhân dân, và đất nước đã bước sang trang sử mới. Tứ thơ, lời thơ toả sáng
mà ấm áp với bao cảm xúc yêu thương, trân trọng, ngợi ca những biểu tượng về cuộc
sống, con người của đất nước mới hồi sinh. Xuân Diệu cảm kích với ngày hội non
sông “Giòng giống Việt thật hả lòng, hả dạ!” và tác giả thắm thiết ngợi ca:
Hội này đây mặt trời dọi với trăng
Cả dân tộc đứng hiên ngang nhật nguyệt
Đất trường cửu ngắm với trời với đất
Nói vô cùng còn mãi
nước muôn năm
(Hội nghị non sông)
Ngoài ra phải kể đến những bài thơ đả kích. Càng thiết tha yêu cuộc đời mới
càng căm thù những kẻ phá hoại cuộc sống yên lành. Bọn Quốc dân đảng đảo điên tìm
mọi cách phá hoại cách mạng. Cách mạng được dân bảo vệ. Chúng hô hào tổng đình
công nhưng chợ vẫn họp, cửa hàng vẫn mở. Xuân Diệu viết bài Tổng... bắt đình
công để phản đối bọn phản động.
Tổng đình công đấy, nghĩ mà thương
Phố đóng sao mà cửa mở toang?
Tàu điện long cong ra vẫn chạy
Đồng Xuân ầm ĩ họp như thường!
Tổng đình công hỡi, tổng đình công!
Dân chúng sao mà xỏ chúng ông?
Tưởng chắc được dân nên mới tổng
Mà dân không được thế là tong.
(Tổng... bất đình công)
Xuân Diệu vốn không phải là nhà thơ châm biếm. Trước Cách mạng chủ yếu là
nhà thơ của tình yêu, tình thương, nỗi buồn nhưng trong một số bài văn viết về người
cạo giấy ở văn phòng, viết về một số kẻ lang thang cơ nhỡ kể cả viết về loài vật cũng
đã mang ít nhiều chất châm biếm. Có sống những ngày tháng Tám ở Hà Nội mới thấy
hết không khí cách mạng của quần chúng và cả thái độ của bọn phản cách mạng.
Nhưng cách mạng đã vững bước đi lên, trái tim của Xuân Diệu rạo rực tuổi thanh
niên. Chào đón cách mạng ở tuổi 27 nhưng tấm lòng Xuân Diệu đã đến với cách mạng
từ phong trào Việt Minh những năm 1943-1944. Anh chứng kiến không khí chuẩn bị
chiến tranh của Hà Nội và càng cảm phục:
Đất đào xuống cho biết lòng mỗi phố
Sắt trồng lên, cây ngã xuống ngang tàng,
Đây rầm rầm đêm 19 hiên ngang
Hà Nội đứng với cả lòng biển lửa
(Thủ đô đêm mười chín)
Xuân Diệu thiết tha yêu cuộc sống. Nếu trước đây là lòng yêu đời qua tình yêu
lứa đôi, yêu thiên nhiên thì nay tình yêu cụ thể hơn, yêu đất nước, cuộc sống, con
người. Bài thơ Trở về viết nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám mang không khí yêu
đời đó, rất thiết tha và tươi thắm:
Cũng bởi vì tôi nhớ, tôi mong
Một sớm mai hồng tôi sẽ lên đường trở lại
Giữa vũ trụ nhân gian trong gia đình xã hội
Giữa quốc gia nhân loại trong thế giới hoà bình
Một sớm mai hồng, vắng một bình minh
Xanh mắt trẻ em
Hồng môi thiếu nữ.
... Tôi phải về nghe dự nhạc đoàn viên
Nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ.
(Trở về)
Xuân Diệu thích nói đến nhân loại mới với niềm hân hoan chào đón:
Trong lúc tầm lên nhân loại mới
Lòng tôi như thể chiếc nong xanh.
Nhân loại mới như lúa tằm đang lên; nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ... cũng
chính là nói một phần cho mình. Mình như trẻ lại, hoà nhập với số đông. Và có những
câu thơ của Xuân Diệu chân tình đến vồ vập:
Trời ơi quần chúng hóa tình nhân
(Mê quần chúng)
Xuân Diệu đến với quần chúng từ những ngày đầu cách mạng và cảm thấy chất
thơ phải được khơi nguồn từ cuộc đời mới:
Có một suối thơ chảy từ gần gũi
Ra xa xôi và lại đến gần quanh
Một suối thơ lá ngọt với hoa lành
Nói trong xóm và giỡn cười dưới phố
(Nguồn thơ mới)
Và Xuân Diệu yêu cái bình dị của cuộc đời. Chẳng có gì thật cao xa mà sao gần
gũi:
Đời đáng yêu nhiều lúc có gì đâu
Miếng ván chênh vênh giữa nhịp cầu
Một buổi chiều sương nghe chó sủa
Sân hè thóc trải lượn bồ câu.
Và thật đáng yêu hương vị của làng quê:
Cái nắng ồ lên trong tiếng lá
Một làn gió nhẹ thoảng hương cau.
Và điều quan trọng nhất là cách nhìn cuộc sống. Phải nhìn đời với con mắt tin
yêu lòng không u ám, trí không mất phương hướng.
Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non
Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo
Hãy để cho bà nói má thơm của cháu
Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu
(Đôi mắt xanh non)
Sau Cách mạng tháng Tám được sống với tư cách công dân, tấm lòng nghệ sĩ là
tấm lòng công dân nên cảm hứng với đất nước không làm sao nói hết được: Việt thanh
thanh, Việt sắc sảo mặn mà:
Miền Trung Bộ như vòng cung sắp bắn
Dáng em Nam mềm mại chiếc chân giò
Chị Bắc bộ cánh quạt xoè tươi tắn
Ba vẻ cùng biêng biếc một màu tơ
(Việt muôn đời)
Đó là những lời ca, tiếng nói buổi đầu đến với cách mạng. Có một cái gì đó gần
gũi, non tơ, đằm thắm như mối duyên đầu:
Cái thuở ban đầu Dân quốc ấy
Nghìn năm chưa dễ mấy ai quên!
Và tình cảm ban đầu ấy ngày càng sâu đậm thiết tha qua năm tháng. Đi vào
kháng chiến là quá trình quần chúng hoá của Xuân Diệu. Mỗi nhà thơ có một cách
quần chúng hoá. Tố Hữu từ Từ ấy đã bộc lộ xu hướng quần chúng hoá trongTừ ấy với
dân nghèo thành thị. Với Tiếng hát trên đê, anh đã quần chúng hoá với nông dân và
càng gắn bó với nông dân cách mạng qua Bầm ơi, Bà mẹ Việt Bắc và cao nhất là trong
bài Việt Bắc. Xuân Diệu quần chúng hoá với chùm thơ phát động. Xuân Diệu đến với
quần chúng sớm nhưng giai đoạn sau có chững lại. Chùm thơ phát động là chùm thơ
viết với tấm lòng thương cảm chân tình với người nông dân, với tấm lòng cảm phục.
Bà cụ mù loà tìm đến được với ánh sáng mới:
Mẹ dù đau đớn mù loà
Ánh xuân sẽ dọi chan hoà tâm can.
Có lẽ trong những bài thơ viết về phát động quần chúng và cải cách ruộng đất
thì những bài thơ của Xuân Diệu vẫn đứng lại được. Trở về với nhân dân là quá trình
chuyển biến về nhận thức và tình cảm của tất cả các nhà thơ mới. Mỗi người quần
chúng hoá theo một cách riêng. Huy Cận tiến hành quá trình quần chúng hoá từ những
năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Huy Cận đi chậm hơn nhưng lại có nhiều thành
tựu đáng kể. Về với vùng mỏ, gắn bó với đời thơ, Huy Cận đã có một mùa thơ bội thu
với các tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa và Bài thơ cuộc đời. Còn Chế Lan
Viên thì bắt đầu quá trình quần chúng hoá trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Theo Xuân Diệu thì “trước Cách mạng, thơ của Chế Lan Viên lạnh, không ấm bằng
Hàn Mạc Tử. Có một số bài tình cảm ấm áp nhưng Chế Lan Viên vẫn dựa chủ yếu
vào óc! Thơ của Chế Lan Viên là thơ của óc”. Ánh sáng và phù sa là tập thơ bộc lộ rõ
rệt nhất quá trình đi từ chân trời một người đến chân trời tất cả”. Chế Lan Viên nói lên
nỗi buồn cô đơn và quyết tâm “Phá cô đơn ta hoà hợp với người”. Chế Lan Viên hiểu
rõ ngọn nguồn, ánh sáng đã soi rọi và phù sa bồi đắp cho tâm hồn tác giả trong cuộc
đời mới. Với Xuân Diệu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp có một giai đoạn bế
tắc, khó viết khoảng từ 1949-1953. Lúc này, Xuân Diệu cảm thấy đứng trên lập
trường cái tôi không ổn nữa. Bị khủng hoảng. Tập Dưới sao vàng cũng chìm chìm
không gây ấn tượng gì:
Kéo dài tâm trạng lênh đênh
Sống mà lắm lúc như mình bỏ đi.
Khu 4 lúc đó không khí sáng tác có màu sắc riêng đô hội. Cuộc chỉnh huấn
1953 của văn nghệ sĩ đã đem lại cho Xuân Diệu ánh sáng mới:
Bước đầu tuy chưa là bao
Nhưng nghe đã rộng đã cao vô ngần
Tập Riêng chung ghi nhận những bước phát triển về tư tưởng của Xuân Diệu.
Xuân Diệu chân tình ngợi ca cuộc sống mới “tôi thẳng thắn ngợi ca nền chuyên
chính”. Xuân Diệu muốn đấu tranh chống lại con người xưa cũ của mình, con người
hay bi luỵ, bùi ngùi, con người chạy theo hư danh, lá mặt lá trái “hai mặt người trên
một mặt người ta”. Tấm lòng của nhà thơ với cuộc đời mới như trái tim hồng.
Một khối hồng đau đáu trong tim
Những câu thơ đẹp của Xuân Diệu ngợi ca đất nước và nhân dân:
Lòng yêu cuộc sống với nhân dân
Mạnh mẽ vươn xa lại toả gần
Đêm hoá làm sương ôm mặt đất
Ngày là nắng ấm giục mùa xuân.
Theo dõi bước đi của nhà thơ cách mạng càng thấy nhà thơ với quần chúng
cách mạng là một, ngày càng gắn bó. Như một phương châm, một tâm sự có tính chất
tuyên ngôn:
Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao
Cuộc đời thơ của Xuân Diệu mở đầu là những trang thơ lãng mạn nhưng bộc lộ
sâu sắc khát vọng tự do và tình yêu vươn tới cái đẹp mộng tưởng. Nửa chặng đường
sau thơ Xuân Diệu trở về với cuộc đời thực, gắn bó với Tổ quốc, nhân dân và mang
những phẩm chất mới cao đẹp mà thơ Xuân Diệu chưa thể có được trong trường thơ
lãng mạn./.